WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Quanh chuyện cành đào Hồ Chí Minh gởi vào Nam

Ông Quách Tòng Đức, Đổng Lý Văn Phòng Tổng Thống Ngô Đình Diệm xác nhận một Tết Nguyên Ðán, một cành đào đỏ lộng lẫy được trưng bày nơi phòng khánh tiết Dinh Ðộc lập với tấm thiệp in tặng của “Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội Miền Bắc” (Lâm lệ Trinh, trang 89). Một số người đã gắn liền câu chuyện cành đào và một vài tin đồn khác để lý luận ông Diệm và ông Nhu đã đi đêm, hoà giải, ve vãn, bắt tay, đầu hàng, …hay mắc lừa phe cộng sản. Đến đánh mất tín nhiệm và hậu thuẫn cuả Hoa Kỳ, để dẫn đến đảo chánh 1-11-1963. Nhiều người khác lại cho rằng miền Nam mất đi một cơ hội hòa bình, trung lập, không cộng sản, …

Gần 50 năm qua, không ít người đã tranh luận về đề tài này. Tháng 3 -2003, trên diễn đàn Giao Điểm, nhà sử học Vũ Ngự Chiêu chứng minh việc hai ông Diệm và Nhu ve vãn nhằm bắt tay với Việt cộng. Thì chỉ đến tháng 7, cùng trên diễn đàn ông Nguyễn Ngọc Giao lại chứng minh điều trên không đúng sự thật. Cần phải nói là cả hai lập luận cùng chủ yếu dựa trên hồi ký của Mieczyslaw Maneli, nguyên Trưởng Đoàn Kiểm Soát Đình Chiến Ba Lan.

Sự mâu thuẫn này không phải chỉ xảy ra riêng với các nhà nghiên cứu gốc Việt. Hầu hết các học giả Tây Phương cũng mắc chung một hoàn cảnh. Một phần vì nhãn quan mỗi người mỗi khác, Maneli chỉ viết lại công việc của mình, không đề cập đến một số việc chung quanh, sinh ra nhiều câu hỏi để tùy người đọc diễn giải.

Bài viết này dựa trên một số tài liệu mới từ Đảng Cộng Sản và từ Bộ Ngọai Giao Ba lan và Liên Sô, cũng như từ phía Việt Nam để làm rõ hơn vấn đề như: Có thật hai ông Diệm – Nhu muốn thương lượng với cộng sản hay không ? Chuyện cành đào có thực hay không? Hồ chí Minh có muốn thương lượng với miền Nam hay không?

Thế Giới Những Năm Đầu 1960.

Khi đã củng cố được quyền hành, Khruschev đề xướng một chiến lược mới cho toàn khối cộng sản. Chiến lược này chủ trương chung sống hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau. Theo đó, Liên Sô tập trung vào việc xây dựng kinh tế cho khối cộng sản, áp dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật mới nhất vào sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất. Thông qua tăng trưởng kinh tế, Liên Sô kỳ vọng đủ khả năng để ủng hộ các nước đang phát triển và ủng hộ các phong trào cộng sản trên tòan thế giới, mở rộng ảnh hưởng của Quốc Tế Cộng Sản.

Phía Trung cộng không chấp nhận chiến lược trên. Họ cho rằng Liên Sô sợ chiến tranh với Mỹ, sợ bom nguyên tử của Mỹ, đầu hàng đế quốc Mỹ. Theo quan niệm của họ có chiến tranh cách mạng quốc tế càng mau thắng lợi, càng sớm tiến đến thế giới đại đồng.

Phiá Hoa Kỳ, tổng thống Kennedy khi ấy vừa đắc cử đã phải đương đầu với tranh chấp ở Tây Bá Linh (Tây Đức), thất bại trong cuộc đổ bộ Vịnh Con Heo (Cu Ba), và tính sai trong việc trung lập hoá Lào. Những thất bại liên tục này đã dẫn đến một chiến lược chống cộng thiếu tích cực “vừa dọa vưà đàm”.

