WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung Quốc thi hành sách lược “toạ sơn quan hổ đấu”

Trong mấy ngày qua báo chí quốc tế liên tục sôi động về hai vấn đề lớn, đó là chuyện căng thẳng trên biển Hoàng hải sau khi Bắc và Nam Triều Tiên nã pháo sang nhau và nối theo sau là cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn quốc đang gây phẫn nộ Bắc Hàn có nguy cơ bùng nổ chiến tranh bất kỳ lúc nào. Nhưng sự kiện quan trọng nữa là hàng ngàn tài liệu mật mà Wikileaks đã tung ra, gây cơn sốc về ngoại giao giữa Hoa kỳ và các nước đồng minh, giữa Hoa kỳ và cả thế giới còn lại. Nhưng một tài liệu mà người ta chú ý nhất chính là Wikileaks đã đưa ra trước ánh sáng những toan tính chiến lược quen thuộc của Trung quốc với người bạn Bắc Triều Tiên mà họ vẫn rêu rao là tri kỷ không thể xa dời, đó là họ sẵn sàng “không can thiệp nếu Bình Nhưỡng sụp đổ,” thậm chí còn mong muốn Bắc Triều Tiên sau đó được nhà nước Nam Hàn lãnh đạo.

Theo các tờ báo RFI, AFP, The New York Times, Der Spiegel, Le Monde v.v… đều đăng tải thì Trung quốc, theo AFP, tài liệu thứ nhất cho biết trong một buổi dạ tiệc hồi năm ngoái, đại sứ Trung Quốc ở Kazakhstan đã tiết lộ rằng “Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận cho bán đảo Triều Tiên thống nhất trong tay chế độ Hàn Quốc.”

Thực ra ai cũng biết Bắc Triều Tiên đã sớm nhìn nhận ra bản chất lật lọng phản bạn của Bắc kinh từ cuộc chiến tranh với Việt Nam, cụ thể là vào những năm 1960 đến 1964, chính quyền của miền Nam Việt Nam do chí sỹ Ngô Đình Diệm và miền Bắc lúc đó đã có tín hiệu muốn bắt tay đàm phán để hiệp thương thống nhất hai miền Nam Bắc, nhưng Trung quốc liên tục hối thúc các nhà lãnh đạo Việt Nam hãy tăng cường cuộc chiến tranh giải phóng đất nước. Lúc đó ông Mao Trạch Đông đã phát biểu như sau “700 triệu nhân dân Trung quốc là hậu phương đáng tin cậy của nhân dân Việt nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng tình hữu nghị Việt Trung không bao giờ thay đổi” và ông ta đã nói: “các đồng chí cứ yên tâm dồn toàn lực vào miền Nam đánh Mỹ, ngoài Bắc đã có chúng tôi hậu thuẫn bảo vệ.” Nhưng lúc đó ông Hồ Chí Minh và gần như hầu hết các nhà lãnh đạo Việt nam biết rất rõ nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam mà dồn toàn lực vào giải phóng miền Nam như ông Mao khuyên thì chắc chắn máu đổ thành sông cả hai phía, và rồi quân Trung quốc lấy cớ bảo vệ miền Bắc mà tiến quân vào thì muôn đời không bao giờ đòi lại được mà họ không tốn một viên đạn.

