WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tản mạn 6: Tổ con chuồn chuồn ở đâu?

Chính phủ Việt Nam ‘’hăng hái’’ ,‘’gấp gáp’’, ‘’ép’’ Quốc hội tán thành kế họach xây dựng Ðường sắt cao tốc (ÐSCT) khiến không khí nghị trường , dư luận cả nước – nóng bỏng hẳn lên khi đại hội ÐCSVN lần thứ 11 đang tới gần: Chức Thủ Tướng có thể thay đổi, ‘’những ông đồng tình’’ (1) trong ‘’nhóm lợi ích’’ có thể phải rời ghế, chia tay nhau – ra đi!

Hiệp đấu thứ nhất đã tạm xong: Quốc hội bác bỏ dự án do chính phủ đệ trình. Ðây là kết qủa khá đặc biệt mà Quốc Hội Việt Nam đã làm được từ khi ra đời (1946) cho đến ngày hôm nay. Kết qủa này gây khá nhiều luồng dư luận khi đánh gía:

-  Vui mừng, phấn khởi trước việc nhiều Nghị sĩ (đại biểu QH) đã nhận thức được vai trò của mình trước nhân dân và tổ quốc.

- Mầm mống, sự manh nha của một nền dân chủ phổ quát , một thể chế Tam Quyền Phân Lập đã xuất hiện, báo hiệu một tương lai sang sủa của đất nước trong thời gian tới…

- Ðây chỉ là biểu hiện sự nứt rạn ở nội bộ trong  nhóm lãnh đạo chop bu của ÐCSVN. Non nửa NS vẫn theo nhóm bảo thủ trong khi hơn nửa kia theo nhóm cách tân trong BCT…

Theo thông lệ: Nếu trước kỳ đại hội Ðảng toàn quốc không lâu (…), các kế hoạch, dự án lớn đều dành cho đại hội thảo luận, biểu quyết rồi sẽ được đưa vào nghị quyết ÐH mới để chính phủ triển khai thực hiện trong 5 năm kế tiếp! Thế mà kì này, xuất hiện một hiện tượng đặc biệt đến khó hiểu: Ðại dự án liên quan tới an sinh của quốc dân đồng bào được chính phủ vội vã đưa ra để QH – cũng sắp hết nhiệm kỳ – biểu quyết nhằm hợp pháp hóa việc làm không thiết thực, không phục vụ cho đất nước phát triển trong bền vững. Ðộng thái mới của Chính phủ: Cho Phó thủ tướng thường trực (Thứ nhất) – Nguyễn Sinh Hùng đến diễn đàn Quốc hội – ‘’hăng’’, ‘’mắu’’, vung tay – tuyên bố, bảo vệ quan đìẻm quyết tâm ‘’Phải xây dựng bằng được’’ ÐSCT!

Một số bộ đồng tình, nhiều Nghị sĩ tán đồng quan điểm của chính phủ. Ðặc biệt có một tin rất đáng chú ý do nhà văn Phạm Viết Ðào đưa trên Blog của ông: Tổng Công ty Ðường Sắt VN  đứng ra mời 21 NGHỊ SĨ của QH (…) , có tiếng nói trong cuộc biểu quyết sắp tới – đi thăm Ðường Sắt Cao Tốc của TQ nhằm tranh thủ, ‘’lên gân’’ cho các vị vững tâm mà ‘’ấn nút’’ – loby cho cuộc bỏ phiếu sắp diễn ra . Ý đồ của chủ dự án muốn đa số tuyệt đối ủng hộ , biểu quyết chấp thuận cho Chính phủ ‘’tiêu’’ 56 tỉ USD, mà như Nghị sĩ (NS) Dương Trung Quốc đã nói: ÐSCT thực chất sau khi đi vào hoạt động chỉ phục vụ cho hành khách mua vé bằng tiền công qũy.

