WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hà Nội đáng yêu, đáng giận, đáng thương

Tôi vừa trở về Hà Nội sau một đợt công tác tại TP.HCM. Như mọi cuộc đi và về khác, chuyến công tác này cũng để lại trong tôi nhiều cảm xúc cả vui và buồn.

Phần lớn là niềm vui, vì những tấm lòng bạn bè miền Nam cởi mở, chân thành, tự nhiên – lẽ ra phải nói là “tự nhiên như người Sài Gòn” mới đúng. Chẳng mấy khi ở Hà Nội mà tôi có thể nắm tay các bạn nhảy múa, có thể hô một tiếng “nhậu đi” rồi kéo nhau ra bờ kè, tức kênh Nhiêu Lộc, ăn uống và đàn hát trắng đêm.

Chẳng mấy khi ở Hà Nội tôi có thể điềm nhiên bước vào một nhà hàng hay quán nước, ngồi vắt chân và chờ cô hay cậu bồi bàn tiến lại, lễ độ: “Dạ, chị dùng gì?”. Tôi sẽ trả lời ngắn gọn và chờ được phục vụ rất nhanh chóng sau đó, gọn gàng, khẽ khàng, không xủng xoẻng như thể sắp làm vỡ ráo cả mớ chén bát, ly cốc. Tôi cũng sẽ không phải nhìn những bộ mặt lạnh băng, và nhất là không bị người phục vụ “khuyến mãi” cho một ngón tay cái ngập vào bát nếu như tôi có lỡ gọi món phở.

Sài Gòn rộng thênh thang, nhiều hàng quán, nhiều đồ nhậu ngon rẻ và nhiều chỗ vui chơi mở cửa tới khuya. Nói chung ở đó, một “người Hà Nội khắc khổ” là tôi có cảm giác được hưởng thụ hơn một chút.

Nhưng sau những niềm vui, cũng đọng lại cả nỗi buồn. Một nỗi buồn, như dân teen bây giờ hay nói, “rất chi là bao đồng”.

Người Hà Nội xấu xí

Nỗi buồn ấy thực chất là cảm giác tủi thân và xót xa khi thấy nhiều người Sài Gòn không ưa Hà Nội đến thế. Điều này được thể hiện một cách không giấu giếm, qua những lời bình phẩm, qua thái độ – vốn chân thật – của người Sài Gòn. Dân Sài Gòn, cụ thể là nhiều người tôi đã gặp, nghĩ về Hà Nội như một cái gì rất thủ cựu, lạc hậu, chậm tiến, đã thế lại còn kênh kiệu, tự cho mình là thủ đô thanh lịch, tóm lại là tệ hại.

Câu cửa miệng là “dịch vụ ngoài đó chán lắm phải không?”, “ngoài đó lừa đảo nhiều lắm phải không?”. Có lần, ở một quán nước trong TP.HCM, khi chúng tôi muốn rời từ bàn này sang bàn khác, bạn tôi ngoắc người phục vụ, ra hiệu “chuyển bàn giùm”. Sau khi chúng tôi đã yên vị ở chỗ ngồi mới, bạn hỏi tôi: “Ở ngoải chắc phục vụ không kê bàn ghế cho khách đâu hả, mình phải tự làm hả?”. Ấn tượng về “phở quát, cháo chửi” in vào tâm trí các bạn quá sâu nặng rồi.

Ăn một món gì đó, tôi cũng có thể được nghe giới thiệu: “Ở ngoài Hà Nội không có cái này đâu nha”.

Thời gian gần đây, gây mất thiện cảm nhất cho người Sài Gòn có lẽ chính là… chiến dịch mừng Đại lễ 1000 năm của Hà Nội. Một chiến dịch gắn với đủ loại bê bối: sơn vàng phố cổ, lát ngói xanh vỉa hè, bươi nát vỉa hè. Hà Nội nghìn năm thành đại công trường khói và bụi. Rồi mùa hè đổ lửa với 45 độ ngoài trời tháng sáu, cúp điện World Cup, ngập lụt mưa tháng bảy. Thủ đô gì mà mưa xuống một tí, ba người chết vì điện giật, một người bị rắn cắn. Rồi hàng tỷ đồng xây cổng chào, làm phim Lý Công Uẩn “lai Tàu”. Vân vân, vân vân. Động vào đâu cũng nghe và thấy bê bối, lãng phí, thẩm mỹ kệch cỡm, văn hóa lùn. Một không khí “nhốn nháo kỷ niệm nghìn năm Thăng Long – Hà Nội”.

Hình ảnh Hà Nội trong mắt người dân TP.HCM giờ đây có lẽ hỏng mất rồi.

