WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tiêu chuẩn của một phiên toà đúng luật

Mở đầu năm 2010, ngành tư pháp trong nước sẽ lần lượt đưa các nhà dân chủ ra xét xử tại 3 nơi:, Hà Nội, Sài Gòn và Hải Phòng.

Chính quyền trong nước đã cam kết với dân mình là xây dựng một chế độ pháp quyền thượng tôn luật pháp, cam kết với thế giới sẽ  thực thi nghiêm chỉnh các văn kiện quốc tế mà Việt Nam đã ký, trong đó có các Tuyên ngôn về Nhân quyền, về các Quyền Dân sự.
Chưa bao giờ các phiên tòa ở Việt Nam lại được dư luận trong nước và công luận quốc tế quan tâm theo dõi chặt chẽ như hiện nay, vì ai cũng cho rằng nhân dân Việt nam rất xứng đáng được sống dưới một chế độ công bằng, nghiêm minh, dân chủ và văn minh, lấy nhân dân làm gốc.

Vậy thì trước khi các phiên tòa nói trên được mở ra, cũng nên nhắc lại để nhân dân và nhà cầm quyền cũng biết rõ thế nào là một phiên tòa đúng luật, hợp pháp, nghĩa là theo đúng bộ Luật Hình sự và bộ Luật Tố tụng hình sự, cũng như theo đúng luật quốc tế.

Trước hết các phiên tòa cần xử công khai. Đất nước hiện trong thời bình. Không có một lý do nào để cấm người dân bình thường, cấm nhà báo trong ngoài nước, cấm nhà ngoại giao, cấm người thân trong gia đình bị cáo đến dự. (trong vụ xử ông Trần Anh Kim ở Thái Bình tháng 12-2009, người ta huy động công an mặc thường phục ngồi kín phòng xử án, để viện cớ phòng chật, không cho dân, nhà báo, người thân của bị can vào dự).

Quan tòa, tức Hội đồng xử án cần tỏ ra nắm vững luật. Cần thẩm tra xem những lời khai trước cơ quan điều tra, những lời thú tội, xin khoan hồng nếu có, có do thật lòng bị cáo hay đã bị truy bức, mớm cung, ép buộc hay không?  (điều 5 luật hình sự: “nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”).

Cũng cần nhắc đến điều 12 luật hình sự: “bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo”.

Điều 17 luật hình sự cũng cần được tôn trọng đặc biệt : ” Thẩm phán và bồi thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Điều này quy định hội đồng xét xử dựa vào pháp luật, chỉ dựa vào pháp luật mà thôi, phải có đầy đủ bản lĩnh độc lập, không bị ảnh hưởng hay bị chỉ đạo, mệnh lệnh của bất kể ai khác, dù cho có lệnh ở cấp cao nào.

Mọi người đều biết các bị cáo sắp đưa ra xét xử đều có thái độ, lập trường và hành động chống âm mưu bành trướng của nước lớn, có những luận văn kêu gọi bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và quần đảo thiêng liêng của tổ quốc, có hành động biểu tình ôn hòa bằng khẩu hiệu, biểu ngữ trước cơ quan ngoại giao của nước lớn, căng biểu ngữ ở nơi nhiều đồng bào qua lại,  vậy hội đồng xử án cần kết luận rành mạch những luận văn và hành động ấy phạm luật ở chỗ nào, theo điều khoản nào, nếu định kết tội họ.

Theo tin từ trong nước:

- Ngày thứ hai 18 và thứ ba 19-1 này tòa án Hà Nội sẽ xử phúc thẩm thày giáo Vũ Hùng, kỹ sư Phạm Văn Trội, nhà thơ Trần Đức Thạch;

-  Ngày thứ tư 20 – 1 tòa án Sài Gòn sẽ xử ông Trần Hùynh Duy Thức,  Lê Thăng Long,  luật sư Lê Công Định và thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung ;

-  Ngày thứ năm 21-1 toà án Hải Phòng sẽ xử phúc thẩm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, các ông Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Kim Nhân, Nguyễn Mạnh Sơn.

Còn việc xử cô Phạm Thanh Nghiên vẫn còn treo lơ lửng, vì cô gái bé nhỏ chỉ cân nặng 37 kilô lại không nhẹ tý nào về gan vàng dạ sắt với đất nước và đồng bào, khi cô từ Hải Phòng vào tận Thanh Hóa để thăm hỏi bà con ngư dân bị người Trung quốc bức hại, rồi trở về nhà đấu tranh thầm lặng bằng cách ngồi thiền trước biểu ngữ cô tự viết: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt nam !”.Thật khó thuyết phục bà con ta và thế giới như thế là hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân.

Các nhà báo quốc tế có mặt tại Việt nam, các tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Human Rights Watch,  Amnesty International, Phóng viên Không Biên giới RSF – Reporter Sans Frontières, Uỷ ban bảo vệ tự do tôn giáo Quốc Hội Mỹ, Nghị Viện Liên Âu …  đang rất quan tâm đến các phiên toà nói trên.

Đông đảo công ty xuất nhập khẩu quốc tế và đầu tư quốc tế cũng coi các phiên tòa trên là những bưổi sát hạch rất chính xác để xem mức độ tôn trọng luật pháp ở Việt nam đạt đến độ nào, chính quyền Việt nam có đáng tin cậy hay không trong những cam kết chính trị, kinh tế, tài chính và đầu tư, kinh doanh bưôn bán quốc tế.

Việt Nam hiện đã có hơn 10 ngàn luật sư và 15 ngàn  nhà báo nói, báo viết , báo ảnh và báo mạng. Xem ra 2 giới luật sư và nhà báo là 2 đứa con ghẻ, con hư, con ương bướng khó dạy bảo của chế độ.

Chỉ đến khi nào giới luật sư và giới báo chí tự giành được vị trí xã hội xứng đáng, buộc  chế độ phải trọng nể, do tích cực tham gia xây dựng một chế độ trong sạch, công bằng, bình đẳng, lúc ấy mới có thể có các phiên tòa diễn ra đúng luật.

Thế nhưng hiện nay, ông chủ tịch Triết và ông thủ tướng Dũng đều nói đến việc xét xử sẽ diễn ra “đúng tội(!), đúng người(!), đúng luật(!)”.

Có bao nhiêu người dân Việt Nam ta tin ở lời hứa ấy?

Sau các phiên tòa tháng 1-2010 này ở Hà Nội, Sài Gòn và Hải Phòng, câu trả lời sẽ rõ ràng minh bạch hơn.

Paris,  16-1-2010.

Bài do tác giả gửi tới, bài viết đã đăng trên VOA

Phản hồi