Còn trước mắt – dự án có thể lại… chỉ phục vụ cho ‘’nhóm lợi ích’’ – người đề xuất – như các chuyên gia tài chính – ngân hàng nước ngoài – đã cảnh báo!
56 tỉ là số tiền theo ước toán, bóc ra từ những số liệu dùng để lập dự án. Trên thực tế , theo truyền thống lịch sử xây dựng Việt Nam: Các Ước toán (dùng cho lập dự án – luận chứng Kinh tế kỹ thuật); Khái toán (dùng cho Thiết kế sơ bộ); Dự toán (dùng cho Thiết kế Kỹ thuật – Thi công); Tổng quyết toán (khi kết thúc công trình) – khác xa nhau, thường tăng gấp  nhiều lần so với ước toán ban đầu, Như vậy, con số 56 tỉ kia phải nhân lên ít nhất 2 lần!  Các Ðại biểu quốc hội VN – trước những thông tin do những người soạn thảo dự án cố ý đưa ra không sát thực , nếu QH không tỉnh táo, biểu quyết thuận, sẽ chẳng những không ích nước lợi dân, mà còn là tai họa: Ðẩy quốc gia tới vòng nợ lần rồi vỡ  nợ  (như Hi lạp) khiến con chắu đời sau phải gánh chịu hậu qủa.

Cũng may, gần đây trong Quốc hội đã xuất hiện nhiều NS ý thức được vai trò quan trọng của mình trước quốc dân đồng bào: ‘’Dám’’ thẳng thắn bầy tỏ quan điểm trên diễn đàn nghị trường và kết qủa cuộc bỏ phiếu vừa xẩy ra – là một bằng chứng phản ánh: Tư duy của đa số Nghị sĩ đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực, trí tuệ – làm tròn bổn phận của mình với dân với nước!

Cũng có dư luận: Nhóm NS này được thế lực cấp tiến trong BCT ÐCSVN ‘’chống lưng’’ nên hành động đó cũng chỉ theo chỉ đao của một nhóm thế lực khác chứ thực chất họ vẫn chẳng có gì thay đổi. Dù thế nào cũng không thê phủ nhận: Ðây là kết qủa của một cuộc đấu tranh quyết liệt trước cái mới đối với cái cũ, trước tiến bộ và lạc hậu, trước bảo thủ và cấp tiến. Từ  trong đợt đấu tranh này, người dân quan tâm vận mệnh đất nước, nhận ra: Chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng đang tìm mọi cách thực hiện bằng được ‘’Tư duy nhiệm kì’’. Ông im lặng – dường như né tránh – giao cho phó của mình cùng ‘’các bộ đồng tình’’ tìm mọi cách thuyết phục QH và dư luận về ‘’cái lợi’’ duy nhất của việc đi vay tiền (56 tỉ USD) về xây dựng DSCT, mà thực chất thuần túy – như các nhà kinh tế phân tích -  chỉ để hành khách đi nhanh từ HN đến TP HCM – để ‘’trưng diện’’ và phục vụ cho ‘’nhóm lợi ích’’!

Cứ tạm coi tổng dự toán của công trình đúng như ước toán (thực tế không thể nào) : Chính phủ Nhật chỉ cho vay 30 tỉ, còn 26 tỉ nữa sẽ vay ai? Tất nhiên chúng ta đều hiểu: Việt Nam chỉ có thể vay Trung Quốc. Ði vay tiền của họ về làm đường sắt cao tốc cho ta không phải để thực hiện mục tiêu dân giầu nước mạnh, trái lại nhằm giúp… TQ thực hiện kế hoạch vươn ra toàn cầu…

Thử hỏi, Các vị đang nắm vận mệnh quốc gia làm như vậy nhằm mục đich gì? Trong bài viết đi trên mạng bvnpost ngày 19.06.2010, ông Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng đã úp mở nói rằng ‘’Không loại trừ Trung Quốc tham gia’’ (DA ÐSCT) Ðiều đó càng làm rõ mục đích của nhóm lơi ích (NLI) trong Chính phủ VN. Họ bất chấp tất cả, quyết tâm làm cho bằng được ÐSCT, cho dù mới có một nửa, còn nửa kia chắc đã được TQ hứa hẹn cho vay tiếp? Theo truyền thống, tiền lệ: Khi TQ dính vàp việc gì họ cũng xử dụng chiêu mua chuộc những người có vai trò quyết định, đó là: Hối lộ! Liệu ‘’Nhóm lợi ích’’ có nằm trong tầm ngắm của ông chủ nợ TQ – không?

