WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hồ Chí Minh đến Matxcơva hòa giải quan hệ Trung–Xô

Sau khi bất đồng giữa hai đảng Trung Xô được công khai, Ban lãnh đạo đảng Việt Nam hết sức quan tâm. Khi hội nghị Bắc Đới Hà vừa kết thúc thì Hồ Chí Minh đã tới đây gặp lãnh đạo Trung Quốc và biểu thị ông chuẩn bị đi Matxcơva khuyên hòa giải, làm công tác Khơrutxop một chút, hy vọng bất đồng Trung Xô có thể thông qua đàm phán giải quyết, Hồ Chí Minh đề nghị triệu tập ba hội nghị, trước tiên là hội đàm hai đảng Trung Xô, rồi thảo một tuyên bố, sau đó triệu tập hội nghị các đảng cộng sản và công nhân thế giới thông qua tuyên bố này.

Ngày 10 – 8 – 1960, trong khi đi bơi tại bãi biển, Mao Trạch Đông đã nói chuyện với Hồ Chí Minh. Mao nói đồng chí là người có lòng tốt, tôi thấy về cơ bản ý kiến của các đồng chí là tốt. Các đồng chí muốn tăng cường đoàn kết là tốt. Khơrutxop rút chuyên gia từ Trung Quốc về, không cho máy móc, nhưng lại cử chuyên gia và đưa máy móc tới Ấn Độ. Như thế cũng tốt. “Tôi không tin không có chuyên gia, người Trung Quốc sẽ chết hết!” Vì thế rốt cuộc ai là bè bạn, ai là kẻ thù? Vấn đề này phải làm cho rõ. Trên vấn đề này, chúng tôi và Khơrutxop có bất đồng. Hiện nay Khơrutxop là đại biểu của chủ nghĩa xét lại, tấn công vào chủ nghĩa Mác – Lênin, tấn công vào mặt trận xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản chủ nghĩa quốc tế. Ông ta tỏ ra rất thân tình với chủ nghĩa đế quốc và phái phản động các nước, cùng đứng với bọn chúng. Nghe những lời nói đó của Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh vô cùng kinh ngạc, lập tức nhận thức được “cách nói này là nghiêm trọng”.

Mặc dù vậy, Mao Trạch Đông vẫn tán thành biện pháp giải quyết bất đồng hai đảng Trung Xô bằng con đường nội bộ giữa các đảng cộng sản. Ông nói với Hồ Chí Minh, có thể thảo luận nội bộ, không tranh luận công khai, không được bộc lộ chia rẽ trước mặt kẻ thù. Trong thời gian sung đột biên giới Trung – Ấn, Khơrutxop đã để cho Tass ra một tuyên bố, nghiêng về phía Ấn Độ, chỉ trích Trung Quốc. Tuy vậy chúng tôi vẫn không muốn công khai hóa bất đồng này. Hậu quả của bất hòa Trung Xô sẽ vô cùng nghiêm trọng, vì vậy tôi tán thành đồng chí đi Matxcơva.

Hồ Chí Minh trao đổi với Mao Trạch Đông, ông cần nói với Khơrutxop bốn vấn đề Trung Quốc không đồng ý với Liên Xô. Thứ nhất là thời đại của chúng ta và vấn đề chủ nghĩa đế quốc, thứ hai là vấn đề chiến tranh và hòa bình, thứ ba là vấn đề chung sống hòa bình, thứ tư là vấn đề quá độ hòa bình. Ông còn chuẩn bị nói với Khơrutxop là các đồng chí Trung Quốc chủ trương dùng biện pháp bình thường để giải quyết bất đồng giữa các đảng anh em, tức xuất phát từ nguyện vọng đoàn kết thông qua thảo luận, tiến hành phê bình và tự phê bình giải quyết bất đồng giữa hai đảng Trung Xô, đạt được mục đích đoàn kết trên cơ sở mới.

Mao Trạch Đông tán thành kiến nghị của Hồ Chí Minh nói, những ý kiến của chúng tôi Matxcơva đã biết, bây giờ đồng chí hòa giải dùng tư cách người thứ ba tới nói cũng tốt.