Toà thánh Vatican cũng thay đổi chiến lược chấp nhận chung sống hòa bình với những người cộng sản.

Pháp thì muốn tạo lại ảnh hưởng ở các quốc gia cựu thuộc địa, vận động cho giải pháp trung lập hoá Đông Dương. Tranh chấp giữa Liên Sô và Trung cộng càng ngày càng căng thẳng. Bắc Việt càng ngày càng nghiêng về phiá Trung cộng, chủ trương xử dụng vũ trang để chiếm miền Nam . Phe Liên Sô đánh giá một Việt Nam trung lập theo đề nghị của Pháp sẽ có lợi hơn một Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung cộng. (G. K. Magaret tài liệu số 2 trang 38)

Ấn Độ khi ấy lại có chiến tranh biên giới với Trung Cộng. Theo hiệp định đình chiến Genève, Ấn Độ và Ba Lan là hai quốc gia trong Phái Đoàn Kiểm Soát Đình Chiến tại Việt Nam. Ngoại trưởng Ấn M.J. Desai cũng đương kim chủ tịch Phái Đoàn.

Theo những tài liệu mới từ phía Ba Lan, vào tháng 1-1963, Ngoại trưởng Ba Lan Adam Rapacki sang thăm Ấn Độ. Ông đã được Thủ Tướng Ấn Jawaharal Nehru và Ngoại trưởng Ấn M.J. Desai tiếp đón. Trong cuộc gặp, Rapacki bàn đến một giải pháp trung lập hoá cả hai miền Nam Bắc và tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam. Thủ Tướng Ấn Độ Nehru cho biết Hoa Kỳ cũng muốn giải quyết những mâu thuẫn ở Việt Nam bằng giải pháp trung lập.

Từ cuộc gặp trên, Rapacki đã tiếp xúc với Đại Sứ Mỹ tại Ấn Độ, ông John Kenneth Galbraith để tìm giải pháp trung lập Việt Nam. Trong cuộc họp từ ý kiến riêng, ông Galbraith đã đề nghị trước tiên hai phía cùng tiến hành việc ngừng bắn trong vòng sáu tháng. (G. K. Magaret tài liệu số 1 trang 37). Trong nhật ký công tác ngày 21-1-1963, ông Galbraith xác nhận việc này. Sau đó đã báo về cho Tổng thống Kennedy đề nghị của mình. (G. K. Magaret tài liệu số 2 trang 38)

Như vậy tám tháng trước ngày hai ông Nhu và Maneli gặp nhau, phiá Hoa kỳ và Ba Lan đã thảo luận về một giải pháp cho Việt Nam . Nhưng không biết vì lý do gì đề nghị cuả Đại Sứ Mỹ Galbraith đã không được tiến hành. Cũng như không hiểu giữa Mỹ và Ba Lan sau này còn có các cuộc gặp gỡ khác hay không?

Maneli và các cuộc gặp gỡ hai phía Bắc Nam

Cũng theo những tài liệu mới từ phía Ba Lan, trong trừơng hợp của Maneli, Ba Lan hoàn toàn không có ý định xen lấn vào nội tình Việt Nam. Thượng cấp Maneli đã chính thức cấm ông ta làm trung gian hay gặp riêng ông Nhu, ngay cả nếu ông bị áp lực từ phía Bắc Việt. Họ chỉ cho phép ông ta thực hiện vai trò giám sát quốc tế. Phía Ba Lan đã thấy được Maneli chỉ là một chuyên viên luật, không kinh nghiệm ngọai giao, thiếu kiến thức và kinh nghiệm chính trị, dễ bị vướng những bẫy ngầm làm ảnh hưởng đến phía Ba Lan. (xem G. K. Magaret)

Tuy vậy, Maneli với bản tính tính cực và phấn đấu, công việc giám sát quốc tế thì lại rất nhàm chán chủ yếu chỉ viết báo cáo, lại lỡ trớn và tò mò mới xảy ra câu chuyện gặp gỡ với ông Nhu. Maneli cho biết  các Đại sứ Roger Lalouette (Pháp), d’Orlandi (Ý), Ram Goburdhun (Ấn độ) và Salvatore d’Asta (Tòa thánh Vatican) là những người đã trực tiếp thúc đẩy việc ông gặp gỡ ông Nhu. Gián tiếp thì có Đại sứ Anh Hohler.                      