Đáng thương hơn đáng giận

Tôi buồn, vì ngay trước mặt tôi, các bạn miền Nam của tôi thể hiện suy nghĩ và nói về Hà Nội tiêu cực như thế. Một Hà Nội thủ đô thủ cựu, lạc hậu, xấu xí. Khi nghĩ vậy về Hà Nội, Sài Gòn – TP.HCM cũng mặc nhiên nhận về mình những gì là tiến bộ, văn minh, đẹp đẽ.

Nỗi buồn sở dĩ mang màu sắc “bao đồng” bởi tôi không muốn thấy trong cùng một đất nước, người dân hai miền – mà là hai thành phố thuộc hàng hiện đại nhất nước – mãi giữ những ấn tượng không tốt đẹp về nhau.

Đến bao giờ người Việt Nam mới biết đoàn kết, thương yêu nhau?

Hà Nội có thực tệ hại? Đặt sang một bên tình cảm gắn bó với nơi mình sinh ra và lớn lên, tôi phải trả lời thành thực rằng: Có, Hà Nội khá tệ hại, càng tệ hại hơn khi đó là một thủ đô, được kỳ vọng là nơi thanh lịch nhất, nơi hội tụ và kết tinh nền văn hóa của cả một đất nước có chiều dài 4000 năm lịch sử. Có thể không tới con số 4000, nhưng thủ đô của một quốc gia thì rõ ràng phải là bộ mặt đại diện cho văn hóa của xứ sở. Nhưng Hà Nội, ngoại trừ một vài tuyến phố “linh thiêng”, bẩn quá, bụi quá, lắm rác quá.

Những người chúng ta gặp trên phố phần đông là thô lỗ, ích kỷ, hiếu chiến. Họ có thể vượt đèn đỏ vì không chờ nổi vài chục giây ở ngã tư, phóng long tóc gáy, như thể đang bận rộn lắm, hối hả lắm, thế rồi nhác thấy một tai nạn giao thông thì dừng lại xem, mất toi 45 phút. Họ sẵn sàng tranh cướp nhau từng mét đường mỗi lúc kẹt xe, và rất nhiệt tình ném vào mặt nhau những lời tục tĩu nhất. Có thể không ít trong số họ là người có học, nhưng không hiểu sao cứ hễ ra ngoài đường là cái tinh túy của Chí Phèo lại phát tác.

Có lẽ do hoàn cảnh. Chiếc áo không làm nên thầy tu, nhưng con đường làm nên tính cách người đi đường. Bụi thế, chật chội thế, ồn ào thế, một năm mấy tháng trời nóng thế, lại thêm cuộc sống vội vàng gấp rút, người ta hòa nhã với nhau làm sao được.

Đã từng có thời

Chắc là do hoàn cảnh. Bởi, điều làm tôi băn khoăn về tính cách Hà Nội, là hình như đã từng có thời người Hà Nội không thô lỗ, hung bạo. Không lẽ câu “chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” là một câu ca dao không có chút cơ sở thực tế nào?

Ông tôi, cụ giáo trường Hàng Kèn năm xưa, sinh thời từng thủ thỉ với tôi rằng: “Trước năm 1954, trẻ con Hà Nội không biết chửi bậy”. Chẳng biết trí nhớ của ông có ghi nhận đúng đặc điểm đó của trẻ con thủ đô không, nhưng bản thân ông thì đúng là không biết nói tục, không văng bậy được dù chỉ một từ. Đi trên phố, mỗi lần thấy đám tang qua, ông lại dừng bước, cung kính ngả mũ chào người vừa qua đời.

Không bao giờ ông nói nặng với ai một câu. Ngay với đám cháu lít nhít nội ngoại, có sai các cháu làm gì, ông cũng dùng lời lẽ hết sức lịch thiệp: “Nếu có thể, cháu giúp ông…”.

Những người giúp việc trong nhà rất quý ông, “cụ giáo Hàng Kèn”. Chắc chắn họ chưa bao giờ nghĩ ông “bóc lột”, kênh kiệu, cậy mình trí thức thủ đô khinh rẻ dân lao động ngoại tỉnh.

Từ lúc nào ở thủ đô, người lớn biết chửi bậy, rồi trẻ con theo đó mà bắt chước? Có lẽ điều này đòi hỏi chúng ta phải “truy tầm” về nguồn gốc của những từ tục của bây giờ, mà đó là việc nằm ngoài khả năng cũng như bài viết này của tôi.

