WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tôi phản đối sắc lệnh về tị nạn và di dân

Thuyền nhân vượt biển trong trại tị nạn ở Galang, Indonesia 1986 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Người tị nạn Việt rời trại Bataan, Philippines đi Mỹ định cư năm 1987 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

Một tuần sau khi nhậm chức, hôm 27/1/2017 Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh về chính sách tị nạn và di dân của Hoa Kỳ với những hạn chế mới.

Tôi phản đối sắc lệnh này vì nó có thể vi phạm pháp luật hiện tại và Hiến pháp Hoa Kỳ.

Theo sắc lệnh này, việc nhận người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới vào Hoa Kỳ sẽ tạm đình chỉ 4 tháng.

Đối với bảy quốc gia gồm Sudan, Iran, Iraq, Yemen, Syria, Libya và Somalia thì các chương trình tị nạn, di dân sẽ bị đình hoãn cho tới khi Bộ Ngoại giao xem xét lại thủ tục thanh lọc những người muốn vào Mỹ, sau đó sẽ tham khảo với giới chức an ninh và quốc phòng để bảo đảm những người được cho vào Mỹ sẽ không đe dọa an ninh Hoa Kỳ.

Bảy quốc gia có tên trong sắc lệnh là những nước với đa số dân theo Hồi giáo. Riêng người dân từ Syria sẽ không được vào Mỹ với tư cách tị nạn cho đến khi có lệnh mới.

Chiều ngày 28/1/2017 hơn một trăm người có nguồn gốc từ 7 quốc gia vừa kể và là thường trú nhân hợp pháp của Hoa Kỳ đã bị nhân viên di trú tra vấn khi qua các phi cảng New York, Philidelphia, Los Angeles và San Francisco.

Hàng nghìn người đã kéo đến phi trường biểu tình phản đối chính sách mới của chính quyền Trump. Nhiều nhà hoạt động dân quyền và luật sư di trú đã có mặt tại chỗ để tìm cách giúp những hành khách bị ảnh hưởng.

Tôi cho rằng việc hành khách từ 7 quốc gia đó bị tra vấn thêm là điều vi phạm luật lệ hiện hành vì mang tính phân biệt đối xử.

Nhiều người Việt có thẻ xanh, đi Việt Nam rồi trở lại Mỹ không có ai bị tra hỏi thêm hay làm khó dễ liên quan đến di trú, nếu đã không có hành vi phạm pháp. Những người từ các quốc gia khác cũng thế, nếu là thường trú nhân Hoa Kỳ cũng không gặp khó khăn khi trở lại Mỹ.

Thế thì tại sao người dân từ bảy quốc gia bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh mới, cũng có thẻ xanh, nhưng chỉ vì họ đến từ những quốc gia đạo Hồi thì lại bị đối xử khác biệt?

Tổng thống Trump cho rằng sắc lệnh đó nhằm mục đích bảo đảm an ninh cho nước Mỹ.

Thuyền nhân vượt biển trong trại tị nạn ở Galang, Indonesia 1986 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Thuyền nhân vượt biển trong trại tị nạn ở Galang, Indonesia 1986 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Nhiều người phản đối lập luận vừa nêu và cho rằng điều đó sẽ không giúp cho an ninh của Mỹ mà còn có ảnh hưởng xấu tới Hoa Kỳ trên thế giới.

Hầu hết các nhân vật dân cử thuộc Đảng Dân chủ và cũng có một số vị dân cử thuộc Đảng Cộng hòa như các Thượng Nghị sĩ John McCain và Lindsey Graham phản đối sắc luật này.

Các nhà ngoại giao là những người trực tiếp thi hành chính sách tị nạn và di dân của chính phủ Mỹ. Sắc luật mới đã khiến cả nghìn giới chức ngoại giao làm việc tại nhiều nơi trên thế giới bày tỏ ý kiến không đồng tình với chính sách mới của Tổng thống Trump.

Các tổ chức bảo vệ dân quyền mạnh mẽ phản đối và ngay lập tức Liên đoàn Dân quyền Mỹ (American Civil Liberties Union, A.C.L.U) đã đứng đơn kiện hành pháp. Một thẩm phán ở New York ngay sau đó đã ra án lệnh tạm thời không cho giới chức di trú giam giữ những người bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh.