Về cái lợi , cái hại của dự án này , đã có qúa nhiều ý kiến phân tích trên diễn đàn của Quốc hội, trên mặt báo giấy và các diễn đàn điện tử – đặc biệt là trên www.boxitvn.org.  Tuyệt đại đa số ý kiến phản biện, khẳng định: Tại thời điểm này , khi thu nhập GDP của đất nước còn thấp , dự trữ quốc gia còn qúa ít, tổ quốc đang cần tiền để tăng cường tiềm lực quốc phòng chống giặc ngoại xâm… khi hệ thống giao thông đường sắr, đường bộ xuyên Việt đang xuống cấp khiến năng lực chuyển tải chỉ thực hiện được vài ba chục phần trăm so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Quan trọng hơn: Không để đất nước lệ thuộc vào TQ, Không thể làm con nợ của anh láng giềng đang hướng tới mảnh đất đầu cầu, tiến đến ‘’mua đứt’’ để bành trướng xuống phương Nam…

Mọi người quan tâm vận mệnh QG, đều đặt câu hỏi: Sao CP không giành một phần nhỏ số tiền hàng trăm tỉ tiêu vào mục đích không có lợi gì cho đất nước , mà nâng cấp Ðường săt – đưòng Bộ – Hàng không VN lên ‘’tầm cao mới’’ phục vụ thiết thực cho sự tăng trưởng GDP? Lại vung vãi vào việc được che đậy ‘’xài sang’’ , ‘’khoe mẽ’’ – phục vụ cho lợi ích của ngoại bang? Các diễn giải trên đây có thẻ đã trả lời cho câu hỏi này!

Trong giải trình của tác gỉa dự án , Bộ GTVT tung hỏa mù: Từ nay đến năm 2050 GDP đầu người của VN tăng dần từ 3000 – 10000 rồi 20.000USD , lúc đó dân giầu rồi, sẽ có tiền mua vé Tầu cao tốc và  ÐSCT sẽ phát huy hiệu qủa…. Dự báo này bị nhiều chuyên gia – đại biểu QH bảo – BGTVT đang ‘’tính cua trong lỗ’’, hoặc nói trắng ra là viển vông nhằm lừa dối QH, trong khi vận chuyển hàng hóa phục vụ tăng trưởng kinh tế mới là tối cần thiết, phải ưu tiên hang đầu – lại bị chính phủ lơ đi?

Phải chăng – CP, các vị trong Nhóm Lợi Ich – đã có sự ‘’thoả thuận ngầm’’ với đối tác bên ngoài ? Nhiều người dân Việt tâm huyết với sự phát triển của đất nưóc – nhất là các nhà khoa học, kinh tế gia – lớn bé gìa trẻ – đã có ý kiến rất sâu sắc, sát thực , can ngăn quyết định đầy phiêu lưu của ‘’nhóm lợi ích’’, vậy mà vẫn không thể thuyết phục được những cái đầu nóng, đang bốc hoả ‘’u mê’’ .  Vụ Bô xít Tây nguyên – chính phủ ‘’lách luật’’, dấu Quốc Hội nên đã lén lút ‘’làm sự đã rồi’’. Vụ ÐSCT, CP không thể lặp lại kịch bản cũ nên buộc phải đưa ra trình QH… cuối cùng  ‘’âm mưu’’ của ‘’hiệp một’’ đã thất bại. ‘’Ông đồng tình’’ Hồ Nghĩa Dũng đã nói ra miệng: Sẽ tiếp tục lên sàn đấu một lần nữa: Ðiều chỉnh lại DA ÐSCT để trình QH  xét!

Tạm thời ‘’nhóm lợi ích’’ cùng bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng chưa chịu ‘’thua’’ (ông đã nói ra miệng…) chưa từ bỏ ý đồ . Họ sẽ còn ‘’vùng vẫy’’ tìm cách đưa trình QH dự án hòng thuyết phục QH thông qua bằng được. Nhưng các NS tiến bộ có để CP thực hiện được ý đồ không? Nhân dân VN đang chờ xem màn kịch – âm mưu mới – của họ có thể thực hiện được không? Hãy đợi đấy!