Ngoài ra, tôi cũng không tin là người Hà Nội thời trước 1954 hoàn toàn không chửi bậy. Đọc hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy, thấy ông có nhắc tới những tiếng lóng, những câu hát xuyên tạc rất tục những năm 20-30 của thế kỷ trước. Nói cho đúng, ngày xưa Hà Nội phân biệt rõ ràng hơn giữa tầng lớp trí thức “có học, có chữ nghĩa” (tức “có văn hóa”) và tầng lớp bình dân, trong đó có thể bao gồm cả thành phần du thủ du thực ít văn hóa. Còn ngày nay, tầng lớp “văn hóa thấp” đã “xâm thực” khắp xã hội. Số đông cư dân ở Hà Nội hiện nay, nếu tự đánh giá mình là thanh lịch, sâu sắc, thâm trầm, thì quả là lố bịch.

Song, tôi tin không phải người Hà Nội luôn thô lỗ và kênh kiệu, cũng như không phải mọi công dân thủ đô đều có tính xấu ấy. Không phải người Hà Nội nào cũng thích ăn “phở quát cháo chửi”, cũng chẳng phải hàng quán nào ở Hà Nội cũng có những thiên-thần-mậu-dịch-viên đáng sợ.

Nhiều tính cách tệ hại của dân chúng Hà thành có lẽ đã xuất phát từ hoàn cảnh, mà nếu thực vậy thì Hà Nội đáng thương hơn là đáng giận.

… Và đáng yêu

Với riêng tôi, Hà Nội còn có sự đáng yêu, cái đáng yêu của một thành phố trẻ đang phải gồng lên làm nhiệm vụ của một thủ đô nghìn năm.

Sẽ còn rất nhiều, vô số bất cập và lộn xộn, nhưng thảng hoặc cũng có những nét cho thấy một nỗ lực của Hà Nội vươn lên làm thủ đô văn hiến. Con đường gốm sứ ven sông Hồng, tuy một số đoạn vừa hoàn thành đã nứt, nhưng nhiều đoạn màu sắc long lanh rực rỡ. Con mắt thô thiển của tôi dám chắc như thế là đẹp, và chắc chắn là đẹp hơn khi không có đường gốm sứ ấy.

Những gì là xấu xí, tiêu cực, ước mong thủ đô sẽ xóa chúng đi dần dần. Nếu tính xấu đã do hoàn cảnh mà mọc ra thì cũng có thể hy vọng chúng sẽ mất đi khi hoàn cảnh thay đổi, để một nền văn hóa mới sẽ hình thành ở Hà Nội, thanh lịch hơn, sâu sắc hơn mà cũng cởi mở hơn.

Hà Nội, trong tôi, cũng đáng nhớ nữa. Vào năm 2000, tôi từng viết trong một bức thư gửi những người bạn ở phương xa, rằng thế hệ chúng tôi may mắn được trải qua thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ đáng nhớ, 1000 năm mới có một lần. Mấy ai được đón chào và cảm nhận thời khắc ấy? Lịch sử vốn dài đằng đẵng. Nói như Nguyễn Huy Thiệp, 1000 năm trước, biết hoa ban có trắng như bây giờ?

Nếu quan niệm như thế, tôi sẽ thấy năm 2010 này lại cũng là một thời gian đáng nhớ trong đời mình. Hàng chục triệu gương mặt người Việt Nam đã mờ nhòa trong lịch sử, nào phải ai cũng được đón sự kiện nghìn năm Thăng Long như chúng tôi đây? Để rồi mai kia một cụ ông nào đó còn có chuyện mà kể cho con cháu nghe: “Hồi ấy, ông hay đi dọc con đường gốm sứ với bà. Hơi nhiều bụi một tí, nhưng đường mát và đẹp lắm, bà cũng đẹp. Cái chỗ ấy bây giờ là gì nhỉ bà nhỉ?…”.

Nguồn: Đoan Trang, BBC

5 Phản hồi cho “Hà Nội đáng yêu, đáng giận, đáng thương”

  1. nvtncs says:

    HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

    Frm: Hưu Dinh Nguyen
    Một đám cưới của người Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20

