WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chiến Hữu

“Tôi nhân danh sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà xin hứa sẽ trở lại với đồng bào.”
Trung úy Đỗ Lệnh Dũng

Trung úy Đỗ Lệnh Dũng thời còn trẻ. Ảnh: photobucket

Tưởng gì chớ sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà, cấp bực làng nhàng, như ông Dũng, tôi quen cả đống.  Bạn cùng khoá độ vài trăm, cùng đơn vị khoảng vài chục, và cùng trại (tù) chắc … vài ngàn!

Tôi đã nghe vô số thằng kể lại những giờ phút cuối cùng của đơn vị mình, nhưng chưa thấy ai bị lâm vào hoàn cảnh bi đát – và giữa lúc thập tử nhất sinh – vẫn “tuyên bố” một câu (ngon lành) dữ vậy.  Cỡ Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu (vào giờ phút chót) cũng chỉ âm thầm … đào ngũ thôi, chứ chả hề có mở miệng nói năng gì ráo trọi – với bất cứ ai.  Còn Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ thì ồn ào hơn chút đỉnh, cho nó đã miệng, rồi cũng chuồn êm – không lâu – sau đó.

Trường hợp của Đỗ Lệnh Dũng thì hơi khác.  Cách hành xử của ông cũng khác.  Bảnh hơn thấy rõ. Coi:

Đúng nửa đêm 24/11/1974, trái đạn 82 ly đầu tiên rót vào trong vòng đai Đồng Xoài.  Với đại pháo và T-54 yểm trợ, hai trung đoàn của Sư Đoàn 7 của Bắc Quân – sử dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung –  đã chiếm được chi khu này, vào rạng sáng 7/12/1974.

Buổi chiều cùng ngày, trong khi đang cùng những quân nhân còn sống sót tìm cách thoát khỏi vòng vây, trung úy Đỗ Lệnh Dũng (bỗng) thấy một đoàn người – toàn là đàn bà và trẻ con nhếch nhác, với tay nải hòm xiểng, lôi thôi, lếch thếch – nằng nặc đòi đi theo toán quân của ông, để trốn ra khỏi vùng đất (sắp) được … hoàn toàn giải phóng.
Trước nguy cơ dân chúng có thể bị thiệt mạng oan uổng trong lúc giao tranh, và để thuyết phục mọi người nên ở lại nhà cho được an toàn, trung úy Dũng đã dõng dạc nói với mọi người:

- Tôi nhân danh sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà xin hứa sẽ trở lại với đồng bào.

Và Đỗ Lệnh Dũng đã trở lại thực, chỉ vài ngày sau, như là một … tù binh!  Ngay sau đó, ông bị đấu tố trước Toà Án Nhân Dân Huyện Đôn Luân (một tên gọi khác, mỹ miều hơn, của Đồng Xoài) rồi bị đưa từ Nam ra Bắc –  theo đường mòn Hồ Chí Minh – để … học tập cải tạo. Gần muời năm sau, năm 1982, Đỗ Lệnh Dũng lại được chuyển trại từ Bắc vào Nam (chắc) cho dễ thăm nuôi.

Ảnh: photobucket

Cuộc đời rõ ràng (và hoàn toàn) không may của trung úy Đỗ Lệnh Dũng đã được ghi lại bởi nhà văn Lê Thiệp bằng một cuốn sách, dầy đến bốn trăm trang, lấy tên của chính ông làm tựa.  Tác phẩm này được nhà xuất bản Tiếng Quê Hương viết lời giới thiệu như sau:

“Đỗ Lệnh Dũng không chỉ là câu chuyện về chiến tranh, dù nhân vật chính là một chiến binh mất tích giữa chiến khu D sau một trận đánh dữ dội. Đây là câu chuyện về những oan khiên khắc nghiệt mà người dân Việt Nam phải trải gần trọn thế kỷ qua cho đến ngày nay.”