Mặt nữa, họ đã tính toán rất kỹ là cuộc chiến ác liệt sẽ làm Mỹ điêu đứng bị sa lầy để có thời gian họ tăng nhanh phát triển kinh tế, yên ổn xây dựng quốc phòng hiện đại. Đây là chiến lược “toạ sơn quan hổ đấu” nên họ đã thúc ép Hà Nội không chấp nhận hiệp thương với ông Diệm. Thậm chí họ còn tung tin Diệm bán đứng miền Nam cho Hà Nội và kết cục là tổng thống Ngô Đình Diệm, một người yêu nước muốn tránh một cuộc huynh đệ tương tàn, muốn có đất nước thống nhất trong hoà bình đã bị giết hại cùng tất cả gia đình của ông. Và khi Mỹ có dấu hiệu sa lầy thực sự và muốn rút quân trong danh dự, Hà Nội biết được ý đồ của Trung quốc muốn lấy họ để mặc cả với Mỹ nên thần tốc tấn công để giải phóng thì Trung quốc lúc này đã lộ nguyên hình là kẻ đầu cơ trục lợi xương máu của đồng chí mình, họ đã đi đêm ký Thông cáo chung Thượng hải với Mỹ, với thoả thuận là họ sẽ tấn công miền Bắc Việt Nam, dạy cho Việt Nam một bài học là không nghe đàn anh dạy bảo và đổi lại, Mỹ cho họ quyền ưu tiên xuất khẩu các mặt hàng sang Mỹ không phải chịu thuế. Mỹ sẽ cung cấp các tin tình báo vệ tinh về việc chuyển quân của Hà nội để Trung quốc đối phó dễ dàng. Nhưng thực ra sức mạnh quân sự của Trung quốc lúc đó lạc hậu không bằng miền Bắc Việt Nam vì họ có sự trang bị vũ khí của Nga và cả vũ khí Mỹ mà họ thu được trong cuộc chiến vừa xong. Cho nên, Trung quốc đã thất bại phải rút quân, nhưng ý đồ của họ cũng đã hoàn thành đúng như họ đặt ra là “mèo trắng hay mèo đen đều tốt, miễn là bắt được chuột.” Như vậy họ đã bán xương máu bộ đội Trung quốc và bộ đội Việt nam trong cuộc chiến để đổi lấy sự ưu đãi tối huệ quốc mà Mỹ dành cho để rồi phát triển kinh tế và quân sự như vũ bão, từ vị trí nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quân sự cổ hủ, lạc hậu nay lên ngôi là cường quốc thứ hai trên thế giới và thứ ba về quân sự chỉ sau Mỹ và Nga nhưng khoảng cách này rất là sát nút. Trong một bản báo cáo mật khác, một viên chức Trung Quốc khác được giữ kín danh tánh nói rằng Bình Nhưỡng đã đi quá xa khi thử tên lửa và vụ nổ hạt nhân lần hai. Nhưng phản ứng gây sức ép của Bắc Kinh buộc Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán không mang lại kết quả. Viên chức Trung Quốc này cho là chỉ có Hoa Kỳ mới thúc đẩy được hồ sơ hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Bài học đó họ lại định áp dụng đối với Bắc Triều tiên, một mặt bên ngoài thì tung tin muốn thấy nước Triều tiên thống nhất lấy lòng Mỹ và Hàn quốc và để cho thế giới biết rằng họ thiện chí, yêu hoà bình nhưng bên trong thì chính họ là người đã hà hơi tiếp sức, là người viện trợ và bảo vệ Bắc Triều Tiên trước mọi khó khăn nhất kể cả trên diễn đàn Liên hợp quốc, nhưng họ lại thỉnh thoảng phát đi những tín hiệu xa lạ làm người nào không biết ý đồ sâu xa của họ sẽ bị lừa đúng như những trang tài liệu mật thứ ba mà Wikileaks phát tán cho 5 nhật báo lớn của Tây phương, xuất phát từ Đại sứ quán Mỹ ở Seoul, bà Kathleen Stephens báo cáo về Washington. Hồi tháng hai năm nay, thứ trưởng ngoại giao Hàn Quốc vào thời điểm đó là ông Chun Yung-Woo, thuật lại trong một cuộc nói chuyện không chính thức với hai viên chức cao cấp Trung Quốc, thì hai người này thẩm định là bán đảo Triều Tiên « phải được thống nhất dưới sự kiểm soát của Đại Hàn Dân Quốc». Theo nhận định của thứ trưởng Chun Yung-Woo mà nay là cố vấn an ninh của Tổng thống Lee Myung-Bak thì thế hệ lãnh đạo mới tại Trung Quốc không còn xem Bắc Triều Tiên là một đồng minh đáng tin cậy và hữu ích nữa. Bắc Kinh sẽ không phiêu lưu vào một cuộc xung đột võ trang để bảo vệ Bình Nhưỡng. Cũng theo thẩm định của ông Chun Yung-Woo thì kinh tế miền bắc đã tan vỡ và chế độ chính trị sẽ không tồn tại quá hai hay ba năm sau khi Kim Jong Il từ trần.” Đây là dấu hiệu họ muốn xui Mỹ trực tiếp nhẩy vào cùng Hàn quốc chiến đấu với Bắc hàn. Đây là trò “săn hết thú thì diệt chó bẻ cung”, và kết hợp với sách lược “Ngồi trên núi cao, xem hổ đánh nhau-Toạ sơn quan hổ đấu.” Vì họ biết rằng sớm muộn Mỹ sẽ rút khỏi I-rắc và Afganitan và khi đó họ có điều kiện để phục hồi kinh tế, giữ vững vị thế cường quốc số một thế giới. Nếu Mỹ nhẩy vào đối đầu với Bắc Triều-tiên hùng hậu thì chắc chắn cho dù có thắng thì con mãnh hổ này thương tích đầy mình và hơi thở cũng đứt quãng, lúc đó họ làm gì mãnh hổ chẳng được? Thật là màn kịch tuyệt nhất mà hậu sinh của Tần Thuỷ Hoàng đã phát huy đến đỉnh điểm chăng? Chuyện Bắc Triều Tiên nay có để bị mắc lừa hay không thì người ta tin là không. Vì sao? Vì chính Bắc Triều Tiên đã nhiều lần muốn đàm phán trực tiếp với Mỹ và muốn hoà bình với Nam Hàn những năm 2003 đến 2008 của đời tổng thống Nam Hàn vừa qua. Họ đang muốn lợi dụng các kẽ hở để chạy thoát khỏi vòng cương toả chi phối của Trung quốc. Vì sao nói vậy? Vì Nam Bắc Triều Tiên đều là ruột thịt anh em của họ, ai muốn huynh đệ tương tàn đem lợi cho người ngoại bang?

Cho nên, cho dù các tài liệu mật củaWikileaks đã tung ra có rất nhiều giá trị thuận và cả nghịch thì những quan điểm của Trung quốc về vấn đề Triều Tiên cũng chỉ là như vậy, là bài học thuộc lòng của bao đời vua chúa Trung hoa đã luôn áp dụng là các chiêu hô nam, đánh bắc, xúi tây chống đông, và toạ sơn nhìn các kẻ thù đánh nhau để đắc lợi, nay được phát huy cao hơn đến đỉnh tuyệt chiêu mà thôi. Còn các tài liệu về cuộc chiến tranh Việt Nam cũng sẽ là như vậy, chẳng khác. Chỉ có điều nay Mỹ và Việt Nam đã khác xưa, hai đất nước này đang bỏ đi tất cả hằn thù, nhìn vào tương lai để quan hệ thêm lớn mạnh đối phó với những chiêu mà vị phù thủy gian xảo đã làm xưa nay, để không thể bị mắc lừa. Việt Nam gần Trung quốc, bốn ngàn năm tình hữu nghị tốt thì ít mà đau thương thì nhiều và người Việt Nam để tồn tại, phát triển đi lên sánh vai với thế giới hôm nay là vì họ đã có quá nhiều kinh nghiệm đối với người láng giềng khồng lồ phương Bắc này.

Hà Lan, ngày 30 tháng 11 năm 20010.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