    Ông Hòa là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bị Cộng sản bắt đi tù năm 1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn, thường gặp nhau bởi cùng sở thích, nói chuyện văn chương, thời thế, dù trong quá khứ ông sống tại miền Nam, tôi ở xứ Bắc.
    Một lần tới thăm, cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi, “Bác ở Hà Nội mà cũng đi tị nạn à…?”
    Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười, “Cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi, …nữa là bác!”
    Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu “vượt tuyến” vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần “vượt biển”, vẫn không thoát. Chịu đủ các “nạn” của chế độ cộng sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không tị nạn, mà đi tìm Tự Do, trở thành thuyền nhân, đến nước Mỹ năm 1982.
    Sinh trưởng tại Hà Nội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt . Thời gian rồi cũng hiểu nhau.
    Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những giòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hà Nội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hà Nội di cư.
    Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hà Nội, thời người cộng sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài.
    Hiệp định Geneva chia đôi nước Việt. Cộng sản, chưa lộ mặt là Cộng sản, tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hà Nội đã “di cư” vào miền Nam, bỏ lại Hà Nội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là …Vẹm!
    Khi họ tiếp quản Hà Nội, tôi đang ở Hải phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ tầu há mồm để di cư.
    Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại. Hiệp định Geneva ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ “Tổng tuyển cử” thống nhất. Ai ngờ cộng sản miền Bắc “tổng tấn công” miền Nam!
    Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hà Nội học.
    Chuyến xe lửa Hà Nội “tăng bo” tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét, phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hà Nội là con buôn, mang xăng về bán. Những toa tầu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tầu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn …
    Tới cầu Long Biên tức là vào Hà Nội. Tầu lắc lư, người va chạm người. Thằng bé ù chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi, “Ðề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng!” Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu, để rồi phải “học tập” suốt 20 năm, “ngoại ngữ cộng sản”: đấu tranh, cảnh giác, căm thù và … tiêu diệt giai cấp! (Thứ ngôn ngữ này ghi trong ngoặc kép).
    Hà Nội im lìm trong tiết đông lạnh giá, người Hà Nội e dè nghe ngóng từng “chính sách” mới ban hành. “Cán bộ” và “bộ đội” chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là “mũ bộ đội”, sau này có tên là “nón cối”. Hà Nội “xuất hiện” đôi dép “Bình Trị Thiên”, người Bắc gọi là “dép lốp”, ghi vào lịch sử thành “dép râu”. Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hà Nội được coi là “biểu hiện” của “tư sản, phong kiến”, biến mất trong mười mấy năm sau, vì “triệt để cách mạng”. Lần đầu tiên, “toàn thể chị em phụ nữ” đều mặc giống nhau: áo “sơ mi”, quần đen. Hãn hữu, như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì “cả nước” không có xà phòng.
    Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số “lớp Chín hậu phương”, năm sau sẽ sát nhập thành “hệ mười năm”. Số học sinh “lớp Chín” này vào lớp không phải để học, mà là “tổ chức Hiệu đoàn”, nhận “chỉ thị của Thành đoàn” rồi “phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!” Họ truy lùng… đốt sách! Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn “kiểm tra”, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang “tập trung” tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm “phấn khởi”, lời hô khẩu hiệu “quyết tâm”, và “phát biểu của bí thư Thành đoàn”: tiểu thuyết của Tự Lực Văn Ðoàn là … “cực kỳ phản động!” Vào lớp học với những “phê bình, kiểm thảo…cảnh giác, lập trường”, tôi đành bỏ học. Chiếc radio Philip, “tự nguyện “ mang ra “đồn công an”, thế là hết, gia tài của tôi!
    Mất đời học sinh, tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày vì “thành phần giai cấp”, “sổ hộ khẩu”, “tem, phiếu thực phẩm”, “lao động nghĩa vụ hàng tháng”. Ðây là chính sách dồn ép thanh niên Hà Nội đi “lao động công trường”, miền rừng núi xa xôi. Tôi chỉ bám Hà Nội được 2 năm là bị “cắt hộ khẩu”, …đi tù!
