WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đôi điều suy nghĩ về các nguyên tắc lập pháp

Kể từ khi chế độ phong kiến lần lượt sụp đổ trên toàn thế giới, các nền dân chủ xuất hiện cùng với những bản Hiến pháp đầu tiên, loài người vẫn đã và đang tiếp tục tìm kiếm một mô hình nhà nước có thể coi là lý tưởng nhất, tùy thuộc vào các yếu tố văn hóa truyền thống, đặc thù dân tộc (đa dân tộc, đa tôn giáo…), thể chế chính trị mà người dân lựa chọn, “trình độ” thẩm thấu các ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với chính trị, điều kiện phát triển kinh tế cũng như cơ cấu tương thích giữa kiến trúc hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Nói như thế để thấy việc xây dựng một bản Hiến pháp có chất lượng là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm lịch sử của loài người, có thể rút ra được những nguyên tắc lập pháp quan trọng nhất, mà thiếu nó, thì không thể tạo nên được một cơ cấu chính trị hiệu quả, thực sự dân chủ theo đúng nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Bài viết này nhằm đóng góp một vài suy nghĩ nhỏ từ việc “tổng kết”, khái quát các kinh nghiệm lập pháp của nhiều nhà nước dân chủ trên thế giới chứ không phải là mô hình từ bất kỳ một nước cụ thể nào.

1. Một bản Hiến pháp bền vững là bản Hiến pháp có thể chịu đựng được tất cả mọi thử thách của khoảng thời gian có thể lượng định được. Chẳng hạn, Hiến pháp Hoa Kỳ được làm ra (và thông qua) từ những năm 1787-1789; thế nhưng, cho đến nay nó vẫn tồn tại. Tại sao?

Có hai điều làm nên thành công gần như là rất khó tưởng tượng trên:

i/ 55 nhà lập pháp (đa số là trẻ tuổi) đã tìm kiếm, thảo luận về những điều không thể đổi thay của nhu cầu của con người trong bất kể thời đại nào. Đó là quyền sở hữu (cá nhân hay sở hữu công), quyền tự do, quyền có cơ hội ngang nhau trong việc kiếm tìm hạnh phúc, quyền được tôn thờ Chúa theo cách riêng, quan niệm riêng của mỗi người (có thể được lựa chọn Jésus hay Buddha, hay vô thần…), quyền được bày tỏ ý kiến không trái với quy định của luật pháp, quyền bất khả xâm phạm của gia cư khi không vi phạm pháp luật, quyền được lựa chọn chính phủ tốt nhất, người cầm quyền xứng đáng nhất (và cả quyền thay đổi – bãi nhiệm chính phủ ấy), quyền được làm tất cả những gì mà luật pháp không cấm…

ii/ Các nhà lập pháp của một đất nước vừa thoát ra khỏi thời kỳ thuộc địa (nước thuộc địa đầu tiên tự giải phóng trong thời đại tư bản chủ nghĩa) đã tiên liệu rằng muốn cho Hiến pháp trường tồn thì phải “dự liệu đủ những thay đổi mà các thời đại sẽ tạo ra” – tức là Hiến pháp sẽ được “tự động” bổ sung bằng các Tu chính án. Cho đến nay, nước Mỹ chỉ bổ sung 27 Tu chính án. Chẳng hạn Tu chính án 22, năm 1951, quy định Tổng thống Mỹ không được tại nhiệm quá hai nhiệm kỳ, vì kinh nghiệm cho thấy trong hai nhiệm kỳ đầu, Tổng thống F. Roosevelt sáng tạo rất nhiều, còn gần hai nhiệm kỳ sau chỉ lặp lại mà không có gì mới.

Hai nguyên tắc trên đây trong vấn đề lập pháp là kinh nghiệm quý báu của nhiều nước trên thế giới. Vấn đề là có chịu học hỏi hay không, có chấp nhận giải pháp về sự bền vững của bản Hiến pháp (đã được thời gian kiểm chứng) hay không.

2. Chính quyền – trong bất kỳ thời đại nào, bất kỳ chế độ nào, cũng luôn mang theo nó những khiếm khuyết. Rất nhiều khiếm khuyết (cũng như sai lầm là thuộc tính của con người) đồng hành với công cuộc hành pháp của mỗi thành viên thi hành luật pháp. Vì thế, phải có những thiết chế để kiểm soát sự lộng quyền, lạm quyền. Nói một cách khác, ba cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp càng “tách rời” nhau xa bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Một cơ quan luôn bị hai cơ quan độc lập giám sát là nguyên tắc đầu tiên của sự minh bạch, trong sạch. Cơ chế trên còn có một ưu điểm rõ ràng phản ánh chính xác năng lực (những hạn chế về sức khỏe, tư duy) xét theo bất kỳ góc độ nào; đó là, sự hữu hạn của con người bình thường không cho phép họ cùng lúc đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau. Nếu không nhìn thấy thuộc tính tự nhiên này thì đó là sự phi lý của nhận thức, sự phản khoa học của hành động.

