WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngụy biện

Nhà sử học Dương Trung Quốc lên tiếng bênh vực bộ phim

Câu chuyện xoay quanh bộ phim cổ sử Việt Nam nhưng đậm chất Trung Hoa, “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”, tưởng đã lắng xuống nhưng rồi vẫn tiếp tục gây dư luận, sau khi nhà sử học Dương Trung Quốc lên tiếng bênh vực những nhà làm phim.

Trong một xã hội đa nguyên, việc tồn tại những ý kiến khác biệt, thậm chí trái ngược nhau, về một sự vật, hiện tượng nào đó, là rất đỗi bình thường. Cái đáng nói ở đây chỉ là sự ngụy biện lộ liễu ở phần lớn các ý kiến ủng hộ phim “Lý Công Uẩn”, mà ngay một nhà nghiên cứu như ông Dương Trung Quốc cũng mắc phải. Ta hãy xem một ngụy biện rất điển hình khi ông phát biểu: “Vì sao mà Lý Công Uẩn lại mặc triều phục như hệt vua phương Bắc? Cái thắc mắc này đã từng được nêu lên khi tượng đài đức Lý Thái Tổ dựng bên bờ hồ Hoàn Kiếm cách nay đã 5 năm. Nếu coi đó là biểu hiện không đề cao tinh thần dân tộc thì hãy đặt câu hỏi cho chính người đặt ra câu hỏi rằng họ mặc gì, đông đảo người dân và các quan chức cao cấp nhất lúc ấy ăn mặc ra sao?”.

Trong tranh biện, người ta xếp lập luận kiểu này vào một phép ngụy biện có tên là “Sức ép bằng chứng” (tiếng Anh: Burden of Proof), GS Nguyễn Văn Tuấn gọi/ dịch là “luận điệu ngược ngạo”. Đó là khi thay vì chứng minh quan điểm của mình, người phát biểu đẩy gánh nặng tìm bằng chứng sang đối thủ. Nhiều trường hợp, khi thấy bên A thiếu bằng chứng hỗ trợ cho một quan điểm nào đó, bên B liền coi như mình đã có đủ bằng chứng, kiểu như: “Ông A không thể chứng minh được rằng linh hồn không tồn tại. Như vậy là linh hồn có tồn tại”.

Tôi thấy hình như một biến thể của kiểu ngụy biện này là: Khi có một số ý kiến cho rằng Nhà nước Việt Nam có biểu hiện ứng xử hèn yếu trước Trung Quốc, bằng chứng là blah, blah, blah, và phe phản bác, thay vì đưa ra bằng chứng cho thấy Nhà nước Việt Nam đã không hèn yếu, thì lại thách thức: “Các vị giỏi thì mang súng đạn ra biển đánh nhau với Trung Quốc, bảo vệ ngư dân, bảo vệ hải đảo đi”.

Ở phát biểu trên của ông Dương Trung Quốc, ông không đưa ra chứng cứ nào bảo vệ cho cách phục trang, thiết kế bối cảnh “Trung Hoa” của phim, mà quay sang “đặt câu hỏi cho chính người đặt ra câu hỏi”, đẩy “burden of proof” sang phía đối thủ. Trên thực tế, có lẽ cả ông Quốc, cả những người ủng hộ lẫn người phản bác bộ phim này đều không biết thời Tiền Lê – Lý, dân phục và quan phục nước ta như thế nào. Và đơn giản là, nếu không biết thì không được làm như đối tác ở nước lạ, à nước bạn, muốn; nếu không biết thì điều tốt nhất các nhà làm phim có thể thực hiện là hãy cố gắng hướng tới việc tạo ra “chất Việt, hồn Việt” trong tác phẩm. Vì sao những truyện tranh lịch sử nổi tiếng của chúng ta, ví dụ Sát Thát (họa sĩ Nguyễn Bích), lại ra được hồn Việt, lại không gây cảm giác xa lạ cho người xem như phim Lý Công Uẩn?

Tranh luận, thảo luận là điều bình thường, nên khuyến khích. Tuy nhiên, việc các phép ngụy biện xuất hiện trong phát biểu của một nhà khoa học cho thấy văn hóa tranh luận trong xã hội Việt Nam còn cần được cải thiện thêm.

* * *

Vĩ thanh

Về bộ phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”, tôi thấy có nhiều luồng ý kiến. Trong đó có một luồng ủng hộ phim này (ủng hộ nói chung, không cụ thể là “ủng hộ sản xuất tại Trung Quốc”, “ủng hộ cách làm phim”, “ủng hộ thiết kế của phim”, hay “ủng hộ phát sóng”), viện dẫn quyền tự do sáng tạo, tự do sáng tác của các nghệ sĩ.

