WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Hữu Liêm: Dân chủ pháp trị

Người viết bài điểm sách này, tuy không có những kiến thức chuyên môn về pháp luật mà chỉ dựa trên tính hợp lý của cơ sở lý luận, xin giới thiệu với bạn đọc một công trình biên soạn rất nghiêm chỉnh về “pháp trị” (cai trị bằng pháp luật) trong lãnh vực cơ chế và về giá trị của pháp luật đối với các lý tưởng, nhu cầu quốc gia và công dân.  Sách dày 362 trang, gồm 11 chương.  Xin được lần lượt giới thiệu nội dung của từng chương sách.

Chương 1: “Ý nghĩa và bối cảnh lý luận” nhằm trả lời những câu hỏi “luật pháp là gì?  Tại sao phải có luật pháp?”  bằng cách trình bày hai trường phái tiêu biểu trong lịch sử luật học phương tây là “duy lý luận tiến hóa” (evolutionary rationalism) và “duy lý luận xây dựng” (contructivist rationalism).  Pháp luật là cơ chế mang tính hợp lý, mang giá trị chính thống, nhằm thỏa mãn nhu cầu tổ chức của xã hội một cách thích đáng.  Pháp luật đòi hỏi tính văn minh cao để có được sự tôn trọng và tin tưởng của các đối tượng liên hệ.  Nếu chưa có cơ sở văn hóa thích hợp thì xây dựng xã hội pháp quyền đòi hỏi phải vượt qua nhiều khó khăn, phải tạo được những con người khí khái vì lẽ phải và cho lẽ phải.  Tinh thần công dân rất cần thiết cho một thể chế pháp trị và xã hội pháp quyền đã bị tiêu cực hóa rất nhiều qua lịch sử chến tranh Việt Nam gần đây.  Tiến trình nào có thể giúp Việt Nam bắt kịp pháp luật tây phương, hòa nhập với thế giới?  Tác giả đưa ra hai đề nghị:  cơ sở lý luận tây phương; thế thương tôn và tất yếu của pháp quyền pháp trị.

Chương 2: “Luật pháp và trật tự xã hội” bàn về nguyên tắc trật tự xã hội, nhu cầu và nội dung của trật tự chính trị, trật tự pháp chế cho Việt Nam.  Theo tác giả, pháp luật nhà nước phải mang tính ưu tiên với tục lệ làng xóm (phép nước không thể thua lệ làng).  Tuy nhiên, luật pháp quốc gia phải xây dựng trên cơ sở thực hiện được nguyện vọng chung cho từng vùng, từng địa phương. Tác giả cũng trình bày những nguyên tắc pháp lý có thể ngăn chặn và hóa giải mâu thuẫn tôn giáo.

Chương 3: “Luật pháp và công lý” bàn về pháp luật như là một phương tiện để thực hiện công lý. Công lý có hai vế: công bằng và hợp lý. Công lý thiết lập tiêu chuẩn cho pháp luật.  Cứu cánh của pháp luật là thực hiện một trật tự xã hội thỏa mãn được nhu cầu công lý.  Cái khó không phải ở chỗ xác nhận lý tưởng công lý như là cứu cánh và nội dung của trật tự xã hội, mà là sự lựa chọn công lý nào?  Cho ai?  Là gì?  Tác giả trình bày những quan niệm công lý từ Plato, qua Marx, đến Rawls.

Chương 4: “Cán cân công lý và trật tự” bàn về những ý niệm thể hiện công lý trong truyền thống pháp lý Âu Mỹ, về trật tự pháp lý và về một thể thức để thiết kế một trật tự công lý cho Việt Nam.

Chương 5: “Luật pháp và tự do” bàn về tương quan giữa tự do và công lý, về tự do như là một cứu cánh của một cơ chế dân chủ pháp quyền, về sự đối chọi giữa chính quyền và cá nhân, về tương quan giữa cá nhân và tập thể.  Pháp luật giúp con người thực hiện được nguyện vọng được trưởng thành trên tiêu chuẩn của xã hội.  Khi tư duy và nhân cách trưởng thành thì con người được tự do hơn.