    Tết đầu tiên sau “tiếp quản”, còn được gọi là “sau hòa bình lập lại”, Hà Nội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ, áo quần nhầu nát, xám xịt, thái độ “ít cởi mở”, từ “nông thôn” kéo về tiếp quản chiếm nhà người Hà Nội di cư. Người Hà Nội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và “chỉ thị”: ăn Tết “đơn giản, tiết kiệm”. Hàng hóa hiếm dần, “hàng nội” thay cho “hàng ngoại”.
    Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhòa, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng. Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hà Nội. Ðoàn Chuẩn nhớ thương hát “Gửi người em gái miền Nam”, để rồi bị đấu tố là phong cách tiểu tư sản, rạp xinê Ðại Ðồng phố Hàng Cót bị “tịch thu”. Hoàng Giác ca bài “Bóng ngày qua”, bị kết tội thành “tề ngụy”, hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống “tiêu cực” hết đời trong đói nghèo, khốn khổ. Danh ca Minh Ðỗ, Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, “phân tán”, chẳng ai còn dám gặp nhau, sợ thành “phản động tụ tập”.
    “Chỉ thị Ðảng và Ủy ban Thành” “phổ biến rộng rãi trong quần chúng” là diệt chó. “Toàn dân diệt chó”, từ thành thị đến “nông thôn”. Gậy gộc, giây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố “liên hoan tập thể”. Lý do giết chó, nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là “chủ trương”, chuẩn bị cho đấu tố “cải tạo tư sản” và “cải cách ruộng đất”. Du kích, công an rình mò, “theo dõi”, “nắm vững tình hình” không bị lộ bởi chó sủa. Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ thảm họa.
    Hà Nội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải “cung cấp” một năm theo “từng người trong hộ”. Mẹ may thêm chiếc quần “đi lao động “ thì con nít cởi truồng. Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là “tư sản bóc lột”? nhẹ hơn là “tiểu tư sản”, vẫn là “đối tượng của cách mạng”.
    Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là “địa chủ bóc lột, cường hào ác bá ”! Giáo sư Trương văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu “học tập”, đã nhẩy lầu, tự tử.
    “Tư sản Hà Nội” di cư vào Nam hết , chẳng còn bao nhiêu nên “công tác cải tạo được làm “gọn nhẹ” và “thành công vượt mức”, nghĩa là mang bắn một, hai người “điển hình”, coi là “bọn đầu xỏ” “đầu cơ tích trữ”, còn thì “kiểm kê”, đánh “thuế hàng hóa”, “truy thu”, rồi “tịch thu” vì “ngoan cố, chống lại cách mạng!”
    Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của “đội cải cách” về làng, “bắt rễ” “bần cố nông”, “chuẩn bị thật tốt”, nghĩa là bắt học thuộc lòng “từng điểm”: tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, “điển hình” thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu …! Một vài vụ, do “Ðảng lãnh đạo”, “vận động tốt”, con gái, con dâu địa chủ, “thoát ly giai cấp”, “tích cực” “tố cáo tội ác” của cha mẹ . Cảnh tượng này thật não nùng! Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm: “Trung với Ðảng, hiếu với dân …” là vậy!
    “Bần cố nông” cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì phải “vào hợp tác”, “làm ăn tập thể”, ruộng đất lại thu hồi về “cộng sản”.
    “Toàn miền Bắc” biết được điều “cơ bản” về Xã hội chủ nghĩa là… nói dối! Mọi người, mọi nhà “thi đua nói dối”, nói những gì Ðảng nói. Nói dối để sống còn, tránh bị “đàn áp”, lâu rồi thành “nếp sống”, cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được “rèn luyện” trong xã hội ngục tù, lấy “công an” làm “nòng cốt” chế độ.
    Ở Mỹ, ai hỏi bạn: “How are you?”, bạn trả lời: “I’m fine, thank you”. Ở miền Bắc, thời đại Hồ chí Minh, “cán bộ” hỏi: “công tác” thế nào? Dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời, “…rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng… các nước anh em!”
    Bị bắt bên bờ sông Bến Hải, giới tuyến chia hai miền Nam Bắc, năm 19 tuổi, tôi bị “bộ đội biên phòng”giong về Lệ Thủy, được “tự do” ở trong nhà chị “du kích” hai ngày, đợi đò về Ðồng Hới. Trải 9 trại giam nữa thì về tới Hỏa Lò Hà Nội, vào xà lim. Cảnh tù tội chẳng có gì tươi đẹp, xã hội cũng là một nhà tù, không như báo, đài hằng ngày kêu to “Chế độ ta tươi đẹp”.
    Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ, người tù “biến chất”, người tứ chiến kéo về, nhận là người Hà Nội, đói rét triền miên nên cũng “biến chất”! Ðối xử lọc lừa, gia đình, bè bạn, họ hàng, “tiếp xúc” với nhau phải “luôn luôn cảnh giác”. Hà Nội đã mất nền lễ giáo cổ xưa, Hà Nội suy xụp tinh thần vì danh từ “đồng chí”!
    Nằm trong xà lim, không có ngày đêm, giờ giấc, nghe tiếng động mà suy đoán “tình hình”. Ánh diện tù mù chiếu ô cửa sổ nhỏ song sắt, cao quá đầu, tôi đứng trên xà lim, dùng ngón tay vẽ chữ lên tường, “liên lạc” được với Thụy An ở xà lim phía trước.