Hồ Chí Minh thậm chí có kiến nghị, sau khi đoàn đại biểu hai đảng Trung Xô hội đàm, tốt nhất là Mao Trạch Đông nên đến Matxcơva hội đàm với Khơrutxop, nhưng Mao Trạch Đông không đồng ý nói, hiện nay người ta chửi tôi đã tới mức ngậm máu phun người, tôi tới bàn cái gì? Hơn nữa đảng tôi còn rất nhiều người, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình còn có Bành Chân nữa, một, hai năm nữa sẽ nói. Bản thân Khơruxop đã quá nhiều, thậm chí đã nói đến muốn đưa thi thể Stalin tới Trung Quốc. Mao Trạch Đông hỏi Hồ Chí Minh, đồng chí tán thành hay không tán thành đưa thi thể Stalin tới Trung Quốc? Hồ Chí Minh trả lời để ở Liên Xô mới phải, làm sao đưa sang Trung Quốc được.

Chuyến đi hòa giải tại Matxcơva của Hồ Chí Minh ít nhiều cũng có một  số tác dụng. Trung ương  đảng cộng sản Lên Xô đồng ý hai đảng Trung Xô hội đàm và khởi thảo một tuyên bố.

Sau khi từ Matxcơva trở về, Hồ Chí Minh gặp lại Mao Trạch Đông, và nói trên các vấn đề như tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc, thực hành chuyên chính vô sản, làm cách mạng vô sản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản… Khơrutxop nhất trí với ý kiến của các đồng chí Trung Quốc. Thế nhưng trong tình hình quốc tế hiện nay, trên các vấn đề như chiến tranh và hòa bình, chung sống hòa bình, quá độ hòa bình… còn có những điểm chưa nhất trí với cách nhìn của đảng cộng sản Trung Quốc. Người lãnh đạo Liên Xô chỉ trích, từ năm 1958 trở đi nhiều sự tình Trung Quốc không nói với Matxcơva và cũng không thương lượng, như việc Trung Quốc đưa ra khẩu hiệu “trăm hoa đua nở”, tiến hành “đại nhảy vọt” và phong trào cộng sản nhân dân, đề xuất gió đông thổi bạt gió tây, sửa chữa mộ Thành Cát Tư Hãn..

Mao Trạch Đông biểu thị, thực chất của quan hệ Trung Xô là khống chế và phản khống chế. Họ muốn quản chúng tôi đến chết, chúng tôi không chống sao được? Matxcơva thực hiện chủ nghĩa nước lớn, chúng tôi không chống không được, không có dư địa cho sự thỏa hiệp ở đây. Còn đại nhảy vọt, công xã nhân dân, trăm hoa đua nở là lạp xường kiểu Trung Quốc, chúng tôi không tính tới việc bán ra ngoài!

Tuy vây quan hệ Trung Xô sau đó ngày một xấu đi, đó là điều mọi người đều biết.

© Dương Danh Dy

Blog Ba Sàm

1 Phản hồi cho “Hồ Chí Minh đến Matxcơva hòa giải quan hệ Trung–Xô”

  1. Minh Đức says:

    Đọc trong hồi ký của bác sĩ Lý Chí Thỏa, bs riêng của Mao thì thấy Mao coi thường văn hóa Liên Xô và Tây phương nói chung khi Mao xem vũ ba lê và nói kháy với ông bs là tại sao họ lại phải vũ trên đầu ngón chân như thế. Mao cũng coi thường Krushchev khi ông này sang TQ thì Mao chỉ tiếp ở hồ bơi, chẳng theo nghi lễ gì cả. Đối xử như thế thì Krushchev khi trở về Nga sẽ thâm thù Mao đến chết. Điều đó có nghĩa là Mao như hoàng đế Trung Hoa xem thế giới xung quanh là man di mọi rợ cả. Mao phải chịu nghe lời Stalin khi Mao chưa nắm được quyền tại TQ. Còn khi Mao có quyền rồi thì Mao không còn nghe lời Liên Xô nữa. Bản chất của con người là thế nên cái gọi là vô sản toàn thế giới đoàn kết lại chỉ là sự mong ước đi trái với bản tính của loài người. Lê Duẩn khi đã nắm được miền Nam thì quay ra đòi Hoàng sa lại, không nghe lời TQ nữa, có khác gì Mao đâu

Leave a Reply to Minh Đức