27 Phản hồi cho “Trung Quốc thi hành sách lược “toạ sơn quan hổ đấu””

  1. CHDCND Triều Tiên – cái nhìn từ bên trong
    Một đất nước đạm bạc

    28/09/2010 23:43

    Alejandro Cao de Benos và chiếc huy hiệu mang hình Chủ tịch Kim Nhật Thành – Ảnh: AFP
    Alejandro Cao de Benos cho rằng “CHDCND Triều Tiên là mô hình tốt nhất trong các hệ thống chính trị và là hình mẫu của thế giới”.
    Hằng ngày có cả một rừng thông tin từ truyền thông phương Tây về tình hình của CHDCND Triều Tiên. Dĩ nhiên, tin tức nào cũng có đúng, có sai, nhưng đa số đều tạo nên một bức tranh khá tiêu cực về đất nước này. Với Alejandro Cao de Benos, Đại diện đặc biệt thuộc Ủy ban Quan hệ Văn hóa với nước ngoài của CHDCND Triều Tiên, những bài báo “bôi đen” Bình Nhưỡng đều là “những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc xấu xa”.
    Đầu năm nay, nhà báo tự do người Ý Enzo Reale đã phỏng vấn de Benos tại Tây Ban Nha. Qua bài phỏng vấn này, được đăng trên các trang blog 1972 và Asiaedintorni của ông Reale, ông de Benos vẽ ra một hình ảnh về CHDCND Triều Tiên rất khác với những gì người ta thường được nghe nói.
    “Ông Kim cũng chỉ ăn một chén cơm”
    Nạn đói trong giai đoạn 1995 – 1998 ở CHDCND Triều Tiên đã trở thành một sự kiện kinh hoàng trong lịch sử loài người. Các chuyên gia phương Tây cho rằng có 3 nguyên nhân dẫn đến thảm họa này: sự tan rã của Liên Xô khiến CHDCND Triều Tiên mất đi đối tác lớn nhất lúc đó, nền nông nghiệp tập trung bao cấp và lũ lụt, hạn hán liên tục ập vào nước này. The New York Times loan tin nạn đói đã khiến khoảng 2 triệu người thiệt mạng. De Benos khẳng định đây là một con số thổi phồng. “Không có con số cụ thể nhưng tôi tin rằng số người chết không quá 80.000 người”. Người đàn ông Tây Ban Nha này cũng bác bỏ ý kiến cho rằng sai lầm của chính quyền Bình Nhưỡng đã góp phần dẫn tới nạn đói. “Chính phủ không có lỗi gì cả. Trong thập niên 1980, nền kinh tế của Triều Tiên mạnh hơn Hàn Quốc rất nhiều và trong khối XHCN thì chúng tôi là một trong những nước ấm no nhất. Nguyên nhân thật sự của nạn đói là sự bao vây cấm vận của Mỹ và thiên tai”, de Benos nói với nhà báo Reale.
    “Nhưng có thông tin rằng giới chức và quân đội được chia lương thực nhiều hơn trong nạn đói?”, ông Reale hỏi. “Dối trá! Ngay cả lãnh đạo Kim Jong-il cũng chỉ ăn một chén cơm như người khác. Ở Triều Tiên, mọi người đều bình đẳng”, de Benos giận dữ. Quan chức này cũng bác bỏ luôn những thông tin thường nghe từ phương Tây rằng ông Kim Jong-il sống trong một cung điện xa hoa, thích uống rượu cognac và có một bộ sưu tập phim lên tới 20.000 xuất phẩm của Hollywood, trong đó có đủ bộ Điệp viên 007. “Lãnh tụ của chúng tôi có nhiều nơi ở bí mật trên toàn quốc đơn giản vì ông thường xuyên đi thăm các địa phương, tìm hiểu cuộc sống của người dân. Kim Jong-il không uống rượu nên chuyện về hầm cognac cũng là dối trá. Đúng là ông ấy rất thích điện ảnh nhưng trong tủ phim của ông ấy không có phim nào của Hollywood”.
    “Hình mẫu của thế giới”
    Đối với de Benos, không có mô hình nào trên thế giới tốt đẹp như hệ thống do Chủ tịch Kim Nhật Thành lập ra với tư tưởng Tự lực làm chủ đạo. Đối với ông, cuộc sống của người dân Triều Tiên không khốn khổ như người ta thường nghĩ mà là một cuộc sống “đạm bạc nhưng đàng hoàng, trong đó con người tập trung lao động và cống hiến, không phải lo nghĩ về ngày mai, không phải trả nợ hay thiếu thốn gì vì tất cả đã được nhà nước lo”.
    De Benos kể với nhà báo Reale rằng ở CHDCND Triều Tiên không chỉ có Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) mà còn có Đảng Dân chủ xã hội và Đảng Thanh hữu Thiên đạo và mỗi người dân đều có thể thông qua hệ thống đoàn thể để tham gia vào chính trị, góp phần xây dựng đất nước. Theo truyền thông nước ngoài, 2 đảng sau đều nằm dưới sự điều khiển của WPK và không có tiếng nói nào. Ông khẳng định ở Triều Tiên không có tiếng nói đối lập vì mọi người đều thống nhất và cống hiến vì lý tưởng chứ không phải vì bị áp bức, bịt miệng. “Chìa khóa cho thắng lợi của chúng tôi là giáo dục lý tưởng cho thế hệ mới và ngăn chặn mọi tuyên truyền chống phá nhà nước, gây rối loạn xã hội”, de Benos nói với nhà báo Reale.
    Theo de Benos, thu nhập bình quân của một công chức vào khoảng 8.000 won CHDCND Triều Tiên (gần 1,1 triệu đồng/tháng), còn với nông dân thì gấp đôi số này. Mọi nhu cầu như nhà cửa, điện nước, giáo dục, y tế đều do nhà nước bao cấp hoàn toàn. “Tình hình tốt hơn ở phương Tây vạn lần. Mỗi lần quay về Tây Ban Nha tôi chỉ muốn được nhanh chóng trở lại Bình Nhưỡng. Áp lực và tệ nạn ở thế giới tư bản thật khủng khiếp”, de Benos quả quyết.
    Trong nhà một người bình thường có tivi, radio và lò sưởi, còn chỉ những căn hộ mới xây ở Bình Nhưỡng mới có tủ lạnh. De Benos khẳng định người dân Triều Tiên cũng biết giải trí như ai chứ không phải sống một cách buồn tẻ. Mọi người có chừng
    25-30 ngày nghỉ/năm tùy công việc. Họ làm việc từ thứ hai đến thứ năm, thứ sáu dành cho công tác tình nguyện, còn sáng thứ bảy thì mọi người học tập Chủ nghĩa Cộng sản mang màu sắc Triều Tiên. “Cả nước đều có tiệm karaoke, sân bowling, nhà văn hóa. Người ta thường cùng gia đình ra công viên chơi bài, câu cá và đi ngủ rất trễ, tầm 2, 3 giờ sáng. Rạp phim thì chiếu những bộ phim mang tính xây dựng xã hội. Không có những phim tuyên truyền văn hóa tư bản hay đồi trụy”.
    Cuộc sống yên bình đến mức không cần có cảnh sát trên đường phố và cảnh tiêu điều, vắng vẻ thường thấy ở Bình Nhưỡng là do “đây là một thành phố quá vĩ đại nhưng ít dân trong khi người ta thường ít khi di chuyển để tiết kiệm xăng dầu”. Theo de Benos, tại Triều Tiên không có internet để “ngăn ngừa thông tin xấu” nhưng có hệ thống mạng nội bộ trong nước intranet. Tỷ lệ sở hữu điện thoại di động khoảng 1 máy/80.000 – 100.000 dân. Ai cũng có quyền dùng điện thoại nhưng dĩ nhiên là chỉ liên lạc được trong nước.
    “Giả sử tôi lao động cật lực và dành dụm đủ tiền mua nhà, tại sao tôi không có quyền làm vậy?”, nhà báo Reale hỏi. “Bởi vì anh phải hy sinh sự ích kỷ vì lợi ích chung, vì lý tưởng. Đó là điểm khác biệt với chủ nghĩa tư bản. Hiện nay mọi người đều chấp nhận và ủng hộ cách nhìn này. Ngày nay, rất khó duy trì một nhà nước Cộng sản nếu không hợp lòng dân”, de Benos nói. Ông khăng khăng rằng tình trạng ngày càng có nhiều người bỏ trốn khỏi CHDCND Triều Tiên và xin tị nạn ở nước khác là do bị các thế lực thù địch chiêu dụ, tuyên truyền. “Một số người ra đi đã quay về và họ đều được tha thứ. Cứ mỗi người đào tẩu thì sẽ có hàng chục triệu người khác bày tỏ sự trung thành với nhà nước”, de Benos nói như đinh đóng cột.
    Trọng Kha ( dich)