Tôi nghĩ rằng, trong một xã hội dân chủ, nhất thiết phải có tự do ngôn luận (bao gồm cả tự do đồng ý lẫn tự do không đồng ý với ai đó); tự do sáng tác; tự do thông tin; tự do bầu cử và hạ bệ ai đó v.v.

Ở trường hợp phim “Lý Công Uẩn”, tôi ủng hộ quyền tự do sáng tác và tự do kinh doanh (theo pháp luật) của các nhà làm phim. Nhưng nếu phim phát sóng toàn quốc trên đài trung ương thì là một chuyện khác, vì – theo ý kiến cá nhân tôi – phim có thể gây những hiểu lầm hoặc những tình cảm không tốt (theo đánh giá của tôi) ở một bộ phận khán giả vốn không dễ tiếp cận thông tin và vốn rất dễ tin tưởng vào sự thần thánh của đài truyền hình. VTV phát gì họ cũng tin nội dung đó là thật, là đúng, thậm chí, là chân lý.

Như vậy, nếu phim được phát sóng toàn quốc, trên đài truyền hình trung ương (chưa bàn tới khả năng phát vào giờ vàng, dịp đại lễ), thì như vậy là bảo đảm quyền tự do sáng tác của các nghệ sĩ làm phim. Nhưng nếu thế, tôi mong muốn là chính quyền (hoặc ai đó/ cơ quan nào đó có quyền quyết định) hãy đảm bảo luôn cả các quyền sau:

1. quyền tự do sáng tác của tất cả các nghệ sĩ sản xuất các bộ phim khác ở Việt Nam. Tất cả các phim khác sản xuất xong đều có quyền được phát sóng toàn quốc trên đài trung ương, không bị cắt sửa. Trong lịch sử điện ảnh – tài liệu – truyền hình Việt Nam, đã rất nhiều sản phẩm bị kiểm duyệt tới mức “tàn phá”, hoặc tệ hơn, nằm trong kho vĩnh viễn. Những người làm ra các sản phẩm đó có quyền phẫn nộ, vì sao phim của họ bị đối xử như thế, còn nhà sản xuất của Lý Công Uẩn thì được bảo vệ “tự do sáng tác”?

2. quyền tự do thông tin cho khán giả: Phim được phát sóng kèm những chú thích rõ “đây là sản phẩm hư cấu, nội dung phim này không có giá trị tư liệu/ còn gây tranh cãi”. Đặc biệt phải đảm bảo quyền này đối với những khán giả không có điều kiện tiếp cận thông tin, ví dụ người ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.

3. quyền tự do cho giáo dục – truyền thông, đặc biệt trong lĩnh vực tư tưởng: Việc nghiên cứu lịch sử nói riêng và khoa học xã hội nói chung, việc dạy sử ở nhà trường, báo chí – xuất bản… cần được cởi trói, để người dân, một cách hết sức cụ thể, có thể biết được phim này là hư cấu, phim kia là thật, “Hẹn gặp lại Sài Gòn” là phim tốt, “Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong” là một bộ phim nhăng nhít… chẳng hạn thế.

4. quyền tự do ngôn luận, bao gồm tự do phản đối (phi bạo lực, không xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác), và đi kèm với tự do lập các hội phản đối, chẳng hạn Hội “Tẩy chay công ty Trường Thành”, “Tẩy chay bọn nào sang Trung Quốc làm phim Việt” v.v. đại loại vậy.

Nhiều ý kiến cho rằng phe phản đối phim Lý Công Uẩn đã chà đạp tự do ngôn luận, tự do sáng tác. Nhưng các ý kiến ấy chưa tính đến một điều là trong phe này, có những người chỉ thể hiện sự phản đối của mình một cách ôn hòa, đối thoại. Những người đó cũng xứng đáng được nghe đối thoại thay vì bị chụp cho cái mũ “dân tộc chủ nghĩa”, “cực đoan”, “đàn áp tự do” v.v.

Trở lại với phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”, cá nhân tôi không đòi hỏi cấm phim này. Tôi chỉ đề nghị, nếu phát sóng phim thì hãy đảm bảo 4 quyền tự do tôi vừa nêu ở trên. Chắc chắn là ba quyền đầu tiên… đi đứt luôn, phải không các bạn?

Một người bạn của tôi có đề cập tới giải pháp phát hành bộ phim dưới dạng đĩa DVD để ai thích thì mua/ mượn về mà xem. Xin ủng hộ sáng kiến này.