Mặt khác, quảng đại quần chúng là thờ ơ với chính trị, thiếu trách nhiệm về chính trị. Do đó, nếu đặt vào tay cái đại đa số đó “quyền” lựa chọn những người đứng đầu nhà nước hay quốc hội thì sẽ dễ đưa đến những kết quả xa thực tế. Cách thức “ai trúng cử cũng được, bỏ phiếu cho xong để về” là một trong những quan niệm phổ biến và cũng là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự tồn tại của một chính quyền thiếu vững mạnh.

Không có gì tha hóa con người nhanh và nhiều như quyền lực. Quyền lực phải được kiểm soát thường xuyên thì xu hướng lạm dụng quyền lực mới giảm bớt. Muốn thế, tinh thần thượng tôn luật pháp phải được bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Chẳng hạn, các bộ luật càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu, khung của chế tài – hình phạt càng hẹp bao nhiêu, sự trừng phạt của luật pháp càng nghiêm khắc bao nhiêu thì, sai phạm và sự tư lợi, tham nhũng càng giảm bấy nhiêu. Nếu cùng một tội danh mà cách nhau đến 5-7 năm tù, thậm chí 10 năm thì cái sự “chạy án” không xảy ra mới là điều kỳ lạ.

3. Người dân phải được tôn trọng, phải được quyền quyết định thực sự. Nếu cả xã hội cứ nhẩn nha với sự dối trá – coi nó là chuyện vặt, cái bình thường đau đớn thì tất nhiên, sự xuống cấp về văn hóa, đạo đức là lẽ đương nhiên. Làm sao có thể duy trì được sự lành mạnh khi “đụng đâu sai đấy”? Nếu trao cho người dân có quyền lực trên nền tảng dân chủ theo đúng tinh thần của luật pháp thì không thể có chuyện những kẻ dốt nát, bất tài, tham lam ngang nhiên chễm chệ trên cái ghế bê tông của quyền lực. Một xã hội dân chủ là xã hội không sợ khi hỏi ý kiến người dân, nhất là, đối với các vấn đề hệ trọng, cần phải trưng cầu dân ý. Tự do là được quyền nói ra những ý kiến suy nghĩ của mình. Còn dân chủ, nếu cụ thể hóa, có nghĩa là người cầm quyền phải biết lắng nghe, không sợ phản biện, không sợ những ý kiến trái chiều. Nếu Hiến pháp trao cho (thực ra chính nhân dân mới là người “cho” chính quyền quyền lực) mọi công dân quyền được “sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” theo nghĩa đúng nhất của từ này thì chắc chắn tham nhũng sẽ giảm bớt, niềm tin sẽ trở lại. Nền dân chủ nào cũng cần được hướng dẫn. Nhưng không phải vì thế mà lạm dụng nó để cho cái tư duy khuôn phép, mệnh lệnh từ hồi chiến tranh cứ tồn tại dài lâu. Không ai có quyền đứng trên luật pháp, bất kể người đó có cương vị như thế nào. Có làm được như thế thì nhà nước mới được lòng dân còn ngược lại là mất dân. Mất dân là mất tất cả.

Công cuộc cải tổ trình tự lập pháp, cải tổ cơ chế của ta là cả một quá trình lâu dài. Hầu như ai cũng biết rõ điều đó. Thế nhưng, có những điều không thể chờ đợi cho đến lúc tận cùng mới thay đổi, mổ xẻ – giống như một căn bệnh hiểm nghèo. Phát triển luôn đồng nghĩa với những đổi thay cần thiết. Nếu cứ đổ lỗi cho cơ chế mãi hoài thì bao giờ mới thay đổi được? Chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị ít nhất. Muốn có chính phủ tốt thì sự cồng kềnh, quan liêu, phiền hà của một bộ máy là cản trở lớn nhất. Lẽ tất nhiên, kinh nghiệm lịch sử của các nước khác không thể bê nguyên xi, nhưng cũng rất tất nhiên rằng những cơ chế luật pháp – nhà nước đã tồn tại và phát triển bình thường, ổn định qua hàng trăm năm luôn có cái lý của chúng.