  2. Bài viết của ông Nguyễn Hoàng Hà thật là tuyệt và được Đàn Chim Việt đăng tải đúng vào lúc tình hình Ban đảo Triều tiên đang lên đỉnh cao trào của căng nên đã thu hút sự chú ý đông đảo nhất của bạn đọc người Việt nam từ xưa đến nay và đã có biết bao ý kiến đưa ra cả từ hai phía. Sau đây để đáp ứng sự lưu tâm của đọc giả Người Quán Sát xin đưa ra bài viết tổng hợp này với nhan đề: Cuộc chiến trang Triều tiên duới con mắt của người Việt nam. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc của Đàn Chim Việt tuyệt diệu này.
    Trân trọng
    Người Quán Sát.

    Lời nói thật bao giờ cũng đắng.
    Chúng cháu là sinh viên trường sư phạm Huế đọc bài viết này của ông Ngô Nhân dụng thấy ông viết không đúng rồi. Ông ơi! Ông nhìn thế giới và nhìn về Mỹ bằng con mắt đeo kính mầu hồng thẫm mất rồi, nghĩa là nhãn quan đó cách đây khoảng 35 năm hay hơn nữa kia. Chúng cháu sinh vào thời nay mà còn biết rõ Mỹ nay tình thế ra sao, suy bại thế nào, và Trung quốc nhan hiểm sảo quyệt còn khác nào Mỹ, hai vị này câu kết làm càn, đưa thế giới vào chiến tranh họ đã xâu xé làm khổ người dân Triều tiên. Vậy mà các ông vui thú nhìn khi họ làm trò bậy.Phật dạy làm ác không cứ trực tiếp làm mà thấy người ác giết hại người khác và vui, cổ vũ hay tin theo thì cũng phạm tội như vậy. Vì thế, ông già nên nghe chúng cháu sánm hối ăn năn và tu tâm dưỡng tánh là hơn. Chị Nhật lệ nào đó khi nghe lời nói phải của bác Nguyễn Quốc Việt chắc ngồi đứng thất hồn phải không? Cho dù là chị có ăn cơm Mỹ như con cái ăn cơm cha mẹ nhưng khi cha mẹ tàn ác, không giữ đức, chuyên gây chiến tranh thì người con có hiếu phải biết khuyên cha mẹ không nên làm tạo tội gây nghiệp mới là con ngoan. Đây không những đã chẳng khuyên can cha mẹ làm ác lại hẩy, xúi, cổ vũ cha mẹ làm hăng hơn, bao biện chuyện cha mẹ làm tầm bậy thì chị có phải là một ruộc không? Chị nên nhớ, hàng triệu triệu người từ Nhật bản chết về bom nguyên tử Mỹ ném xuống, hàng triệu người việt nam vô tội chết vì bom đạn Mỹ và nay hàng trệu người dân I-rắc, Afganitan đõuống thì hỏi sao nước Mỹ có thể ngóc cổ đứng dậy được Nghiệp báo nhân quả là vậy. Hà hơi xúi bẩy Trung quốc đánh Việt nam thì nay bị chính Trung quốc phản lại là lẽ thường tình, chơi với ma thì phải bị ma ám thôi. Lời viết hay, chân thật của ông Nguyễn Quốc Việt như vậy nhưng chỉ là để người có trí, có tâm huyết ngay thẳng nghe thôi, còn ai tâm sân hận, thích a dua theo Mỹ gây chiến thì không bao giờ hài lòng. Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Ông Nhân Dụng và chị Nhật Lệ không phải chờ lâu lắm đâu vài năm nữa thôi thì chính mấy vị gây chiến tranh này cũng lại cắt xén lương hưu và bảo hiểm của mấy bác mấy chị thôi! Hãy chờ đó! Cháu ở việt nam còn biết huống là các bác các chị. Cháu hỏi thật nếu ông OBama người mỹ gốc da mầu không nên làm tổng thống thì người nghèo Mỹ có được bảo hiểm y tế không? Ông và chị Nhật lệ đã có bảo hiểm y tế chưa? Nếu có thì chúc mừng, còn chưa thì đi đòi quyền lợi nhé. Nhà ông và chị hay bạn bè anh em bị mất việc nay bị cướp mất oan tiền mua nhà mua đất bao lâu, vậy đã được trả lại chưa? Đó là nguyên nhân những kẻ cầm quyền ưa chiến tranh đã dốc túi cho các cuộc chém giết mà làm hại chính dân mình. Cho Trung quốc bán ồ ạt hàng hoá miễn thuế nên các nghành kinh tế dịch vụ nhỏ và vừa truyền thống ở Mỹ phải sụp đổ vì họ bán rẻ nên các ông, các chị thất nghiệp là vì vậy thôi. Ông và chị có đọc báo biết là hàng năm có 7 tỷ 6 đô-la Việt kiều gửi về Việt nam mà trong đó có 80 % là để mua nhà chuẩn bị ồ ạt về sống bỏ nước Mỹ không? Chị hãy đọc và chuẩn bị đón nhìn hàng ngàn quả tên lửa của Bắc Triều tiên cùng ngọn lừa đầy căm hờn họ dội xuống hạm đội Mỹ nếu bị tấn công. Đó là điều chắc chắn !
    Kính chào ông Nhân Dụng và chị Mỹ Lệ, à quyên chị Nhật lệ.
    Hoàng Thị Mai Dung.

