WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cựu Tổng thống Ba Lan ‘không hợp tác với an ninh cộng sản’

Cựu TT Walesa giơ tay thề. Ảnh chụp 07/02/2017 bỏi PAP

Cựu TT Walesa giơ tay thề. Ảnh chụp 07/02/2017 bỏi PAP

Trở lại Ba Lan sau hơn 1 tuần vắng mặt, chiều ngày 07/02/2017, cựu tổng thống Lech Walesa đã có cuộc họp báo chính thức đầu tiên liên quan tới kết luận của viện Hồi Ức Dân Tộc (IPN).

Trước đó đúng 1 tuần, viện này đã đưa ra kết luận mà theo họ ‘không còn nghi ngờ gì nữa’, Walesa chính là ‘chỉ điểm viên’ Bolek. Theo đó, trong giai đoạn từ 1970-1976, Bolek 17 lần ký nhận tiền của an ninh cho những tin tức mà mình cung cấp. Công bố của IPN dựa trên cơ sở phân tích chữ viết và chữ ký trên những trang tài liệu thu được từ nhà trùm mật vụ thời cộng sản sau cái chết của ông này.

Phủ nhận toàn bộ

Cuộc họp báo của Walesa diễn ra tại thành phố Gdank quê hương ông, đồng thời cũng là cái nôi của công đoàn Đoàn Kết, và tiếp đó là cuộc cách mạng nhung làm sụp đổ hệ thống XHCN ở Đông Âu.

Trong cuộc họp báo này, cựu tổng thống đã phủ nhận kết luận của IPN và cho rằng những chữ ký, bút tích của ông trong tập tài liệu mà cơ quan này đang lưu trữ là giả mạo.

Ông cũng cho hay, ông có thể đưa ra cả trăm chữ ký khác nhau, có thể viết bằng nhiều cách khác nhau.

Cũng ở cuộc họp báo này, Walesa đã đưa tay lên thề, ông chưa từng bị cơ quan mật vụ cộng sản bẻ gãy hay mua chuộc, chưa bao giờ đứng về phía bên kia.

Walesa cũng phủ nhận chuyện đã nhận tiền của an ninh cộng sản và khẳng định ‘không dính dáng gì tới chuyện này’. Để chứng minh cho sự ‘trong sạch’ của mình, Walesa cũng nhắc tới việc ông từng bị đuổi việc 3 lần trong những năm 1970.

Nhưng ông cũng nói thêm, ông có ‘phương pháp riêng’ trong việc tranh đấu với cộng sản. Vào thời điểm sau tháng 12 năm 1970, ông đã nhận ra rằng việc đối đầu trực diện với an ninh cộng sản là rất khó khăn, nên đã có những thay đổi trong chiến thuật.

Giai đoạn tranh đấu này được đánh dấu bằng ngày ‘thứ Năm đen’ 17/12/1970, đã có ít nhất 30 công nhân bị thiệt mạng trong cuộc đình công khi chính quyền ra tay đàn áp.

Nói với phóng viên của đài phát thanh Ba Lan, ông giải thích: “Chiến thuật đó là để giành chiến thắng mà không mất nhiều sinh mạng của đồng đội”.

Ông cũng nhắc tới cuộc khởi nghĩa Warsaw (1944) như một ví dụ, và nhấn mạnh là không muốn đối đầu để dẫn tới tổn thất giống như vậy. Đây là cuộc khỏi nghĩa đã khiến khoảng 200 ngàn thường dân thiệt mạng và Warsaw biến thành đống đổ nát. Sự kiện lịch sử này gây tranh cãi tới tận ngày nay.

“Sự thay đổi chiến thuật là đối thoại với an ninh nhưng không phản bội ai” – cựu tổng thống giải thích trong cuộc họp báo.

Ông cũng thừa nhận, trong những năm hoạt động, ông thường bị an ninh thẩm vấn và cũng như nhiều nhà hoạt động cùng thời, ông đều phải ký vào các biên bản thẩm vấn này. Những bút tích được cho là chỉ điểm, theo ông, có thể là những lời khai vụn vặt của nhiều người trong các cuộc thẩm vấn, rồi an ninh xào xáo, chắp nối lại.