Nguồn: Blog Đoan Trang

12 Phản hồi cho “Ngụy biện”

  1. lai says:

    Tay này quả là một tay “tàu khựa” 100%, ăn mặc,tên đặt và bộ râu…đều sặc mùi ba tàu.Thường thì ở VN nếu người nào mà giỏi và hiểu biết thì lại không được lên báo chí, vì chế độ CS sợ bị “lộ bí mật quốc gia”, do vậy chỉ để cho mấy tay “ba lăng nhăng” thỉnh thoảng đôi câu sáu điều phải quấy cho dân thiên hạ vui tai thế thôi.Như vậy thì chế độ mới tồn tại được.Cũng may mà ở VN chia làm 3 vùng trị là Bắc-Trung-Nam, do vậy nếu miền Bắc mà làm tổng bí thư,thì miền Nam làm chủ tịch,còn miền Trung làm thủ tướng., vì kiểu làm như bắc Triều Tiên thì loại như ông DMQ mọc còn nhiều hơn nấm mùa thu, nịnh bợ,tâng bốc và xun xoe cấp trên để yên vị và đớp.

  2. Khanh Van says:

    Cái ông ‘Dê Tàu’ ở xứ Đàn trong An Nam này ai lại không biết lão. Cung cách giao tiếp đúng như tên gọi, ăn mặc thì y như Tàu ngồi ‘bình lựng’ về ‘bác hò’ hàng tuần trên đài truyền hình Đòng Nai. Lâu lâu phát ngôn ‘láo’ tỏ vẻ yên hùng ‘chống Đảng’. Nói như thế nào cho đúng hết nghĩa nhỉ … “Giang hồ Đệ nhất Ngụy quân tử – Nhạc Bất Quần Dương Trung Quốc” may ra đúng ý chăng?

  3. Hong Son says:

    Toi chi gop y ve giai thich cua ong DTQ doi voi cai ten ong ay. Trung quoc theo cach dat ten cua nguoi xua chac khong phai y la trung voi nuoc. Vi Tau tu goi ho la Trung Quoc co nghia la dat nuoc nam o trung tam, giua nhieu nuoc khac hay la cai ron cua “vu tru” ( noi kieu ke ca cua Tau). Muon noi trung voi nuoc thi phai dat ten la “quoc trung” thi moi dung cach phat am va cach viet chu Han Viet cua nguoi Viet Nam. Ong DTQ co nghien cuu ve su hoc VN, it nhieu cung co von lieng ve chu Han Viet, at phai phan biet duoc hai chu nay, neu cat nghia nhu da dan thi co le ong hoi guong ep chang?

  4. dân đen says:

    Cái anh “Dê Tàu” này nói năng lẩm cẩm quá. Theo tui nghĩ, có thể anh ta đã ngậm hột thị, nên mồm nói bị lúng búng.? Nói cách khác là “há miệng mắc quai…rồi. Hê hê.

  5. Vũ Duy Giang says:

    Không có gì lạ khi đại biểu QH Dương”trung”với Tầu phát biểu như dzậy,để Đảng cho ra đại biểu QH thêm 1 khóa nữa,dưới dạng ĐB”ngoại Đảng”(?!),để tuyên truyền mỗi khi được theo những đoàn cầm quyền CSVN đi ra nước ngoài du hí như”công tử Bạc Liêu” !!

  6. Khổ thay !!! Dương Trung Quốc , nhìn cái tên thì đủ biết gốc gác cuội nguồn cũa tên này rồi , cha mẹ hắn không là chệt thì cũng là thứ vông nô vong bản ….

    • Khổ thay !!! Dương Trung Quốc , nhìn cái tên thì đủ biết gốc gác cuội nguồn cũa tên này rồi , cha mẹ hắn không là chệt thì cũng là thứ vông nô vong bản ….

      === >>> Tôi có đọc Dương Trung Quốc , chính oong ta GIẢI THÍCH tên ” Trung Quốc” là TRUNG hiếu với tổ QUỐC …. nhưng lần này tôi e rằng cái tổ ấy là TÀU HOA LỤC …!!!

      Không biết Dương Trung Quốc có thể nằm cùng thớt với bọn thằng NGUYỄN PHÚ TRỌNG “lú”…phản quốc LÊ CHIÊU THỐNG thời hiện đại hay không ???

      Mong Dương Trung Quốc giác ngộ quả quá muộn !

      Ôi Sử g…ỉa !!!