Chương 6: “Luật pháp và đạo đức” bàn về đạo đức như là cơ chế tinh thần cai quản nội tâm và pháp luật như cơ chế tổ chức cai quản hành vi, về đạo đức cai quản mầm móng, trong khi pháp luật quản chế những động tác có hại cho xã hội.  Đạo đức tạo nền tảng bổ sung nhưng không thể thay thế pháp luật trong một xã hội tiên tiến.  Mặt khác, pháp luật cũng không thể hoàn toàn thay thế đạo đức.  Đạo đức ở đây được định nghĩa theo xã hội học, tức là một nền tảng giá trị có lợi cho xã hội và phát huy được hướng đi về chân, thiện, mỹ cho con người.  Trong phần bàn về đạo đức như nền tảng biện minhcho pháp luật và về đạo đức như nguyện vọng tiến hóa, tác giả đã phân tích cái nhìn duy kinh tế của Marx và rút ra kết luận rằng tiền đề chính trị Mác-xít không thể giải quyết được thế đứng của pháp luật.  Theo tác giả, những người có trách nhiệm với Việt Nam hiện giờ và trong tương lai phải lấy lại cái nội dung tư tưởng mà tổ tiên ta (như lê Lợi, Nguyễn Trãi) đã khởi xướng để tích luỹ giá trị cho xã hội nhằm tạo điều kiện và phương tiện phát triển quốc gia.

Chương 7: “Luật pháp và kinh tế” bắt đầu với những khái niệm con người pháp lý và con người kinh tế và tiến trình đồng quy giữa pháp luật và kinh tế ở Âu-Mỹ.  Pháp luật dần dần trở nên một công cụ quan trọng và cần thiết, không có không được cho kinh tế.  Kinh tế, ngược lại, quyết địng bản chất của pháp luật.  Pháp luật phải được tạo dựng trên cơ sở tính toán lợi hại từ lãnh vực kinh tế cho đến xã hội.  Sau đó tác giả bàn về vai trò của luật gia và kinh tế gia; về hợp đồng và khế ước như cơ chế pháp lý cưỡng bách của chữ tín; về pháp luật xác định nội dung quyền tư hữu, luật lao động, luật thuế khóa, luật kinh doanh; về công lý kinh tế với sự thất bại của chủ nghĩa xã hội hiện thực và giải pháp cấp thiết mà Janos Kornai (một nhà kinh tế chính trị học nổi tiếng trên thế giới) đề ra cho Hungary.

Chương 8: “Luật pháp và quốc gia” xem quốc gia như một cơ chế pháp lý thể hiện được một trật tự quy tắc (tiêu chuẩn) để thỏa mãn nhu cầu hiện hữu của cá nhân.  Nội dung chính trị của trật tự này là quyền hành cưỡng bách đặt cơ sở trên ý niệm chủ quyền quốc gia (sovereignty).  Tính chính thống (legitimacy) của chính trị phải được xác định bởi pháp luật.  Quyền hành phải bắt nguồn từ sự công nhận và phục tùng của quần chúng khi họ đóng được vai trò công dân.  Pháp luật phải vạch rõ một biên giới giữa cá nhân và chính quyền khi chính quyền nhân danh quốc gia để thực thi vai trò cưỡng chế cá nhân.  Quốc gia phải chỉ là một cơ chế pháp nhân sau khi lột hết những lớp áo lịch sử, tính cảm (lòng yêu nước) và truyền thống.  Sau đó, tác giả đi vào cụ thể, trình bày vấn đề hiến pháp và quốc gia, những nguyên tắc hiến pháp (xác định chủ quyền quốc gia, phân quyền, quyền công dân, bổn phận công dân, sửa đổi hiến pháp), vấn đề chính thống và biện minh của quyền hành cưỡng bách.

Chương 9: “Luật pháp và chính trị” bắt đầu với một quan điểm về chính trị mà đầu mối là sự tương quan giữa công dân và quốc gia.  Tác giả cho rằng cần phải vượt qua thứ bản chất chính trị của cai quản bằng bạo lực (từ phía chính quyền) và sự sợ hãi (của quần chúng); loại tác phong chính trị “Tam Quốc” của thủ đoạn, bạo động, phi đạo đức; kiểu suy nghĩ duy bạo lực “đấu tranh giai cấp.”  Sau đó, tác giả trình bày tư tưởng pháp trị của Hàn Phi (đời Tần Thuỷ Hoàng ở Trung Quốc), bàn về chính trị dân chủ, về vai trò của pháp luật trong việc giới hạn khuôn khổ tung hoành của chính trị dân chủ, về nguyên tắc tự kiềm chế của pháp luật trước những tranh chấp có nội dung thuần chính trị, về khả năng văn minh hóa chính trị của pháp luật.