    Thụy An là người Hà Nội ở lại, “tham gia hoạt động “Nhân Văn Giai Phẩm, đòi tự do cho văn nghệ sĩ, sau chuyển lên rừng, không có ngày về Hà Nội. Bà phẩn uất, đã dùng đũa tre chọc mù một mắt, nói câu khí phách truyền tụng: “Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng nửa con mắt!”
    Người du lịch Việt Nam, ít có ai lên vùng thượng du xứ Bắc, tỉnh Lào Cai, có trại tù Phong Quang hà khắc, có thung lũng sâu heo hút, có tù chính trị chặt tre vầu theo “định mức chỉ tiêu”. Rừng núi bao la, tiếng chim “bắt cô trói cột”, nấc lên nức nở, tiếng gà gô, thức giấc, sương mù quanh năm.
    Phố Hàng Ðào Hà Nội, vốn là “con đường tư sản”, có người trai trẻ tên Kim, học sinh Albert Sarraut. Học trường Tây thì phải chịu sự “căm thù đế quốc” của Ðảng, “đế quốc Pháp” trước kia và “đế quốc Mỹ” sau này. Tù chính trị nhốt lẫn với lưu manh, chưa đủ một năm, Kim Hàng Ðào “bất mãn” trở thành Kim Cụt, bị chặt đứt cánh tay đến vai, không thuốc, không “nhà thương” mà vẫn không chết.
    Phố Nguyễn công Trứ gần Nhà Rượu, phía Nam Hà Nội, người thanh niên đẹp trai, có biệt danh Phan Sữa, giỏi đàn guitar, mê nhạc Ðoàn Chuẩn, đi tù Phong Quang vì “lãng mạn tiẻu tư sản”. Không hành lý nhưng vẫn ôm theo cây đàn guitar. Chỉ vì “tiểu tư sản”, không “tiến bộ”, không có ngày về…! Ba tháng “kỷ luật”, Phan Sữa hấp hối, khiêng ra khỏi Cổng Trời cao vút, gió núi mây ngàn, thì tiêu tan giấc mơ Tình nghệ sĩ!
    Người già Hà Nội chết dần, thế hệ thứ hai, “xung phong”, “tình nguyện” hoặc bị “tập trung” xa rời Hà Nội. Bộ công an “quyết tâm quét sạch tàn dư đế quốc, phản động”, nên chỉ còn người Hà Nội từ “kháng chiến” về, “nhất trí tán thành” những gì Ðảng … nói dối!
    Tôi may mắn sống sót, dù mang lý lịch “bôi đen chế độ”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, trở thành người “Hà Nội di cư”, 10 năm về Hà Nội đôi lần, khó khăn vì “trình báo hộ khẩu”, “tạm trú tạm vắng”. “Kinh nghiệm bản thân”, “phấn đấu vượt qua bao khó khăn, gian khổ”, số lần tù đã quên trong trí nhớ, tôi sống tại Hải phòng, vùng biển.
    Hải phòng là cơ hội “ngàn năm một thuở” cho người Hà Nội “vượt biên” khi chính quyền Hà Nội chống Tầu, xua đuổi “người Hoa” ra biển, khi nước Mỹ và thế giới đón nhận “thuyền nhân” tị nạn.
    Năm 1980, tôi vào Sài Gòn, thành phố đã mất tên sau “ngày giải phóng miền Nam”. Vào Nam, tuy phải lén lút mà đi, nhưng vẫn còn dễ hơn “di chuyển” trong các tỉnh miền Bắc trước đây. Tôi bước trên đường Tự Do, hưởng chút dư hương của Sài gòn cũ, cảnh tượng rồi cũng đổi thay như Hà Nội đã đổi thay sau 1954 vì “cán ngố” cai trị.
    Dân chúng miền Nam “vượt biển” ào ạt, nghe nói dễ hơn nên tôi vào Sài Gòn, tìm manh mối. Gặp cha mẹ ca sĩ Thanh Lan tại nhà, đường Hồ Xuân Hương, gặp cựu sĩ quan Cộng Hòa, anh Minh, anh Ngọc, đường Trần Quốc Toản, tù từ miền Bắc trở về. Ðường ra biển tính theo “cây”, bảy, tám cây mà dễ bị lừa. Chị Thanh Chi (mẹ Thanh Lan) nhìn “nón cối” “ngụy trang” của tôi, mỉm cười: “Trông anh như cán ngố, mà chẳng ngố chút nào!”
    “Hà Nội, trí thức thời Tây, chứ bộ…!. Cả nước Việt Nam, ai cũng sẽ trở thành diễn viên, kịch sĩ giỏi!”
    Về lại Hải Phòng với “giấy giới thiệu” của “Sở giao thông” do “móc ngoặc” với “cán bộ miền Nam” ở Saigòn, tôi đã tìm ra “biện pháp tốt nhất” là những dân chài miền Bắc vùng ven biển. Ðã đến lúc câu truyền tụng “Nếu cái cột điện mà biết đi….”, dân Bắc “thấm nhuần” nên “nỗ lực” vượt biên.
    Năm bốn mươi tư tuổi, tôi tìm được Tự Do, định cư tại Mỹ, học tiếng Anh ngày càng khá, nhưng nói tiếng Việt với đồng hương, vẫn còn pha chút “ngoại ngữ Việt cộng” năm xưa.
    Cuộc sống của tôi ở Việt Nam đã đến “mức độ” khốn cùng, nên tan nát, thương đau. Khi đã lang thang “đầu đường xó chợ” thì mới đủ “tiêu chuẩn” “xuống thành phần”, lý lịch có thể ghi là “dân nghèo thành thị”, nhưng vẫn không bao giờ được vào “công nhân biên chế nhà nước”. Tôi mang nhẫn nhục, “kiên trì” sang Mỹ, làm lại cuộc đời nên “đạt kết quả vô cùng tốt đẹp”, “đạt được nguyện vọng” hằng ước mơ!
    Có người “kêu ca” về “chế độ tư bản” Mỹ tạo nên cuộc sống lo âu, tất bật hàng ngày, thì xin “thông cảm” với tôi, ngợi ca nước Mỹ đã cho tôi nhân quyền, dân chủ, trở thành công dân Hoa kỳ gốc Việt, hưởng đầy đủ “phúc lợi xã hội”, còn đẹp hơn tả trong sách Mác Lê về giấc mơ Cộng sản.
    Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ rồi. Cộng sản Việt Nam bây giờ “đổi mới”. Tiếng “đổi” và “đổ” chỉ khác một chữ “i”. Người Việt Nam sẽ cắt đứt chữ “i”, dù phải từ từ, bằng “diễn biến hòa bình”. Chế độ Việt cộng “nhất định phải đổ”, đó là “quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại”.
    Ôi! “đỉnh cao trí tuệ”, một mớ danh từ …!

