WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đặng Thùy Trâm: Con Tim chân chính

Hơn hai mùa Thu trước đây, nhân một buổi họp mặt Đàn Chim Việt hằng năm với tác giả và thân hữu tại Montréal tôi có dịp nói chuyện với ông Bùi Tín về bác sĩ Đặng Thùy Trâm, về bài viết của mình về cô vừa đăng trên mạng.  Lúc đó vừa trở lại Bắc Mỹ sau một cuộc hành trình Việt Nam từ Nam chí Bắc, có lẽ do một ngẫu nhiên về tâm linh, tôi tình cờ đọc Nhật Ký Đặng Thùy Trâm trong khi đi qua các địa danh mà cô đã sống qua.
   
Cảm thông sâu xa được với người thiếu nữ trẻ (ra trường thuốc năm 24 tuổi và bỏ mình cho quê hương năm cô vừa chớm 27 cái xuân xanh) phải chăng là một nỗi niềm tâm sự chung nối liền người trong và ngoài nước, những tâm hồn Việt tuy sống chia cách về thời gian và không gian, vẫn chùng một mối tơ lòng khắc khoải về đất nước, bất kể những chủ nghĩa quái ác mà họ phải theo?

Hè năm nay, tháng 8, 2008, tôi lại có dịp gặp ông Bùi Tín nhân dịp ông ghé San José thăm người nhà. Tình cờ vừa đọc xong ấn bản Anh ngữ Last Night I Dreamed of Peace: The Diary of Đặng Thùy Trâm khi tâm tư lại dấy động về con người đa cảm này, tôi lại bày tỏ và chia xẻ với ông nỗi xúc động mãnh liệt của mình về một con người nhân hậu như cô, suốt tuổi thanh xuân  đã sống cho tình người (nếu không nói là tình yêu) chẳng may lại bị nhà nước Cộng sản bóp méo mối tình cảm chân chính của mình bằng cách thêu dệt thêm những dữ kiện bất cập.

“Ôi, người ta còn lạ gì chuyện vẽ râu của đảng, lúc ấy cô Thùy Trâm bị địch bao vây trong một trận đánh càn, phải bỏ bệnh xá tìm đường tẩu thoát, bị đói lả, cô chỉ lo sao bảo vệ được sinh mạng của các bệnh nhân trong lúc họ bị thương nặng, còn hơi sức đâu mà ‘bắn chết hơn một trăm tên lính Mỹ, lại còn hô to khẩu hiệu : Bác Hồ Muôn Năm!’ trước khi lãnh một phát đạn vào giữa trán! Đấy là theo lời của tay bí thư của huyện ủy Đức Phổ. Hai tập nhật ký đầy ắp những tâm tư trăn trở rất người của cô đã quá rõ… một người  không yêu vũ khí và chiến tranh. Nhưng họ cần phải tuyên dương những gương anh hùng. Ngày trước miền Bắc vẫn có những ‘Đại hội toàn quân: anh hùng và chiến sĩ thi đua trong các lực lượng vũ trang nhân dân và quân đội. Đại hội toàn dân thì có: Anh hùng và các chiến  lao động  toàn quốc để tán dương và cổ vũ, nếu cần thì thêu dệt thêm gương anh hùng…” (1) Xin mời đọc giả đọc tâm tình của tác giả dưới đây.

Hè sắp đi qua mang lại những nhớ nhung nuối tiếc của những tháng ngày ngao du tưởng như bất tận. Tâm tư còn âm ỉ một chút gì xót xa. Có phải nó còn vương vấn những ráng chiều vàng võ trên làn nước xanh mờ nhạt ở chân trời? Hay là khi vẻ đẹp quê hương chưa nguôi ngoai trong tâm hồn người lữ thứ vì những ngày xa quê không đong đầy trong ký ức bằng những buổi hoàng hôn trên vùng bể mà mình vừa đi qua?
 
Hối tiếc gì? Hay đó chỉ là tâm trạng cố hữu của một Việt kiều xa xứ một lần về thăm quê hương là một lần ray rứt khôn nguôi? Đã bao nhiêu năm rồi, bao nhiêu chuyến đi nhưng bản thân khó đoạn tuyệt được với cảm tưởng của một con người thuộc hai thế giới, nuôi hai tâm trạng, biết hai xứ sở, sống trong hai đất nước riêng biệt, giao du với một số người thân quen khác nhau .

Có những đêm về sáng, giật mình tỉnh giấc, chập chờn nửa tỉnh nửa mê không biết mình đang ở đâu. Trạng thái bàng hoàng này kéo dài trong khoảng không mù mờ tranh tối tranh sáng cho đến khi tôi định thần được cảnh vật chung quanh và xua đuổi được bóng tối ma mãnh đang toa rập với tâm thức bất an của mình. Đất nước qua mấy năm háo hức, náo nhiệt đổi mới trong kinh tế thị trường nay đã giật mình bàng hoàng tỉnh giấc trong cuộc lạm phát kinh hoàng khiến nhiều người còn chìm đắm trong u mê tăm tối! Oan khiên đâu, nghiệp chướng đâu mà quấy mãi đây. Sao lại đón tiếp đứa con xa xứ đến dường vậy? Trạng huống này thường đeo đuổi ám ảnh tôi từ lúc ở cho đến lúc đi và sau khi về Mỹ.
 
Năm nay cũng không khác. Da tôi còn sạm nắng, tim tôi còn nung nấu, tiềm thức tôi vẫn ấp ủ hình ảnh vùng biển khơi, những cái nóng oi ả của chiều Hè miền Bắc. Từ Bắc vô Nam, từ Nam ra Bắc, có lẽ cái nóng vùng Trung-Bắc là khắc nghiệt nhất. Cho nên tôi vẫn nhớ rõ những địa danh trên quốc lộ 1, nhất là những làng quê như Mỹ Lai, Phổ Cường, Phổ Hiệp, hoặc huyện Đức Phổ và bãi Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi mà tôi đã đi qua. Bởi trong suốt thời gian bắt đầu từ Cam Ranh, đến Qui Nhơn đến Quảng Ngãi tôi đã say mê theo dõi tâm sự của nàng. Điều huyền diệu là khi sắp rời địa phận Phổ Hiệp thì cơn giông cũng đi qua, để lại cầu vồng trên bãi Sa Huỳnh mời mọc chúng tôi dừng chân. Khi uống ngụm nước dừa, vị mặn xuôi vào cổ họng, hòa lẫn với dòng nước mắt mà tôi nuốt ngược vào trong, trùng cảm với ngoại cảnh, ghi nhớ những địa danh nơi nàng đã sống, chiến đấu và hy sinh.
 