Chương 10: “Chuyển tiếp chính trị” đặt vấn đề chuyển tiếp từ chính trị giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân sang chính trị phát triển đất nước.  Trên cơ sở của luận điểm “Chính trị sẽ được dân chủ hóa một khi kinh tế đã trưởng thành,” tác giả đặt vấn đề “làm sao cập nhật hóa, thích hợp hóa, và hiệu năng hóa các đạo luật đề thiết kế nền tảng pháp lý cho nhu cầu phát triển kinh tế” và đưa ra giải pháp cấp tốc cho Việt Nam.  Sau đó tác giả bàn về chuyển tiếp chính trị từ cộng sản sang dân chủ bằng cơ chế pháp luật, về kinh nghiệm Ba Lan.

Chương 11: “Luật pháp và lịch sử” nhìn lại lịch sử qua tiến trình tiến hóa của triết học Tây phương, ý thức trật tự xã hội và pháp luật.  Cuối cùng tác giả nhìn lại lịch sử cận đại Việt Nam, nhận định “người Cộng sản làm chủ được năng lực cách mạng dân tộc thời đại và thành công đánh đuổi thực dân Pháp… Tác phẩm kinh tế, chính trị, lịch sử hiện nay của Việt Nam là của Đảng CSVN…  Nhân loại đã đổ quá nhiều máu xương và nước mắt để thử nghiệm xã hội chủ nghĩa.  Cái mà người CSVN phải công nhận bây giờ là xã hội chủ nghĩa không có tương lai cho nhân loại và cho dân tộc.  Nghĩa là, yêu nước là phải từ bỏ xã hội chủ nghĩa.  Lúc nầy và bây giờ.”

Người viết bài điểm sách này nghĩ rằng bất cứ ai có tìm hiểu nghiêm túc ít nhiều về tình hình Việt Nam đều có thể nhận diện ngay được một xã hội rối loạn, gần như không pháp luật. Đã có nhiều ý kiến nói lên sự cần thiết của việc xây dựng một nền tảng pháp quyền, pháp trị.  Tuy vậy, ít người hiểu sâu sắc được rằng pháp quyền, pháp trị hóa xã hội chính là quá trình xây dựng cơ chế và tinh thần xã hội công dân.  Quá trình này đòi hỏi thời gian, ổn định tiến hóa chính trị, phát triển kinh tế, trưởng thành về tổ chức, nâng cao văn hóa và dân trí.  Pháp quyền, pháp trị hóa xã hội còn cam go hơn cả dân chủ hóa xã hội.

Nhưng không có pháp quyền pháp trị thì khó có thể phát triển kinh tế lâu dài.  Đây là một cái vòng lẩn quẩn mà một xã hội phải thoát ra.  Bắt đầu từ đâu?

Theo tác giả Nguyễn Hữu Liêm, “Nếu độc tài chính trị mà kinh tế được phát triển thì trật tự và ổn định sẽ được duy trì.  Chính trị sẽ được dân chủ hóa một khi kinh tế đã trưởng thành.  Vấn đề chưa phải là dân chủ hóa toàn thể chính trị nhất là lúc còn đang nghèo đói, lạc hậu như ở Việt Nam bây giờ (1991).  Bước ngoặt trước tiên là khởi sự thiết lập một nền tảng pháp trị.  Một chính quyền không dân chủ, một tập thể lãnh đạo dựa trên tổ chức, sức mạnh bạo lực của ý thức hệ vẫn có khả năng thiết lập những định chế pháp luật hợp lý, hợp thời, thích đáng và hổ tương cho nhu cầu phát triển kinh tế.  Giải pháp cấp tốc cho Việt Nam phải bao gồm: (1) Tách rời luật pháp ra khỏi chính trị. (2) Giảm thiểu lối cai quản bằng nghị quyết và quyết định từ hành pháp.  (3) Thiết lập một cơ chế công lý bao gồm cơ sở tòa án, nhân sự, thù tục, điều lệ cấp bách để hầu thi hành nội dung luật pháp.”

