WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đính chính một sử liệu sai lầm về Hai Bà Trưng

Mấy năm gần đây một số tác giả viết về Hai Bà Trưng đã căn cứ vào các sách vở của người Tàu như Hậu Hán Thư hay Thủy Kinh Chú được viết 500, 600 năm sau khi Hai Bà chết cho rằng Hai Bà bị Mã Viện chặt đầu và thủ cấp đưa về Lạc Dương, kinh đô nhà Hán thời đó.   Để cho rằng mình viết đúng những người viết sử này còn dẫn chứng  trong Việt Sử Tiêu Án  của cụ Ngô Thời Sĩ: “Trong đền thờ Hai Bà Trưng, phàm những đồ thờ tự đều sơn đen, tuyệt không có sơn đỏ, dân địa phương ấy không dám mặc áo đỏ, những khi đến yết cáo, có ai mặc áo đỏ đều cởi bỏ đi, không ai dám xúc phạm đến cấm lệ. Tục truyền rằng Trưng Vương chết về việc binh đao, nên kiêng sắc đỏ vì giống như máu”. Sử Tàu và sử Việt viết như vậy hẳn là đúng lắm rồi nên có tác già còn cho rằng bộ sử thi Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca đã thi vị hoá cái chết của Hai Bà Trưng với: “Hình ảnh gieo mình xuống sông Hát có vẻ vừa hào hùng vừa lãng mạn dễ trở thành đề tài cho thi ca nhạc kịch, và dễ lan truyền trong trí tưởng tượng của quần chúng hơn là hình ảnh thân gái hy sinh nơi chiến trường, bị chặt đầu một cách rùng rợn rồi gửi về Trung Hoa”. Tác giả câu văn trên có lẽ quên rằng vào thời Việt Nam Quốc Sử Diễn Ca ra đời người ta chưa hiểu nghĩa chữ lãng mạn như chúng ta hiểu ngày nay. Hai chữ này chỉ được dùng và phổ biến  vào những năm 1930, 1940 khi những người theo tây học chịu ảnh hưởng của phong trào thơ văn lãng mạn Pháp. Ngày xưa người ta giới hạn tình cảm theo khuôn phép của gia đình, nề nếp, phong tục của xã hội, tam cương ngụ thường của Khổng Mạnh chứ không sống tự do hay buông thả như chúng ta bây giờ nên không có chuyện những nhà Nho viết sử lãng mạn.

Bàn Thờ Hai Bà Trưng

Từ hàng ngàn năm trước, Chu Tử đã nói : “Đọc sách không nên để sử quan dối được mình” (Việt Sử Tiêu Án trang 10). Đó là sử quan Trung Hoa viết về lịch sử Trung Hoa, còn sử quan Trung Hoa viết về xứ thuộc địa mà  họ coi là man di như Việt Nam thì sao?

Sách Giao Chỉ chí chép: “Trong núi Quận Cửu Chân có người con gái là Triệu Ẩu (*), cao 1 trượng 2, vú dài ba thước, kết đảng cướp bóc quận huyện, thường mặc áo lụa vàng mỏng, đi dép sừng, cưỡi voi ra trận chiến đấu, bị thứ sử là Lục Dận đánh thua, sau chết làm thần, việc này xuất xứ ở sách Thiên Trung Ký”. (Việt Sử Tiêu Án, Ngô Thời Sĩ, bản dịch của Hội VN Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu, xuất bản năm 1960, trang 50).

Một trượng là 10 thước (Tàu), 1 thước bằng 0m40 tức bà Triệu thị Trinh cao 4m80 (12th x 0m40=4m80), vú dài 3 thước, tức dài  1m20 (3 th x 0m40 = 1m20). Thiết nghĩ nếu ông Bành Tổ có thật thì cũng không  cao đến như thế, nói gì đến vú dài 1m20!