Do những thúc đẩy từ nhiều phía như đã kể ra, Maneli đã bay ra Hà Nội để xin ý kiến của phía Liên Sô và đã được Đại sứ Liên Sô tại Hà Nội đồng ý. Lúc này Ba Lan đang là một chư hầu của Liên Sô, sự đồng ý của Liên Sô đủ bảo kê cho cuộc gặp gỡ.

Những tài liệu mới phát hiện cũng cho biết Liên Sô không mấy quan tâm đến việc Maneli muốn làm. Có lẽ cả Ba Lan lẫn Liên Sô đều đã rõ khi ấy Bắc Việt đã ngã hẳn về phiá Trung Cộng. Liên Sô chấp nhận cuộc gặp chẳng qua chỉ muốn thu nhặt thêm tin tức của cả hai phía Bắc và Nam Việt.

Vào tháng 5-1963, ngay khi kế họach liên lạc với ông Nhu được chuyển cho phía Hà Nội, Maneli đã nhận ngay hồi đáp như sau: “Phạm văn Đồng xác quyết đề nghị (ngừng bắn và trung lập) của chủ tịch Hồ chí Minh và tuyên bố của chính phủ (VNDCCH) vẫn còn hiệu lực: Chính phủ nhân dân (VNDCCH) đã sẵn sàng bắt tay thương lượng vào bất cứ lúc nào, bí mật hay công khai.” (M. Maneli, trang 121). Sau đó trong lần gặp gỡ Phạm văn Đồng còn khéo miệng tuyên bố: “Ông Nhu chắc chắn có khả năng suy nghĩ thực tế, vì ông đã tốt nghiệp cao đẳng (lycée) ở Chartres” Khi Maneli kể lại chuyện này cho Đại sứ Pháp ông ta đã phải thốt lên “quá thích thú, quá quan trọng” (M. Maneli, trang 122).

Ngay sau đó Maneli đã gặp, và được Xuân Thủy cho biết: “… đầu tiên là trao đổi văn hóa và buôn bán (gạo đổi than) trước khi bàn đến chuyện chính trị” (G. K. Magaret tài liệu số 16 trang 59).

Vài ngày sau Maneli đã nhận được một lời nhắn của phái đòan Ba Lan từ Hà Nội: “Các đồng chí Vịêt Nam rất mong tất cả chi tiết liên hệ đến việc thu xếp cho cuộc gặp với Nhu và chi tiết về cuộc gặp gỡ này” (M. Maneli, trang 123). Trưởng đòan Kiểm Soát Đình Chiến Bắc Việt, Hà văn Lâu còn gởi cho Maneli một điện tín: “Các đồng chí lãnh đạo đòi hỏi thông báo ngay tức thì những bước tiếp và mong rằng mọi việc sẽ tiến hành tốt đẹp, trước khi gặp Nhu, đồng chí cần ghé Hà Nội để thảo luận” (M. Maneli, trang 123).