    Đồng mộng kiếm đồng sàng
    Thứ Bảy, 4.12.2010 | 08:40 (GMT + 7)
    (LĐ) – Những gì xảy ra trong thời gian qua liên quan đến bán đảo Triều Tiên và cả những thông tin có thể khai thác được từ tài liệu mật của Bộ Ngoại giao Mỹ được Wikileaks công bố dường như đang khiến Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc co cụm lại với nhau khăng khít hơn.

    Chiến đấu cơ chuẩn bị hạ cánh xuống tàu sân bay Mỹ.
    Không chỉ có sự hợp tác về an ninh tay đôi cũng như tay ba được dành cho mức độ ưu tiên và tầm quan trọng mới, mà còn cả về chính trị cũng được tăng cường.
    Ngay sau khi Mỹ và Hàn Quốc kết thúc tập trận, Mỹ và Nhật Bản lại tập trận quy mô lớn nhất, với sự tham gia của Hàn Quốc trong tư cách quan sát viên. Cả ba đều không mặn mà gì với đề nghị của Trung Quốc về tổ chức hội nghị nhiều bên ở Bắc Kinh về tình hình trên bán đảo. Thay thế vào đó, cả ba sẽ tiến hành tham vấn chính trị riêng ở Washington trong mấy ngày tới. Cả ba đều chủ ý biểu lộ sự đồng thuận quan điểm và phối hợp hành động để vừa trấn an lẫn nhau, vừa răn đe Triều Tiên và đồng thời gây áp lực với Trung Quốc cũng như thậm chí cả với Nga.
    Nhưng không chỉ có như vậy. Mức độ co cụm này còn phần nào cho thấy tuy không phủ nhận vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên nói riêng và xử lý mọi chuyện chính trị an ninh ở cả khu vực nói chung, nhưng không còn coi khuôn khổ đối thoại 6 bên ở Bắc Kinh là diễn đàn đa phương thích hợp và duy nhất có thể giải quyết được những vấn đề ấy nữa. Dường như cả ba đang tìm kiếm cách tiếp cận mới phù hợp với bối cảnh tình hình mới ở khu vực và có lợi hơn cho việc thực hiện lợi ích của họ – như những kẻ đồng mộng tìm kiếm đồng sàng.
    Cũng phải thôi, vì thách thức về an ninh đối với họ đã trở nên cấp bách hơn mà cung cách cũ vốn chỉ đưa từ bế tắc này đến bế tắc khác. Cũng phải thôi, vì họ thấy cần nhưng các đối tác khác lại không hề thấy vội. Co cụm như thế để tránh bị đánh tỉa mà phân rẽ nội bộ, để trở thành tác nhân với vị thế và uy lực mới có thể giúp họ có được vai trò và ảnh hưởng mới. Nếu nhờ thế mà có được định hướng giải pháp riêng hoặc ít ra có được điểm xuất phát mới, khi khuôn khổ đối thoại đa phương đã định hình được nối lại thì cũng đều có lợi. Đồng mộng giúp kiếm được đồng sàng, lại có khi còn giúp tránh nguy cơ đồng sàng mà dị mộng.
    Lư Phổ Ân

    Cuộc chiến tranh Triều tiên dưới con mắt người Việt nam
    trong và ngoài nước.
    Để bạn đọc có thể tự đánh giá về tình hình an ninh của bán đảo Triều tiên, chúng tôi xin trân trọng lần lượt giới thiệu với bạn đọc một loạt bài viết của chính người Việt nam trong và ngoài nước đã đăng trên các báo.

    Thế trận “3 đấu 3”
    Tình hình bán đảo Triều Tiên đột ngột căng thẳng tới mức nguy hiểm sau vụ hai miền Triều Tiên đấu pháo vào ngày 23-11. Cuộc khẩu chiến gay gắt đã bùng nổ giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc, đe dọa nhau chưa từng có khiến đồng minh của hai bên không thể khoanh tay thờ ơ.

    Theo nhận xét của tạp chí Một dân tộc của Hàn Quốc, thế trận “3 đấu 3” gồm một bên là Mỹ – Nhật – Hàn với bên kia là Trung Quốc (TQ) – Triều Tiên – Nga dường như đang hình thành một lần nữa.

    Bài báo viết: Thế trận này xuất hiện sau đề xuất khẩn cấp của TQ về việc cấp thiết tổ chức cuộc thảo luận tại Bắc Kinh của các trưởng đoàn đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Một “cuộc chiến tranh lạnh mới” tại khu vực Đông Bắc Á đã ló dạng.

    Đề xuất của TQ đã không được “bộ 3” Mỹ – Nhật – Hàn ủng hộ. Ngược lại, họ sẽ đối phó bằng cuộc thảo luận cấp ngoại trưởng của 3 nước tại Washington vào ngày 6-12. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Philips Crowley tuyên bố Mỹ chỉ sẵn sàng đàm phán với điều kiện TQ trước hết phải ngăn chặn có hiệu quả các hành động khiêu khích của Triều Tiên. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đã điện đàm với ủy viên Quốc vụ viện TQ Đới Bỉnh Quốc: “Cần phải có một thông điệp có sức nặng từ TQ để Triều Tiên không thể hiểu sai!”.

    Không tỏ ra nhân nhượng, TQ đã cảnh báo “bộ 3” đối phương về cuộc họp ngày 6-12 tại Washington. Bà Khương Du, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ, nói: “Chúng tôi sẽ theo dõi sít sao cuộc họp ở Washington. Tình hình bán đảo Triều Tiên đang rất phức tạp và nhạy cảm. Hy vọng cuộc họp giúp giảm bớt căng thẳng, thúc đẩy đối thoại hơn là gia tăng đối đầu”. Ngoại trưởng TQ Dương Khiết Trì kêu gọi “các bên liên quan tự kiềm chế trở lại con đường đối thoại và đàm phán”.