Sử sách Trung Hoa luôn luôn miệt thị, thóa mạ người nữ anh hùng Việt  Nam mà dưới mắt họ là một thứ mọi rợ, dị hình, dị tướng. Thân hình đã quái đản lại còn ăn mặc lòe loạt hở hang, kỳ dị (mặc lụa mỏng, đi giày sừng).

Trở lại với lời ghi trong Việt Sử Tiêu Án. Thật đáng tiếc, cụ Ngô thời Sĩ quê ở Phủ Thanh Oai, Hà Đông, cách Hát Môn không bao xa – chừng 15 hay 20 cây số – và chắc chắn cụ có ra Thăng Long (tức Hà Nội bây giờ) học hành, thi cử hoặc làm việc là nơi chỉ cách đền thờ Hai Bà ở Đồng Nhân một con đê (Hà Nội hay Thăng Long ở trong, làng Đồng Nhân bên ngoài đê) để xem đồ tế tự trong đền ra sao.

Việt Sử Tiêu Án có thể nói là sách phê bình lịch sử đầu tiên tại nước ta đã có những nhận xét khá khoa học so với thời ấy. Tuy vậy cuốn sử này cũng có một vài thiếu sót không tránh khỏi mà một trong những  điều ấy chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ trong bài này **.

Sau khi đọc mấy bài viết về Hai Bà kể trên chúng tôi đã đọc lại Việt Sử Tiêu Án thấy các tác giả chép đúng sách vở khi dẫn chứng.  Chúng tôi mất hai, ba tuần lễ tìm kiếm những người sinh trưởng ở xã Hát Môn để tìm sự thật và được biết cụ Ngô thời Sĩ đã hoàn toàn sai lầm khi viết trong Việt Sử Tiêu Án rằng vì Hai Bà Trưng bị chết chém nên đồ thờ trong đền toàn một màu đen. Những bằng chứng chúng tôi thu thập được gồm có (qua sự kể lại và xác nhận):

- Từ ngàn xưa, phía sau đền Hai Bà ở xã Hát Môn có một hồ trồng sen (gọi là hồ sen) lấy hoa dâng vào đền thờ. Hồ này bị san lấp sau năm 1954. Hiện nay ở trong xã còn có xóm Hồng Hoa, theo các cụ truyền lại thì xóm (giáp) này được giao trách nhiệm trồng hoa hồng để bày trên bàn thờ.  Hai loại hoa này – hoa hồng, hoa sen – đều có màu hồng hay màu đỏ.

Một vị hiện trong ban Thủ Từ (giữ đền) đã kiểm chứng và xác nhận rằng những đồ thờ tự không phải chỉ có toàn màu đen mà có nhiều màu, trong đó màu đỏ là chủ yếu:

- Chiêng, thanh la bằng thau màu vàng.

- Cờ Đại  màu đỏ, trắng, vàng, xanh diềm  màu đen.

- Cờ Tiểu màu đỏ, nâu, vàng…

- Cờ đuôi nheo ngũ sắc, trong đó có màu đỏ.

- Áo cho các phù giá màu đỏ, vàng và xanh.***

- Kiệu: sơn đen, màn (áo) kiệu màu đỏ và vàng nhiễu.

- Tang trống (vỏ gỗ) màu đỏ nâu có vẽ hoa văn.

Lá Cờ Đại (mỗi bề khoảng 5m được kéo lên rất cao trước cửa đền mỗi khi có đại lễ kỷ niệm Hai Bà)

Ba tấm hình này của ông Nguyễn hoàng Thám chụp ngày 18-06-2010 tại dền Hai Bà ở xã Hát Môn.

- Bằng chứng riêng của tôi là 2 tấm hình do nhà nhiếp ảnh Kim Mai cho xử dụng đã được đăng tải trên các Web site từ năm 2009.