Nàng là tấm gương chiếu sáng cho đời sau. Nàng là gương anh linh, liệt nữ, tuổi đời còn trẻ nhưng phải sớm ra đi khi đất nước còn tối tăm vì hận thù và lửa đạn chồng chéo. Nàng mang lại cho tôi những dằn vặt, suy tư vì nỗi đau thời cuộc đất nước, khóc thương cho số phận một nữ nhi thân gái đặm trường sớm gặp nhiều ngang trái. Đặng thùy Trâm ơi, oái oăm thay tình yêu chưa trọn mà cô đã hóa ra người thiên cổ. Thân phận tình yêu đã buồn, đến chuyện đất nước khi cô nhắm mắt hẳn đã buồn hơn. Từ mối tình cô đeo đuổi tận chiến trường B, cho đến mối tình đất nước, mối tình nào dang dở hơn? Ngày nay đất nước đã thống nhất, thanh bình đã bao nhiêu năm rồi, sao cô vẫn là động cơ thúc đẩy tôi âu lo đi tìm? Nhưng đầu óc tôi thanh tịnh, không si mê, ám chướng như những năm trước. Họa chăng khi ánh tà dương đã dịu, hoặc bắt đầu dãy chết trên bầu trời đỏ ối của buổi chiều tà thì hình ảnh nàng cũng bắt đầu ẩn hiện trong tâm trí tôi. Nàng chính là hiện thân của những thanh cao của đất nước. Nàng là vẻ đẹp của một tâm hồn trong sáng, lỡ cưu mang hận thù vì lý tưởng giải phóng quê hương, khi tuổi đời còn thơ mộng, khi tình yêu vừa kết nhụy thì đã cắn vào trái đắng. Khi tình người vừa chớm nở đã phải tắt lịm vì cuộc sống bấp bênh và xấu số của đồng đội và dân làng sống quanh mình. Đời nàng mang nhiều ngang trái. Nàng chính là nỗi đau của thân phận Việt-Nam, sự hy sinh của nàng dù có thiết thực trong cuộc chiến, nhưng cộng với hàng triệu số phận Việt-Nam khác đã xả thân trong suốt cuộc gió tanh mưa máu đó quả là quá đắt và vô nghĩa.  Biết nói gì với những người đã nằm xuống suốt dải đất tang tóc của quê hương?

Hè năm nay, chúng tôi thuê bao một chiếc xe, rong ruổi từ Sàigòn đến Huế, và nơi dừng chân cuối cùng trước khi đến Đức Phổ là bãi bể Qui Nhơn, tại khách sạn Hoàng Anh, một khu du lịch sang trọng bậc nhất nhì của miền Trung nằm ngay trên bãi Qui Nhơn, kề bên nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Phải nói rằng Hoàng Anh là một công trình xây cất rất đẹp và quy mô,  tốn kém ít ra cũng hàng triệu Mỹ Kim, hủy hoại cả ngàn thước khối thước vuông gỗ quý. Một công trình tư bản trong một đất nước xã hội chủ nghĩa.

Cho nên nằm trong cái mát mẻ và xa xỉ của kinh tế thị trường, của thời hậu Cộng sản để đọc Nhật Ký Đặng Thùy Trâm đã dấy lên trong tôi một cái gì khó ở, một ý nghĩa thắm thía về một cuộc đổi đời: Có phải nữ bác sĩ trẻ Đặng thùy Trâm và những người cộng sản chân chính như cô, vừa tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội đã xung phong vào vùng máu lửa, bỏ lại một cuộc sống ở Hà thành với gia đình, tương đối ấm êm, ít phức tạp hơn, dùng phẫu thuật cứu độ đồng bào để mang lại cho chúng ta buổi hôm nay lộng lẫy? Thôi thì cứ như người Cộng sản ta cứ tạm tin như thế đi!
 
Câu chuyện của Đặng thùy Trâm không trọn vẹn nếu không có lòng ưu ái của thượng sĩ Nguyễn trung Hiếu thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã cứu quyển nhật ký khỏi đống lửa vô tình như chiến tranh đang bừng bừng sự thiêu đốt, hừng hực sự hủy hoại của nó bất chấp những tâm hồn còn đam mê lý tưởng giải phóng của mình. Sự hiện hữu của những dòng tâm tư đầy nhân bản kia không thể có nếu không có tấm lòng cao cả, tử tế của Frederick Whitehurst, một sĩ quan quân báo Mỹ — kẻ tử thù của cô Thùy (Trâm) (2) vào thời đó — đã không tuân thủ lệnh trên lại nghe lời anh Hiếu đã ôm ấp, cưu mang hai tập nhật ký này suốt 35 năm trời. Đã nhiều đêm anh Hiếu giúp thông dịch những trang nhật ký cho Fred nghe. Sau đó vài tháng lại chính tay anh mang quyển thứ hai của cô Thùy cho Fred.

Chính nhật ký này đã nung cháy lòng cả hai anh em Frederick và Robert Whitehurst như mẹ hai anh đã một lần khuyến cáo Robert. Robert Whitehurst là người anh của Frederick, không cùng đơn vị với em, chiến đấu trong chiến trường miền Tây Nam Bộ. Sau này anh kết hôn với một người vợ ở Long Xuyên và năm 1972 cùng về Mỹ chung sống. Qua bao năm, quả thực trái tim anh đã bị quyển nhật ký cô Thùy nung nấu, và hơn ai hết chính anh là người đọc đi đọc lại nhật ký của Thùy Trâm với sự trợ giúp của vợ anh. Có lẽ sự thông thạo tiếng Việt của anh một phần do theo học trường ngoại ngữ quân sự ở Monterey (3) một phần do lòng yêu thương Việt-Nam và sự thôi thúc của những dòng tâm tư cô Thùy. Anh Andrew Pham (tac gia Catfish and Mandala)đã dịch và Harmony Books, một phân bộ của nhà xuất bản Random House Hoa Kỳ sẽ cho ra mắt Nhật Ký Đặng thùy Trâm mùa Thu hay Hè năm 2007.
 
Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942, trong một gia đình tiểu tư sản, bố là bác sĩ giải phẩu, Đặng ngọc Khuê; mẹ là dược sĩ Doãn ngọc Trâm, nguyên giảng viên trường Đại học Dược Khoa Hà Nội. Gia đình có 4 chị em, Đặng Thùy Trâm là chị cả, kế đến là Đặng Phương Trâm, Đặng Hiền Trâm, và Đặng Kim Trâm. Cho nên tên gọi cô còn là Thùy.

Tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, cô Thùy xung phong ngay vào chiến trường miền Nam và bắt đầu nhận lãnh nhiệm vụ coi sóc bệnh viện Đức Phổ vào tháng 3 năm 67, sau ba tháng hành quân từ miền Bắc. Cô đã hy sinh ngày 22 tháng Sáu, năm 1970 sau một trận đột kích của đơn vị anh Fred.
 
Có lẽ một động cơ thôi thúc cô vào chiến trường B. ở Quảng Ngãi là M., một người sĩ quan tuyên huấn cũng đang phục vụ ở đó. Theo lời nhà xuất bản Vương trí Nhàn thì người tình không chân dung này là người bà con xa bên mẹ của cô, anh đã từ trần trước khi bản sao quyển nhật ký được ủy thác cho nhiếp ảnh gia Ted Engelmann, một cựu chiến binh Mỹ, mang trả lại cho gia đình cô Thùy vào trước dịp ngày 30 tháng 4, 2005.

Ngày nay, sự xuất hiện của Nhật Ký Đặng Thùy Trâm phải được kể là một điều kỳ diệu. Ngày nay, sự tìm đến nhau của những tâm hồn xa lạ sau ba lăm (35) năm ngăn cách để nhỏ những giọt nước mắt thương tâm, hối cãi là một điều huyền diệu. Phải chi tất cả những chuyện đau buồn đều được vun xới, nâng niu bằng những tấm lòng nhân ái, bằng những con tim biết rung động tình người, bằng những khối óc không cố chấp, vị kỷ, và nhỏ nhen.

Phải chi sự tìm đến của những tâm hồn cao thượng, vị tha, những con tim thông cảm, nhân ái, những đầu óc hòa giải, hòa hợp là chuyện xảy ra giữa những người Việt và người Việt với nhau. Giữa nhà nước và dân chúng, giữa chế độ trong nước và người ngoài nước. Giữa khúc ruột ngàn dặm và nhà nước đảng trị và chuyên chính. Tại sao những người không cùng một huyết thống, như người Mỹ, lại có thể bắt một nhịp cầu tri âm, trong khi người Việt không thể chấp nhận nhau?

Và cũng vì những tâm hồn cao thượng ấy và tấm lòng đầy nhân hậu kia đã gây một tiếng vang trên dư luận hôm nay và nó sẽ còn tiếp tục gây tiếng vang xa hơn nữa khi ấn bản tiếng Anh được ra đời vào mùa Thu năm 2007.

Sự hiện hữu của Nhật ký Đặng thùy Trâm vào thời nay, ba mươi lăm năm sau khi cô ngã xuống, âu cũng là duyên tiền định, âu cũng là tác động linh thiêng của hương hồn cô và một ơn trên nào đó. Bởi nếu nó được đồng đội của cô tìm ra thì chắc gì nó còn được lưu giữ đến đời nay. Và cho dù được bảo quản thì hẳn nó đã không mang được một ý nghĩa sâu đậm và tầm vóc như hiện giờ. Bởi có phải chính những tình cảm ủy mị, riêng tư, tình yêu trai gái chính là điều cấm kỵ với đảng Cộng sản thời đó?

Bởi của nàng là những dòng tuôn chảy của nội tâm, của nàng là cảm tình chân thật của cá nhân, của nàng là tình yêu không được bù đắp. Của nàng là phần số của đất nước còn lầm than. Nàng thuộc về mệnh bạc, thuộc về số vắn của một con người mang nhiều thương cảm. Nhưng nàng có phải là tiếng chuông báo thức cho người đời nay sống cho xứng đáng với công trạng và hy sinh của tiền nhân?

Riêng bản thân đã lỡ mang số kiếp Việt-Nam, tôi vẫn khắc khoải một điều:  a) sống hưởng thụ trong một thế giới tư bản của hôm nay và quên đi hết mọi chuyện khốn nạn của đất nước hay b) hãy nhỏ lệ thương tâm cho cố nhân mà tìm về thông điệp của nàng?

——————————————————————————–
(1) Bùi Tín
(2) Gia đình Trâm mẹ là Doãn ngọc Trâm. Đặng thuỳ Trâm là chị cả, tiếp theo là Đặng kim Trâm, Đặng phương Trâm, cho nên tên thường gọi của Trâm là Thuỳ vì mẹ và cả ba chị em đều tên Trâm cả.
(3) Monterey và Carmel là hai thành phố sát nhau cách San José khoảng 1 tiếng đồng hồ lái xe. Trên đường xuôi Nam hoặc Bắc Cali dọc theo quốc lộ 1, du khách có thể viếng thăm Carmel 17 dặm đường tình cùng sân cù/golf Pebble Beach nổi tiếng thế giới xây dựng trong vùng đất tư nhân ở Carmel mà ngày trước tài tử màn bạc Mỹ Clint Eastwood đã một thời làm thị trưởng. Đây là vùng bồng lai tiên cảnh, non nước hữu tình với biển xanh biếc, nhấp nhô nhiều con sóng bạc đầu rất nên thơ của bang California.

© 2008 www.danchimviet.com

61 Phản hồi cho “Đặng Thùy Trâm: Con Tim chân chính”

  1. MHĐ says:

    THẾ GIỚI ĐÓ ĐÂY

    Hàng ngàn trẻ em và phụ nữ
    Ngày hôm nao chết ở Syria
    Bên này đổ tội bên kia
    Vũ khí hoá học có phe đã dùng…

    Ai Cập vẫn lùng khùng chính biến
    Biểu tình thành nội chiến có khi
    Trước đem phế truất Mơ si
    Giờ Mubarak được đi ra tù

    Thế giới vẫn lắm ngu, nhiều dốt
    Trần đời còn hiếm tốt, thừa gian
    Việt Nam mình mới khôn ngoan
    Giá xăng giảm được ba trăm đồng rồi.