Đầu tháng 7-1963, Maneli trở lại Hà Nội. Lần này, Maneli được gặp Hồ chí Minh, Phạm Văn Đồng, Xuân Thuỷ và Ung văn Khiêm. Trong hồi ký, Maneli cho biết: “Tôi hỏi Phạm Văn Đồng và Xuân Thuỷ nên làm gì nếu Ngô Đình Nhu mời tới nói chuyện. Họ trả lời ngay lập tức: nhận gặp và lắng nghe. Tôi lại hỏi họ có muốn tôi nói gì (với Nhu). Họ trả lời: ‘Tất cả những gì đồng chí biết về lập trường của chúng tôi trong sự trao đổi và hợp tác kinh tế và văn hoá (giữa hai miền). Một điều chắc chắc là: Mỹ phải rút đi. Trên cơ sở chính trị ấy, chúng tôi có thể thương lượng bất cứ điều gì’”. Maneli hỏi thêm về khả năng một chính phủ liên hiệp ở miền Nam hay một hình thức liên bang Bắc Nam, Phạm văn Đồng trả lời: “Trên cơ sở độc lập và chủ quyền của Việt Nam, mọi điều đều có thể thương lượng. Hiệp định Genève đã đặt ra nền tảng pháp lý và chính trị: không có căn cứ hay quân đội nước ngoài trên lãnh thổ đất nước chúng tôi. Như thế, chúng tôi có thể đi tới thoả thuận với bất luận người Việt Nam nào.” (M. Maneli, trang 127-28).

Khi nhận được dấu hiệu khuyến khích từ Đại sứ Liên Sô và biết được sự phấn khởi từ phía Hà Nội, trở vào Sài Gòn, Maneli báo cho Lalouette và d’Asta biết để thu xếp cuộc gặp với Ngô Đình Nhu. Trong cuộc tiếp tân chiều ngày 25-8 của Quyền Ngọai Trưởng VNCH Trương Công Cừu, các ông Lalouette, d’Orlandi, Goburdhun and d’Asta đã giới thiệu Maneli với ông Nhu. Ông Nhu đã vui vẻ ngỏ lời mời Maneli thu xếp gặp riêng. Ngay ngày hôm sau văn phòng của ông Nhu đã liên lạc và hẹn cuộc gặp vào sáng ngày 2-9-1963.

Trong cuộc gặp gỡ tại dinh Độc Lập, Maneli cho biết ông Nhu dành cả hai tiếng đồng hồ nói về chủ nghĩa cần lao nhân vị, chính sách ấp chiến lược, thành quả cuả Việt Nam Cộng Hoà .v.v… Riêng về vấn đề hiệp thương giữa hai miền Nam-Bắc, Maneli cho biết ông Nhu chỉ có ý như sau: “…Tôi không chống lại việc đàm phán và hợp tác với miền Bắc, và như ông biết, nhiều nhà ngoại giao phương Tây đã đề nghị với tôi. Ngay trong những trận giao tranh tàn ác nhất, người Việt Nam cũng không quên ai là người Việt, ai là ngoại quốc. Nếu có bắt đầu đối thoại trực tiếp, thì có thể tiến tới xích lại gần. Và Uỷ hội quốc tế – cũng như bản thân ông – sẽ đóng vai trò tích cực ở đâyTrong tương lai gần, tôi không dự liệu điều gì dẫn tới nói chuyện trực tiếp, nhưng sớm muộn có thể sẽ hé ra khả năng…” (M. Maneli, trang 146) Như vậy ông Nhu chưa có một ý để đi xa hơn nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo cộng sản Bắc Việt.

Ngay sau cuộc họp Maneli đã báo cáo về Ba Lan với một kết luận như sau “Những tuyên bố thiếu vững chắc của ông Nhu chính là kết qủa của sự bất ổn và kỳ vọng cây cầu với người Mỹ vẫn chưa bị đốt cháy”. (Magaret K. G. tài liệu số 21, trang 67)