Chúng ta thấy trên bàn thờ Hai Bà và bàn thờ các Nữ Tướng của Hai Bà gồm hoành phi thếp vàng rực rỡ, lọng, nến(đèn cầy), hai bình hoa  màu đỏ, vàng, xanh…  chứ không phải chỉ toàn màu đen.

Để kết luận, chúng tôi xác nhận những bằng chứng kể trên là sự thật và thấy cần phải đính chính sự sai lầm ghi trong Việt Sử Tiêu Án của cụ Ngô thời Sĩ.

Qúy vị quan tâm tới sử học muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc với cụ Trần đăng Trung qua ĐT.: 848-38111-480 hoặc cụ Nguyễn hoàng Thảo, ĐT: 848-3931-4351   hoặc về đền Hai Bà tại xã Hát Môn, chỉ cách Hà Nội khoảng 20 cây số trên đường Hà Nội – Sơn Tây, xin gặp Ban Thủ Từ để được chứng kiến tận mắt những đồ thờ tự. Đền hiện mở của hàng ngày cho khách hành hương.

Ghi chú:
*    “Trong quận Cửu Chân có người con gái là mụ Triệu”, tiếng Tàu “ấu” có nghĩa  là mụ, tiếng sách mé.
**    Việt Sử Tiêu Án cũng nói quân Hai Bà thua chạy vào núi Hy Sơn rồi không biết đi đâu . Nhưng chúng tôi đã tìm hỏi nhiều người sinh trưởng ở vùng Thạch Thất, Bát Bạt, Phú Thọ không ai nghe nói đến núi ấy. Các sách địa lý và lịch sử hiện nay cũng không có sách nào nói đến núi ấy.  Điều này cũng huyễn hoặc như việc những đồ thờ tự trong đền Hai Bà toàn màu đen. Tuy nhiên vì chưa kiểm chứng được chính xác nên chúng tôi chưa có ý kiến vế vấn đế này.
***    Áo phù giá dành cho những thanh niên khiêng kiệu và đoàn nữ binh vác gươm, giáo theo hầu trong ngày đại lễ rước Hai Bà.

© Phạm Hy Sơn

© Đàn Chim Việt

17 Phản hồi cho “Đính chính một sử liệu sai lầm về Hai Bà Trưng”

  1. nhi says:

    Các bạn nào muốn tìm hiểu thêm về khởi nghĩa Hai Bà Trưng có thêm tìm hiểu và đọc thêm tác phẩm Anh Hùng Lĩnh Nam, Động Đình Hồ Ngoại Sử, Cẩm Khê di hận của Bác sỉ Trần Đại Sỹ. Rất đáng đọc, tuy truyện viết dạng tiểu thuyết kiếm hiệp nhưng tác giả sưu tầm, khảo cứu rất công phu. Tôi chưa thấy trong nước có tác phẩm nào xứng tầm. Sách đã có trên việt nam thư quán. Mọi người yêu lịch sử nhớ tìm đọc. Thân chào.

  2. tranvan says:

    Thế thì, Trần Khắc Chung chỉ cần lướt thuyền nhẹ mà đưa công chúa huyền Trân về Thăng Long thì sao? vẫn còn giá trị đến bây giờ, có ai minh định cho hậu thế hiểu rõ không. Tôi cũng đọc sơ sơ thấy lúc đó bên Chiêm Thành ( Champa ) có hải quân rất mạnh đóng ở các cảng biển ở Huế, Đà Nẵng, Hội An ( tên gọi bây giờ ) lễ nào không đánh nổi một chiếc thuyền cỏn con như vậy à. Trần Khắc Chung còn lênh đênh đến 6 tháng trên biển nữa chứ. Lấy gì ăn, uống, vậy mà khối người gọi là giỏi kinh sử điều tin sái cổ, không một ai đặt câu hỏi lý giải. Lịch sử mà viết như vậy thì con cháu học giỏi sử thì phải, vì vậy hậu quả học trò cũng tự sáng tác khi làm bài thi tuyển sinh Đại học và toàn điểm 10 trở lên, làm cho BT Bộ GD – ĐT Phạm Vũ Luận phải khen ngợi, điểm 10 môn sử là chuyện bình thường, thật là hết biết

