WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

BS Lê Nguyên Sang trả lời phỏng vấn RFA ngay sau khi ra khỏi tù

Nhà bất đồng chính kiến, bác sĩ Lê Nguyên Sang, thuộc Đảng Dân chủ Nhân Dân, vừa trở về gia đình vào 8:30’ sáng ngày 17 tháng 8 năm 2010, sau bốn năm ở trong nhà tù vì bị kết tội ‘tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Ngay sau khi về đến với gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ Lê Nguyên Sang dành cho Đài Á Châu Tự do cuộc phỏng vấn sau đây. 

Bác sĩ Lê Nguyên Sang vội vã chia tay với mẹ trước khi vào trại giam. Ảnh AFP

Từ nhà tù nhỏ ra nhà tù lớn

Gia Minh: Trước hết xin chung vui với bác sĩ đã mãn hạn thi hành án, và về với gia đình. Xin ông chia xẻ cảm xúc của ông vào lúc này?

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Ở tù cộng sản, người ta bị đàn áp nhiều về mặt tinh thần, vật chất- mệt mỏi lắm. Nhưng khi bước ra khỏi tù, cảm giác tự do làm cho con người như ‘lâng lâng’: một thế giới mới đối với mình. Do đó, cảm giác chóang ngợp không thể diễn tả hết được. Thế nhưng tôi đoan chắc đã bước qua một giai đọan nghiệt ngã nhất trong cuộc đấu tranh vì dân chủ của đất nước. Sau khi bước ra khỏi tù tôi còn nhiều việc phải làm nữa.

Đối với tôi nhà tù cộng sản chỉ là nhà tù nhỏ thôi, ngoài nhà tù đó còn nhà tù lớn hơn nữa. Ai ở tù đều có cảm giác, đều biết sau bốn bức tường, còn thêm bốn bức tường, tiếp đó nữa là cái xà lim chỉ nhốt đủ một một người mà thôi.  

Gia Minh: Thời gian bác sĩ ở trong xà lim đó bao lâu?

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tôi ở hơn một năm. Một năm rất nghiệt ngã, không có không khí để thở, ánh sáng để hưởng. Nhu cầu của con người là ánh sáng và không khí, hai thứ không mất tiền; thế nhưng trong nhà tù cộng sản hai thứ đó không được hưởng. Đó là sự ép bức, đày đọa thể xác, tinh thần con người.

Gia Minh: Trong khỏang thời gian một năm trời đó, ông được ra vào bao lâu?

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Khi đi hỏi cung thôi. Và người tù ở xà lim muốn được đi hỏi cung để được ra bên ngoài. Một tháng đi hỏi cung một lần. Khi đi ra là lảo đảo vì bị giam trong xà lim lâu nên người tù ở xà lim muốn ra ngoài cho được thỏai mái. Từ đó việc đưa đi hỏi cung như là một đặc ân, và người tù xà lim có thể sẽ khai hết.

Gia Minh: Thời gian hỏi cung là bao lâu?

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tùy theo cán bộ. Nếu họ thấy cần thiết thì sáng kêu, chiều kêu; nhưng sau đó một tháng trời không kêu nữa.

Gia Minh: Thời gian biệt giam trong xà lim đối với ông vào lúc nào?

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Từ ngày 17 tháng 8 năm 2006 đến 17 tháng 10 năm 2007.

Gia Minh: Sau đó đến những nhà giam nào?

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Sau tôi lên Chí Hoà, Bố Lá. Chí Hoà nổi tiếng nơi có các ‘anh chị đại bàng’. Do tính chất và vị thế của tôi nên tôi chịu nhiều khắc nghiệt hơn các tù nhân khác: bị biệt giam, cách ly, chịu đựng nhiều hơn. Họ làm tôi rất mệt mỏi. Thật ra mới ra khỏi tù tôi cũng rất mệt mỏi.

Không vượt biên vì hy vọng đất nước thay đổi

Gia Minh: Còn những người tù chung với ông tại những nơi đó đối xử với ông thế nào?

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Khi chưa biết mình là tù chính trị thì khác, nhưng khi biết rồi họ ‘dè sẻn’ hơn. Bởi vì tại những nơi có những ‘đại bàng’ như thế họ có những lối đối xử gọi theo tiếng lóng là ‘bass, treb’ tức đá, đấm hành hạ nạn nhân. Đối với tù nhân chính trị, người ta ‘dè’ hơn và mình có cách cư xử đối với họ: đem sự thương yêu, công bằng, thái độ lịch sự ra đối xử, không ‘ba trời- ba búa’ thì họ không làm gì mình hết.