    Thực tế sự đối đầu mà TQ lo ngại chưa có dấu hiệu suy giảm. Bằng chứng là Mỹ và Nhật Bản đã tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn nhất chưa từng có cho đến nay ở vùng biển Nam Nhật Bản trong 8 ngày, từ 3-12, sau cuộc tập trận Mỹ – Hàn 4 ngày ở Hoàng Hải, gần lãnh hải Triều Tiên. Theo hãng Yonhap của Hàn Quốc, phía Triều Tiên không chịu xuống thang khi quyết định triển khai thêm 100 giàn phóng tên lửa có tầm bắn 60 km ở gần biên giới với Hàn Quốc, tăng số tên lửa ở vùng này lên 5.200 đơn vị nhắm tới Seoul.

    Hãng tin KCNA của Bình Nhưỡng tố cáo các cuộc tập trận của Mỹ với Hàn Quốc và Nhật Bản là “sự khiêu khích quân sự cực kỳ nguy hiểm, thách thức thô bạo đối với hy vọng của dân tộc Triều Tiên và cộng đồng quốc tế trong nỗ lực hòa giải căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên”. Các đài phát thanh RFI (Pháp) và Tiếng nói nước Nga thậm chí cảnh báo khu vực Đông Bắc Á đang ở “bờ vực chiến tranh”.