Tôi đọc lại bài viết được nhà văn Phạm Viết Ðào đăng trên trang Blog của ông dưới tiêu đề: ‘’Quốc hội VN có cầm đèn chạy trước tầu cao tốc Trung Quốc?’’ (xem phụ lục dười đây). Nếu suy nghĩ… liên hệ với thực tại… chúng ta chợt giật mình, nhận ra: Thực hiện dự án ÐSCT không phải vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của dân tộc Việt, mà vì sự phát triển của… Trung Quốc, hay nói rõ ra: Vì sự nghiệp của những ‘’Bành trướng gia’’! Tôi lại nhớ bản tin của Radio nước ngoài (VOA, RFA) vài tuần trước nhân thông tin VN mua tầu ngầm, máy bay của Nga: Các nước Ðông nam Á dè dặt, nghi ngờ mục đích thực của VN tăng cường trang bị Quốc phòng… Cũng chủ đề này PVD cảnh báo (trên Blog của ông): ‘’Việt Nam – Trung Quốc đang đánh trận gỉa’’.

Thế là đã rõ:

- Thảo nào, ông Nguyễn Sinh Hùng (thay Sếp Nguyễn Tấn Dũng) lên diễn đàn QH, vung tay… hùng hồn (lại cười mỉm rất…tươi), úp mở: Không thể không làm đường sắt cao tốc, còn thuộc cấp Hồ Nghĩa Dũng thí úp mở: Không loại trừ TQ tham gia!
- Thảo nào hàng trăm chuyên gia kinh tế, khoa học kỷ thuật, trí thức – trong ngoài nước nêu phản biện, khuyên nhà nước  không nên làm ÐSCT vào lúc này với nhiều lí do xác thực, mà chính phủ VN vẫn lơ đi cho Phó TT NSH bảo vệ ý kiến trên nghị trường dụng ý – vừa răn đe, vừa vỗ về QH hòng thông qua dự án ÐSCT …,

- Thảo nào mà ngành GTVT VN xập xệ, hai ông Hồ Nghĩa Dũng (quản lý kỹ thuật), Vũ Văn Ninh (chi tiền) – lại phớt lờ, bỏ qua, ra sức tìm mọi cách chứng minh  để QH biểu quyết tán thành dự án ÐSCT…

- Thảo nào mà dân hai bờ song Pô Kô làm xiếc trên dây cáp treo để đến được với nhau… trong khi không một quan chức chính phủ, địa phương, cơ quan quản lí giao thong nào xót thương, thông cảm cho dân ‘’vùng sâu, vùng xa’’ – lại hăng hái vất tiển vào một dự án viển vông…

- Thảo nào… và còn nhiều thảo nào nữa!

Sự kiện diễn ra hôm nay làm tôi nhớ tới một việc diễn ra trong qúa khứ cách đây hơn 20 năm: Ở Ðại Hội 5 (1981-1986)) , lúc đó Chính phủ cấu trúc theo mô hình của Liên Xô – gọi là Hội Ðồng Bộ Trưởng. Thủ tướng gọi là Chủ tịch , nhà thơ Tố Hữu là Phó chủ tịch thường trực (Thứ nhất) điều hành HÐBT. Theo dư luận lúc đó: TBT Lê Duẩn có kế hoạch đào tạo Tố Hữu chính thức thay thế TT Phạm Văn Ðồng nên ‘’giao’’ Chính phủ cho ông , Thủ tướng Phạm Văn Ðồng buộc phải ngồi sau ‘’rèm’’…

Vì không có kiến thức , gần cả cuộc đời chỉ biết làm thơ, ông Tố Hữu không thể gánh được trách nhiệm vô cùng nặng nề khi tình hình đất nước trong hoàn cảnh cực kì gay go: Bị thế giới cấm vận. Chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam vừa mới đi qua còn ngổn ngang trăm mối. Bọn Pol Pốt vẫn chưa bị tiêu diệt. Vẫn đang còn hang chục vạn bộ đội Việt Nam sa lầy ở Căm Pu Chia. Kinh tế kiệt quệ, dân tình xao động…Nhà Thơ đi làm kinh tế nên tư duy vẫn còn mơ mộng như lúc làm thơ: Cho 2 ông phó – thuộc cấp của mình – là Trần Phương và Trần Quỳnh cùng chủ nhiệm Uỷ Ban Vật Gía Nhà Nước – Ðoàn Trọng Truyến, đưa ra kế hoạch Gía – Lương – Tiền hòng ổn định tình hình kinh tế đang hỗn loạn bởi chủ trương và điều hành , trong khi vẫn ‘’giữ chặt’’ cơ chế kế hoạch hóa – XHCN. Kết qủa thật thảm hại… nhân dân, trí thức, văn nghệ sĩ kêu trời, thi nhau đặt vè phản ứng. Xin chọn hai trong số các câu vè  để bạn đọc thưởng thức:

Trần Phương, Trọng Truyến, Trần Quỳnh
Nghe ba ‘’thằng’’ ấy dân mình đói to


Khi cuộc thử nghiệm thất bại, ông Phó thứ nhất và các phó kế tiếp phải về vườn, giới sĩ phu Bắc Hà liền làm thơ ‘’thương hại’’  – ‘’thanh minh’’ hộ các vị. Bài xướng nhại theo thơ của cụ Tú thành Nam:

Nghe đâu Tổ chức nó ‘’diềng’’ (2) ông
Cất chức các ông  khỏi Hội đồng
Giữ xe, thí mã – tồi tệ nhỉ
Hậu họa : Tiền, Lương, Gía – phải không?

Bài họa lại:

Trên tôi,  còn có nhiều’’ đức ông’’
Thống lĩnh, bao trùm cả Hội đồng
Thí cả mã, xe – quân tệ thật
Thua thì bỏ chạy, được cướp công

Liên tưởng hai thời điểm, hai chính phủ: ‘’Hôm nay’’ sao mà giống ‘’hôm qua’’ đến thế? Tuy nhiên, vẫn có một chỗ khác cơ bản: Thủ tướng ‘’hôm qua’’ ngồi chơi, còn thủ tướng ‘’hôm nay’’ có thực quyền… và ‘’khôn’’ hơn…

Cũng có thể ông Nguyễn Sinh Hùng giống ông Tố Hữu hồi gần 30 năm trước – đang ngấp nghé nhẩy lên nấc thang mới – nên ‘’hăng’’, ‘’mắu‘’ – nhằm chứng minh tài năng ? Với kết cục này (QH bác DA ÐSCT) mà chưa tỉnh ngộ, vẫn cố đấm ăn…xôi -  có thể rồi ông cũng theo gót tiền bối , tiền nhiệm, đồng chức – về vườn, thôi! (3)…

21.06.2010
(Kỉ niệm ngày nhà báo Việt Nam)
© NVT

© Đàn Chim Việt

——————————————————————

Ghi chú: (1)  – Nhại lại cân vè của dân gian dưới thời phong kiến:
Bộ binh , Bộ lại, Bộ hình
Ba bộ đồng tình nắn ví (ức hiếp…) dân ta

(2) Diềng: đánh – tiếng nóng.
(3) TBT Lê Duẩn chết,  mất chỗ chống lưng, thất bại trong nhiệm vụ điều hành chính phủ… ông Tố Hữu mấr uy tín, không trúng cử  ÐH Ðảng Khóa 6 -  buộc phải về nghỉ hưu…

—————————————————————–
Phụ lục:

QUỐC HỘI VN CÓ “ CẦM ĐÈN CHẠY TRƯỚC TÀU CAO TỐC” TRUNG QUỐC ?
Đăng ngày: 09:12 20-05-2010
Thư mục: Thế sự 24/24. Blog Phạm Viết Đào
.
Ngày 11/3/2010, trên Blog Phamvietdaonv đã hiển thị bài: Trung Quốc lập dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Luân Đôn đăng trên Daily Telegraph, bài báo đã cho biết:” Chính phủ Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ thương lượng với Chính phủ 17 nước có tuyến đường sắt này chạy qua để được cho phép. Nếu dự án này thành công thì quả là một công trình vĩ đại của thế ký XXI”…
Phía Trung Quốc chưa thông báo cho biết: Đã thương lượng được với những nước nào rồi và đã được nước nào đồng ý tham gia cái câu lạc bộ đường sắt cao tốc này?
Thế mà Chính phủ Việt Nam đã vội đưa ra xin ý kiến Quốc hội, không rõ Chính phủ Trung Quốc đã đặt vấn đề thương lượng với Chính phủ Việt Nam chưa, đã có thỏa thuận nào chưa ?
Vì sao Trung Quốc nuôi tham vọng xây dựng tuyến đường sắt xuyên lục địa này? Mời bà con xem bài báo dưới đây.
Còn hiện nay chưa nước nào lên tiếng mặn mà với cái dự án xuyên lục địa và mang tầm thế kỷ này của Trung Quốc; thế nhưng chiều nay, theo tin các báo: Quốc hội quyết định nghe các cơ quan chuyên môn của Chính phủ báo cáo về cái dự án này để quyết định Việt Nam có tham gia “cầm đèn chạy trước tàu cao tốc Trung Quốc” không ?
P.V.Đ.