Nếu những đánh giá trên đây của tác giả Nguyễn Hữu Liêm là đúng thì người viết bài điểm sách này thấy cũng cần làm sang tỏ vấn đề hơn bằng cách đưa ra vài câu hỏi.  Người cộng sản vẫn thường quan niệm rằng pháp luật là ý chí của giai cấp nắm chính quyền trong một xã hội nhất định, được xây dựng thành luật lệ.  Pháp luật và quyền luật pháp xã hội chủ nghĩa là một trong những phương tiện chủ yếu mà đảng cộng sản (nhân danh giai cấp công nhân và nông dân) sử dụng để củng cố vai trò lãnh đạo và những lợi ích của họ.  Như vậy liệu tập thể lãnh đạo đảng CSVN có thể đồng ý với nhau về nhu cầu khởi sự thiết lập một nền tảng pháp trị để giới hạn khuôn khổ tung hoành chính trị của đảng ấy?  Liệu họ có khả năng thuyết phục tập thể đảng viên của họ ráo riết đổi mới tư duy, thực hiện pháp quyền, pháp trị hóa để tự kiềm chế?  Phải chăng cái vòng lẩn quẩn lại xuất hiện?

© Đồng Đăng

© Đàn Chim Việt Online

11 Phản hồi cho “Nguyễn Hữu Liêm: Dân chủ pháp trị”

  1. Bac Pham says:

    Cứ nhìn thấy tên Nguyễn Hữu Liêm là lại …
    (BBT cắt)

  2. Hội 2 luật sư NGÒAI và TRONG Nước

    1. NGUYỄN HỮU LIÊM ngòai Nước
    ======================
    Nhân sĩ (sữa thì đúng hơn !!) Nhân sữa NGUYỄN HỮU LIÊM Việt kiều Mỹ được Hà Nội dùng làm cái loa ở Hải ngọai

    (BBT cắt)

  3. Võ Hưng Thanh says:

    MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ VÀ PHÁP TRỊ

    Dân chủ nói cho cùng lại, là không ai có quyền quyết định thay ai về vấn đề gì nếu không được tự họ tự do chấp nhận trong xã hội. Như thế, dân chủ luôn đi đôi với sự tự ý thức, sự tự hành động theo như mình muốn, mà không thể bị chi phối bởi bất kỳ người nào khác. Nguyên tắc dân chủ rõ ràng là sự bình đẳng. Phạm vào nguyên tắc bình đẳng cũng là phạm vào sự dân chủ. Chẳng hạn, mình cho niềm tin nào đó của mình là hay, cho quan niệm nào đó của mình là tốt, dùng mọi cách để bắt buộc người khác, hoặc mọi người, hay xã hội, phải làm theo, thế là không còn dân chủ, đi ngược dân chủ. Bởi vì quyền nhận thức, quyền hành vi, quyển quyết định, là luôn tùy thuộc vào năng lực, trình độ, sự lựa chọn riêng, nên không ai có thể được gọi là hay hơn ai cả. Đó chính là nền tảng của dân chủ. Còn pháp trị là gì ? Là chỉ dùng kỹ thuật pháp luật để quản lý, điều hành xã hội. Không thể điều hành xã hội theo riêng sở thích, ý muốn, ý chí, mục đích của bất cứ ai, hay tập thể nào cũng vậy. Pháp trị như vậy có nghĩa là phải dựa trên luật pháp do mọi người thừa nhận, do toàn dân lập ra. Nhưng nếu pháp luật lại bị sự chi phối nhất định trong các phương diện nào đó của một người, của một số người, hay của một tập thể nào đó, thì đó vẫn là nhân trị, mà không phải là pháp trị. Luật pháp theo nghĩa pháp trị, bắt buộc phải là luật pháp dân chủ. Luật pháp theo kiểu nhân trị, là luật pháp theo sở thích, theo ý muốn, theo mục đích của người có quyền tạo ra nó, hay lèo lái luật pháp đó theo ý thích chủ quan riêng của mình. Thế thì nói chung lại : dân chủ đích thực = pháp trị. Dân chủ không đích thực, hay phi dân chủ = nhân trị. Cũng có nghĩa, dân chủ pháp trị là tính phổ biến, là tính khách quan. Còn dân chủ phi pháp trị, hay dân chủ kiểu nhân trị, tức là phi dân chủ, là tính cách quản lý, điều hành xã hội chỉ theo ý chí, theo chủ quan, theo chủ đích, theo sở thích riêng nào đó, của lực lượng nào đó, mà không phải là theo yêu cầu khách quan của toàn xã hội.