    • côngtằngtônnửthimẹt says:

      Chế Mânyêu thương công chua nước Nam rất mực,vi phải theo lênh vua cha về quê chồng ,đưọc coi là man di,nhưng công chúa rất trọng đạo phu thê,trọn tình với thần dân chiêm thành sau khi trọn hiếu với cha .trọn tình với nước Việt .Công chúa và KhắcChung yêu nhau dù cùng giòng họ ,bà con,nhưng :”tạm gác tình riêng dể coi tình nước là đángkể”.
      Khi ChếMân còn nằm trên giường bệnh ,biếtmình khó sống,nên đả bí mật cho ngưới tâmphúc qua báo cho vua Trân và xin cứu công chúa vì theo phong tục.ChếMân chết,Huyèn Trân lên giàn hoả…
      Trần Khắc Chung đi giải cứu công chúa với sự giúp đở cuả một số quan lại trong triều ,vì cảm mến công chúa hoặc là “chiêm gian”Chúng ta chăng trách gì chiếc thuyền nan đem công chúa và tkc vềnước Việt (thuyền nhò chớ đâu dám đi thuyền lớn để che mắt quân dân cà 2 nước /một theo lệ đuổi bắt/một tránh tiếng nên có lẻ vì đó mà từ Chiêm về Việt mất 2,3 tháng (làm gì tới 6 tháng )/như vyt củng quá lâu rồi.
      Củng không tránh,theo lối nghỉ bây giờ.2 người yêu nhau,nay có dịp nối lại tình xưa.càng yêu hon,càng mong thời gian ,con thuyển tình trôi châm hơn…Còn chuyện ăn uống ,theo thiển đâu khó gì .
      Cho nên đả có người nói bài viết này chỉ là cái cớ cho bọn VGCS lên đây thóa mạ cổ sử saukhi thoá mạ kim
      sử hay nói đúng là thoá mạ.đâp phá .san bằng tất cả caí gì của vn nếu được.
      Nghiên cứu sử ít nhất có thành quả rồi mới thông báo cho mọi người biết. Còn cứ thắc mắcsuy đoán nghi ngờ heo sử của kẻ thù rồi viết bài chẳng ra ch,gọi là viết sử ,gọi là thắc mắc “lớn” trong sử Việt đó ư?
      Lênh của Tàu Phù chăng?
      Hết nước nói.”finil ô dia. mittơ …ơi!”
      (cttntm)

  3. Lữ Út says:

    Sử ta và sử tầu đều nói Hai Bà chiếm được 65 thành. Tại sao không nhà sử học nào xác định được vị trí của 65 thành đó. Theo tôi trong tòan vùng châu thổ bắc bộ chắc không đủ chỗ cho 65 thành. Tôi chỉ biết các địa danh của ta lẫn tầu được thay đôỉ nhiều lần qua các thời đại và cả hai bên đều có địa danh trùng tên. Xin nêu câu hỏi thành thời đó có nghĩa là thị quốc ( city-state ) hay không?

  4. BaWa says:

    Trong truyện Kiều, kụ NguyễnRu tả TừHải: ”Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”, vậy theo kụ Đức thì TừHải cao baonhiêu thước ngày nay, hay mấy ”yards” Anh? Và con người có cân đối không? Dường như kwá gầy, giống như là người mặc áothụng mà đi cà-kheo phải không? Thiệt, ko thể biết các
    kụ ngày xưa tínhtoán kiểu gì???