Sau đây là bài đã đăng trên Daily Telegraph:

TRUNG QUỐC LẬP DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC: BẮC KINH-LUÂN ĐÔN

Viện Kỹ thuật Trung Quốc đang thiết kế một dự án xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc nối châu Á và châu Âu; Dự án dự kiến xây dựng trong vòng 10 năm. Để thực hiện dự án này Trung Quốc đang đặt kế hoạch thương lượng với một loạt quốc gia nằm trên tuyến đường này. Nếu dự án này thành công thì quả là một công trình vĩ đại của thế ký XXI.
Chính phủ Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ thương lượng với Chính phủ 17 nước có tuyến đường sắt này chạy qua để được cho phép.
Theo các nhà lập dự án, nếu được 17 quốc gia ủng hộ, tuyến đường cao tốc này sẽ xây dựng mất 10 năm; tuyến đường này sẽ đảm bảo cho các chuyến tàu chạy với tốc độ 360km/giờ, do vậy hành khách đi từ châu Á sang châu Âu chỉ mất 2 ngày. Trung Quốc hy vọng nếu dự án này thành công thì sẽ nối thủ đô Bắc kinh với các thủ đô lớn của châu Âu.
Tuyến đường sắt này dự kiến sẽ chạy qua các nước sau đây:
-Băc Kinh đến Luân Đôn qua các ngả: Ấn Độ- Pakistan sau đấy qua châu Âu;
- Tuyến thứ 2 từ Bắc Kinh  qua Nga  đến Đức; tuyến này sẽ nối với các quốc gia châu Á như: Việt Nam, Thái Lan, Burma và Malaixia…
Từ tháng 12/2009, Trung Quốc đã chính thức tổ chức câu lạc bộ các quốc gia có ý định tham gia xaya dựng tuyến đường sắt này với bốn hạt nhân là: Trung Quốc-Pháp-Đức-Nhật Bản…
Sau 2 tháng khai sinh ra câu lạc bộ này, Chính phủ Trung Quốc đã thông tin cho biết : Họ đã chi phí hết 17,1 tỷ USD để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối thành phố Vũ Hán-Quảng Châu. Tuyến đường sắt này đã đáp ứng nhu cầu đi lại của 98 % hành khách trong khu vực, chứng tỏ rất có hiệu quả
Tập đoàn Sifang Locomotive din Qingdao, tỉnh Shandong, nơi sản xuất ra loại đầu máy cho biết họ đã sử dụng hết số năng lượng bình quân 12,7 kilowat/ đầu người khi sử dụng đầu máy của Trung Quốc, trong khi các nước khác là 15 kilowat/đầu người…
Theo Giáo sư Wang Mengshu, thành viên của Viện Kỹ thuật Bắc Kinh cho biết: nếu sử dụng phương tiện đường sắt cao tốc, chi phí vé sẽ thấp hơn và than thiện với môi trường hơn vì dung năng lượng điện.Theo Giáo sư  Wang Mengshu cho biết: Nếu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Ấn Độ với Bắc Kinh sẽ mất 5 năm và Trung Quốc sẽ đầu tư 530 tỷ EURO…
( Theo Daily Telegraph)

——————————–

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng: Không loại trừ Trung Quốc tham gia
Đăng bởi bvnpost on 19/06/2010