Nguồn: Bauxite

2 Phản hồi cho “Đôi điều suy nghĩ về các nguyên tắc lập pháp”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    ĐIỀU CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC LẬP PHÁP

    Lập pháp là tạo ra hệ thống pháp luật để quản lý, điều hành xã hội. Pháp luật không phải đơn lẻ, nhưng nó phải thành hệ thống. Tức pháp luật không phải chỉ được tạo ra một lần, nhưng được tạo ra lần lượt, thay thế nhau, có bổ sung, có phát triển, có sửa đổi qua thời gian. Pháp luật càng ngày càng đi sát với yêu cầu thực tế đòi hỏi thì mới càng tốt, bởi vì ý nghĩa cao nhất của luật pháp chính là tính thực tế, tính hiệu quả, tính khoa học, tính khách quan, và kể cả tính thời sự.
    Thế nhưng, cơ sở của lập pháp, trước hết lại chính là lập hiến. Bởi lập hiến trước, rồi mới tiến tới được lập pháp, khi một nhà nước thành lập. Do đó, hiến pháp mới chính là luật mẹ, luật nguyên lý, để từ đó mà phát sinh ra mọi pháp luật nội dung, chi tiết, hay luật pháp áp dụng có liên quan khác. Các điều khoản cơ bản nhất của hiến pháp, bởi vậy chính là cột trụ của lập pháp. Khi thực tế biến chuyển quan trọng, sự sửa đổi hiến pháp mới chính là yêu cầu đầu tiên, quan trọng nhất, để chỉnh đốn pháp luật, để lèo lái pháp luật đi sát theo với đời sống thực tế.
    Nhưng chủ thể của lập hiến và lập pháp là gì ? Đó là những người đại diện do dân cử chọn ra. Tức có nghĩa, họ phải có tài, có đức. Và sự chọn ra đó phải có tự do, dân chủ tuyệt đối. Tài là năng lực giải quyết hiệu quả mọi thực tế, đồng thời có năng lực để sáng tạo ra được cái mới mẽ, tốt hơn. Đức chính là tấm lòng công tâm, vì dân, vì nước, vì xã hội, mà không phải chỉ vì mình. Song yêu cầu cao nhất của đức lại chính là sự thẳng thắn, khách quan, không sợ sệt, không xu phụ quyền hành, biết cương quyết tranh đấu cho sự thật, cho công lý, cho cái hay, cho cái ích lợi chung, cho cái đúng, không chịu đồng lõa vào cái sai, vào cái xấu. Có nghĩa, người ứng cử phải có tài, có đức, thì cử tri mới có cái để chọn. Còn nếu không, thì chọn ra cái gì nào. Trái lại, nếu có người tài người đức xen lẫn lu bù với người vô tài bất đức, nhưng lại không có tự do lựa chọn, hay lại bị cài đặt sẳn như thế nào đó, thì làm sao chọn tốt được. Thứ nữa, nếu trình độ dân trí nói chung còn quá thấp, ít có nhiều người có khả năng để lựa chọn được đúng đắn, khách quan, đích thực đối tượng mình cần, thì quả thật cũng khó. Đó là chưa nói, nếu những người có quyền tổ chức bầu cử, mà lại không có sự ngay tình, không có thiện chí dân chủ, không có tinh thần khách quan, chỉ muốn cốt lái bầu cử theo quan niệm, quan điểm, mục đích riêng tư nào đó của mình, thì liệu mọi kết quả sẽ có thật tốt hay không ? Cho nên, bầu cử ứng cử quả cũng là một thứ trò chơi dân chủ theo nghĩa nào đó. Nhưng nếu là trò chơi tốt, nghiêm túc, có kết quả khách quan thật sự, thì hiến pháp và luật pháp mới có thể mang được giá trị đúng nghĩa, còn nếu không, cũng chỉ là tính cách hạn chế, tương đối, giống như một giải pháp tình huống, hay như một áp đặt nào đó có sẳn. Cho nên chung quy lại, ở cả khâu tổ chức, khâu ứng cử, khâu bầu cử, đều nói lên mọi yêu cầu của sự công bằng, sự sáng suốt, sự khách quan, sự công chính, tính dân chủ, tự do thật sự, kể cả luôn trình độ nhận thức và hiểu biết cần thiết. Nhưng nếu ngược lại, thì tất cả mọi cơ sở đó đều sẽ bị hạn chế, hay nếu đều bị bế tắt như thế nào đó, thì trò chơi dân chủ cũng trở nên không ngoạn mục, không có gì hay lắm, mà để xem cho vui mắt vậy thôi. Nên tóm lại, hiến pháp và luật pháp đều vẫn là sự trách nhiệm cao độ, tức trách nhiệm với dân, với nước, với xã hội, với dân tộc, với con người. Nhưng ai là người có trách nhiệm này ? Đó là những người có liên quan như đã nói, kể cả mọi người, cả mỗi công dân. Nên nếu vẫn còn có sự phân biệt nhất định giữa những người có quyền quyết định, và những người không có quyền quyết định tối hậu, song chỉ được quyền hưởng ứng theo như thế nào đó, thì thực tế đó lại trở thành một việc khác, cần nên bàn ở một chỗ khác.

    VHT

    • Võ Hưng Thanh says:

      Tên Nguyễn Hữu Viện này quả thật giống như một …(BBT cắt)…. Quả thật hắn luôn không tự giác, không biết tự thẹn, không biết tự trọng là gì cả.

      VHT

Leave a Reply to Võ Hưng Thanh