Có những ý kiến cho rằng nếu để những người có gốc Hồi giáo nhập cư là sẽ gây nguy hiểm cho Hoa Kỳ bị tấn công khủng bố.

Chính quyền Trump đưa ra lý do an ninh, vì sợ khủng bố xâm nhập vào Mỹ. Nhưng 19 tên khủng bố tấn công vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 không phải là người từ 7 quốc gia được nêu tên trong sắc lệnh của Tổng thống Trump. Trong 19 tên khủng bố đó, 15 tên đến từ Saudi Arabia, còn lại từ Ai Cập, Lebanon và United Arab Emirates.

Đồng ý rằng vụ khủng bố tấn công vào nước Mỹ năm 2001 khiến 3.000 người thiệt mạng là một biến cố kinh hoàng. Từ đó các chính sách và biện pháp an ninh của nước Mỹ đã hoàn toàn thay đổi để bảo đảm những vụ tấn công như thế sẽ không xảy ra nữa.

Tại Hoa Kỳ từ đó đến nay đã có thêm một vài vụ tấn công khác mang tính cách khủng bố, như ở Florida và California mà kẻ chủ mưu có nguồn gốc từ quốc gia theo đạo Hồi.

Nhưng trong nội địa nước Mỹ cũng đã có nhiều vụ tấn công giết người hàng loạt không do người Hồi giáo chủ mưu.

Vụ đánh bom vào tòa nhà liên bang ở Oklahoma City năm 1995 làm 168 người chết, mấy trăm người bị thương. Giáng Sinh năm 2012 có nổ súng ở trường tiểu học Sandy Hook gây tử vong cho 21 học sinh.

Năm 2007 một sinh viên gốc Nam Triều Tiên dùng súng tấn công vào trường Virginia Tech University cũng gây tử vong cho 32 người.

Năm 1991 ở Sacramento, California, có ba anh em gốc Việt đem súng vào một tiệm bán đồ điện tử bắt giữ người làm con tin và gây tử thương cho 6 người.

Nhưng chính sách di trú của Hoa Kỳ đã không có những thay đổi nhắm vào người tị nạn hay di dân từ Nam Triều Tiên hay Việt Nam.

Hơn 40 năm đã trôi qua từ đợt di tản của người Việt tị nạn cộng sản năm 1975. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng nhiều vị dân cử Mỹ thời đó đã không đồng ý với chính sách của Tổng thống Gerald Ford cho nhận người Việt vào Mỹ định cư. Phản đối mạnh mẽ nhất là các nhân vật dân cử thuộc Đảng Dân chủ như Thượng Nghị sĩ Joe Biden (sau này là phó tổng thống), Thượng Nghị sĩ George McGovern, và Thống đốc California thời đó là Jerry Brown.

Khi có làn sóng vượt biển thì Tổng thống Jimmy Carter đã giang tay đón nhận thuyền nhân và sau nhiều chương trình cho người Việt vào Mỹ định cư như H.O., con lai, ROVR, đến nay vẫn còn chương trình đoàn tụ gia đình đã cho hàng trăm nghìn người Việt có cơ hội định cư tại Mỹ.

Thế thì tại sao chính sách mới của Tổng thống Trump lại ngăn cản những người đến từ một vùng đất khác hay có tôn giáo khác vào Mỹ? Đó là lý do tôi phản đối sắc luật này vì có tính phân biệt đối xử căn cứ vào chủng tộc, tôn giáo.

Người Mỹ gốc Việt cũng đều là người tị nạn chạy trốn áp bức hay di dân vào Mỹ để tìm cơ hội thăng tiến đời sống. Những người đến Mỹ từ những quốc gia khác cũng chỉ có mơ ước như chúng ta.

Hoa Kỳ là một quốc gia hình thành và phát triển bởi những di dân đến từ khắp nơi trên thế giới. Trước khi có biến cố 11/9 đã có nhiều công dân Mỹ với nguồn gốc từ những quốc gia đạo Hồi và, cũng như mọi di dân khác chọn Hoa Kỳ làm quê hương, họ đã đóng góp cho sự phát triển của đất nước này.