    VHT

  4. Lê Tửng says:

    Tôi đề nghị Ls Nguyễn Hữu Liêm nên gởi thẳng “bài viết công phu” nầy về cho nhóm lãnh đạo CS ở VN. Có như thế mới khỏi phụ công tổ chức của “đảng ta” và không xấu danh của một thành viên “Đại Hội Việt kiều”.

  5. Hung says:

    Toi muon co dc cuon sach nay thi kiem o dau?

  6. ,tư says:

    tôi ở Việt nam , luật ở Việt nam đề ra cũng không đến nỗi nào ,như công dân có quyền tự do ngôn luận, nhưng có đứa nào nó cho tự do ngôn luận,có ở trong đàn trâu với biết trâu bẩn

  7. henryholzmann says:

    Vì công cuộc đấu tranh dân chủ cho nhân dân Việt nam đạt được thành công và cũng vì mục đích truyền đạt thông tin và tư tưởng thật sâu rộng cho mọi tầng lớp người đọc trên trang web này. Tôi mạn phép góp chút ý kiến với các Bác viết bài trên trang Đàn Chim Việt.
    Chúng ta nên hạn chế dùng những cụm từ có chứa hai từ PHƯƠNG TÂY khi diễn đạt ý kiến cũng như quan điểm. Vì chúng có thể làm người đọc rơi vào sự lầm tưởng với thế giới PHƯƠNG TÂY, ở một khía cạnh khác, những thông tin chúng ta đem đến cho người đọc phải có tính quần chúng, thực tiễn, dễ hiểu cho mọi giai cấp người đọc ở trong cũng như ở ngoài nước.
    Thay vì chúng ta viết: Những giá trị dân chủ, nhân quyền ở phương tây / Cơ sở lý luận phương tây / hay là thế thượng tôn pháp quyền pháp trị phương tây v.v…
    Ta nên viết: Cơ sở lý luận đương thời ở những nước đã phát triển và hội nhập với thế giới / Thế thượng tôn pháp quyền pháp trị của luật pháp do Nhân Dân xây dựng nên / Giá trị dân chủ và nhân quyền – giá trị tự nhiên của mỗi người dân
    Chúng ta cần khai thác triệt để tư tưởng của Xu Hướng Hội Nhập Với Thế Giới và Thời Đại Toàn Cầu Hóa làm phương thức đấu tranh đem lại Nhân Quyền – Dân Chủ – Tự Do cho Nhân Dân Việt Nam ta.

  8. Cái mà nhà nước CHXHCN Việt Nam đang cần, nhân dân Việt Nam đang mong muốn, đất nước đang chờ đợi là sự thay đổi não trạng, phát triển tư duy phù hợp với xu thế văn minh, dân chủ của toàn cầu chứ không phải là văn bản luật. Cái mà bác Nguyễn Hữu Liêm nói chỉ là một sự lặp lại, nhai lại cái mà nhà nước ta đã và đang trình diễn, phô trương trên giấy tờ, trên báo đài, nơi đầu đường xó chợ từ mấy chục năm nay. Luật thì có nhưng là loại luật “Hàng Mã”, luật “Âm Binh”. Chính xác hơn, như lời bà LS. Ngô Bá Thành, cựu đảng viên CS, “Việt Nam có một rừng luật, nhưng tất cả đều là luật rừng”. Cô LS. Lê thị Công Nhân (Bị tù ba năm một cách vô lý, vô luật) vừa được nhà nước thả hôm trước thì hôm sau đã bị công an bắt lại, không biên bản, không trát đòi, không lý do…thì đó là luật gì, chính thể gì?