Phần vì tò mò phần vì muốn thâu nhặt tin tức, Maneli đã đặt câu hỏi về mối liên lạc hay đàm phán trực tiếp giữa hai miền Nam-Bắc với ba ông Nhu, Thủy và Đồng. Xuân Thủy vừa giỡn vừa trả lời: “Có phải ông thực sự tưởng tượng rằng chúng tôi thương lượng hay đồng ý với ông Nhu?” (M.K. Gnoinska, trang 147) Ông Nhu và ông Đồng thì cho biết đây chỉ là những lời đồn đãi: “Ông Nhu hỏi lại, có phải ông đã chịu thua dư luận? đó chỉ là chuyên đùa” (Maneli, trang 147) và ông Đồng có cùng chung phản ứng đã hỏi lại “Có phải đồng chí đã tin vào những câu chuyện như vậy hay không?” (Maneli, trang 147) Sau 1/11/1963, Phạm văn Đồng đã giải thích cho Maneli các nguồn tin từ tướng đảo chánh về các cuộc đàm phán Bắc Nam như sau: ”Đó chỉ là giả dối, phe đảo chánh thông báo tin này chỉ để giải thích lý do phản lại Diệm”. (G. K. Magaret tài liệu số 21, trang 67)

Ngay chiều hôm đó, ông Nhu đã tiếp Đại sứ Hoa kỳ Lodge, Đại sứ Ý d’Orlandi và Khâm sứ tòa thánh Vatican d’Asta. Ông Nhu cho biết về cuộc gặp gỡ với Maneli vào ban sáng. Ông Nhu nói Maneli đã yêu cầu ông chú ý đến tuyên bố của De Gaulle và Hồ Chí Minh về giải pháp trung lập Việt Nam và tiến hành tổng tuyển cử, rồi hỏi ông Nhu muốn chuyển lời gì cho Phạm Văn Đồng. Ông Nhu trả lời “Chẳng có gì cả.”

Không một dấu hiệu nào cho thấy ông Nhu muốn tiếp tục quan hệ với Maneli trong vai trò “đi đêm” với Hà Nội. Cuộc gặp gỡ tại Dinh Độc Lập cho thấy ông Nhu chỉ muốn chứng minh với Hoa Kỳ rằng nếu bị Hoa Kỳ bỏ rơi ông ta có khả năng thương lượng trực tiếp với Bắc Việt. Không như ông tính đây lại chính là bằng chứng duy nhất để phía Hoa Kỳ lập luận ông Nhu muốn thay đổi chiến lược chống cộng của Hoa Kỳ.

Ngược lại phía Bắc Việt lại rất mong Maneli đứng ra làm trung gian. Trước khi xem xét về phía Bắc Việt thật giả ra sao người viết sẽ phân tích một vài tin đồn khác có liên quan.

Pages: 1 2 3

22 Phản hồi cho “Quanh chuyện cành đào Hồ Chí Minh gởi vào Nam”

  1. Mai Vang says:

    Ông Diệm là người tài .. lũ tướng tá VNCH phản loạn ngu ngốc … đảo chánh có lợi cho CS.

  2. DO NGHE says:

    Bác HỒ tặng cành đào PHÚ THỌ
    Cụ NGÔ liền xách rỗ VÀO BÂNG
    Âm thầm chị ngã em nâng
    Đôi bên GIÁO MÁC nhưng chung MỘT BÀO
    Bác không chết vì bom đạn MỸ
    Chết vì quân ĐỒNG CHÍ BẤT NHÂN
    Gây ra thãm họa MẬU THÂN
    Bác hay tin được BẤT THẦN QUY TIÊN
    Cụ không chết vì QUÂN CỘNG SẢN
    Chết vì phường BÁN CHÚA DU ĐA
    Hay vì nghiệp dĩ GÂY RA
    Anh em NHU DIẸM TOÀN GIA CHẦU TRỜI
    Trước thãm cảnh NỒI DA NẤU THIT
    ĐƯỢC hay THUA đả biết rồi mà
    Nguyện cầu GIÁO MÁC quê cha
    Em nâng Chị ngã MỘT NHÀ VỚI NHAU

  3. lotxac says:

    Tuy tuổi tôi đã về chiều; nhưng dù sống MỘT NGÀY ĐỂ ĐÁNG SỐNG,và SỐNG để có Ý NGHĨA CỦA NÓ. Tôi biết HỒ-ĐỒ nhưng không HỒ-ĐỒ như những kẻ HỒ ĐỒ đáng ghét.
    Tôi mất NƯỚC, cũng như anh em hiện đang mất nước như tôi. Nếu anh,em chưa thấy mình mất nước bỡi nh̃ững TÊN VIỆT NAM BÁN NƯỚC thì anh em cứ đem nhau ra xé xác với nhau.
    Tôi không trách móc gì anh em ông TT. NGÔ ĐÌNH DIỆM vì là đệ I VNCH. Quá khứ đã đi qua; dù anh,em có đem ra nói; thì không thể kéo QUÁ KHỨ lại được; dù THƯƠNG hay GHÉT họ NGÔ.
    Riêng cái TAI HỌA mà tất cả người VIỆT phải gánh chịu hiện nay là CSVN; tôi không phải CHỐNG CHÚNG; mà muốn ĐEM CHÚNG RA ÁNH SÁNG QUỐC TẾ XÉT XỬ như bọn KHMER.
    GIẶC trước mắt KHÔNG ĐÁNH; các anh em cãi nhau về QUÁ KHỨ để làm gì ?

  4. Câu hỏi được đặt ra : Ông Diệm muốn thương lương , điều đình , thậm chí là bắt tay với CS Bắc Việt nhằm mục đích gì ( Nếu là sự thật như bọn Giao Điễm kết án ” ??? . Rõ ràng , chỉ có hai nguyên nhân sau đây :
    _ Tránh miền cho miền Nam một cuộc chiến đổ máu , tang thương , tàn phá . Tránh cho VN một cuộc chiến huynh đệ tương tàn , thù hận Nam Bắc ….Vậy , diều này có đáng làm hay không ??? Ông Diệm làm một chuyện sai hay đúng ??? Ông Diệm là người yêu nước thương dân ??? .
    _ Ông Diệm muốn giao miền Nam cho bọn CS Bắc Việt . Như vậy , hoàn toàn mâu thuẩn với những gì mà bọn Phật tử đấu tranh ( đa số bọn Giao Điễm hiện nay là những tên Phật tử đấu tranh năm xưa ) kết án Ông Diệm và chính quyền ông ta là Độc Tài , Gia Đình trị , Tham quyền cố vị ….Một người bị Phật tử đấu tranh kết án như vậy không lẻ lại chịu hy sinh địa vị , quyền lợi , tham vọng …Rõ ràng là phi lý !!!
    Câu hõi được đặt ra : Tại sao đất nước VN và dân tộc VN đang quằn quại dưới sự cai trị cũa bọn ác ôn CS , bọn Giao Điễm không tìm cách cứu dân cứu nước mà tiếp tục ngày qua ngày vu khống , xuyên tạc , nói xấu nền đệ nhất CH . Quá dễ dàng để nhận biết lý do sau đây :
    _ Những tên Giao Điễm là những tên cựu Phật tử đấu tranh năm xưa . Những tên bất lương , vô đạo đức nay vì mặc cãm nên càng tìm cách nói xấu Ông Diệm nói riêng và chế độ đệ nhất CH để mong tìm một sự chạy tội với lịch sử . Theo kiểu : ngậm máu phun người , muốn người ta xem mình là người tốt thì phải nói xấu kẻ thù cũa mình . Ngạn ngữ Tây Phương có câu : Ai phạm tội , kẻ đó là con người _ Ai xấu hổ ăn năn vì tội lỗi cũa mình , kẻ đó là vị Thánh _ Ai kiêu ngạo vì tội lỗi cũa mình , kẻ đó là con quỷ . Bọn Giao Điễm là con quỷ , những lời cũa quỷ không đáng quan tâm .

  5. Trung Kiên says:

    Những tài liệu mới được giải mã gần đây cho thấy, người Mỹ đã phịa ra những tin tức giật gân và đặt điều bôi xấu hình ảnh chính phủ Ngô Đình Diệm để hạ bệ chính quyền Đệ I VNCH!