Walesa khẳng định, trong các cuộc thẩm vấn, an ninh chưa bao giờ đề nghị ông cộng tác, “họ có những nhân viên chuyên nghiệp, trình độ học vấn cao mà một người công nhân như tôi là không cần thiết (với họ)”.

Walesa cùng các luật sư của mình cũng cáo buộc IPN đã chịu ảnh hưởng của đảng cầm quyền hiện nay và muốn làm tổn hại tới uy tín của ông. Ông cũng gọi những người trong bộ máy chính quyền hiện tại là ‘nhỏ mọn’, ‘phản bội’ và ‘ngu xuẩn’.

Vẫn là anh hùng nhưng… nói dối

Ngay sau cuộc họp báo kể trên, một số trang mạng Ba Lan đã đưa ra cuộc thăm dò dư luận về mức độ tin cậy trong lời thề thốt của ngài cựu tổng thống.

Chỉ có 8,5% tin lời thề của cựu TT

Kết quả cho thấy, chỉ có 8,5% tin vào lời khẳng định của Walesa. Trong khi đó, chiếm tỉ lệ nhiều nhất, gần 45%, cho rằng ông đã dối trá từ đầu đến cuối.

Ngược lại, xấp xỉ 42% cho rằng, dù có là chỉ điểm cho cộng sản đi nữa, ông vẫn là anh hùng.

Thăm dò này phù hợp với thực tế nhận thức xã hội Ba Lan lâu nay.

Câu chuyện Bolek không có gì là quá mới mẻ với những người quan tâm. Đã từ lâu, nhiều người vẫn tin, Walesa chính là Bolek và từng có giai đoạn cộng tác với cộng sản.

Sự khẳng định của những người thuộc nhóm này dựa trên một số cơ sở.

Có những nhân chứng trong vụ việc. Đó là một số nhà hoạt động cùng thời với Walesa trong công đoàn Đoàn Kết, điển hình phải kể tới tổng thống thứ 3 của nền cộng hòa đệ tam – Lech Kaczynski. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình nhiều năm trước, cố tổng thống Kaczynski đã đưa ra lời khẳng định không úp mở rằng, Walesa chính là Bolek.

Liên quan tới vụ lùm xùm kéo dài nhiều thập niên này, tòa án cũng đã từng thẩm vấn 80 nhân chứng, trong đó có 25 người thuộc lực lượng an ninh thời cộng sản.

Mặt khác, bản thân Walesa có những tuyên bố bất nhất. Đỉnh điểm vào năm 1992, khi đang là tổng thống, văn phòng của ông đã đã gửi một thông báo tới hãng thông tấn Ba Lan (PAP), trong đó, ông thừa nhận, đã ký những giấy tờ hợp tác với mật vụ cộng sản.

Thông báo này được văn phòng tổng thống rút lại sau 2 giờ đồng hồ nhưng nó đã kịp để lại những ngờ vực khó có thể xóa bỏ.

Nhiều ý kiến trên các diễn đàn cũng cho rằng, về logic, tài liệu mà trùm mật vụ giữ nhiều năm trong nhà khó có thể là giả mạo.

Vụ Bolek chưa có hồi kết. Bởi, theo những luật sư của Walesa thì họ bây giờ mới bắt tay vào việc phân tích hồ sơ, thẩm định chữ ký bằng các chuyên gia độc lập và sẽ phản công lại những kết luận của IPN.

Và cũng như nhiều các nhân vật lịch sử tầm cỡ khác, việc tranh cãi về Walesa có thể sẽ không bao giờ chấm dứt. Đòi hỏi đen trắng rạch ròi cho một nhân vật lịch sử như ông sẽ là rất khó khăn.