      Nguyễn Hữu Viện

  7. Tôi rất buồn và thất vọng cho ông Dương Trung Quốc khi ông “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”(?!) Một con người bất nhất như vậy thật đáng xấu hổ lắm thay? Trước đây ông phát biểu khác, giờ ông lại phát biểu khác? Con người này đang tham vọng 1 lần nữa vào ghế Quốc hội khóa tới. Ông là một nhà sử học nhưng xem ra vốn liếng của ông về sử học cũng nghèo nàn nếu như không nói thẳng ra là ông cũng chẳng biết gì sất! Quả là “mô tê răng rứa”. Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã phải thốt lên: – Ôi,ông Tung Quớ” ông thật là (…) Mà có khi ông Dương Trung Quốc – Là người Trung quốc thì sao??? Nghe cái tên đã thấy nghi ngờ? Giờ nghe ông bênh vực cho 1 bộ phim đầy chất phản quốc hại dân VN ta thì cần phải xem lại lí lịch của ông? Nói về bộ phim, riêng dùng cái tên gọi nhà vua là: Lí Công Uẩn đã là phạm húy rồi. Hồi xưa học trò( sĩ tử) đi thi không được dùng các tên húy của nhà vua, hoàng tộc trong bài làm. Ai vi phạm sẽ bị rớt và phạm tội khi quân, bỏ tù. Lẽ ra các nhà sử học phải dạy cho các nhà làm phim điều này mới phải chứ? Tên gọi nhà vua có thể gọi là: Lí Thái Tổ chứ không thể gọi: Lí Công Uẩn. Còn các tình tiết trong phim về trang phục, nhà cửa,…hoàn toàn của Trung quốc thì phải kiên quyết dẹp bỏ ngay cho dù có tốn kém đến bao nhiêu chứ thiết tưởng không cần phải bàn cãi nhiều cho tốn giấy mực. Bởi 1 bộ phim cực kì phản quốc hại dân như vậy rõ ràng là nằm trong thâm ý của ai(?) chắc mọi người cũng đã rõ? Đại lễ 1000 năm tổ chức vào ngày quốc khánh của Trung hoa (1/10), kết thúc vào 10/10 quốc khánh Đài loan? Trong khi ngày vua Lí Thái Tổ ( Lí Công Uẩn) dời đô từ Hoa lư về Thăng long theo lịch sử VN chính hiệu là vào tháng bảy âm lịch, tức là vào tháng 8 dương lịch vừa qua. Tất cả những dữ liệu trên chứng tỏ chính quyền cộng sản đã cố tình sắp đặt với âm mưu “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi giày mã tổ”! Thật là trời không dung đất không tha! Chúng ta phải làm gì đây khi tổ quốc nằm trong tay một nhóm phản quốc như vậy?

  8. Bo_gia says:

    Neu chung ta noi rang: Chung ta da tu hao giu duoc net doc lap tu Tau, giu duoc net Viet Nam tu Han toc, giu duoc van hoa rieng cho minh tu van hoa Tau. Vay thi tai sao chung ta cu lam, cu ep moi thu theo kieu Tau, giong Tau? Su ta, bi Han toc pha huy di rat nhieu, va dua vao toan la gia su roi bien gia su thanh that. Khi chung ta thieu tai lieu thi chung ta cu nhin vao van hoa, doi song, binh giang cua dan Viet chung ta ma dua len lap luan ve gia su , ve cach an mac, van hoa va cuoc song thoi do theo kieu Viet Nam cho cuon phim” Vua Ly Thai To – duong ve Kinh thanh Thang Long”

    ” Chung ta phai tach roi van hoa cua minh voi Han toc” nhu cha ong da lam, theo loi, nhuom rang den, dan ong bui toc phia sau, dan ba mac yem, mac vay v.v.v
    (Tòa soạn: Mời ông bà vào vpskeys.org tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)

  9. Phương Đình Lộc says:

    Dương Trung Quốc không phải là nhà sử học! TTK hội sử học thực chất chỉ là một tay thư ký quèn, làm sự vụ ở văn phòng..
    Anh ta chỉ là một con buôn, nhà bán quảng cáo cho Xưa và Nay, và là tay nhí nhố đi hết tỉnh này sang tỉnh khác để xin tài trợ (xin tiền) làm tượng danh nhân, hay làm phụ trương trên báo X&N ( hưởng huê hồng 40% đấy quý vị ạ!!). Ai không tin cứ giả làm người đề nghị mang quảng cáo về cho X&N của “Dương Tầu Ô” này thì biết!! Hơn nữa hắn là một playboy có tiếng ở Hà nội

  10. butnua says:

    Nếu bộ phim Lý Công Uẩn cho các nhân vật trong phim mặt đồ đại cán “chó” như Bác Hù,Bác Lê Dũm
    thì hay biết mấy.Nhìn đồng Chí Nông Đách Mạnh đứng ngoài hàng quân cúi gập đầu chào hoàng đế Hồ Cẩm Đào trông đả thiệt,trong khi hoàng đế mặt hách lên trời.Lý Công Uẩn phải chăng Là Nông Đức mạnh và Thánh Gióng chắn chắn anh sáu khôi hài hột vịt lộn Nguyễn Minh Triết .Sau Đại hôi Đảng thánh Triết sẽ chầu trời vui thú điền viên.GFY.

Leave a Reply to Bo_gia