“Đến bây giờ tôi chưa có trao đổi với nhà chức trách nào của Trung Quốc về dự án ĐSCT”.
Bvnpost
Bên hành lang QH ngày 17-6, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng (ảnh) đã trả lời một số vấn đề sau kết quả thăm dò ý kiến ĐBQH về dự án ĐSCT Bắc-Nam.
. Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về kết quả thăm dò ý kiến ĐBQH cũng như dự thảo nghị quyết mà QH đang đưa ra để lấy ý kiến?
+ Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: Tôi cũng không ngạc nhiên lắm vì nếu có giải pháp thích hợp, lộ trình thích hợp thì sẽ thuyết phục được ĐBQH. Ngoài ra, việc dự thảo nghị quyết yêu cầu lựa chọn xây dựng đoạn tuyến thí điểm, tôi thấy là phù hợp. Tôi chọn đoạn TP.HCM-Nha Trang, trong đó ưu tiên tuyến đường TP HCM-Phan Thiết. QH cũng rất sáng suốt trong việc đưa ra lộ trình xây dựng.
. Nhưng trong báo cáo bổ sung gửi QH đầu tháng 6, Chính phủ vẫn muốn khởi công hai đoạn Hà Nội-Vinh và TP HCM-Nha Trang ngay năm 2014. Liệu việc giãn ra như vậy có phải là sự nhượng bộ trước QH?
+ Thì ban đầu mình cũng muốn đẩy lên để làm sớm hơn. Nhưng bây giờ QH muốn giãn ra. Tôi cho rằng giãn ra là đúng.
. Ông nghĩ gì về việc gần 200 ĐB không đồng ý với dự án trên?
+ Đây là một dự án rất lớn, có thể có nhiều rủi ro, sẽ có nhiều khó khăn tiềm ẩn, tiềm lực kinh tế của đất nước sẽ tiếp tục có những vấn đề cần xem xét. Cho nên sự đắn đo của các ĐBQH và dư luận là hoàn toàn chính đáng. Bản thân tôi tham gia vào việc xây dựng đề án trên nhưng cũng không thể nào nói đây là một việc dễ dàng. Việc QH đắn đo, cân nhắc càng làm cho mình thấy được trách nhiệm, phải rất thận trọng, tính hết các yếu tố có thể xảy ra nếu thực hiện dự án.
Việc gần 200 đại biểu chưa ủng hộ dự án đường sắt cao tốc cho thấy cần thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu.. Trong trường hợp QH thông qua chủ trương thì Chính phủ có tính đến đấu thầu chuyện tư vấn không? Vì nhiều ĐB cho rằng báo cáo vừa trình ra QH không có đấu thầu thành thử không công khai, minh bạch?
+ Đấu thầu lập dự án là một vấn đề rất khó. Trong Luật đấu thầu đã có quy định việc này nhưng phải nói là quá phức tạp. Cho nên thường là mình lựa chọn tư vấn. Nhưng các bước thiết kế kỹ thuật, bước xây dựng là phải đấu thầu. Cái đấy chúng tôi sẽ thực hiện thật nghiêm chỉnh.
. Điều khiến dư luận băn khoăn là một dự án lớn nhưng khi trình ra QH, các đơn vị độc lập, các nhà khoa học, hiệp hội… ít cơ hội phản biện?
+ Thực ra khi lập báo cáo tiền khả thi chúng tôi cũng đã chú ý nghe các tổ chức, phản biện, hội thảo… Nhưng đúng là chưa rộng rãi, đầy đủ lắm. Tới đây, khi lập dự án khả thi thì sẽ tổ chức nhiều hội thảo, kêu gọi các chuyên gia, cơ quan, tổ chức độc lập tham gia.
. Nếu được QH đồng ý cho xây dựng thì Chính phủ sẽ hướng đến nước nào, tổ chức nào để vay vốn?
+ Bây giờ thì ta đang trao đổi với đối tác Nhật Bản. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tác vẫn còn bỏ ngỏ. Sau khi có báo cáo đầu tư rồi, chúng ta sẽ xem xét quốc gia nào, doanh nghiệp nào, nhà thầu nào đáp ứng tốt nhất điều kiện mình đề ra sẽ lựa chọn. Dự án này rất lớn, một quốc gia chưa chắc đã có thể hợp tác để làm hết. Thế thì phải nhiều quốc gia, nhiều nhà thầu. Còn bây giờ Nhật đang giúp mình trong việc chuẩn bị dự án.
. Bộ trưởng nói đối tác thực hiện dự án vẫn bỏ ngỏ, vậy Trung Quốc có thể tham gia không?
+ Trung Quốc cũng không loại trừ. Vì trong đấy có nhiều dự án lắm, có thể nhiều nhà thầu của nhiều quốc gia cùng tham gia. Nhưng đến bây giờ tôi có thể khẳng định là tôi chưa có trao đổi với nhà chức trách nào của Trung Quốc về dự án trên.
. Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Thêm thời gian là tốt