    • Tien Ngu says:

      Nghe qua mà….sướng quá giời
      Việt Nam có Cộng, lên đời quá tay

      Thế, ai đó bảo rằng Cộng…láo
      Thì đúng là lũ…xạo, đâm hơi
      Theo…xã nghĩa, mới…đúng thời
      Dân chủ hết biết, một đời…tự do

      Xã hội Cộng, ấm no cái cẳng
      Không lừa láo, cũng…chẳng độc tài
      Lãnh đạo, trí tuệ quá hay
      Tàng tàng chấp cánh, ta bay…thiên đàng

      (Đời ta…vô địch, huy hoàng…)

      PS: Nhưng…tật láo, tự sướng, cũng không nên bỏ. Bỏ là…đi đứt…

  2. lequan says:

    Cuôc chiến nam bắc 20 năm là cuôc chiến tranh không cần thiết . Tại sao 2 mien nam bắc không thong nhất bang phương cách hòa bình . Người công sản đã chon chiến tranh để thong nhất đất nước . Những người tuổi trẻ như Đặng thùy Trâm 2 mien nam bắc tại sao lên tiêng kêu gọi thong nhất bang hòa bình lại lao đầu vào cuôc chiến . Những người tuổi trẻ như Đặng thùy Trâm 2 mien nam bắc nếu còn sống sẽ trả lời ra sao với các các bạn trẻ tuổi đôi mươi hiên nay .
    Cuộc chiến vừa qua 2 mien nam bắc không có ai là anh hung chỉ là những người có lỗi với dân tộc vì đã tham gia cuộc chiến không cần thiết .

    • Hoàng says:

      Hãy hỏi Mỹ và Ngô Đình Diệm thì sẽ biết rõ “Tại sao 2 mien nam bắc không thong nhất bang phương cách hòa bình” là hiệp thương, tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 7 năm 1956, như hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 quy định.

    • Tien Ngu says:

      Thầy ba…đu à,

      Mần ơn mở con mắt…hí lên đi, thầy ba?

      Cuộc chiến vừa qua là do Cộng láo phát động, miền Nam chỉ tự vệ. Cộng láo không tấn công miền Nam, làm gì có…chiến?

      Lính miền Nam, tự vệ chống Cộng, là có lỗi luôn à?

      Láo vừa phải thôi…

  3. Thanh Niên Cờ Vàng says:

    Cháu thường nghe các ông, bà, bác, chú, cô người Việt quốc gia tị nạn CS nói, rằng CS Bắc Việt và VC coi mạng người như cỏ rác, lại rất lạc hậu, sống trong rừng như người nguyên thủy, như con thú hoang dã… Vì vậy, trong chiến tranh các đơn vị quân đội cũng như cơ quan dân sự, các làng xã thôn quê, núi rừng ở vùng CS Bắc Việt và VC chiếm đóng mà chúng gọi là vùng giải phóng đều không có trạm xá, không có bệnh viện, không có bác sỹ, không có y tá, nói chung là không có ngành y tế. Khi cán binh, cán bộ, nhân viên, dân chúng người nào chết thì thôi, những người bị thương nặng thì chúng để cho chết luôn, bị thương nhẹ nhưng không đi được thì chúng bắn chết cho khỏi khiêng đi theo… Những lời của các ông, bà, bác, chú, cô người Việt quốc gia tị nạn CS của chúng ta nó như trên cháu tin lắm, tin sái cổ.
    Vậy tại sao trong bài báo “Đặng Thùy Trâm: Con Tim chân chính” tác giả lại nói CS Bắc Việt và VC cũng có trạm xá, có bệnh viện, có bác sỹ Đặng Thùy Trâm, có y tá; cán binh, cán bộ, nhân viên dân sự và nhân dân trong vùng do chúng kiểm soát vẫn được cứu chữa khi bị thương? Cháu phải tin ai bây giờ???

    • Trực Ngôn says:

      Cháu là thanh niên, không biết ở độ tuổi nào, nhưng câu hỏi trên của cháu thật còn ngây thơ ngơ ngẩn quá!

      Chó nuôi chung một nhà mà nó còn biết liếm máu cho nhau khi một con bị thương! CS Bắc Việt và VC coi mạng người như cỏ rác, lại rất lạc hậu, không có nghĩa là họ không biết làm trạm xá để cứu chữa chiến binh hay người của họ. Có cứu chữa thì VC mới còn có người, có tay chúng chiến đấu chống VNCH chứ!

      Không biết cháu đã làm được gì mà dám xưng danh “Thanh Niên Cờ Vàng” nhỉ ?

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Thế thì cháu nên tin…các anh mần nghề cò mồi cho Cộng láo đi.

      Theo lời các ảnh thì Cộng lúc nào cũng…bảnh cả. Trong chiến tranh, bác sỉ do Cộng đào tạo hàng trăm ngàn, em nào cũng…giõi cả, đau đâu…chích đó. Thuốc men, thì khõi phải mua của ai cả, toàn tự chế không hè, vật liệu cây rừng, cỏ nội, biến chế tại chổ. Cán binh Cộng, rủi bị trúng đạn, em nào cũng được…sống khoẽ.

      Còn bệnh viện trong rừng, dưới lòng đất, tính ra cũng có hàng chục ngàn cái. Cái nào cũng…tiên tiến, hạp vệ sinh thường thức. Thương binh vào nằm, cứ là…sướng rên mé đìu hiu. Em nào lở bị nguỵ bắt, vào nhà thương…nguỵ, đều…kêu trời, nhổ phẹt phẹt…

      Nói tóm lại, các bác…cờ vàng, rất là tuyên truyền…láo, để…kiếm tiền. Nhờ chống cộng cực đoan, thiên hạ cho tiền nhiều lắm. Còn mần nghề…cò mồi cho Cộng láo, không ai cho tiền cả, chỉ…tự nguyện. Thành ra anh cò nào, cũng nói thật cả…

      Học được chức…bác sỉ như em Thuỳ Trâm, từ xã hội cs Bắc Việt thời đó, chắc chắn là…giõi. Bằng bác sỉ cs Bắc Việt, được cả thế giới…ngưỡng mộ, đi đâu xài cũng được.