“Nhân vật chính giã từ cha mẹ khi tròn 18 tuổi và lúc được gặp lại cha mẹ thì đã gần tới tuổi ngũ tuần.  Thời gian xa cách là lửa đạn, là những ngày lê gót trên con đường mòn vượt rừng núi Trường Sơn từ Nam ra Bắc, là những năm tháng đoạ đầy tại những trại tù …”

“Dù chỉ là một góc cạnh giữa muôn ngàn góc cạnh của một thời bão táp, câu chuyện vẫn là bằng cớ vô giá về thảm trạng con người bị tước đoạt trọn vẹn tuổi trẻ, tình yêu gia đình và mọi điều kiện an bình của cuộc sống.”

Cuốn Đỗ Lệnh Dũng đã được ra mắt tại thành phố San Jose, California.  Hôm đó, tôi được hân hạnh nhìn thấy Trung Úy Dũng và Thiếu Tá Đặng Vũ Khoái – chỉ huy trưởng Chi Khu Đôn Luân – người mà không mấy ai tin là còn có thể sống sót, sau khi đơn vị này bị tràn ngập bởi địch quân.

Thiếu tá Khoái cho biết nhờ tác phẩm này mà trong thời gian qua, một số những người lính năm xưa – đang tản mát khắp năm Châu – đã tìm lại được nhau.  Và ông nghẹn ngào khi giới thiệu với mọi người, vài quân nhân khác của đơn vị hiện (cũng) đang có mặt trong buổi ra mắt sách.

Tôi ngồi ở cuối hội trường, không nhìn được rõ nét mặt của những nhân vật này nhưng có thể đoán được rằng mắt họ đều ngấn lệ.  Tôi cũng là một cựu chiến binh, cũng có cái may mắn lớn lao còn sống sót sau cuộc chiến vừa qua, và thoát thân được đến một nơi an bình nên cảm thông (thấm thía) tình cảm xúc động này.

Trong giây phút đó chắc chắn mọi người đều cảm thấy an ủi và ấm lòng, trước cảnh trùng phùng bất ngờ (và khó ngờ) đến thế.  Cái cảm giác sung sướng vì sự may mắn (hiếm hoi) của mình đã theo tôi suốt cả buổi chiều hôm ấy, và đã cùng với tôi đi vào giấc ngủ.

Nửa khuya, tôi thức giấc. Tôi vẫn luôn thức giấc vào giấc đó.  Và đó cũng là lúc mà tôi hay lò dò trở về … chốn cũ!  Như một công dân “part – time” của nước Hoa Kỳ, tôi chưa bao giờ sống hết mình và hết tình nơi quê hương mới.  Hơn nửa đời lưu lạc, tôi vẫn cứ sống mộng mị –  theo kiểu “ngày ở / đêm về” – như thế.

Tôi thường trở về Đà Lạt.  Đây là nơi mà tôi đã lớn lên, và đã ướp đẫm tuổi thơ (cũng như tuổi trẻ của mình) bằng rất nhiều đặc sản của núi rừng: nuớc hồ Xuân Hương, sương mù, phấn thông vàng, mùi cỏ khô của Đồi Cù, cùng với hàng trăm loại hương hoa man dại.

Có dạo, tôi hay trở về những đồi trà, đồi bắp, đồi khoai mì – bao quanh trại cải tạo Tân Rai –  ở Blao.  Tôi cùng lũ bạn tù cứ đi trong nắng sớm, trên những con đường mịn màng (thơm nồng mùi đất) sau một đêm mưa.  Cũng có khi tôi về lại Sài Gòn, ghé thăm một người bạn đồng đội, chỉ vừa mới biết sơ, qua một bài báo ngắn – của ký giả Bùi Bảo Trúc:

“ Sáng nay mở e-mail ra đọc, tôi nhận được từ một người không hề quen biết, không kèm theo một giòng chữ nào, bức hình một người đàn ông mà tôi cũng chưa gặp bao giờ.  Hình chụp người đàn ông đang ngồi trên giường có trải chiếu, đằng sau là bức tường loang lổ, hoen ố những vết đen mốc.  Ông có một bộ ria, tóc dầy và đen, một mắt to, một mắt nhỏ mà tôi nghĩ là bị hư, chỉ còn một con.  Ông không còn chân tay.  Hai chân bị cụt trên đầu gối.  Và hai tay cụt ở trên khuỷu tay, gần nách.”