Steve Jobs sáng lập ra công ty Apple là người gốc Syria.

[Nguồn: VOA]

 

45 Phản hồi cho “Tôi phản đối sắc lệnh về tị nạn và di dân”

  1. phi nguyen says:

    Ông Trump tạm ngưng để rà soát lại chứ không cấm luôn, xin hày nhớ như thế. Nhập bừa vào như bên Đức để bọn khủng bố vào nhà quậy phá . Quý Ông ngh̃ĩ sao?

  2. Thiến Heo says:

    6/1/17
    “The Kremlin said on Monday it did not agree with U.S. President Donald Trump’s assessment of Iran as “the number one terrorist state” and a Russian diplomat said any U.S. attempt to reopen an Iran nuclear deal would inflame tensions in the Middle East.”

    Những người không đồng ý với TT Trump về sắc lệnh tạm thời cấm du hành từ các nước Trung Đông sẽ gặp 1 một cái… kẹt. Bởi vì trong các nước đó có Iran. Nga lại bảo trợ và bênh vực Iran. Ông Trump vào hôm Chủ Nhật đã nói Iran là nước khủng bố số 1. Hôm sau, thứ Hai 6/1/17 Nga chính thức lên tiếng bất đồng với lời nói này.

    Như vậy, sự bất đồng với lệnh cấm du hành của ông Trump mặc nhiên đã đồng ý với Putin của Nga ! Và như vậy lại… kẹt khi có người liên kết rằng Trump thân Putin !

    http://www.reuters.com/article/us-usa-trump-russia-iran-idUSKBN15L15C

  3. Lão Ngoan Đồng says:

    MỘT SO SÁNH RẤT ĐÁNG CHÚ Ý CỦA THE GUARDIAN
    XIN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU VỚI CÁC ĐỒNG HƯƠNG

    ========

    We’ve seen Donald Trump before – his name was Silvio Berlusconi – The Guardian

    We keep being told that the Donald Trump phenomenon means we have entered the era of post-fact politics. Yet, I would argue, post-fact politics has been tarnishing democracy for some time. Twenty-two years ago a successful businessman sent a VHS tape to Italy’s news channels. It showed him sitting in a (fake) office. He read a pre-prepared statement via an autocue.

    The man’s name was Silvio Berlusconi, and he was announcing that he was, in his words, “taking the field”. The first reaction was derision. Opposition politicians saw his political project (the formation of a “movement” called Forza Italia – Go for it, Italy – just months ahead of a crucial general election) as a joke. Some claimed a stocking had been put over the camera to soften the impact of Berlusconi’s face.
    But Forza Italia soon became the biggest “party”. In the working-class Communist citadel of Mirafiori Sud in Turin, an unknown psychiatrist standing for Berlusconi’s movement beat a long-standing trade unionist. Berlusconi had not just won, he had also stolen the left’s clothes and some of its supporters. That first government was short lived, but Berlusconi would dominate Italian politics for the next 20 years – winning elections in 2001 and 2008 and losing by a handful of seats in 2006. In terms of days in office, Berlusconi ranks as Italy’s third longest-serving prime minister, behind Mussolini and the great liberal of 19th-century Italy, Giovanni Giolitti.

    The parallels between Berlusconi and Trump are striking. Both are successful businessman who struggle with “murky” aspects linked to their companies – tax, accounting, offshore companies. Berlusconi was convicted of tax fraud in 2013, which effectively put an end to his political career. But business success and huge wealth was part of his political appeal, as they are for Trump. Beyond wealth, Berlusconi, like Trump, always painted himself as an outsider, as anti-establishment, even when he was prime minister. And, like Trump, Berlusconi’s appeal was populist and linked to his individual “personality”.

    Berlusconi’s personal-business political model has since been followed by others in Italy. It could be argued that both Beppe Grillo’s populist anti-political Five Star Movement and Matteo Renzi’s insider-outsider appeal (until recently) have been created very much in Berlusconi’s image. One could go so far as to say Berlusconi transformed politics. The mass parties of the postwar period had become increasingly irrelevant, but he didn’t need a party just as Trump doesn’t really need the Republican party.