  2. TrucTruong says:

    Hắn thổi ống đuđủ
    Cũng kwa rùi, chuyện ”củ” !
    Hãy để dòng nước lũ
    Cuốn trôi bao cổhủ…

    Mong anh chàng BútNứa
    Kwên kwákhứ đời xưa
    Xưa, còn xưa hơn Diễm
    Răng Huế mãi còn mưa (?!)

    Ừ, Huế mãi còn mưa
    Vẫn còn lưa chuyện ”củ”
    Và đời còn ủ rủ
    Cho BútNưá mãi thù!!!

    (Nhớ, đừng kwên ăn, ngủ,..)

  3. Chí Phèo II says:

    Sau khi đọc ” Hà Nội Đáng Yêu….” của Đoan Trang ( BBC ) Của Người HàNội tự nói về HàNội……….
    ” Hà Nội trong tôi cũng đáng nhớ nữa…….thế hệ chúng tôi may mắn đựơc trải qua thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ đáng nhớ, 1000 năm mới có một lần. Mấy ai được đón chào và cảm nhận thời khắc ấy?……..
    Nếu quan niệm như thế, tôi sẽ thấy năm 2010 này, lại cũng là thời gian đáng nhớ trong đời mình. Hàng chục triệu gương mặt Việt Nam đã mờ nhòa trong lịch sử, nào phải ai cũng được đón sự kiện ngàn năm Thăng Long như chúng tôi đây?. Để rồi mai kia một cụ ông nào đó còn có chuyện mà kể cho con cháu nghe……………………..” Hồi ấy…………….” Cái chỗ ấy bây giờ là gì nhỉ, bà nhỉ?….”.

    ” …Cái chỗ ấy bây giờ là gì nhỉ,bà nhỉ….” Xin thưa, để tôi hỏi lại hàng trăm ( 100 ), hàng nghìn ( 1000 ) hàng vạn ( 10.000 ) các cô gái trẻ Việt Nam ( Kể cả các em bé 8-9-10 tuỗi ) đưong ở dọc biên giới Campuchea / ViệtNam, phải đi khách để lấy tiền giúp cha mẹ…Phải đi lấy chồng Tầu, Đài Loan, Mã Lai, Singapore, Đại Hàn để rồi tân hôn chưa tàn, mới 3 ngày đã bị giết tức tưởi!……đến độ đã làm mủi lòng người dân Đại Hàn và Ông Tổng Thống của họ đã phải lên tiếng….. Xin Lỗi……! …..Nhưng Người Chủ tịch nước tôi…. chỉ thấy im re…..trước Nỗi nhục!…. dường như họ không hề ….biết tới!
    ………Cô/Bà Đoan Trang… ” may mắn được trải qua thiên niên kỷ đáng nhớ trong đời mình…..” trải dài 1000 năm Thăng Long Ông Cha của Bà / Cô chưa từng để cho các cô gái phải chạy chọt, đút lót, cầm thế, nhà cửa, ruộng đất để được đi lấy những thằng chồng Gìà, Đui, Què, Mẻ, Sứt, Khùng khùng, điên điên….để được ban ngày được ” làm đầy tớ ( Oshin ) ban đêm phải để cho Chồng, Cha, Em thay phiên nhau hãm hiếp thâu đêm! và chỉ được ăn bố thí những ‘ cơm thừa, canh cặn! ”
    ……..tại những xứ ” Văn Minh ” như Tầu, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Đại Hàn…..Campuchea…. sang tới cả những nước như Ly Băng, Lybia, Kuwait, Ả Rập và ngay cả phi Châu…..! Nhìn lại lịch sử của 1000 năm Đô hộ Tầu, 100 năm Đô hộ Tây …. và 70 năm CHXHCN
    ( CS ) người Đàn bà / Con gái VN trong đó có Bà / Cô ĐOAN TRANG lấy điều đó ….LÀM HÃNH DIỆN lịch sử?! ….1000 năm Thăng Long!