“Trong hình có ghi tên ông.  Ông tên là Thìn, Nguyễn Văn Thìn.  Năm sinh được ghi là 1952.  Hàng chữ phía dưới cho biết ông là thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa.  Đơn vị cuối của ông là Trung Đoàn 49, Sư Đoàn 25 Bộ Binh.  Cấp bậc của của ông là Trung Sĩ Nhất.  Ông sinh năm 1952, tuổi Thìn nên tên cũng là Thìn.  Ông không còn chân tay.  Từ 30 năm nay, ông không có chân, cũng không có tay.”

“Ông làm sao sống nổi qua bằng ấy năm không có hai chân mà cũng không có cả hai tay.  Tôi tưởng tượng, không khó khăn lắm, cũng vẫn thấy ra được những khó khăn của ông.  Trong một chế độ thân thiện với ông, ông cũng đã vô cùng bất hạnh vì thiếu con mắt, thiếu hai tay, lại thiếu luôn cả hai chân.  Huống chi trong một khung cảnh không thân thiện nếu không muốn nói là thù nghịch, thì ông còn khổ biết là bao nhiêu nữa.  Tôi không dám tưởng tượng thêm ra những chuyện khác trong đời sống hàng ngày của ông, nếu đó có thể gọi được là một đời sống.”

Người bạn đồng đội luôn luôn nhìn tôi với đôi mắt u buồn và lắc đầu ra dấu, như có ý nói là đừng đến thăm nhau nữa: “muộn mất rồi.”  Mãi sau này tôi mới biết là … muộn thật!  Trong những trang sổ tay cũ, khi viết về trung sĩ Nguyễn Văn Thìn, cách đây khá lâu, tôi đã có dịp phổ biến địa chỉ của ông: nhà số 9/8 đường Bông Sao, phường 5, quận 8, Sài Gòn.

Ảnh: photobucket

Độ một tháng sau, có độc giả báo cho tôi biết là họ đã gửi quà về biếu ông Thìn nhưng không còn … kịp nữa.  Ông bạn của tôi đã qua đời, vài tuần, trước đó!
Có đêm thì tôi về miền Trung, phần quê hương khốn khó mà trước đây tôi chưa bao giờ có dịp ghé qua, để thăm một đồng đội khác:

“Tôi phải vượt đường xa tít tăp từ Huế tìm đến nơi 1 anh Thương Binh mù hai mắt, cụt 2 tay lẫn 2 chân gần Lăng Cô … Tôi nhìn thấy anh Dương Quang Thương nằm xấp ngay ngạch cửa.  Tôi lên tiếng chào, anh bật ngồi dậy hỏi tôi là ai?”

“Qua những phút giây trao đổi, tôi thấy anh khóc, những dòng nước mắt lăn ra từ hai hố mắt sâu thẳm ấy làm tôi phải khóc theo.  Nghe tiếng người lạ, vợ anh từ sau hè chạy lên trên tay còn cầm nắm rau dền hoang vừa mới ngắt về để lo bữa ăn chiều, chị chào hỏi tôi rồi rót nước mời tôi uống …”

“ Thoạt đầu tôi chỉ nói tôi là người mang tiền và thuốc tây đến cho anh do bà con từ bên Úc đóng góp gửi về. Tôi gởi anh 100 đô Úc và 5 hộp thuốc tây.  Anh đã rưng rưng khóc lần nữa và cảm ơn nhiều lắm đến bà con ở Úc và Hội. Sau một hồi tâm sự anh nhắn gửi lời cảm ơn đến người điều hành Hội mà gia đình anh thường thư từ qua lại nhiều năm nay.

Tôi xúc động quá và cho biết là: Thưa anh chị chính tôi đây…  Nghe đến đó anh quờ quạng hai cái cùi tay còn lại lết thật nhanh về hướng tôi và ôm lấy tôi mà khóc.”