  9. Chot says:

    Dựa vào sự tóm tắt của bài viết này về cuốn sách “Dân Chủ Pháp Trị” của Liêm thì đây chỉ là sự bao gồm những bài học sơ đẳng mà bất cứ một học sinh trường Luật nào cũng phải thuộc lòng. Không thể coi cuốn sách này là một “công trình biên soạn công phu” được, nó chỉ là sự gom góp những lần trả bài khi Liêm còn đi học. Vận dụng những kiến thức học trò này vào Việt Nam, Liêm muốn biện minh cho cái gọi là “độc tài chính trị” của băng đảng thống trị trong nước và kêu gọi toàn dân cứ để cho “nền dân chủ” tự nó bò tới : “Nếu độc tài chính trị mà kinh tế được phát triển thì trật tự và ổn định sẽ được duy trì. Chính trị sẽ được dân chủ hóa một khi kinh tế đã trưởng thành …”.
    Đến bao giờ kinh tế mới trưởng thành để có được “nền dân chủ tự diễn biến” ? Kinh tế Việt Nam có phát triển chút đinh được không nếu mỗi năm không có hàng chục tỉ đô la gửi về từ người Việt Hải Ngoại ? Ngoài những thành phố lớn, tuyệt đại đa số dân Việt Nam vẫn đang sống trong nghèo đói. Họ nghèo đói vì bị ăn cướp triền miền năm này qua năm khác từ đời cha đến đời con. Chỉ nói riêng về dân miền Nam, khi chưa bị “giải phóng” không có ai là thiếu áo mặc cơm ăn, bây giò sau 35 năm họ đã khóc lên vì mừng rõ khi nhận được mấy ky gạo từ đồng bào hải ngoại gửi về. Nguyễn Hữu Liêm và những tên “Việt Kiều Yêu Nước” về Việt Nam được rượu ngon gái đẹp đón tiếp sống trong xa hoa, làm sao thấy được những giọt nước mắt mừng rỡ vì vài ky gạo.
    Đây chỉ là 1 trong hàng ngàn điều muốn nói sau khi đọc xong phần tóm tắt nội dung một “đại tác phẩm” của Liêm từ bài viết này.

  10. kinh ky says:

    Tình cờ đọc bài nầy.Vô cùng hoan nghênh một sáng tác nghiêm chĩnh về̀ DÂN CHŨ PHÁP TRỊ cũa tác giã Nguyễn Hữu Liêm.Vì tình hình thời sự hiện nay cho phép chúng ta tin tưỡng rằng :cơ hội xây dựng lại đất nước một cách toàn diện đang đến gần,mặc dù khó khăn còn đó.v.v.Trong câu kết luận chũa bài chũ nầy.Tôi cũng xin thưa rằng:Dựa vào cái lý duyên sinh,duyên hợp cũa Phật pháp có nghĩa rằng bất cứ mọi sự kiện từ vật chất đến tinh thần trong vũ trụ, nếu còn đũ duyên thì còn hợp,và nếu không đũ duyên hoặc hết duyên thì phãi tan hoại…Đãng Cộng sãn Việt Nam cũng không ngoại lệ.Nhưng trước khi tan hàng phãi làm một cái gì dứt khoát đễ hoàn toàn có lợi cho dân tộc thì quí lắm thay…cho nên mới nói,những gì thuộc công hay tội, tốt hoặc xấu trên thế gian đều được lưu giữ,ghi chép lại rất là công bằng cho hậu thế phân minh phán xét.

    • “80 năm đời ta có đảng”, Đảng Cộng Sản Việt Nam và nhà nước CHXHCN Việt Nam đã có một thời gian dài, dài hơn bất cứ một chế độ nào cần để xây dựng và thực thi cái “Dân Chủ Pháp Trị”, nhưng 80 năm qua, cái “Dân Chủ Pháp Trị” ấy chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền. Đất nước vẫn luôn nghèo đói, giáo dục luôn trì trễ, lỗi thời, chính trị thì bế tắc, luật pháp thì rối loạn, tùy tiện, luân lý, đạo đúc thì suy đồi, cơ cấu xã hội bể rạc, rách nát….một nhà nước như thế thì có gì để hy vọng, có gì để vênh váo, có gì để tự hào?!!!

      Nhân dân trong nước đã mất niềm tin, đồng bào hải ngoại mất niềm tin. Tất cả đều có chung cái nhìn khinh bỉ, mĩa mai về một chế độ dối trá, bất lực. NHL đang đội đá vá…niềm tin. Ông sẽ chẳng thay đổi đuợc ai nếu như ông chưa thay đổi chính mình, cái ông cần là hợp tác với dân tộc mình để lăn đi một viên đá đã mọc rêu.

Leave a Reply to Người Sông Lam.