  5. Đức says:

    1 trượng ngày xưa chỉ bằng 1m7 thôi. Tùy triều đại.
    Tôi viết quá chừng mà, cuối cùng phần reply trước chỉ hiện lên tí xíu :-w

  6. Đức says:

    “Một trượng là 10 thước (Tàu), 1 thước bằng 0m40 tức bà Triệu thị Trinh cao 4m80 (12th x 0m40=4m80), vú dài 3 thước, tức dài 1m20 (3 th x 0m40 = 1m20).”
    Đoạn này đúng là ngu.

    • côngtằngtônnửthimẹt says:

      Bôi Bác Lịch Sử. !!!!
      1/Lich sử chì lá nói ngoa lên 01 chútđể tả người nử anh hào việt nam như bà Trưng bà Triệu.Chi tiết này không quan trọng bằng việc làm của các nử kiệt ,vươt qua cả nam giới về tínhthần áí quốc chống ngoại xâm .Như là Jane D’Arc (Joane of Arc) nử kiệt trong lich sử Pháp.Cho nên có gì mà thắc mắc dè bỉu chê bai tiền nhân ?. Phải chăng dân Việt Nam nay trở về cội nguồn ,trở về quê cha là Tàu hết rồi ? Trong cácphim Tàu đôi khi vua nhà Hán ,nhà Mản đem binh chinh phạt các RỢ phương Nam…Phải chăngđólà các nước nhỏ ,ngoại ô nước Tàu ,như Việt Nam ngày nay,hay …ngày xưa ,đều thần phục tàu ,là con dân Tàu hết.?..
      Về Triệu Ẩu thì chử Ẩu là bà già là mụ (cho nên nói là Bà Triêu = Triệu Ẩu) có chi quá đáng ,Tàu gọi là Bà thôi có chi gọilà khinh khi,chỉ là tên gọibình thường thôi .Có tính .”Kính trọng”nửa là đằng khác. Ở MìềnTrung có nơi gọi bà ngoại bà nội là Mụ (Ẩu=Mụ=Bà=Mệ)
      Người đất thần kinh vẩn thưòng gọi các tôn thất giòng vua chúalà Mụlà Mệ,(và họ củng tư xưng như caphê mụ Tôn ,bún bò Mụ Rớt…) Đừng tự ti quá .Triệu Ẩu là Mụ Triệu, coi như còn trẻ củng đáng kinh nể như bà lớn tuổi ,như bà nội bà ngoại rồi. Ví dụ như hỏi”= Mu ngoaị mi làm chi ở nhà rưá mi.= Dạ Mụ cháu đánh tứ sắc với các mệ trong nội.”
      2/Còn như Mụ Triệu có được tả là cao 10 trương ,vú dàỉ 3 thước thìhỏi ai đo ? Đólà chỉnói”quálên” để ca ngợi người anh thư nước Việt mà thôi.Ngày xưa chiều cao trung bình người nam khoảng 1m50,người nử 1m45. Bà Triiêu có lẻ cao quá cái tiêu chuẩn ấy nên ngưoì ta suýt soa ,agrandir lên vây thô,Củng như Ai thấy được vú bà Triệu ai đo được vú bà Triệu ?Nhất là ngày xưa mang aó kín đáo,nịt cho xẹp xuống chớ đâu phải các cô bây giờ?Thấy bà tolớn (hơn đàn ông),ngực mặc giáp phòng lên thì củng agrandir lên mà thôi. DânVN thích đồn thổi (rumor)và tuị giặc thù Tàu thé nào mà không phóng lón lên nhiều lần ,nhất là có bọn việt gian rỉ tai .làm trò cưởi nhạo cho bọn tàu,hòng lấy lòng tự tôn của Nam giới mà vẩn tự ti sợ hải… anh thư nước Việt?
      Củng có thể người việt phóng đại lên để làm tâm lý chếên ,coi bà như người phi thường.khác với người thường về hình thể vóc dáng, để dân tin là người “đặ biệt,có thể là người trời như thánh gióng)để tụ hội quanh bà khởi nghỉa.. Cho nên đem con số trong sách sử ra rồi cộng trừ nhân chia theo thời nay là HỎNG là không ĐÚNG.
      Và nhửng gópý nào chê cườilich sử nhân người viết bài này ,có thể là bọn VC,Tàu cộng đang tìm cách hạ lich sử vn đó thôi.Mà sao tintheo sử Tàu như nguyểngiakiểng,gọi vua Quang Trung là một tên thảo khấu ,hung dử?
      Nhửng tên nào góp ý nóingười viết sử là NGU thì tự chưởi mình Củng như Từ Hảỉ “vai năm tấc rông thấn mười thước cao” củng chỉ là một cách tả ngườitheo lối phóng đai cho nhân vật to cao,oai phong lẩm liệt..nó hợp với một anh hùng.,rông lượng..
      Tómlại thật là quá đáng khi đem nhửng ướclê tính toán của người xưa so sánh với thước tấc tây phương ngày nay ,rồi nhạo báng tổ tiên ông bà mình ,còn chưởi họ là NGU nửa.thì quả là hết thuốc chửa.
      Ngu là đem lich sử Việt so với sử Tàu ,là kẻ thù truyến kếp,để phỉ báng tổ tiên ..Cho nên có lẻ vì đó mà VC làm lể tạ tội hai bà Trưng trước đền thờ thằng Mả Viên ,và cả đảng đem cả giang san dâng cho Tàu.thầnphục thiên triều nước lớn ,như trở về nước mẹ ,như bọn nước nhỏ ,bộ lạc quây về thần phục thiên triều Đại hán,,,
      Thật quá đáng.
      Và ĐÚNG LÀ NGU ,ĐẠI NGU !
      (cttntm)
      **chính sử hầu như không nói đến thước tấc của bà Triệu,và cài chiều dài quá khổ của vú bà ,vì chẳngng dính líu gì tời cuộc chống ngoại xâm của bà. Nó chỉ nằm trong bài sử ca “vú dài ba rhước vắt ngang vai” .Có lẻ tác giả làm cuốn sử luc-bát này viết để ca tụng bà có “tướng trời (chẳng hạn)” để lột tả cái khí phách hào hùng của người nử anh thư Triêu Trinh Nương =Bà Triệu=Triệu Ẩu chăng ?.
      Bài viết này đáng quăng vào thùng rác và nhửng người góp ý cẩn thận,đừng “chưởi bới” sẻ “mắc mưu”csvn=hán gian”đó.
      (cttntm)