Đấu tranh thì đâu cũng đấu tranh được nên trong nhà tù cũng nói để tù hình sự hiểu được con đuờng đấu tranh chính trị chống lại sự hà khắc của chế độ cộng sản. Trong tù, dù ‘đại bàng- đại bác’ cũng sợ cán bộ; nên cán bộ sử dụng những đối tượng đó để trị tù hình sự khác. Bản thân tôi khi mới vào tù chưa có kinh nghiệm.

Sau khi kháng án để được xử phúc thẩm, tôi đi một mình và đã học được nhiều điều để tạo nên bản lĩnh. Vào tù tôi cũng gặp những anh em đi vượt biên, bị tù ở Thái Lan; họ hỏi sao không vượt biên: tôi nói không vượt biên vì yêu đất nước này, và nghĩ rằng chế độ cộng sản từ từ sẽ tốt đẹp hơn. Bản thân gia đình tôi trước kia từng ‘thân cộng’; nhưng sự khắc nghiệt của chế độ cộng sản đối với bản thân tôi càng tăng, buộc tôi quay lại chống và phải vào tù.

Con đường dân chủ của bác sĩ Sang

Gia Minh: Trong tù với cách cư xử của ông thì hiệu quả đối với những tù nhân khác ra sao?

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tất nhiên đối nhân xử thế tùy theo người. Không phải ai mình cũng ‘xun xeo’ hết; mà có trường hợp cần phải mạnh miệng , cứng rắn mới thành công. Trong chính trị cũng vậy thôi. Trong tù có lúc tôi phải ‘đánh lộn’ rồi, dù là bác sĩ, trí thức nhưng phải làm vậy thôi để khẳng định mình.

Do tính cách không chịu được sự ngang trái nên từ Chí Hoà, Bố Lá, Xuân Lộc nơi nào tôi cũng đụng chạm nhiều. Chính vì không chịu sự áp bức đối với bản thân nên tôi chống lại cộng sản, mà đã dám làm thế thì một ‘đại bàng- đại bác’ đối với cá nhân tôi không sợ. Trong lý lịch trại giam tôi đã từng thách thức đánh tay đôi với người khác; nếu không làm vậy sẽ bị đàn áp.

Gia Minh: Trong thời gian bốn năm hẳn ông cũng có lúc đuợc giam chung với những tù chính trị khác. Trong lúc đó các tù chính trị có trao đổi những điểm chung với nhau thế nào?

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tôi nghiền ngẫm về chính trị nhiều. Có nhiều nhóm với nhiều quan điểm ngồi với nhau để phân tích vấn đề. Trước đây có những nhóm chủ trương dùng vũ lực, vũ trang như nhóm của anh ‘Chánh’; nhóm chúng tôi không chủ trương sử dụng bạo lực mà dùng dân chủ, tuyên truyền cho nhân dân Việt Nam thấy con đường Cộng sản đi là con đường bế tắc, không có gì tươi sáng cho dân tộc. Cuối cùng cộng sản sẽ sụp đổ. Nhiệm vụ của chúng tôi là đứng ra gánh vác đất nước này, vì cộng sản không có khả năng lãnh đạo đất nước, không có khả năng nói cho dân chúng nghe.

Uống trà với ‘ người tù thế kỷ’ Nguyễn Hữu Cầu

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tôi vừa nói chuyện, uống trà với anh Cầu trước khi bước ra khỏi cổng. Hòan cảnh anh Cầu rất đặc biệt- anh bị án chung thân. Đặc biệt ở chỗ ông bị bắt hồi ngày 9 tháng 10 năm 1982, vì những bài báo, bài viết, bài nhạc gì đó… tố cáo Viện truởng Viện Kiểm sát tỉnh Kiên Giang, và phó chủ tịch tỉnh này. Họ bắt và xét xử theo luật 003. Sắc luật 003 do Hồ Chí Minh ký năm 1967. Sắc luật này qui định xét xử của chính quyền không cần tòa án. Ông Cầu bị kết án chung thân và đến ngày 9 tháng 10 năm nay ông ở tù đủ 29 năm. Tôi nghĩ đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam nên trả tự do cho ông Cầu vì ở quá lâu rồi.

Gia Minh: Sức khỏe của ông Cầu thế nào? Có tin nói ông này bị mù hai mắt rồi?