  4. butnua says:

    “Hànội thủ đô ngàn năm văn vật”.Nhưng từ khi có cha già dâm tặc(mặc dù mới 50 tuổi ,Trần Dân Tiên tự thổi ống đu đủ tự bơm mình thành cha già cuả ông bà,cha chú cô bác mình).Vâng Hà nội sau 54 trở thành Hà Lội trăm năm duy vật.Người Hà nội chính gốc đã theo tàu há mồm vào Nam hoặc bị đày lên rừng thiêng nước độc ở Hoàng Liên Sơn.Người Hà Lội cuả Bác và Đảng sống theo văn hoá CS con tố cha,vợ tố chồng chỉ vì cái bao tử,chỉ vì muốn được sống sót trước những tàn độc cuả chủ nghiã CS.Tuổi trẻ sinh sau 1954 học căm thù và bắn giết (Giết giết mãi bàn tay không ngưng nghỉ.Cho ruộng đồng lúa tốt xanh tươi .Tố Hửu)
    Xin lổi tác giả chắc là kẻ sinh sau 1975 nên cái nhìn và sự so sánh giữa người Hà Lội và Sàigòn chưa chuẩn xác. Nếu tác giả vào Sàigòn sau tháng tư năm 1975,tác giả sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng vì người miền Nam dư thưà thóc gạo,đời sống sung túc,ảnh hưởng nếp sống văn minh Âu Mỹ khác hẳn người Hà Lội phụ thuộc vào sự bố thí luá gạo,vaỉ vóc,súng đạn cuả anh cả Taù và anh hai Nga.Người miền Nam không bị Chính phủ kèm kẹp bao tử,ngược lại người Hà Lội bị kèm kẹp đủ thứ cả tứ khoái (Ăn,Ngủ,Địt,Ỉa).Người miền Nam nói chung và người Hồ Chí Minh (Sàigòn)nói riêng đã bị người Hà Lội đồng hoá về mọi mặt cho nên cũng bắt kịp văn hoá duy vật để sống còn (35 năm so với miền Bắc 70 năm )
    Tuy nhiên người miền Nam vẫn còn bản chất cái tâm thật thà ,không điêu ngoa giả dối,lừa đảo như người Hà Lội.Vì người Hà Lội vốn là “cái lôi cuả nhân noại và đỉnh cao trí tuệ noài người” mà lị.
    Đừng trách người HàLội tội nghiệp”Cha mẹ sinh con,Bác và Đảng sinh tính”
    Luật sư Lê thị Công Nhân,Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy,Luật sư Đài,cô Nghiên v.v..là những người Hà Nội.
    Bác Nông Đách Mạnh,Bác Đổ Mười,bác Nghị,bác Giáp,bác Trọng v.v..Ấy dân HÀ LỘI chính cống bà lang trọc.
    Tổ chức đình đám ngàn năm Thăng Long cho người Hà Lội và mừng ngày Quốc Khánh anh cả Tàu đẻ ra Boác và Đoản ( Hậu) đó các bác ạ.

  5. Nhu Y says:

    Toi co den HN mot vai lan khi ve tham VN vao nhung nam 2000 va 2008. Qua that HN thieu van hoa va rat ban(dirty), nhat la van de an uong rat la te(bad). Hang an uong ho xai nhieu MSG, lam cai gi ho cung cho nhieu MSG de danh lua vi giac thuc khach. Vao tham Van Mieu thi ho son mau sac cua nguoi Trung Quoc, choi mat va buc minh lam. Ra ho Hoan Kiem choi bi moc tui, cung may ba xa minh thay kip nen khong bi mat tien.
    Doc bai viet cua ban minh thay buon cho VN minh qua, khong biet chung nao moi sanh kip voi be ban nam chau nhi?
    (Tòa soạn: Mời ông bà vào vpskeys.org tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)

Leave a Reply to nvtncs