“ Vợ anh cũng khóc.  Tôi cũng khóc.  Người chạy xe ôm cũng khóc theo…  Sự hy sinh của anh quá lớn, hai mắt, hai tay và hai chân cho tổ quốc còn cá nhân chị đã hy sinh cả cuộc đời cho những người mà cả tổ quốc phải tri ân.  Chị đã khóc nhiều lắm vì những khó khăn đè nặng thân phận của người phụ nữ ốm o gầy còm cố vươn vai suốt hơn ¼ thế kỷ gánh gồng, ẵm bồng tắm rửa, đút ăn và những cơn lũ lụt khủng khiếp phải cõng chồng chạy tìm sinh lộ… Ra tới đầu ngõ, tôi và anh xe ôm vẫn còn khóc… “(Nguyễn Cảnh Tân, “Nỗi Sầu Riêng Hay Cái Đau Chung,” Việt Luận, 27 Oct. 2006).

TPB Dương Quang Thương và ông Nguyễn Cảnh Tân. Nguồn: Báo Việt Luận

Những giọt nuớc mắt của ông Nguyễn Cảnh Tân (2) tuy muộn màng nhưng vẫn hơn không. Chả hiểu còn có bao nhiêu ông Dương Quang Thương, và bao nhiêu bà vợ (đã hy sinh cả cuộc đời cho những người mà cả tổ quốc phải tri ân) nhưng hơn một phần tư thế kỷ qua chưa bao giờ có ai nhớ đến họ – nói chi đến chuyện khóc thương, dù muộn!

Ghi chú:

(1) – Cuốn Đỗ Lệnh Dũng giá 28 Mỹ Kim, kể cả cước phí, có thể đặt mua tại Tủ Sách Tiếng Quê Hương, P.O. Box 4653, Falls Church, VA 22044, USA.

(2) – Địa chỉ liên lạc của ông Nguyễn Cảnh Tân:
Hội Thiện Nguyện Cứu Trợ Thương Phế Binh Bị Lãng Quên Ở Việt Nam 42 Cardwell St – Canley Vale. NSW, Australia. Điện thoại: (02) 9728 3640.
Điện thư: VASFIVV@yahoo.com.au.

© Tưởng Năng Tiến

9 Phản hồi cho “Chiến Hữu”

  1. Quốc Tổ Mỹ Việt Đại Miếu ,www.quocto .broadcast .. xin kính thưa … Chúng tôi trân trọng với từng giọt mồ hôi của Người chiến Sỹ , tường tiếng thở dài , từng giọt lệ của người mẹ , người vợ , đưa con cu/a người chiến sỹ … Có thời chiến .. thời hoà … thời chiêm nghiệm suy tư … Kinh nghiệm Phim Root … tả những cảnh thê thảm , của Da đen trên nước Mỹ … bị chính cộng đồng người Mỹ Da Đen … tức chính con cháu các nạn nhân … không muốn xem , muốn chứng kiến , muốn thấy những cảnh đau thương tuỉ nhục của Tổ Tiên mình … . Kết quả nhà xuất bản Lỗ Vốn …có lẽ Thuý Nga học được những bài học này nên đã … Thường tình , thế gian tính Đại tiệc , pháo nổ , Hoa đang thì vỗ tay vô … chứ con nhà xác , nghĩa địa , run kêu rế nấc thì vắng lặng … Muốn cho con cháu còn nhớ tơí mình , hạnh diện về mình , theo mình thì mình Phải là kẻ Chiến Thắng … nhưng than ôi mình lại là kẻ chiến bại … Vậy làm sao bây giờ mong được cao kiến của Ông Tương Năng Tiến … trân trọng