      Chúc em may mắn, sáng suốt mà bỏ cái…thanh niên cờ vàng, đi mần nghề cò mồi cho Cộng láo, coi bộ…tương lai khắm khá hơn…

  4. Tuổi trẻ says:

    Lịch sử cần phải được tôn trọng, những người con đã hi sinh vì Tổ quốc cần phải được tôn vinh và nhân dân cần phải được thức tỉnh trước âm mưu bành trướng, bá quyền của Trung Quốc! Kính thưa đồng bào! Cách đây đúng 35 năm, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã nổ súng tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc; giết hại, làm bị thương hơn 60.000 binh lính và dân thường Việt Nam. Cuộc chiến này nằm trong một âm mưu thôn tính nước ta, từ việc xâm chiếm Hoàng Sa trước đó tới xâm chiếm đảo Gạc Ma – Trường Sa sau này, rồi tuyên bố về đường lưỡi bò phi lý trên Biển Đông hiện nay. Mặt khác, Trung Quốc không ngừng xâm lấn về kinh tế, văn hoá, lũng đoạn xã hội, muốn chúng ta mất cảnh giác, quên đi dã tâm của họ để từng bước đưa Việt Nam vào vòng nô lệ, phụ thuộc. Kết quả là truyền thông chính thống hầu như không đăng tin, nhiều người dân Việt Nam lãng quên và những liệt sĩ, thương binh cùng gia đình của họ chưa được tưởng niệm, tôn vinh một cách xứng đáng. Thưa đồng bào! Việt Nam có nhiều ngày kỷ niệm. Chúng ta có ngày nhà giáo, ngày thầy thuốc, ngày giải phóng, ngày quân đội, ngày công an… nhưng chưa có một ngày nhắc nhở chúng ta về chủ quyền, về lãnh thổ đang bị gặm nhấm một cách từ từ nhưng đầy nguy hiểm. Vì vậy, chúng tôi đề nghị lấy ngày 17/2 là Ngày Biên Giới Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi mọi người hãy cùng tham gia lễ kỷ niệm Ngày Biên Giới Việt Nam để tưởng nhớ và tôn vinh những người con đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược! Thời gian: Sáng Chủ Nhật, từ 9h00 – ngày 16/02/2014 Địa điểm: Tại tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội Đề nghị UBND thành phố Hà Nội cùng các lực lượng chức năng đảm bảo an toàn cho buổi lễ, không tổ chức lễ hội, hát hò, vui chơi thể thao và THI CÔNG trong khu vực quanh Hồ Gươm; không cản trở, gây khó dễ cho những người tham gia lễ kỷ niệm này.
    Anh em No-U Hà Nội Trân trọng kính báo! (vietinfo.eu).

  5. Minh Đức says:

    Trích: “Sự hiện hữu của những dòng tâm tư đầy nhân bản kia không thể có nếu không có tấm lòng cao cả, tử tế của Frederick Whitehurst, một sĩ quan quân báo Mỹ — kẻ tử thù của cô Thùy (Trâm) (2) vào thời đó, đã không tuân thủ lệnh trên”

    Anh lính Mỹ này thay vì làm theo lệnh cấp trên đốt hết các tài liệu tịch thu được của Việt Cộng mà dấu lại cuốn nhật ký này .

    Giả sử cấp trên biết được hay nhà cầm quyền Mỹ biết được chắc cũng chẳng ai làm gì anh ta. Chẳng ai bắt tội anh ta về tội tàng trữ tài liệu phản động hay tài liệu của địch vì chỉ là một cuốn nhật ký. Thời đó, sinh viên Mỹ còn xuống đường phản đối chiến tranh thì giữ cuốn nhật ký này chẳng là điều gì quan trọng. Ngược lại, nếu một anh bộ đội mà cất dấu một cuốn nhật ký của một anh lính VNCH trong đó viết tư tưởng chống Cộng thì anh ta sẽ bị tai họa to khi cấp trên biết được. Nhưng trước hết là anh ta có quí cuốn nhật ký đó không hay chỉ xem tư tưởng chống cộng là phản động chỉ đáng đốt đi.

  6. nguyễnkhoadiệuthơ says:

    Đặng Thùy Trâm :Con tim chân chính ? Một con cán binh VC,từ Ha nội theo đoàn quân xâm lược csvn .vượt trường sơn vào miền Nam ăn cướp mà gọi là con im chân chính ư ? Con tim chân chính khổ nào? Tác giả có biết chử nghĩa chân chính là gì không ? Dù”ca” là trẻ tuổi ,dù là “học giỏi”,dù mang danh Bac sĩ (bác sỉ Bắc Kong 75 vào Nam viết ten thuốc ngoại quốc bắng phiên âm Tiếng Việt Thuần Túy ::thưốc APC viết là ABC…)cũng chĩ là kẻ xâm lược.ăn cướp ,thổ phỉ. Dù biện minh là bị xúi duc ,bị bắt bưộc ,bị ở trong cái thế không thể không Nam tiến ,bị lừa phỉnh
    thì cũng là kẻ xâm lược như bọn xâm lược cs miền Bắc ,hi sinh cho đãng qua nhiều mỹ từ mà ngày nay thì chĩ là bọn tay sai cho Tàu cho Nga cho khối CS tam vô, cho một cái đãng nhỏ trong cái đãng lớn tàn ác ,phi nhân nhát nhân loại. ,nhất lịch sữ…ĐTT: con tim chân chính hay chĩ là con tim dại khờ , con tim ngay ngô ,con tim bj bóp méo,con tim bị lừa dối chớ đừng nói chi, đừng ca chi là ngây thơ. Ai viết? Ai đặt tựa ? phải chăng là một tên bồi bút,một tên cán bộ tuyên truyền ,một tên viết báo cho đãng?
    Tìm đọc tên người viết. Thì ra là bài đã củ>Thf ra là của tên cs NKTA. Dong họ có tiếng ỏ Huế là khoa bãng ,nhưng hình như không dính tới anh hùng NKNam mà là NK Điềm ,tên đao phủ thành Huế. Dù là sống ỏ Miên Bắc kộng nhưng tới bây giờ 70 năm qua đi ,bao vật đỏi sao dời,bao thông tin về sự man dã của cs QT (trong đó có VN tay sai) và bao minh chứng sai lầm chét người trong cuộc chiến ,bao người đã nhìn ra chính nghĩa ,ngay cả người cs ,thế mà người cán bộ tuyên truyền ,có trái tim dối trá ,lọc lùa ,đen đủi cứ một mực suy nghì theo cách cỏ lổ sĩ ,thế mà con người sống ở nước Mỹ tự do lại vẫn mang cái đầu oc thủ cựu ,khô cứng ,cái đầu óc hóa đá ,hóa cưt trâu…Ở Mỹ sống trong TNCS,mang danh TNCS -chắc vậy vì không có nước nào cho TN về kinh tế- thế mà bon chen xin được ăn trong bữa tiệc “đầu lâu” của tên chuẩn chuản úy phản bội (cũng dân xứ các mệ) nhlieem mời vợ chồng tên ls vc/sf và khi thăng ls mòi tên Liêm thì năn nỉ xin cho đi theo đẻ được giới thiêu nhân nhiệm vụ ! Còn khoe trên báo,không biết nhục.! Viết thì tòan ca ngơi cs,nịnh hót đũ diều đẻ kiêm ăn kiếm danh (không biết nay cs cho chức gì) và nay ,môt bài viết thưộc lọaị lê văn Tám ,Phan đình giót ,cù chính lan hay nguyễn văn trội…mà tên trội này trước khi chết đã khóc “em lầm lở xin l/s (chức) cứu em!” nhưng vẫn chết. Chết cho con vợ nó phục vụ sinh lý cho đạoquân nam tiến,.cho tên nguyễn chí thanh !
    Một bài báo củ bọn VC muốn đăng lại hay NKTA yêu cầu đăng lại ?
    ĐTT: vào Nam vì đi tìm tên người yêu bị đưa đi thí thân trước đó mà cô ta không tin tức. ĐTT đã nghe theo lời đường mật dụ dổ giã dối của Bắc kọng .u mê lên đường vào nam “tiếp thu” vì đã giái phóng 2/3 đất miền Nam (nhưng trông ra nào giãi phóng gì đâu ! (VC) và rồi cô ta về dơn vi trong rừng sâu,cô đơn bên nhũng con thú người xa lạ ở vùng đất “khô căn sỏi đá” .Nghe tin hành quân của QG ,chúng lẩn hết. Lẫn trước đó .lẩn “khẩn trương” .Và đẻ lại cô bác kỳ cs,cô đồng chí ngơ ngác trên vùng đất lạ ,linh quýnh,ngơ ngác và bị bắn chết …Đây là tình đòng chí của đạo quân ăn cuwosps VC!Đay là sự can đảm được tụi tuyên truyền có học như NKTA ca ngợi…
    Và hôm nay ,trên nước Mỹ tự do ,ở cùng SJ CA có 01 tên “tuyên truyền vũ trang ” trong hàng ngũ của Bắc Kộng viết báo ca ngợi một con cs chết rục xương đã lâu:
    “DDT; Con tim chân chính”
    Và đó là Nguyễn Khoa Thái Anh…
    Hỏi :nếu thắng ,con cs nào cũng là có con tim chân chính thì
    phải chăng những người QG có cón tm KHÔNG CHÂN CHÍNH ? Và có phải chăng Tướng NKN cúng có CON TIM KHÔNG CHÂN CHÍNH ?
    ĐTT: Con tim bị lừa dối (vì bị cộng đãng lừa dối)
    ĐTT: con tim dại khờ (đi tìm người yêu/tin vào tuyên truyền dối trá/tin vào đồng chí đồng rận ,cuối cùng bị bỏ rơi .Chsng trốn hết,,đẻ Trâm lãnh đan ..Nay chúng lại”tô son tré phấn” đẻ lại lfm một cú Lừa khác…cho thế hệ con cháu của Trâm…
    Rồi, trên nước Mỹ có kẻ dòng họ khoa bãng ca ngới : EM con tim chân chính!”
    Nếu có linh hồn ,ĐTT sẻ băm môi ,chửi thề ” Đò chó ,Tao đã bị tụị bây lừa từ khi tao chết mất xác cho đên nay !”
    ĐTT nói là không tìm thấy “đồng chí Lê văn Tám !”
    Đầu thai làm người cs nkta rồi chăng ?
    (nkdt)

    • Trực Ngôn says:

      Không riêng gì Đặng Thùy Trâm có “Con tim chân chính”, mà hàng triệu cán binh VC cũng như Đặng Thùy Trâm, những con người VN đầy lòng yêu nước, nhưng họ đã bị HCM và CSVN lạm dụng, lường gạt!

      Vì ngây thơ và bị bịt mắt che tai nên họ đã tin theo lời tuyên truyền của CSVN lên đường vào Nam để “chống Mỹ kíu nước”, nhưng thực tế là chém giết đồng bào ruột thịt của mình! Do vậy, họ đáng thương hơn là ghét?

      Kẻ gây ra tội ác và biến những “Con tim chân chính” như Đặng Thùy Trâm thành ra hận thù cũng chính là CSVN! Suy cho cùng, CSVN mới chính là kẻ thù cần phải bị đào thải!

      • nguyễnkhoadiệuthơ says:

        Không có con tim chân chính trong hàng ngũ cs. Trâm sinh ra lớn lên trong môi trường cs,bị đầu độc từ khi mới sinh cho đên hai mươi mấy tuổi tình nguyện làm bộ đội gái vào B giãi phóng miền nam ,nên đầu óc đã nhuộm đỏ ,trái tim không ít thì nhiều ,đã bị nhuộm đỏ bằng thứ sơn đỏ đãng phiệt,nên nghe lời lừa dối ,mỵ dân của tụi bắc kộng,tình nguyện vào Nam giãi phóng tiếp thu,đánh cho “mỹ cút ngụy nhào”…
        Dù răng đi nửa cũng không thể là trái tim chân chính. Vì đó là quân tử ,đó là chân thật chính đáng Mà đãng cs đã là không chân chính ,người cs không là chân chính,quân tử,kể cả thùy trâm.Kẽ góp ý đồng ý nếu bài viết này đăng trên báo cộng sản trong nước và của một cán bộ trong nước viết. Lẻ nao một người ở Mỹ ,có học ,lại viêt nâng đĩa trâm,một chiến sĩ gái từ miền bắc xâm nhập vô nam đánh và đánh và đánh ..như một cán bộ tuyên truyền ,như một tên ký giã vc trong 700 ký giã vc còn trong nước. Nó cần gì viết như tên viét ca ngơi nguyễn văn trội ,hay như le văn tám ,kim đồng