    So-called gaffes were a frequent part of Berlusconi’s political strategy – a dog-whistle strategy that included frequent recourse to sexist, homophobic and racist stereotypes, and reference to his belief that he was irresistible to women. He flaunted his Don Giovanni image, but also attempted to keep a parallel reputation as a family man, whose main concern was the welfare of his five children.

    His electoral campaigns were all about him. Nothing else mattered. He dominated the agenda from start to finish. When the former mayor of Rome Walter Veltroni tried to run a campaign against Berlusconi by not mentioning Berlusconi, he was heavily defeated. Silvio’s “gaffes” would usually be followed by claims that he had been “misunderstood” or was the victim of a “hostile media”. He was also reluctant to accept the verdict of the electorate as final when he lost. He would make frequent (and unsubstantiated) claims of electoral fraud and ballot-stuffing. Remind you of anyone?

    He also created a set of enemies against which he could mobilise his followers: the judiciary, the media (despite owning much of it), politics itself, Communism, women (he often commented on the appearance of female opponents) and the EU and the euro. He presented himself as a victim of political correctness gone mad, an ordinary/extraordinary man speaking his mind. He promised the world, and it mattered little if he was quickly proved wrong, or had no intention of fulfilling any of his promises. Berlusconi knew that many of the electorate had short memories indeed.

    And as with Trump (at least until the “locker-room” video), Berlusconi’s scandals had little effect on his support. The numerous trials and journalistic scoops regarding Berlusconi’s private and business lives often seemed merely to reinforce his appeal. The message sent out was, for many, an attractive one. Be like me. Don’t pay taxes. Enjoy life and make money. Say what you want. We won’t bother you.

    He became so powerful at one stage that he even tried to make himself immune to prosecution, through a law passed by his own government. Luckily, Italy’s constitution forbade such a monstrosity. But the fact that it was even contemplated was worrying. Mass opposition to Berlusconi rose and fell at various times, and many took to the streets to protest. Yet his appeal also had roots deep in Italian society – and in a hatred of politics and politicians that has since moved onto other forms of populism.

    The Berlusconi phenomenon shows that a post-truth politician can rise to power in one of the world’s strongest and richest countries. The lesson for America is that for far too long Berlusconi was treated as a joke and a clown. By the end, nobody was laughing. Twenty years of Berlusconi at the centre of the system had a deeply damaging impact on Italy’s body politic and democratic culture and the wounds are by no means healed. Win or lose, Trump has shifted the terms of political discourse, campaigning and organisation. As with the Berlusconi era, things will never be the same again.

  4. Truyền thông Bon Sa says:

    Sau ngày Donald Trump đắc cử Tổng thống (8-11) những cuộc biểu tình được tổ chức rầm rộ trên toàn thế giới và tại Mỹ để phản đối ông ta
    Thật vô lý hết sức, người dân bầu Trump lên, ông ấy không soán ngôi ai thế mà biếu tình chống thì chống cái gì? sau đó nhiều bản tin giải thích nhà tỷ phú Soros bỏ cả tỷ bạc để ủng hộ Dân chủ và đánh phá Trump và Cộng hòa bằng mọi giá và nhà tỷ phú đã mất một tỷ đô la trong chiến dịch (xin coi wikipedia Gorge Soros)
    Sau đó những cuộc biểu tình còn vô lý và ngang ngược hơn, ngày 21-12-2016, nhóm 538 đại cử tri bầu xác nhận ứng cử viên thắng cử mà họ cũng biểu tình hăm dọa các cử tri đoàn không được bỏ cho Trump, họ chẳng coi hiến pháp ra gì nhưng cuối cùng thất bại nhục nhã
    Nay Donald Trumpra sắc lệnh xây tường biên giới với Mễ và tạm cấm người từ các nước Hồi giáo vì ông đã hứa với khối đa số cử tri (Mỹ trắng) và phải làm theo lời hứa. Ông đã bàn với chủ tịch Hạ viện (Cộng Hòa ) và đã tham khảo ý kiến các cố vấn nhưng cũng có những cuộc biểu tình đồng loạt trên thế giới để chống sắc lệnh của Trump. Một điều khôi hài là các nước Âu châu nhất là Đức đã có nhiều cuộc biếu tình chống di dân Hồi giáo vì họ quấy nhiễu cho các nước đón nhận, thậm chí khủng bố giết người, thế mà nay những nước Ân châu cũng lại biểu tình chống sắc lệnh Trump không cho người từ 7 nước Hồi vào !! thật là đạo đức giả, vô lý hơn nó được tổ chức cùng ngày
    Lại nữa nhìn những người biểu tình chỉ thấy toàn là dân thiểu số, không thấy có Mỹ trắng, các viên chức chính phủ chống Trump chỉ thấy Dân chủ lại không thấy Cộng hòa
    Lại nữa thăm dò Rasmussen cho thấy 57% dân Mỹ ủng hộ sắc lệnh của TT Trump, tôi tin là đúng, người dân ủng hộ Trump vì sắc lệnh có lợi cho họ, những người không có lợi nhao nhao chống
    Nhóm tả phái, đối lập đã thất bại nhục nhã qua các đợt biểu tình nay có biểu tình thêm thì cũng chỉ khiến cho cử tri ghét và sẽ còn mất phiếu dài dài
    Nay Dân chủ đã bị người dân bất tín nhiệm, bị người dân cho ĐI CHỖ KHÁC CHƠI dù có quậy tới đâu cũng vô ích, nay Cộng hòa nắm cả Hành pháp, Lập pháp, địa phương (2/3 ghế Thống độc) thì Dân chủ quây phá chỉ u đầu chứ không lợi ích gì và tiếp tục thất bại nhục nhã