    Tình hình căng thẳng hiện nay liệu có leo thang nữa? Câu hỏi này đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Một số chuyên gia cho rằng chưa có dấu hiệu về khả năng nổ ra cuộc chiến quy mô lớn. Tờ Thời báo hoàn cầu của TQ viết: “Đối với bán đảo Triều Tiên hiện nay, ổn định là yếu tố bao trùm trên hết. Vấn đề xảy ra ngoài ý muốn vừa qua cần được từng bước làm rõ thực chất, quan sát đúng đắn thay vì giải quyết vội vã nhất thời. Tới đây, mọi ngôn từ, hành động khiến tranh chấp leo thang cần phải được coi là đe dọa an ninh khu vực và đều phải bị lên án. Ai chủ động gây va chạm phải bị lên án, dù đó là đồng minh, láng giềng hữu nghị, cộng đồng quốc tế phải có thái độ phản đối kiên quyết. Để làm dịu căng thẳng, các nước Đông Bắc Á phải đối mặt với sự thật, không trốn tránh trách nhiệm. CHDCND Triều Tiên không có đủ khả năng đánh bại Hàn Quốc và Mỹ trong khi Hàn Quốc không muốn bán đảo Triều Tiên bị chôn vùi trong cuộc chiến”
    Còn các cường quốc như Mỹ nay khôngcòn lo dân Nhật và Nam hàn đuổi họ dời căn cứ quân sự đi, Trung quốc thì đã đặt Mỹ vào cuộc phải tranh thủ vị thế của họ để kìm chế Bắc Triều tiên. Đó là diễn biến đang làm cho khu vực này trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.
    Bao Nguoi Lao Dong
    Người ta tự hỏi Mỹ và Trung quốc có thực lòng muốn
    có hoà bình ở bán đảo Triều Tiên?
    Mỹ và Trung quốc có thực lòng muốn có hoà bình ở bán đảo Triều Tiên? Nhiều người đã trả lời dứt khoát là không? Vì sao? Họ đã tìm thấy câu lý giải cho trả lời đó bằng việc đi tìm những gì hai quốc gia này đã làm trong suốt 50 năm qua. Vì dù có giấu giếm gì đi nữa cũng vẫn thấy lộ rõ ý đồ của mỗi cường quốc này.
    Với Mỹ thì vụ đắm tầu của Nam hàn và nay vũ nã pháo là cái cớ để họ ở lì tại Nam Triều tiên và Nhật thêm nữa, trong khi phong trào bài lính Mỹ lập căn cứ quân sự ở hai quốc gia này lên cao như hồi đầu năm qua khiến đã có nguy cơ chính phủ hai nước chông chênh suýt đổ. Có duy trì tình trạng căng thẳng như hiện nay thì dân Nam hàn cũng như dân Nhật không muốn đuổi họ đi. Người ta cho rằng đó là nguyên nhân khiến Mỹ không muốn đối thoại trực tiếp với Bắc Triều tiên.
    Người ta đã lý giải rằng Mỹ sau bao năm thua trận ở Việt nam, cay cú cấm vận quốc gia này rồi say sưa tấn công I-rắc, can thiệp đưa quân trực tiếp vào Afganitan, tin tưởng đi đêm kết duyên với Trung quốc cô lập Nga nên đã bỏ quyên khu vực Đông Nam Á truyền thống của mình. Vì đánh giá quá thấp khả năng của người Trung quốc đã để cho quốc gia này có một thời gian vàng được hưởng quyền tối huệ quốc buôn bán miễn thuế vào Mỹ kinh tế của Trung quốc tăng trưởng vụt vụt như lên đồng và càng ngày tiền dự trữ khồng lồ trong ngân sách cứ phình ra, tha hồ và nghiên cứu và mua sắm vũ khí hiện đại, đến khi Mỹ nhận ra điều đó thì đã quá muộn mằn đến nỗi không còn cương toả nổi, thậm chí còn bị họ nắn gân khi cho tầu chiến quây tầu của Mỹ ở biển Đông, không chấp nhận vai trò Mỹ ở khu vực này. Trung quốc nay không ngần ngại cho Mỹ và thế giới chứng kiến các tuần dương hạm, tầu ngầm, tầu chiến , máy bay hiện đại, tối tân của mình. Đã vậy đường hàng hải quốc tế là con đường giao thông đi lại xưa nay ở biển Đông họ cũng cho là ao hồ nhà mình, là của mình khiến Mỹ phải giật mình bừng tỉnh nhận ra trò chơi này Trung quốc đã đi quá xa, không thể chấp nhận được nữa. Chuyện tầu Nam hàn bị đánh chìm chính là cái cớ ngàn vàng để cho Mỹ đưa hạm đội khổng vào khu vực này với hy vọng lấy lại ảnh hưởng ở khu vực mà họ đã có truyền thống từ lâu nay đã bị lu mờ hay nói đúng hơn là tự đánh mất. là người tài giỏi âm binh lắm, những ngón đòn truyền thống vẫn là lấy kẻ khác làm gậy cho mình phang đối phương họ không đứng ra đối đầu mà hẩy Bắc Triều tiên tuyên chiến, làm người lính xung kích đối đầu với Mỹ, còn họ núp sau lưng. Đúng như bài viết của tác giả Nguyễn Hoàng Hà đã phanh phui âm mưu “Toạ sơn quan hổ đấu” thủ lợi.
    Nhiều người Việt nam sống ở Mỹ hay ở các nước Tây Âu vẫn có suy nghĩ là Việt nam phải làm tất cả những gì Mỹ yêu cầu nên Mỹ mới bỏ cấm vận và bình thường quan hệ với Việt nam. Đó là những suy nghĩ thật sai lầm! Ai cũng biết Mỹ cấm vận Việt nam kéo dài là sai lầm chết người mà chính tổng thống Klinton và đa số các nghị sỹ Thượng và hạ nghị viện Mỹ đã phải thú nhận và chính ông đã hối thúc bình thường quan hệ với Việt nam.
    Chúng ta có thể lý giải được dễ dàng điều này, thử hỏi Mỹ muốn bình thường hoá quan hệ với hiệp hội Đông Nam Á, muốn khống chế Trung quốc thì hỏi còn cách nào mà không bình thường quan hệ với Việt nam, mảnh đất chữ S chạy dài ngáng qua hông Trung quốc và có vị trí nổi bật trong khối này? Còn chuyện tìm hài cốt quân nhân Mỹ, chuyện này chuyện kia chỉ là cái cớ để người ta dễ ăn nói là duyên như miếng trầu quả cau chén nước chè cho một cuộc duyên ngộ mới mà thôi, chỉ là đòn để cho những ai ở chính giới và nhân dân Mỹ, nhất là người Việt có tham gia vào chiến tranh xưa cùng Mỹ vẫn quá sân hận, cay cú thua trận bớt phá quậy mà thôi còn nếu có phá, có biểu tình thì họ vẫn cứ làm như thường. Chúng ta đã chứng kiến có biết bao cuộc biểu tình phản đối nổ ra ở Mỹ của Người Việt mà họ đâu có thèm để ý đâu? Hoạ chăng đến gần ngày bầu cử thì người cần câu phiếu họ lại giả vờ nhún đôi chút lên án chính phủ Hà nội về nhân quyền, về này nọ để cho qua chuyện mà thôi. Cho nên bình thường hoá quan hệ giữa Mỹ và Việt nam đều bắt nguồn cả từ cả hai phía mong muốn, nếu Việt nam muốn mà Mỹ không muốn như Triều tiên hiện nay thì không bao giờ có chuyện này, làm gì có bang giao đến mức độ cao như ngày nay mà chỉ có gầm ghè chiến tranh mà thôi. Đúng như nhận định của ông Phạm Gia Thiều là “ Mỹ muốn có vị trí trở lại Đông Nam Á nên phải bỏ cấm vận Việt nam, đặt bình thường hoá quan hệ, còn Việt nam cần Mỹ là tạo thế cân bằng để cân bằng thế và lực bảo vệ chủ quyền đất nước của mình trước hoạ ngoại xâm.
    Hiện nay có người khi đọc tài liệu mật của Mỹ bị lộ tẩy đã cho rằng “Trung quốc sẽ rồi chán Bắc Triều tiên”. Người có trí chỉ cần nhác qua là biết ngay đây là đòn gió mà thôi. Tình hình ngày nay là Mỹ và cả Nhật cùng Hàn quốc vẫn không đủ sức đánh Bắc Triều tiên, Trước sự vũng vẫy, lồng lộn vì căm tức bị chèn ép quá đáng không còn chịu được nữa, có thể kẻ bị chèn ép đó có thể bật lại những cú nguy hiểm, chết người nên Mỹ mà phải nhờ tay Trung quốc để đàm phán cho có lệ hay là những đưa ra các cuộc lên án, trấn an bằng các cuộc tập trận v.v…để xoa dịu khi đàn em dính đòn. Vì sao nói vậy? Vì chính các quan chức Mỹ đã tận mắt thấy cơ sở hạt nhân, tên lửa, các loại vũ khí hiện đại của Bắc Triều tiên đến nỗi họ sốc về báo lại tổng thống OBama và quốc hội Mỹ. Vậy thử hỏi Mỹ có dám tấn công không khi đất nước này đang căm thù họ đến tận xương tuỷ bị dồn vào chân tường? Thử hỏi trước những nguy cơ bị cấm vận và đe doạ về an ninh thì Bắc Triều tiên còn cách nào khác mà không tính đến tăng cường khả năng quốc phòng, triệt để khai thác thế mạnh về

    Hệ thống tên lửa phóng nhiều đạn mà Triều Tiên mới bổ sung có thể bắn ở tầm xa 60 km, phóng liên tục 22 quả rocket trong vòng 35 phút với sức công phá khủng khiếp. (anh Bao Lao dong)