  2. Nhân Nguyễn says:

    Toi hieu va truc tiep yem tro Hoi Cuu Tro TPB cua anh Nguyen Canh Tan trong nhieu nam qua, mac du cung bi nhung nhom xoi thit chong ph anh van tien toi muc dich cao ca ma anh da chon. Anh la mot quan nhan binh thuong trong binh chung tac chien mu xanh.Nhung anh da bo thoi gian dai hon 10 nam qua thanh lap va van dong khap cac tieu bang ben Uc Dai Loi (Australia) su kien tri va quyet tam lo cho tat ca anh em TPB khong phan biet binh chung nao tu Quang Tri den Ca Mau, anh da di den tung thon xa heo lanh tim tham truc tiep tung gia dinh,cung cao bong bang, thuoc tay va chinh tay anh da thay bang, rua vet thuong cho cac anh TPB suot trong thoi gian qua. Anh da nga benh tai bien mach mau nao tren duong tham vieng anh em TPB ben qua nha. That toi nghiep,anh bi liet ben phai tu nam 2008. Anh duoc dua ve Uc Dai Loi (Australia) dieu tri. Sau thoi gian anh tu tap lay va boi loi do hien the anh san soc va dua anh di tap hang ngay.Sau khi di duoc (khap khenh) chan phai vatay phai anh con yeu nhung anh khong nam yen mà van tiep tuc lo va tro ve tham giup anh em TPB ben que nha. Ca nhan toi, gia dinh toi, ban be toi va dong huong ben Australia vo cung kinh phuc va xin viet len day cho tat ca ba con khap noi,dong doi khap noi hieu them ve Nguyen Canh Tan neu co the duoc xin co loi tham hoi,dong vien anh chị ay cung thanh vien cua anh them tinh than va vuot qua nhung kho khan cua benh tat. Xin cam on ba con da doc loi nhan cua toi den hang cuoi cung nay.

  3. Nam says:

    muon doc bao mang o VN de nhat la vao anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.saigonbao.com va chon web cac bao de doc !

  4. GayTre says:

    Cái gì ”chiếnhữu”, tàolao?!,
    Trên trời dưới đất, chẳng anh nào hơn tôi!
    Chẳng kwa giảdối, đãibôi,
    Khi cần thì bèbạn, ”ăn hàng” rồi là báibai!!!

  5. Minh Quân says:

    Xin đừng vì nhửng con sâu mà làm rầu nồi canh …..trong cuộc gây quỷ cho TPB vào ngày 19 tháng 6 vừa qua, anh em cựu quân nhân QLVNCH, không phân biệt cấp bực đả tận lực trong ngày này
    …gần 2 giờ sáng, vẩn thấy một vị cựu Trung Tá, kéo thùng rác đi dọn dẹp Hội Trường….
    Dù đả tuổi 60 ngoài chúng tôi vẩn không quên các chiến Hửu còn ở lại VN
    Đại Bàng 68

  6. minh tran says:

    Thường giờ muốn tổ chức gây quỹ, muốn thu hút người hưởng ứng, BTC phải tổ chức cho khác đến ăn khiêu vũ. Nói với họ, quý vị nhảy nhót 365 ngày rồi, bưã nay vì những người TPB thiếu chân thiếu tay, chúng ta nên làm một nghioã cử đẹp đối với họ. Vậy mà không có dạ vũ khách vắng hẳn! Anh Cảnh Tân cùng bạn hữu cuả mình cầm lon tại các hội chợ tết để xin khách du Xuân cũng vất vả lắm, dù các anh cũng là cựu chiến binh già!!!
    …..
    Cứ kể ra trong chúng ta cùng là một con người. Trước hết, chúng ta có trách nhiệm với gia đình, bạn bè, tổ quốc và rộng hơn nữa về tình người, tình nhân loại.
    Hôm qua, tình cờ tôi biết tin Nguyễn Minh Chánh “Quasi.” Kể về tình người, trong chúng ta, ai có điều kiện giúp đỡ anh trong lúc khó khăn này, đều tốt cả, chỉ nói riêng về tình giữa con người với nhau, chứ chưa kể đến tình bạn, tình gia đình, tình chiến hữu.
    Khi biết tin anh là một chiến hữu xưa, cùng mặc áo màu sóng biển, dù không biết nhau, tôi cũng là một thương binh loại nhẹ. Tôi vội vàng liên lạc với bên tổng hội báo về trường hợp của anh để xin giúp đỡ. Nói đúng ra gọi là tổng hội, nhưng quỹ hội cũng đâu có, hoặc có cũng rất hạn hẹp, vì chỉ tổ chức họp nhau lại để hàn huyên giúp đỡ nhau trong tình thân ái lúc tuổi già. Những người lính cũ như chúng tôi, những người trẻ nhất cũng trên 50 tuổi còn lại đều đã già. Năm tháng tù tội dưới chế độ mới, rồi sau đó mới đi định cư. Qua nước người ở tuổi tác lớn, tìm được việc làm cũng khó, mà sau thời gian đi làm giờ có hưu thì lương cũng chẳng có bao nhiêu. Nếu có giúp được bạn mình thì các anh cũng lại tự kêu gọi kẻ ít người nhiều bỏ tiền túi ra giúp chứ quỹ đâu có mà cho.
    Sở dĩ tôi hơi dài dòng là để trả lời về vài người bạn không hiểu hoàn cảnh của chúng tôi, bạn Ngũ Hành Sơn nói: “Chờ các anh bên đó xác minh xong thì gạo đã thành cơm!” Vâng, không có quỹ lấy gì mà giúp hở trời! Hiện ở hải ngoại có rất nhiều hội đoàn yểm trợ TPB/QLVNCH, nhưng cũng chỉ giúp được một số các anh em TPB phân loại 3. (Loại 3 là loại nặng nhất như cụt chân, tay, mắt và không thể làm việc kiếm sống được) Vì với mấy chục năm chiến tranh, số TPB hiện nay con số cả hằng trăm ngàn. Riêng TQLC có một danh sách cũng dài những anh em TPB loại 3 này, hằng năm Tổng hội cũng gửi chút quà gọi là yên ủi nhau chứ cũng chẳng thể nuôi sống nổi anh em.
    Vì vậy, khi nhận được tin một người nào đó, không rõ lý lịch thì làm sao dám kêu gọi anh em, vì cứ có tên là giúp có lẽ chẳng bao giờ đáp ứng nổi. Riêng trường hợp anh Quasi, anh cho biết rõ người đại đội trưởng của mình, tôi liên lạc trực tiếp với người đó, và anh cho biết có vài người bạn đã báo cho anh trước tôi về Quasi, anh liền nhờ người em liên lạc nhưng có một số sự kiện thông tin không chính xác nên anh có chần chừ, nhưng nói sẽ nhờ em đến bịnh viện để thăm Quasi lần nữa để hỏi cho ra lẽ.
    Dù sao, tôi cũng đang chờ kết quả, có gì cũng sẽ nói lại, và Entry này phần nào trả lời những thắc mắc của bằng hữu về một trường hợp khẩn cấp. Đúng như Ngũ Hành Sơn nói: “nếu đợi được thì gạo đã thành cơm!” Lực bất tòng tâm là vậy!

    Xin trích đăng lại lời Comment của độc giả để quý Đại bàng, Niên trưởng cùng các chiến hữu đọc cho biết.

    nguhanhsonn wrote on May 31, ’09

    Cảm ơn anh. NHS đã khóc khi đọc tâm sự của anh… và cũng bởi vì bức xúc mong các anh tha thứ.

  7. John Pham says:

    That cam dong truoc nhung hy sinh cao ca cua nhung anh hung cua to quoc va nhung nguoi vo. co the noi nhung nguoi dan ba nay la nhung bac thanh nhan cao qui.
    Mong sao som dep duoc bon CS de chung ta den on phan nao cho nhung tam guong hy sinh cao qui nay.

  8. Hai lua says:

    Tap the Anh em Cuu quan nhan QLVNCH xin doai hoai den cac Anh em Thuong phe Binh VNCH ho da bi lang quen ,Hay nhin mot chut Bia Ruou cung Chia se noi Dau va Thieu thon cua Anh Em Thuong Phe binh VNCH Toi xin ung HO het minh voi kha nang cua Minh ./.

  9. hung luu says:

    that la tham thuong cho ho, hien dang qua nhieu de bao ve mien nam viet nam roi ho duoc nhung gi?
    con cac vi HO cung di tu cong san ,khi ra hai ngoai ho chi lo to chuc nhung cuoc hoi ngo de duoc an uong no say ho quen mat nhung nguoi linh duoi su chi huy cua ho nay chi con la nhung con nguoi khong du an ,ao khong du am .CAC VI SI QUAN OI CU TIEP TUC AN UONG NO SAY DI

Phản hồi