WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tôi phản đối sắc lệnh về tị nạn và di dân

Thuyền nhân vượt biển trong trại tị nạn ở Galang, Indonesia 1986 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Người tị nạn Việt rời trại Bataan, Philippines đi Mỹ định cư năm 1987 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

Một tuần sau khi nhậm chức, hôm 27/1/2017 Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh về chính sách tị nạn và di dân của Hoa Kỳ với những hạn chế mới.

Tôi phản đối sắc lệnh này vì nó có thể vi phạm pháp luật hiện tại và Hiến pháp Hoa Kỳ.

Theo sắc lệnh này, việc nhận người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới vào Hoa Kỳ sẽ tạm đình chỉ 4 tháng.

Đối với bảy quốc gia gồm Sudan, Iran, Iraq, Yemen, Syria, Libya và Somalia thì các chương trình tị nạn, di dân sẽ bị đình hoãn cho tới khi Bộ Ngoại giao xem xét lại thủ tục thanh lọc những người muốn vào Mỹ, sau đó sẽ tham khảo với giới chức an ninh và quốc phòng để bảo đảm những người được cho vào Mỹ sẽ không đe dọa an ninh Hoa Kỳ.

Bảy quốc gia có tên trong sắc lệnh là những nước với đa số dân theo Hồi giáo. Riêng người dân từ Syria sẽ không được vào Mỹ với tư cách tị nạn cho đến khi có lệnh mới.

Chiều ngày 28/1/2017 hơn một trăm người có nguồn gốc từ 7 quốc gia vừa kể và là thường trú nhân hợp pháp của Hoa Kỳ đã bị nhân viên di trú tra vấn khi qua các phi cảng New York, Philidelphia, Los Angeles và San Francisco.

Hàng nghìn người đã kéo đến phi trường biểu tình phản đối chính sách mới của chính quyền Trump. Nhiều nhà hoạt động dân quyền và luật sư di trú đã có mặt tại chỗ để tìm cách giúp những hành khách bị ảnh hưởng.

Tôi cho rằng việc hành khách từ 7 quốc gia đó bị tra vấn thêm là điều vi phạm luật lệ hiện hành vì mang tính phân biệt đối xử.

Nhiều người Việt có thẻ xanh, đi Việt Nam rồi trở lại Mỹ không có ai bị tra hỏi thêm hay làm khó dễ liên quan đến di trú, nếu đã không có hành vi phạm pháp. Những người từ các quốc gia khác cũng thế, nếu là thường trú nhân Hoa Kỳ cũng không gặp khó khăn khi trở lại Mỹ.

Thế thì tại sao người dân từ bảy quốc gia bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh mới, cũng có thẻ xanh, nhưng chỉ vì họ đến từ những quốc gia đạo Hồi thì lại bị đối xử khác biệt?

Tổng thống Trump cho rằng sắc lệnh đó nhằm mục đích bảo đảm an ninh cho nước Mỹ.

Thuyền nhân vượt biển trong trại tị nạn ở Galang, Indonesia 1986 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Thuyền nhân vượt biển trong trại tị nạn ở Galang, Indonesia 1986 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Nhiều người phản đối lập luận vừa nêu và cho rằng điều đó sẽ không giúp cho an ninh của Mỹ mà còn có ảnh hưởng xấu tới Hoa Kỳ trên thế giới.

Hầu hết các nhân vật dân cử thuộc Đảng Dân chủ và cũng có một số vị dân cử thuộc Đảng Cộng hòa như các Thượng Nghị sĩ John McCain và Lindsey Graham phản đối sắc luật này.

Các nhà ngoại giao là những người trực tiếp thi hành chính sách tị nạn và di dân của chính phủ Mỹ. Sắc luật mới đã khiến cả nghìn giới chức ngoại giao làm việc tại nhiều nơi trên thế giới bày tỏ ý kiến không đồng tình với chính sách mới của Tổng thống Trump.

Các tổ chức bảo vệ dân quyền mạnh mẽ phản đối và ngay lập tức Liên đoàn Dân quyền Mỹ (American Civil Liberties Union, A.C.L.U) đã đứng đơn kiện hành pháp. Một thẩm phán ở New York ngay sau đó đã ra án lệnh tạm thời không cho giới chức di trú giam giữ những người bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh.

Có những ý kiến cho rằng nếu để những người có gốc Hồi giáo nhập cư là sẽ gây nguy hiểm cho Hoa Kỳ bị tấn công khủng bố.

Chính quyền Trump đưa ra lý do an ninh, vì sợ khủng bố xâm nhập vào Mỹ. Nhưng 19 tên khủng bố tấn công vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 không phải là người từ 7 quốc gia được nêu tên trong sắc lệnh của Tổng thống Trump. Trong 19 tên khủng bố đó, 15 tên đến từ Saudi Arabia, còn lại từ Ai Cập, Lebanon và United Arab Emirates.