        Kẽ gây tội ác là cs vậy cs là ai ? có là Trâm không thì cứ suy nghĩ,bới vì Nó (CS) đã biến con timchân chính thành con tim cs hận thù mà đã là con tim hận thù sao lại là con tim chân chính được.? Cố nhien kẻ thù là csvn nhưng trong đó có thùy trâm và nhũng tên cs ,tình nguyện hay bắt buộc ,vượt Trường sơn ,vào cướp phá miền Nam. Đãng cs phái bị đào thải . Và nhũng thành phần tập họp thành đãng .cũng phài bị đào thải. ĐTT đã bị đào thải như các bạn bè “sinh bắc tử nam ” của cô..không loại trừ…vì cô ,dú là con óc vít nhỏ cũng giử cho cổ máy cs không rệu rả ! !
        Và kẻ ca ngợi T .Trâm cũng chì là làm cái đinh nhỏ trong cổ máy này.Phải quăng nó đi thôi ! Bài phản hồi này dành cho nkta và nhưng tên đang cố ca ngơi cs,bịa chuyên cho cs là chân chính !
        (nkdt)

  7. LeThiep says:

    Tháng 4 năm 1984, Tàu cộng huy động 6 quân đoàn đánh cường tập Lão Sơn ( Núi Đất ). Vì bị nội ứng nên Cộng sản Việt nam đại bại . Tàu cộng chiếm được Lão Sơn .

    Bộ đội sinh Bắc tử Nam thì biến thành xương chó, xương mèo
    Bộ đội sinh Bắc tử Bắc thì bị bbq ( barbecue)

    Trích – Hà minh Thành :…Em đã lén chụp ở khu vực chôn các liệt sĩ VN , anh xem trong các tấm hình có một hình em ngồi ở bên cạnh một cái hố , trên đó có nhiều phiến đá vuông (hình số 17).

    Ông Vương Hoàn Hải một sĩ quan Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến đó đã cho em biết đó là nơi chôn các binh sĩ Việt Nam bị chết trong trận đó. Ông ta vô tình kể một chi tiết là sau khi chiếm được Núi Đất thì họ thu gom hài cốt binh sĩ cả 2 bên, thi thể lính Trung Quốc thì họ đưa về phía sâu bên Trung Quốc cách đó 10km và làm nghĩa trang liệt sĩ , còn thi thể của các liệt sĩ VN cũng như các thương binh nặng nhẹ, các tù binh bị tập trung xử bắn hàng loạt tại chỗ không phân biệt đã chết hay còn sống, họ liệng xuống cái hố đó và nhờ lực lượng Hóa học đốt, sau đó thì cho xe ủi lấp.

    Ông ta nói rằng không nhớ chính xác nhưng trong cái hố đó có khoảng 3700 xác binh sĩ VN…

  8. LeThiep says:

    Bè lũ bọn chư hầu Việt cộng xóa sạch dấu tích trận chiến biên giới năm 79: ***

    Nhà văn Huy Đức : …Quá khứ, rất cần khép lại để cho những hình ảnh như vậy đâm chồi. Nhưng cũng phải trân trọng những năm tháng đã thuộc về quá khứ. Tháng Hai, đứng ở bên này cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn, nhìn sang bên kia, thấy lừng lững một tượng đài đỏ rực mà theo các sỹ quan Biên phòng, Trung Quốc gọi là “ đài chiến thắng”. Trở lại Lạng Sơn, những chiếc xe tăng Trung Quốc bị quân và dân ta bắn cháy hôm 17-2 vốn vẫn nằm bên bờ sông Kỳ Cùng, giờ đã được bán sắt vụn cho các khu gang thép. Ở Cao Bằng, chúng tôi đã cố nhờ mấy người dân địa phương chở ra kilomet số 3, theo hướng đèo Tài Hồ Sìn, tìm tấm bia ghi lại trận đánh diệt 18 xe Trung Quốc của tiểu đoàn đặc công 45, nhưng không thấy. Trở lại Tổng Chúp, phải nhờ đến ông Lương Đức Tấn, Bí thư Chi bộ, nguyên huyện đội phó Hòa An, đưa ra cái giếng mà hôm 9-3-1979, quân Trung Quốc giết 43 thường dân Việt Nam. Ông Tấn cũng chính là một trong những người đầu tiên trở về làng, trực tiếp đỡ từng xác phụ nữ, trẻ em, bị chặt bằng búa, bằng dao rồi quăng xuống giếng. Cái giếng ấy bây giờ nằm sâu trong vườn riêng của một gia đình, không có đường đi vào. Hôm ấy, anh Tấn phải kêu mấy thanh niên đi theo chặt bớt cành tre cho chúng tôi chụp hình bia ghi lại sự kiện mà giờ đây đã chìm trong gai tre và lau lách.