  7. DO NGHE says:

    Tan TIN thu BAT NHU Vo thu
    Loi DAY ay NGAN THU da ro
    Tu DIEN den bao SACH SU
    Sao thi SAO nhu rua se SAI LAM

  8. Buon cuoi says:

    Tai sao cai ho trong sen de dang cung 2 vi Trung-Vuong lai bi lap di …sau nam 1954.????????
    Toi rat muon biet ly do .Xin qui vi hoc gia hoac su gia hoac mot nguoi nao do biet duoc ly do bi lap di chi day . Thanh that ta on .
    Mot nguoi rat thich nghien cuu lich su hao hung cua Viet-Nam

  9. Buon cuoi says:

    Ngay nay Trung-Quoc tu hao ve Van -ly -truong-thanh ……???.Co le ho co tinh quen di noi nhuc bi doan quan thien chien cua Thanh-Cat-Tu-Han thong tri ……..mac du quan Mong co 3 lan bi Viet-Nam danh bai ……..Ho da co tinh quen rang mac du co gang xay buc tuong voi bao nhieu xuong mau cua nhung nguoi dan vo toi de chong choi voi quan Mong -co ……nhung vo hieu ..vi chinh nhung nguoi dan do ho cung muon cai trieu dai do sup do ……
    Theo toi nghi thi nhung nha viet su Trung-quoc nen xau ho khi viet ve Van-ly -truong-thanh …va nhung nguoi Trung-quoc xam lang nen nhin buc tuong do ma suy nghiem ….