  6. lotxac says:

    Thưa cùng quí nhà phê-bình và đọc giả;
    Tôi học tất cả những ý kiến phê-bình và đưa ra đây để ta nhận thêm những cái ƯU-KHUYẾT điểm để so sánh hai phe: TỰ-DO do Hoa-Kỳ viện trợ mọi mặt: Quân nhu,quân cụ; quân trang,và Quân,Dân, Cán ,Chính-quyền etc…
    Phía Đảng Cộng Sản VN do Hồ chí Minh được huấn luyện từ Nga và Tàu; bên HCM là phe LỪA-ĐẢO; TÀN-BẠO,và THẮNG cho CHỦ-NGHĨA dù giết hết cả DÂN; QUÂN, CÁN,CHÍNH.
    Một bên là VÔ TÔN GIÁO.
    Một bên là có TÔN GIÁO.
    Dù anh em ông Diệm; Nhu,và cả gia đình của ông cũng không đủ cái BẨY LỪA của đám HCM.
    Từ ngày có cuộc đấu tranh của PHẬT-GIÁO VIỆT-NAM do T.T Thích Trí Quang cầm đầu. T.T Thích Tâm Châu là chủ tịch UBLPBVPG tại Chùa Xá-Lợi/Saigon.
    Hai anh em Ông Diệm cứ lo phòng thủ ở khu Saigon, Cholon,và Gia Đ̣ịnh.
    Trong khi đó, HCM đã đưa quân vào; người tập kết vào đã chiếm cứ; nằm vùng khắp mọi nơi tại các T̉inh miền Nam; ngay trong Saigon,và Cholon VC đã mang người vào nằm vùng trong các ngõ hẻm…
    Nếu Mỹ họ không ra tay lật hai anh em ông Diệm; thì cái anh chàng lu “sic” có cái đầu óc heđp hòi trên đâu còn có cái PHƯỚC ngồi “sic’ THIÊN HẠ ?
    HÃY NHÌN CÁI QUẢ CỦA TRUNG QUỐC KIA; THÌ THẤY NGAY; khi Mao Trạch Đông nó giải-Phóng Trung-Hoa nó đem Phật, chúa quăng xuống giếng; xuống sông. còn các thầy TU thì bắn bỏ.
    Tôi nói giả sử, nếu sự kiện xảy ra có thật: Hai anh em ông Diệm bắt tay với HCM lúc đó; thì DÂN CHÚA hay DÂN PHẬT có còn không ?
    Hay là bây giờ: VNCS chỉ là ṃột Tỉnh lỵ của Tàu không hơn không kém. Hãy mở cái óc quá nhỏ bé của mình ra mà nhìn thấy cái TÀN AC của CSVN. Đừng có “sic” nữa anh bạn Lu nào đó.
    Nếu không có Mỹ giải tỏa các tỉnh miền Nam bằng con đường “BÌNH ĐỊNH NÔNG THÔN” thì các anh và chúng tôi không có cái ngày hôm nay. Trân trọng kính chào.

  7. Trung Kiên says:

    Cám ơn tác giả Nguyễn Quang Duy
    Bài viết hay, lập luận vững chắc, thuyết phục!

    Nếu hồi ấy “thật sự” xảy ra “Hiệp Thương giữa hai miền Nam – Bắc” về kinh tế, nhưng vẫn hai hệ thống chính trị khác nhau, Miền Bắc tiếp tục xây dựng “Thiên Đường Mù” Cộng Sản, và Miền Nam tiếp tục xây dựng TỰ DO – DÂN CHỦ thì hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam biết bao!

    Nhưng khổ nỗi người Mỹ muốn đổ quân vào VN để ngăn chận làn sóng đỏ, còn ông Diệm thì quyết tâm chống lại ý đồ này, nên Mỹ đã tìm mọi thủ đoạn để lật đổ và giết ông Diệm!

    • TrucTruong says:

      Mất nửa nước, sẽ mất thêm nửa nữa!..
      Tới hôm nay…chắc vợ chữa…đẻ con ”cha”!!!

Leave a Reply to lotxac