  5. Con chó lúc đang ngũ mà nó rên ư-ử, là nó đang mơ thấy cục xương.
    Con heo lúc đang ngũ mà nó khịt mủi ịt-ịt, là nó đang mơ thấy máng cám.
    Thằng văn-nô đang ngũ mà nó kêu khẹc-khẹc, là nó đang mơ thấy đồng tiền lẻ, miếng thịt ươn và cái hỉm.
    Chúc ba vị tròn giấc mơ Xuân.

  6. Nguyễn Hưng says:

    Trump yêu Putin quá hóa cuồng buộc tội nước Mỹ cũng giết người giống Nga !

    Trên đài truyền hình Fox ngày 5 tháng 2, Trump phát biểu muốn Putin giúp trong cuộc chiến chống nhóm Hồi giáo cực đoan ISIS. Khi người phỏng vấn Bill O’Reilly gợi ý rằng Putin là kẻ sát nhân vì đã ra lệnh giết những ký giả và những kẻ chống đối thì Trump quạt lại rằng ” Bộ ông tưởng là nước Mỹ của chúng ta vô tội hả ?”.

    Well, you think our country’s so innocent?” Trump replied.

    • Haile says:

      Tổng-Thống Trump quạt : “Bộ Ông tưởng nước Mỹ của chúng ta vô tội hà ?”
      – Mỹ đã ký trong Hiệp-đinh Paris 1973. Đứng nhìn Việt cọng Bắc-Việt vi-phạm Hiệp-định cưỡng chiếm VNCH. Giết hai hàng trăm ngàn Quân-cán-chính VNCH trong các trại tù lao-động khổ-sai biệt-xứ !
      – Đồng-bào Việt-Nam trên 500.000 ngàn người chết trong nước khi vươt biển !
      – Mấy trăm ngàn Thương-phế-binh VNCH, đã chết và đang dần-dà chết !
      – Trên 300.000 Cán-binh Việt-cọng về với VNCH trong chinh-sách chiêu-hồi còn sống không ! ?
      Danh-Dự và Trách-Nhiêm của Mỹ đã ký. Trong Hiệp-Định PARIS 1973. Nếu tiếp-tục vô trách-nhiệm. So-sánh cái gì đây ?

      • Nguyễn Hưng says:

        Chờ đến mai kia mốt nọ có ông tổng thống Mỹ nào đó mở miệng xin lỗi đã tháo chạy khỏi Việt nam bỏ lại đằng sau hàng triệu triệu người Việt trong tay khủng bố của Quỷ Đỏ Cộng sản.