  10. TRUONG Đ. TRUNG says:

    Người xưa có câu ” tận tín thư, bất như vô thư”; nếu quá tin vào sách thì thà đừng có sách. Đa số người Việt chúng ta không chú ý đến lời khuyên vàng ngọc đó, mà thường có khuynh hướng tin một cách không nghi ngờ vào những gì được viết thành sách. Thói quen đó khiến chúng ta thường đọc mà không vận dụng óc lý luận của mình để có sự xét đoán và phê bình độc lập.

    Điển hình là chuyện Nguyễn Trãi-Thị Lộ. Đa số người Việt cho đến nay vẫn đinh ninh rằng giữa vua Lê Thái Tôn và bà Thị Lộ đã có quan hệ nam-nữ với nhau. Không hề nghe ai nêu lên sự kiện là bà Thị Lộ lại lớn hơn vua Thái Tôn đến 35 tuổi cả. Người ta cũng không lưu tâm đến chi tiết là trước kia bà Thị Lộ vốn là bạn của mẹ vua Thái Tôn. Cũng không mấy ai chú ý rằng vào thời đó, tuổi thọ của người Việt rất thấp, trung bình chỉ chừng 50-55 tuổi. Vua Thái Tôn đột tử ở vườn Lệ Chi lúc mới trong ngoài 20 tuổi, còn bà Thị Lộ lúc đó đã gần 55 tuổi; nghĩa là một bà già trầu ! Sao lại có chuyện một ông vua trẻ, không thiếu cung phi mỹ nữ, lại phải đi dan díu với một bà già trầu ? Vậy mà nghi án lịch sử này mải cho đến nay chẳng ai bỏ công tra vấn và làm sáng tỏ. Trái lại đa số, gồm cả hàng trăm các ông có bằng tiến sĩ sử học, chỉ cứ trước kể sao,sau nghe vậy, không thắc mắc, không tra vấn !

    Kế đến là người Việt chúng ta, đa số thường kém ý thức quốc gia-dân tộc. Vì kém ý thức dân tộc nên tuy là người Việt nhưng lại sẳn sàng tin ngay những điều người Tàu viết về tiền nhân của dân tộc mình ! Thật kỳ lạ rằng số đông người Việt chúng ta lại không hiểu một điều đơn giản là người Tàu sẽ không có bất kỳ lý do gì để nói, hoặc viết ,về những điều hay đẹp của người Việt Nam cả; nhất là về những người Việt đã từng đứng lên chống lại sự xâm lược và ách cai trị tàn bạo của người Tàu.

    Gần đây, không chỉ các sử liệu của Hai Bà Trưng bị người Tàu cố tình xuyên tạc cho phù hợp với óc tự tôn Đại Hán của họ, mà đáng chú ý hơn nữa là chính quyền Trung Quốc và một số học giả người Tàu cũng đã tìm cách đưa ra những tài liệu, chân gỉa chưa rõ ràng, để biện giải rằng chiến thắng Điện Biên Phủ không phải là công lao của người Việt Nam, mà là kết quả sự cố vấn của người Trung Quốc !

    Không có gì đáng ngạc nhiên lắm về việc làm đó của chính quyền Trung Quốc và các học giả Tàu. Nhưng điều gây kinh ngạc là một số người Việt, và là những ngưòi có bằng Tiến Sĩ hẳn hoi, lại vội vàng thừa nhận ngay, không một tra vấn cặn kẻ, những khẳng định thiếu căn cứ sử học nói trên của TQ, và dùng điều đó vào các công kích chính trị dành cho đồng bào của mình!

    Trình bày vắn tắt vài cảm nghĩ như trên để bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những cố gắng khởi đầu, rất hàn lâm, của ông Phạm Hy Sơn trong việc truy tầm và làm sáng tỏ những sự thật về thân thế của Hai Bà .

    Trương Đ. Trung

Leave a Reply to Đức