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Anh Cầu khỏe về thể chất. Ông bị đục thủy tinh thể, và đã mổ một con rồi. Một con sáng, một con mù; đeo kính vào có thể thấy đường. Nhưng anh muốn mổ thêm con nữa. Thể chất anh khỏe vì anh có thể đi đuợc, có thể tắm ngoài mưa được. Anh rất hài hước, lạc quan và rất tin tưởng trong đợt đặc xá ngày 2 tháng 9 này anh sẽ được Đảng và Nhà Nước thả ra.

Gia Minh: Vấn đề thăm nuôi ông thế nào?

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Hằng tháng gia đình tôi đều thăm nuôi. Tuy nhiên có những người lâu không có ai thăm nuôi, và chúng tôi gọi là ‘mồ côi’. Họ là những người thuộc nhóm anh ‘Chánh’ bị bắt từ Thái Lan về.

Trước đây có khó khăn thăm nuôi đuợc bảy ký thôi. Anh em tôi phải đấu tranh để được nhiều hơn, bởi vì bảy ký không thể san sẻ cho những người tù khác.

Cộng sản xưa và cộng sản ngày nay

Gia Minh: Còn thái độ của quản giáo đối với ông ra sao?

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Trước đây nhiều người quản giáo rất xấu tính. Truớc đây khi ở K1, tôi thuộc đội hình sự nên người quản giáo đó xem tôi như hình sự. Họ buộc tôi phải ‘đạp điều’ đủ 21 cân, nếu không họ cùm tôi. Từ ngày qua K2 là tù chính trị, người quản giáo có học hơn một chút, từ trường lớp ra nên đối xử với anh em rất nhẹ nhàng; chứ không giống hồi ở K1, ông quản giáo Kháng từng hăm dọa, đòi đánh tôi, đòi đưa tôi đi cùm, tức giam trong xà lim treo chân lên; tuy nhiên tôi không bị như thế. Dẫu vậy, khi ở tù thì đi chuyển từ nơi này qua nơi khác cũng bình thường, chỉ cách nhau một bờ tường thôi.

Gia Minh: Quản giáo làm nhiệm vụ kiểm sóat, xem xét, áp dụng hình phạt đối với tù nhân, và hỏi cung; thế nhưng trong tù có cơ hội nào để nói chuyện, tranh luận với họ không?

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Thường họ né tránh tranh luận; họ chỉ nói đường lối của Đảng- Nhà nước, họ chỉ là người ‘giữ’ tù mà thôi. Còn tội là do Tòa. Họ ngại tranh luận vì không có khả năng tranh luận về vấn đề dân chủ, độc tài của đất nước, về sự vô tội của bản thân mình. Tôi cũng biết không nên ép họ vào thế đó; làm thế cũng tội cho họ. Giám thị trại giam cũng nói chỉ biết giam thôi, còn lệnh thả hay không là ở trên.

Trừ những quản giáo đánh tù mới la ó phản đối, còn nếu họ đối xử đàng hòang đối với tù, không việc gì phải la ó hết. Thật ra họ chỉ làm nhiệm vụ của họ thôi. Thật ra, đối với chế độ cộng sản ai mình cũng ‘cương’ hết thì mình không có khả năng sống được. Do vậy phải chấp nhận rằng có người đúng và có người sai. Sai là những người ở trên, chính sách sai. Ở đây cũng có người đàng hòang, họ mua thuốc sâu, hạt giống cho anh em tù; chứ không phải như cộng sản truớc đây cứ bắt người. Nay không còn chuyện đó nữa đâu. Bây giờ đất nước này tiến bộ rất nhiều.

Tôi là người sinh ra ở miền nam truớc 75, cha tôi là cảnh sát; và nay tôi công nhận chế độ cộng sản có tiến bộ hơn cách đây 30 năm. Khỏang năm 80 họ tiến bộ hơn nhiều. Nay Việt kiều về thăm nước nhiều hơn, có cởi mở hơn. Ngay tại tòa tôi cũng nói điều này rồi. Tuy nhiên, đảng bắt buộc phải cởi mở hơn nữa để dân chúng có thể hưởng những quyền lợi về dân chủ- tự do của họ.

Trong 4 năm tù học nhiều hơn 45 năm ngoài đời

Gia Minh: Sau bốn năm phải ở trong tù, ông có những suy nghĩ, chiêm nghiệm về đường lối mà ông theo trước khi bị bắt ra sao?

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tôi là người sinh ra ở miền nam truớc 75, cha tôi là cảnh sát; và nay tôi công nhận chế độ cộng sản có tiến bộ hơn cách đây 30 năm. Khỏang năm 80 họ tiến bộ hơn nhiều. Trước đó tôi viết bài cho Câu lạc bộ Dân chủ Việt Nam dưới bút danh Nguyễn Hải Sơn thì không thể bị bắt.

