WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nobel Hòa bình gửi tín hiệu tới các chế độ độc tài

LTS: Nhân sự kiện nhà hoạt động Trung Quốc, Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel Hòa Bình, chúng tôi đã gửi 2 câu hỏi, qua e-mail, tới một số nhà hoạt đông dân chủ hải ngoại với mục đích tìm hiểu xem, bằng cách nào có thể vận động, đề cử giải Nobel Hòa bình cho Việt Nam. Chúng tôi đã chuyển tới bạn đọc ý kiến của Giáo sư Đoàn Viết Hoạt và ông Võ Văn Ái, Giám đốc Phòng Thông Tin Phật Giáo Thế giới có trụ sở tại Paris, đồng thời là Phát ngôn viên của Viện Hóa Đạo thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Hôm nay, chúng tôi xin tiếp tục công bố quan điểm của ông Đỗ Thành Công, phát ngôn viên đảng Dân Chủ Nhân Dân. Ông từng bị chính quyền Việt Nam bắt giam về tội ‘khủng bố” và chỉ được tự do sau nhiều ngày tuyệt thực cùng với sự can thiệp mạnh mẽ của quốc tế.

————————————

Hỏi: Ông đánh giá như thế nào về giải thưởng Nobel Hòa Bình dành cho Lưu Hiểu Ba?

Ông Đỗ Thành Công: Giải Nobel Hoà Bình dành cho ông Lê Hiểu Ba là một sự cổ vũ mạnh mẽ cho Phong trào đấu tranh dân chủ ở Trung Quốc. Điều này đánh dấu giai đoạn chuyển mình của Phong trào đấu tranh cho dân chủ từ sau cuộc đàn áp đẫm máu Thiên An Môn. Nó cũng sẽ tác động rất tích cực, làm lung lay thành trị của các chế độ độc tài, quân phiệt và toàn trị ở Đông Nam Á như Việt Nam, Bắc Hàn, Miến Điện.

Qua sự công nhận các giá trị đấu tranh Bất bạo động cho Dân chủ, Tự Do và Nhân quyền mà giải Nobel đã dành cho ông Lê Hiểu Ba, giải Nobel cho Lê Hiểu Ba đã mang lại niềm tin cho tương lai của cuộc đấu tranh vì dân chủ, tự do và nhân quyền.  Không riêng gì các nhà dân chủ của Trung Quốc tự hào về những hy sinh cho lý tưởng đấu tranh Dân chủ của họ khi đã được thế giới long trọng ghi nhận, cổ vũ, mà đối với Việt Nam nói riêng, giải Nobel Hoà Bình lần này đã gửi ra tín hiệu, đó là những giá trị cao quý của nhân loại mà chúng ta, các anh chị em dân chủ Việt Nam đang miệt mài đấu tranh, dũng cảm hy sinh và cam chịu những đày đọa, chính là những lý tưởng đúng đắn, chính nghĩa và đang được cả nhân loại tiến bộ quan tâm và ủng hộ.

Giải Nobel lần này, cũng gửi ra tín hiệu rất quyết liệt đối với các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc nói chung, Việt Nam và các quốc gia khác nói riêng, đó là các chế độ độc tài, toàn trị đã và đang đi ngược lại khát vọng của nhân loại.

Hỏi: Việt Nam có những người xứng đáng với giải thưởng này như Hòa thượng Thích Quảng Độ hay LM Nguyễn Văn Lý. Với kinh nghiệm của một người hoạt động dân chủ lâu năm ở hải ngoại, theo ông, phải làm gì để vận động hay đề cử giải Nobel cho Việt Nam?

Đỗ Thành Công

Ông Đỗ Thành Công: Việt Nam có những người xứng đáng được đề cử và được giải Nobel Hoà Bình. Hoà thượng Thích Quảng Độ, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Linh mục Nguyễn Văn Lý v.v…là những người lẽ ra đã được giải Nobel Hoà bình về những hy sinh và lòng dũng cảm đấu tranh ôn hoà cho các giá trị nhân loại gồm tự do, dân chủ và nhân quyền.

Những đàn áp, án tù mà chế độ độc tài, toàn trị CSVN dành cho họ, và cả những quan tâm trên mặt quốc tế, cũng đã có những tác động đủ gây dư luận chú ý về mặt công luận. Tuy nhiên, cuộc vận động để được giải Nobel Hoà bình là một nổ lực liên tục, bền bỉ và cần có những quan hệ rộng, khéo léo trên mặt ngoại vận. Về mặt ý nghĩa, các nhà đấu tranh dân chủ cho Việt Nam đã có đủ tư cách, tầm vóc và uy tín để thế giới công nhận các giá trị hy sinh của họ qua giải thưởng Nobel Hoà Bình. Về mặt vận động, tôi nghĩ cần chú ý nhiều đến yếu tố khách quan và tính thời sự, vai trò của quốc gia bên cạnh yếu tố uy tín, thành quả và giá trị hy sinh.

Đối với thế giới, Trung Quốc hơn Việt Nam nhiều về tấm vóc, cá nhân ông Lê Hiểu Ba đã được nhiều nhà dân chủ nổi tiếng toàn cầu ủng hộ và đề cử như cựu Tổng thống Tiệp Havel, lãnh đạo của Hiến chương 77 Tiệp Khắc. Ông Havel không những đề cử ông Lê Hiểu Ba mà còn vận động riêng các nhà lãnh đạo nổi tiếng khác cho giải Nobel Lê Hiểu Ba lần này. Bên cạnh đó, sự hy sinh của ông Lê Hiểu Ba cũng mang tính thời sự, nhiều năm bị đàn áp và vẫn tiếp tục đấu tranh ôn hoà vượt lên trên lòng sợ hãi. Chính những yếu tố đó gây ấn tương mạnh mẽ, mang tính thời sự quốc tế, đúng lúc, đúng thời cơ,  tạo điều kiện thuận lợi cho giải Nobel lần này.

Mạc Việt Hồng thực hiện

© Đàn Chim Việt

Phản hồi