  9. Hoàng Thanh says:

    Phải chăng Nguyễn Ái Quốc muốn là rể hùm thiêng Yên Thế?
    …Con gái của bà Ba Nhu với Hoàng Hoa Thám là Hoàng Thị Thế, được người Pháp gởi qua Pháp nuôi ăn học. Bà Thế trở về Việt Nam năm 1923, và qua Pháp trở lại vào đầu năm 1927. (Charles P. Keith, “The Curious Case of Hoàng Thị Thế”, đăng trên tập san Journal of the Vietnamese Studies, số 8, hè 2013, University of California, Berkeley, tr. 91.)
    Theo bài báo nầy, vào đầu năm 1929, khi làm giấy tờ xin đi Việt Nam, bà Hoàng Thị Thế khai với nhân viên phụ trách rằng vào tháng 3-1928, Nguyễn Ái Quốc gởi một phái viên đến gặp bà ta và thuyết phục bà ta thành hôn với Nguyễn Ái Quốc. Bà Thế cũng cho biết rằng lúc đó Nguyễn Ái Quốc đã cưới một phụ nữ Nga và Quốc đã đến thành phố Lille trong hai năm 1927 và 1928. Từ đó Quốc thường đến Lille bằng một bí danh. (Charles P. Keith, báo đã dẫn, tr. 99.) Lille là một thành phố kỹ nghệ nằm ở phía bắc nước Pháp, gần sát biên giới với nước Bỉ (Belgium)
    Bà Thế còn thêm rằng đây không phải là lần đầu tiên bà là mục tiêu bị Nguyễn Ái Quốc theo dõi. Bà nói rằng khi còn ở Đông Dương, năm 1927 “bốn người bản xứ đến tìm bà ở Sài Gòn để ép bà đừng lên tàu thủy. Họ sẽ đưa bà qua Xiêm La [Thái Lan] bằng xe hơi và kết hôn với Nguyễn Ái Quốc…” (Charles P. Keith, báo đã dẫn, tr. 100.)
    Trong thời gian nầy, Nguyễn Ái Quốc, ủy viên Đông phương bộ của Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS), qua Trung Hoa tháng 10-1924, hoạt động tình báo cho Liên Xô với bí danh mới là Lý Thụy. Tại Quảng Châu, Lý Thụy hợp tác với Lâm Đức Thụ bán tin cho Pháp bắt Phan Bội Châu khi Phan Bội Châu từ Hàng Châu đến ga Thượng Hải ngày 1-7-1925. (Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, nguyên bản bằng tiếng Anh (From colonianism to communism), Mạc Địch dịch, Paris, 1962, tr. 38. Tưởng Vĩnh Kính, Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả, Đài Bắc: Nxb. Truyện Ký Văn Học, 1972, bản dịch của Thượng Huyền, Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, California: Nxb. Văn Nghệ, 1999, tt. 84-85.) Lý Thụy bán tin cho Pháp bắt Phan Bội Châu nhắm mục đích vừa để lãnh thưởng, vừa để loại bỏ nhà lãnh đạo cách mạng dân tộc uy tín nhất ở hải ngoại và giành lấy tổ chức của ông.
    Sau vụ nầy, có thể nhờ có tiền lãnh thưởng, Lý Thụy tức Nguyễn Ái Quốc tổ chức lễ kết hôn với một nữ đảng viên cộng sản Trung Hoa là Tăng Tuyết Minh (1905-1991) vào tháng 10-1926. Lễ kết hôn diễn ra tại nhà hàng Thái Bình, thành phố Quảng Châu, có mặt các bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ Châu Ân Lai), Bào La Đình, Thái Sướng. Lý Thụy và Tăng Tuyết Minh chia tay khi chiến tranh Quốc Cộng Trung Hoa bùng nổ ngày 12-4-1927. (Hoàng Tranh (Huang Zheng), “Hồ Chí Minh với bà vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh”, tạp chí Đông Nam Á Tung Hoành tháng 11-2001. Báo Diễn Đàn, Paris, số 121, tháng 9-2002 dịch đăng lại, tt. 17-20.)…

    (Toronto, 1-2-2014)
    Trần Gia Phụng.

  10. tranle52 says:

    Lại đục bỏ lòng yêu nước!

    NQL: Năm 2011 Nhà báo Đỗ Hùng báo Thanh Niên phát hiện “Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê” đã bị đục bỏ, mình đã viết:”…một khi chủ trương đục bỏ bốn chữ ” Trung Quốc xâm lược“ trên tấm bia kỉ niệm chiến thắng tức là tự mình đục bỏ lòng yêu nước. Đỗ Hùng gọi đấy là sự khiếp nhược, quá đúng, sự khiếp nhược được che đậy bằng cái gọi là khôn khéo. Thảm hại thay!”
    Bây giờ nhà báo Lê Đức Dục báo Tuổi trẻ lại kể chuyện tượng anh hùng Hoàng Thị Hồng Chiêm bị : “quét nhiều lớp nước vôi rất dày để làm mờ đi dòng chữ ghi tên chị trên thân bệ đá.” và gỡ bỏ luôn tên ngôi trường mang tên người anh hùng ấy.
    Không còn gì để nói, muốn nhổ nước bọt và văng tục!
    Người nữ anh hùng hy sinh sáng 17-2-1979 , trên tuyến biên giới phía Bắc những năm tháng ấy, cùng với Lê Đình Chinh, tên của Hoàng Thị Hồng Chiêm được ngợi ca như một biểu tượng của tuổi trẻ giữ nước.
    Sau khi chị hy sinh, tên của chị được đặt cho ngôi trường cấp 2 xã Bình Ngọc (Móng Cái-Quảng Ninh) là trường Trung học cơ sở Hoàng Thị Hồng Chiêm. Ở góc trường có bức tượng chị Chiêm bằng xi măng đặt trên bệ đá, tay trái cầm khẩu AK, tay phải cầm thủ pháo, mắt nhìn thẳng kiên nghị về phía trước, chân dẫm lên chiếc mũ quân Tàu…
    Vậy rồi gần 4 năm trước, năm 2010, cũng không biết vì lý do gì, trường không còn mang tên Hoàng Thị Hồng Chiêm nữa, quay lại với tên cũ là trường THCS Bình Ngọc.
    Bức tượng của chị ở sân trường cũng được quét nhiều lớp nước vôi rất dày để làm mờ đi dòng chữ ghi tên chị trên thân bệ đá. Chúng tôi đến bên chân tượng ngước nhìn lên, có lẻ dường như chị Chiêm không hề quan tâm đến chuyện ngôi trường thay tên hay dòng chữ tên mình bị làm chìm mờ ẩn khuất. Dù bức tượng chỉ được đắp bằng xi măng thô mộc và vụng về song thật kỳ lạ, từ gương mặt chị, ánh mắt vẫn rực lên những thần thái tinh anh và bất khuất, như lời bài hát của nhạc sĩ Thế Song viết năm nào về chị : “ Bọn giặc thù tàn ác đến giày xéo quê hương/bao hờn căm rực cháy trong tim/Hoàng Thị Hồng Chiêm chiến đấu hiên ngang..Mang dòng máu Bà Trưng oai phong/Muốn đời còn ghi mãi chiến công/Đây người con gái trên đỉnh Pò Hèn..”

    Lê Đức Dục.

Leave a Reply to LeThiep