Người ta nói  các anh ghê quá, các anh thành lập đảng, rải truyền đơn đòi lật đổ chế độ cộng sản. Tôi vạch tội chế độ cộng sản và rải truyền đơn đòi lật đổ nên người ta mới bắt tôi. Cán bộ điều tra nói phải bắt thôi vì không có chế độ nào đồng ý cho người ta kêu gọi lật đổ mình.

Từ  khi vào tù rồi tôi học được rất nhiều kinh nghiệm. Trong bốn năm qua tôi thấy đảng và nhà nước này nhìn về dân chủ cởi mở hơn. Bốn năm trong tù tôi học nhiều hơn 45 năm tôi ở ngòai đời. Tôi học được cái khôn ngoan của một người trí thức. Từ trước tôi chỉ học chữ, rồi đi làm ăn mà không nghĩ đến sự khôn ngoan- đối đáp- bản lĩnh. Nhà tù dạy cho tôi hai thứ: một là tinh thần bản lĩnh, hai là cách giải quyết những vấn đề đôi khi rất đơn giản, mà nếu không biết cách sẽ trở thành phức tạp. Tôi thấy có đủ kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề của Việt nam.

Tôi nói chung bất mãn với nhà nước cộng sản, nhưng với tinh thần yêu nước, chúng tôi muốn cộng sản phải thay đổi hướng có lợi cho đất nước, cho dân tộc này, cho cả những cộng đồng người Việt ở nước ngòai. Tôi không đi vượt biên, và nằm nghĩ con người như bản thân mà không vượt biên, dứt khóat phải ở tù cộng sản thôi. Đến lúc này tôi nghĩ con đường mình chọn là đúng, và tôi giải quyết theo con đường đúng của mình.

Có thể tôi sẽ vào tù lại; nhưng con đường dân chủ Việt Nam là con đường không thể đảo ngược được. Có thể tôi đi nhanh hơn người khác; ngay cả cộng sản Việt Nam cũng muốn dân chủ hơn, chứ không thể quay lại hướng độc tài; bởi con đường dân chủ Việt nam là con đường không thể thay đổi được. 

Gia Minh: Cám ơn ông về thời gian ông dành cho chúng tôi khi mới rời nhà tù về với gia đình.

Nguồn: Gia Minh, RFA

7 Phản hồi cho “BS Lê Nguyên Sang trả lời phỏng vấn RFA ngay sau khi ra khỏi tù”

  1. dieuthien says:

    voi THanh tich dau tranh ,, voi tam nhin chinhtri kha,, Bs Le nguyen Sang la mot nguoi con yeu cua dan toc, Chung ta co the tin tuongvao ong tren con duong tranh dau cho dan chu cua dat nuoc.. Chuc ong suc khoe va tiep tuc tranh dau cho nen doc lap tu do cua dat nuoc Viet Nam..

  2. ngan nam thang long says:

    What can VK learn from this interview ?

  3. Pham Cao Thang says:

    Anh nên về quê giúp vợ con chăm lo cuộc sống gia đình thì thích hợp hơn anh Sang ạ.

    • Truong Thanh Son says:

      Làm sao mà anh lại bắt chim đại bàng đi nhặt sâu như chim se sẽ? Nếu ông ta muốn có 1 cuộc sống sung sướng bình an thì ông ta đã đi vượt biên hay mở phòng mạch ngồi hốt bạc rồi.

    • Minhuyen says:

      Úp mặt vào chuyện cơm áo….chấp hảnh đúng đường lối chủ trương. Ha ha

    • Nói Toẹt Móng Heo says:

      Nhà nước CSVN chỉ mong có được những đàn cừu lo gặm cỏ, còn việc nước non để cho đảng lo!

      Pham Cao Thăng cũng thuộc loại chỉ biết cúi đầu gặm cỏ?

  4. mMask says:

    Cái nhà tù không công bằng đó của CS thật ghê gớm,chúng rất giống Đức quốc xã .Nhưng với lý tưởng là giải phóng người Việt Nam khỏi cái gọi là sự độc đoán cấm cảm cái tự do mà con người luôn hướng tới thì chúng chả là gì cả.Tôi cảm ơn những người dân chủ cho tôi cái biết sự dũng cảm và dám đấu tranh của họ.Xin cảm ơn những người dân chủ.

Phản hồi