Việc gần 200 ĐB không ủng hộ cho thấy dự án đưa ra chưa đủ độ tin cậy. Đó là chưa kể các ĐB ủng hộ thì thực chất cũng là ủng hộ có điều kiện. Việc QH ra nghị quyết lần này không như dự kiến ban đầu là đồng ý cho xây dựng. Trái lại, nghị quyết lần này chỉ là thông qua chủ trương để Chính phủ nghiên cứu kỹ hơn và QH sẽ thẩm định lại một lần nữa.
Có hai vấn đề quan trọng mà dự thảo nghị quyết yêu cầu. Một là dự án ĐSCT phải đặt trong một quy hoạch tổng thể về giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển… chứ không tách rời như báo cáo ban đầu mà Chính phủ trình. Hai là sau khi nghiên cứu kỹ hơn ở bước nghiên cứu khả thi, Chính phủ phải trình để QH thông qua một lần nữa rồi mới đầu tư xây dựng.
Như vậy vấn đề đầu tư đã được nghiên cứu kỹ càng, dự án phải trải qua hai kỳ QH xem xét. Quyết định trên cũng đòi hỏi cơ quan chủ quản của dự án phải nỗ lực nghiên cứu và chứng minh những điều mình đưa ra là đúng. Bản thân dư luận xã hội cũng có phản biện đầy đủ hơn, xác đáng hơn.
Đại biểu DƯƠNG TRUNG QUỐC (Đồng Nai)

THÀNH VĂN thực hiện

1 Phản hồi cho “Tản mạn 6: Tổ con chuồn chuồn ở đâu?”

  1. Trung Hoàng says:

    1.
    Vòng cương toả bá quyền bành trướng,
    Sao mãi lo định hướng che thân.
    Hoa tường lấn thế leo dần,
    Hoa xa kỳ diệu thập phần ngát hương.
    Phận Câu Tiển bi thương nhược tiểu,
    Kiếp Tây Thi cam chiụ lỡ làng.
    Tuồng đời sao lắm gian nan,
    Tình lang gian díu khó an cưả nhà.

    2.
    Vòng cương toả quỷ ma phù yểm,
    Sao tưạ hồ lấp liếm bao che.
    Bướm hoa gian tặc kết bè,
    GIA VONG QUỐC PHÁ khó dè mai sau.
    Lời Long Vỹ Xà Ðầu binh biến,
    Cuộc can qua động chuyển gốc trời.
    Dấu xưa Bạch-Sĩ truyền lời,
    Ðể rồi sẽ thấy chiều mơi tỏ tường.

    3.
    Vòng cương toả bá quyền bành trướng,
    Sao mãi lo an hưởng vinh hoa.
    Non dời biển lấn xót xa,
    Hoàng Trường máu lệ chan hoà Biển Ðông.
    Cánh chuồn chuồn chập chồng xà thấp,
    Gió heo mai dồn dập bão giông.
    Hung tinh lấp ló Trời Ðông,
    Nơi nơi thảm cảnh Trời long khổ à.

    4.
    Vòng cương toả quỷ ma phù yểm,
    Trừ nội gian vung kiếm Long Tuyền.
    Muôn thu Hùng chí Rồng Tiên,
    Lạc Hồng vạn kiếp lưu truyền sử son.
    Tiếng ái quốc héo hon tấc dạ,
    Lời chí minh sao lạ cúi luồn.
    Dù cho điểu thú chim muông,
    Cũng còn nhớ tổ cội nguồn dưỡng sinh.

    Ai ai cũng ráng xét mình !!!

Phản hồi