Bài đã đăng trên trang BBC

Mac Việt Hồng

8 Phản hồi cho “Cựu Tổng thống Ba Lan ‘không hợp tác với an ninh cộng sản’”

  1. Thien La says:

    Cách xử thế của nguời Cộng sản đã đuợc Hồ Chí Minh nhắc tới khi khai giãng trừng Công An Thanh hóa trong thập niên 1950 là thế này : ” Cái gì làm lợi ich cho Đảng ( CSVN) cái đó là Đạo đức.”
    Nếu Walesa không vuợt qua búc tuờng vô luân này , sẽ không có kết thúc : Tư do Dân chủ chôn vùi Cộng sản.
    Có lẽ, Tình thế còn khắc nghiệt , còn quá nhiều đòi hỏi Walesa chưa dám nói sư thật chăng ? Mong Walesa không sợ địch sẽ không sợ bạn , không sợ khối quần chúng đang là con nợ của mình. ( Weak people revenge. Strong people forgive. Intelligent people ignore )…

  2. Lão Ngoan Đồng says:

    Như đã góp ý ở bài chủ trước của Mạc Việt Hồng vể Lech Walesa, tôi chiêm nghiệm trong lịch sử hiện đại của Việt Nam cho thấy nhiều thí dụ điển hình về những VU KHỐNG trắng trợn và bỉ ổi.

    1/
    Chẳng hạn người ta đã đặt nhiều dấu hỏi về vụ tự thiêu của thượng toạ Thích Quảng Đức, sau khi bọn văn nô CS tung ra những chiến dịch nhằm bôi nhọ về sự hy sinh vô bờ bến về đạo pháp của ông trước những đàn áp tôn giáo có thật thời ông Diệm.
    Bọn dư đảng Cần Lao và không ít những kitô hữu quá khích, đã “té nước theo mưa”, dùng những lý luận thô thiển của CS, trong mục đích “sống lại tinh thần Ngô Đình Diệm”, cố tình nhập nhằng chửi bởi Thích Trí Quang để bôi nhọ thanh danh những người tranh đấu chân chính chống độc tài thời ông Diệm.

    Tôi đã từng nhiều lần khẳng định trên Đàn Chim Việt trước đây (sau chán không muốn lập lại khi có những kẻ cố tình không chịu hiểu) là, KHÔNG MỘT LOẠI THUỐC NÀO HIỆN HỮU TRÊN THÊ GIAN CHO ĐẾN LÚC NÀY CÓ THỂ LÀM NGƯỜI TA KHÔNG PHẢN ỨNG DỮ DỘI KHI BỊ THIÊU SỐNG. Ngoại trừ PHÉP LẠ mang tính siêu nhiên ta có thể thấy ở các người dầy công tu tập công phu ở một số tôn giáo, tín ngường, trong đó có Phật giáo.

    2/
    Đến như ông NGUYỄN CHÍ THIỆN mà còn bị bọn “ma đầu” cố tình làm nhục bằng mọi cách thức bỉ ổi nhất !
    Những người bạn tù của ông Thiện mà tôi được biết như ông Vũ Thư Hiên và ông Kiều Duy Vĩnh, đều khẳng định chỉ có một ông Nguyễn Chí Thiện.
    Và ông Hiên đã có thời kỳ ăn ở sát cạnh bên ông Thiện, khi cả hai ông được một hội văn nghệ sĩ quốc tế mời cả hai ông nghỉ ngơi ở Strasbourg một năm (năm sau ông Thiện ở tỉnh khác bên Pháp còn ông Hiên sang thành phố Bern (?) ở Thuỵ Sĩ). Ông Hiện hiện vẫn còn tại thế.
    Rất tiếc ông Kiều Duy Vĩnh đã mất ở trong nước từ mấy năm rồi. Tôi coi ông Vĩnh như người anh mặc dù ông đến nay 85 tuổi. Ông từng ở tù tại trại Cổng Trời với ông Thiện.

  3. tam minh says:

    Tôi vẩn tin ông là anh hùng của người Ba Lan và của cả TG tự do vì công lao làm sụp đổ khối XHCN Đông Âu.