        Trong chuyến du hành năm ngày ở Nga và Âu châu, khi dừng chân ở xứ Latvia ngày 7/5/2005, Bush tuyên bố Hoa kỳ nhận lỗi lầm đã ký thoả ước Yalta năm 1945 chia đôi ảnh hưởng ở Âu châu với Nga sô, và do đó đã khiến cho hàng triệu người ở các nước vùng Đông và Trung Âu rơi vào tay Cộng sản.

        Hiệp định Yalta được ký kết khi Trận Thế Chiến Thứ Hai sắp chấm dứt giữa ba lãnh tụ Franklin Roosevelt của Hoa kỳ, Winston Churchill của Anh, và Josef Stalin của Nga. Thỏa ước chia đôi vùng ảnh hưởng đưa dân Trung và Đông Âu châu vào Thiên Đường Mù Cộng sản .

        Bush expressed regrets about the 1945 Yalta agreement that divided Europe into U.S. and Soviet spheres of influence .

  7. Tôi phãn-đối bọn Việt-gian Cộng-sản bán nước cho Tàu Cộng.
    Tôi phãn-đối bọn máu lạnh ở Ba Đình Hà Nội đã cướp tự-do, dân-chủ và nhân-quyền của người Việt Nam.
    Tôi phãn-đối bọn đảng-viên đầu gấu cướp ngày, cướp của người dân không từ một cái gì.
    Tôi phãn-đối bọn Công An ác-ôn côn-đồ, coi người dân Việt Nam như con gà con chó, muốn đánh là đánh, muốn bắt là bắt, muốn giam là giam, muốn giết là giết.
    Tôi phãn-đối người gõ bàn phím bán rẻ nhân-phẩm và lương-tâm đễ lấy vài đồng tiền lẻ, làm gia-nô cho bọn ma-phi-a Đỏ, đánh phá người yêu nước, bóp méo sự thật, ru ngũ người nhẹ dạ, tuyên-truyền tinh-thần lệ-thuộc Tàu Hán do bọn Việt-gian Cộng-sản chũ-trương

  8. Truyền thông Bon Sa says:

    Theo chúng tôi biết từ một nguồn tin có thẩm quyền hiện nay Hiệp hội truyền thông Mỹ và các hội phụ nữ vì hòa bình, hội bảo vệ nhân quyền… đang chuẩn bị một chương trình thu thập chữ ký để trình lên Tố cao pháp Viện xin cho tổ chức lại bầu cử Tổng thống
    Lý do ông Trump không xứng đáng với chức vụ Tổng thống Mỹ vì ông không hợp lệ, không do dân bầu mà do Nga gây ảnh hưởng mạnh tới cuộc tranh cử.
    Lại nữa ông thua kém bà Clinton tới 3 triệu phiếu phổ thông, một số phiếu khổng lồ chưa từng có trong lịch sử Mỹ
    Ông Trump bị chống đối khắp mọi nơi tại Mỹ cũng như trên thế giới, chưa hề có ông Tổng thống nào bị chê bai, chống chế như vậy
    Chúng tôi cũng sẽ tiếp tay ủng hộ và sẽ vận động với hội nhà báo hải ngoại hưởng ứng thu thập chữ ký cho đủ 5 triệu phiếu để được Tối cao pháp viện cứu xét

  9. Thien La says:

    Theo thiễn ý, tác giả là một kẻ tị nạn vẫn giữ tinh thần chống Cộng. Phong trào Dân chủ TQ và VN đấu tranh với các nhà cầm quyền Cong sản đo’ nhưng đang cần nhiều hổ trơ từ phia’ Hoakỳ … Tuớng Kelly, bộ truơng Homeland Security giãi thích : Mục đích của Travel Ban là nhằm thanh lọc khủng bố trong một thời hạn để chỉnh đốn vì Hoa kỳ cần mạnh .”
    Kinh nghiệm cho thấy : Cong sản không hề biết sợ lẽ phải . CS chĩ cúi đầu truớc sức mạnh.
    1.Anh là khách. Nhà tôi đang dọn dẹp, khó mời anh vào. Xong, tôi sẽ mời anh.
    2.’ Nững ai chống lại phuơng cách làm Hoa kỳ mạnh thì xin hỏi họ dự vào đâu để chống Cộng ?

Leave a Reply to Thiến Heo