Đồng ý rằng vụ khủng bố tấn công vào nước Mỹ năm 2001 khiến 3.000 người thiệt mạng là một biến cố kinh hoàng. Từ đó các chính sách và biện pháp an ninh của nước Mỹ đã hoàn toàn thay đổi để bảo đảm những vụ tấn công như thế sẽ không xảy ra nữa.

Tại Hoa Kỳ từ đó đến nay đã có thêm một vài vụ tấn công khác mang tính cách khủng bố, như ở Florida và California mà kẻ chủ mưu có nguồn gốc từ quốc gia theo đạo Hồi.

Nhưng trong nội địa nước Mỹ cũng đã có nhiều vụ tấn công giết người hàng loạt không do người Hồi giáo chủ mưu.

Vụ đánh bom vào tòa nhà liên bang ở Oklahoma City năm 1995 làm 168 người chết, mấy trăm người bị thương. Giáng Sinh năm 2012 có nổ súng ở trường tiểu học Sandy Hook gây tử vong cho 21 học sinh.

Năm 2007 một sinh viên gốc Nam Triều Tiên dùng súng tấn công vào trường Virginia Tech University cũng gây tử vong cho 32 người.

Năm 1991 ở Sacramento, California, có ba anh em gốc Việt đem súng vào một tiệm bán đồ điện tử bắt giữ người làm con tin và gây tử thương cho 6 người.

Nhưng chính sách di trú của Hoa Kỳ đã không có những thay đổi nhắm vào người tị nạn hay di dân từ Nam Triều Tiên hay Việt Nam.

Hơn 40 năm đã trôi qua từ đợt di tản của người Việt tị nạn cộng sản năm 1975. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng nhiều vị dân cử Mỹ thời đó đã không đồng ý với chính sách của Tổng thống Gerald Ford cho nhận người Việt vào Mỹ định cư. Phản đối mạnh mẽ nhất là các nhân vật dân cử thuộc Đảng Dân chủ như Thượng Nghị sĩ Joe Biden (sau này là phó tổng thống), Thượng Nghị sĩ George McGovern, và Thống đốc California thời đó là Jerry Brown.

Khi có làn sóng vượt biển thì Tổng thống Jimmy Carter đã giang tay đón nhận thuyền nhân và sau nhiều chương trình cho người Việt vào Mỹ định cư như H.O., con lai, ROVR, đến nay vẫn còn chương trình đoàn tụ gia đình đã cho hàng trăm nghìn người Việt có cơ hội định cư tại Mỹ.

Thế thì tại sao chính sách mới của Tổng thống Trump lại ngăn cản những người đến từ một vùng đất khác hay có tôn giáo khác vào Mỹ? Đó là lý do tôi phản đối sắc luật này vì có tính phân biệt đối xử căn cứ vào chủng tộc, tôn giáo.

Người Mỹ gốc Việt cũng đều là người tị nạn chạy trốn áp bức hay di dân vào Mỹ để tìm cơ hội thăng tiến đời sống. Những người đến Mỹ từ những quốc gia khác cũng chỉ có mơ ước như chúng ta.

Hoa Kỳ là một quốc gia hình thành và phát triển bởi những di dân đến từ khắp nơi trên thế giới. Trước khi có biến cố 11/9 đã có nhiều công dân Mỹ với nguồn gốc từ những quốc gia đạo Hồi và, cũng như mọi di dân khác chọn Hoa Kỳ làm quê hương, họ đã đóng góp cho sự phát triển của đất nước này.

Steve Jobs sáng lập ra công ty Apple là người gốc Syria.

[Nguồn: VOA]

 

45 Phản hồi cho “Tôi phản đối sắc lệnh về tị nạn và di dân”

  1. Hùng AK 47 says:

    Chính sách dành cho người tỵ nạn và di dân của Trung Quốc rất rộng rãi và có nhiều ưu đãi nên xin quan bác Bùi Văn Phú và những ai di dân tỵ nạn bị Trump ngược đãi có thể xin di dân qua Trung Quốc Ngày trước, đồng chí Hoàng Văn Hoan cũng đã từng xin tỵ nạn chính trị tại Trung Quốc sau khi bị các đồng chí trong đảng của ta ngược đãi. Đồng chí Hoan được Trung Quốc nuôi dưỡng ăn ngũ đến suốt đời!

  2. Tôi đọc các báo đều nói là ” 90 ngày “, tác-giả lại viết là ” bốn tháng “, sai biệt tới 01 tháng!
    Biết tin ai đây?
    Thật, chẵng ra làm sao!
    Tôi nghĩ rằng: Tác-giả viết theo hướng thỗi phồng sự việc.
    Do vậy, bài viết của tác-giả là không đáng tin.

Leave a Reply to Tây Môn Lú