  4. tungphung says:

    Thủ tướng Đức là Merkel cũng bị tố cáo tham gia đoàn thanh niên cộng sản của Đông đức cũ. Thay vì phản bác bà ta nói là: Việc phân biệt trắng đen rõ ràng như vậy không làm chúng ta tiến lên phía trước.

  5. NGÀN KHƠI says:

    CHÂN LÝ LỊCH SỬ

    Có điều gì thú vị cho bằng
    Khi phanh phui ẩn tàng lịch sử
    Dẫu quá khứ không hề thay đổi
    Và tương lai chỉ biết cho vui

    Như Walesa phải Bolek hay không
    Dẫu là đúng hay sai cũng thế
    Bởi quan trọng là làm nên lịch sử
    Còn râu ria nói tóm vẫn thừa

    Một con người giai cấp công nhân
    Làm Cộng sản toàn cầu phải đổ
    Thật là chuyện bi hài cho Mác
    Khiến thành ra tiên đoán trật chìa

    Nên bất ngờ lịch sử cũng vui
    Vì đâu khác như dòng nước chảy
    Con sông đời vượt muôn ghềnh thác
    Cuối cùng hòa biển cả vậy thôi

    SÓNG NGÀN
    (09/02/17)

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Qua “scandal” trên càng thấy rõ TẤT CẢ PHẢI ĐƯỢC LÀM CHO RÕ RÀNG MINH BẠCH !

      Nói khác đi TRONG SÁNG như pha lê (“crystal” transparency) là một yếu tính cần thiết để xây dựng dân chủ.

      Muốn trong sáng như gương cần CỞI MỞ (openness), tức hoàn toàn không có vùng cấm địa.

      Trong trường hợp Lech Walesa cần được xét đoán cẩn thận hơn bao giờ hết và tôi ủng hộ việc này.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Qua “scandal” trên càng thấy rõ TẤT CẢ PHẢI ĐƯỢC LÀM CHO RÕ RÀNG MINH BẠCH !

      Nói khác đi TRONG SÁNG như pha lê (“crystal” transparency) là 1 trong những yếu tính cần thiết để xây dựng dân chủ. Muốn được thế cần CỞI MỞ (openness), tức hoàn toàn không có vùng cấm địa.

      Trong trường hợp Lech Walesa cần được xét đoán cẩn thận hơn bao giờ hết và tôi ủng hộ việc này.

      Xin so sánh vô phép, bên Kitô giáo khi mở hồ sơ phong thánh hay chân phước cho ai, người ta xét đoán cực kỳ cẩn thận và mất rất nhiều thời gian, thường là nhiều năm dài. Tất cả nhằm mục đích giới hạn tối đa những sai lầm tai hại sau khi đã chính thức phong thánh. Vâng thà trễ hơn là sai sót, gây tai tiếng làm sứt mẻ uy tín giáo hội vốn lớn nhất và tồn tại hàng chục thể kỷ.

      Gần đây nhất khi đọc báo thấy tin có nữ lực sĩ (vận động viên) điền kinh của Nga bị tước đoạt huy chương, tiền thưởng, danh hiệu sau 5 năm dài tra cứu cho thấy bằng chứng xác thực của “doping”. Điều này cho thấy người ta càng ngày càng kiện toàn guồng máy thể dục thể thao quốc tế, nhằm ngăn chặn thật hữu hiệu sự phổ biến “doping” trong giới thể thao quốc tế.

      Nói tóm lại, dân chủ hoá ở Ba Lan ngày một hoàn thiện hơn bao giờ hết. Vụ (case) Lech Walasa chưa thể xem là một “sự việc đã rồi” (un fait accompli), mặc dù ông vốn được xem là anh hùng dân tộc, là người có công đầu giựt sập chế độ CS ở Ba Lan và sau này là tổng thống đầu tiên thời hậu CS ở đó.

      Trông người lại nghĩ đến ta, chúng ta chắc hẳn cũng mong sẽ có một ngày ông Hồ Chí Minh và các cộng sự viên, cùng với đảng Cộng Sản VN, sẽ được đưa ra trước công luận, để luận bàn thoải mái

Leave a Reply to Thien La