    quân sự của mình? Muốn có lương thực, đảm bảo đời sống nhân dân thì họ sao lại không xuất khẩu vũ khí? Mỹ và Nga, Trung quốc giầu có là vậy còn biết bán huống là người cần lo ăn cho dân là Bắc Triều tiên? Bài học việt nam đã quá đủ cho Mỹ phải chờn. Cho nên, việc tập trận không công bố địa điểm không bắn đạn thật như báo chí các nước đã đăng tin chính là sự chứng minh nhận định này đã nói nên Mỹ không đủ sức để đè bẹp Bắc Triều tiên. Đúng như các bạn đọc đã nhận định: “Chúng ta đã biết đến ngay một I-rắc cùng kiệt tay không mà Mỹ còn thất bại cay đắng, muốn thoát không xong. Đánh một đội quân Ta-li-ban ở Afganitan với vũ khí thô sơ mà phải hò cả đàn em bâu vào mà vẫn thua nay sắp phải tính bài chuồn.”
    Như tin Hãng Yonhap (Hàn Quốc) ngày 3-12 đưa tin, CHDCND Triều Tiên triển khai thêm nhiều giàn phóng tên lửa có khả năng tấn công Seoul và Hạm đội của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau vụ Bình Nhưỡng pháo kích đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc. Chắc chắn những cuộc tập trận của Mỹ Hàn, Mỹ Nhật sẽ càng gây thêm căng thẳng ở khu vực nóng bỏng này.
    Còn Trung quốc người ta đều cho rằng vui sướng nào hơn có một Bắc Triều tiên hùng hậu bảo vệ sườn phía Đông Bắc nước mình với giá viện trợ bèo bọt nhỏ giọt? Tình trạng đó đâu khác gì hoàn cảnh của khác nào Việt nam xưa là tiền đồn bảo vệ an toàn phía nam của Trung quốc khi phải đương đầu với Mỹ? Nếu nói tận cùng thì Trung quốc viện trợ lương thực tiền của cho Việt nam đánh Mỹ nhưng đâu bằng xương máu của hàng triệu người Việt nam phải đổ xuống bảo vệ đất nước mình và cho cả chính họ? Nói như vậy mới là sòng phẳng chẳng khác gì Triều tiên hôm nay? Cho nên người ta cũng tự đặt ra câu hỏi rằng có thực Trung quốc muốn một Triều tiên thống nhất, hoà bình không hay muốn nước này mãi phụ thuộc vào mình để điều khiển, và tính lợi về nhiều mặt? Duy trì tình trạng hiện nay nhưng cũng không muốn chiến tranh xẩy ra vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Trung quốc, đe doạ đến an ninh của họ và điều lo lắng nữa là sẽ có hàng triệu người Triều tiên chạy sang Trung quốc tỵ nạn ngay lập tức, đây là gánh nặng thật sự đe doạ Trung quốc là bài toán mà Trung quốc đang tính vẫn là có lợi hơn Vậy ngày nào còn có lợi thì sao dễ để mất cơ hội vàng này? Bài viết của ông Nguyễn Hoàng Hà “ Trung quốc thi hành sách lược toạ sơn quan hổ đấu” có sức thuyết phục hơn cả và Mỹ nếu thực thành tâm mong muốn giải quyết vấn đề này thì rất đơn giản là thương thuyết trực tiếp với Bắc hàn, thì tức khắc mọi vấn đề sẽ được hoá giải, chỉ có điều họ có thành tâm muốn hay không?
    Cuối cùng thì chỉ người dân cả Nam và Bắc Triều tiên đều là nạn nhân của các cường quốc lợi dụng thủ lợi, đất nước mãi chia cắt không bao giờ có thể liền một dải dù lòng họ khát khao mong muốn ngày đoàn tụ đó, còn không thì khu vực này vẫn cứ như vậy, không bao giờ im tiếng súng và căng thẳng.
    Ngày 3 tháng 11 năm 2010.
    Nguyễn Hoàng Hà.
    Triều Tiên chĩa 5.000 tên lửa vào Seoul
    Thứ Bảy, 4.12.2010 | 08:34 (GMT + 7)
    (LĐ) – Hàn Quốc sẽ ném bom CHDCND Triều Tiên nếu Triều Tiên định tấn công lần nữa giống như vụ nã pháo hôm 23.11 – Bộ trưởng Quốc phòng vừa được bổ nhiệm của Hàn Quốc Kim Kwan-jin phát biểu trước quốc hội.

    Lính thuỷ đánh bộ Hàn Quốc.
    Ngày 3.12, Quốc hội Hàn Quốc đã mở phiên điều trần để phê chuẩn ông Kim Kwan-jin làm bộ trưởng quốc phòng mới. Khi được hỏi ông sẽ đáp trả thế nào nếu Triều Tiên lại tấn công Hàn Quốc, ông nói: “Chắc chắn chúng ta sẽ dùng máy bay oanh kích”.
    Ông Kim nói rằng, Triều Tiên khó tiến hành cuộc chiến tranh toàn diện bởi nền kinh tế yếu và bởi những lo lắng về thành công của kế hoạch chuyển giao quyền lực từ nhà lãnh đạo Kim Jong-Il sang con trai út Kim Jong-un. Cho dù phía Hàn Quốc đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ như vậy, song dư luận nước này vẫn đặt câu hỏi về tính sẵn sàng của quân đội nếu phải đối phó với cuộc tấn công từ Triều Tiên. Báo chí Hàn Quốc dẫn nguồn từ các cuộc họp của chính phủ và quốc hội cho biết, ảnh chụp từ vệ tinh sau khi Hàn Quốc nã pháo đáp trả hôm 23.11 cho thấy, hầu hết pháo bắn trả của Hàn Quốc đã không trúng mục tiêu.
    So với 170 quả đạn Triều Tiên đã bắn sang phía đảo Yeonpyeong, Hàn Quốc bắn trả khoảng 80 quả đạn pháo K9, trong số đó 35 quả rơi xuống biển, 45 quả rơi xuống đất liền, nhưng chỉ khoảng 15 quả trúng căn cứ pháo của Triều Tiên. Các nghị sĩ quốc hội đã yêu cầu Cơ quan Tình báo quốc gia điều tra tại sao lại như vậy để có câu trả lời trước tổng thống và nhân dân.
    Cũng trong ngày 3.12, Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin quân sự cho biết, Triều Tiên đã tăng mạnh số giàn tên lửa đa nòng có khả năng rót đạn vào Seoul và các vùng lân cận – nơi có tới 25 triệu dân trong số 50 triệu dân Hàn Quốc. Seoul chỉ cách biên giới hai bên khoảng 50km.
    Nguồn tin này nói: Số tên lửa đa nòng đã được bổ sung thêm 100 giàn, lên thành 5.200 tên lửa; cùng với pháo tầm xa, tên lửa Triều Tiên là mối lo ngại lớn nhất. Với tầm bắn 60km, hệ thống tên lửa đa nòng có thể bắn 12 đến 22 quả tên lửa. Triều Tiên cũng đã triển khai tên lửa đất đối không SA-2 và SA-5 gần biên giới.
    Ngày 6.12 tới, ngoại trưởng Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ gặp nhau tại Washington để thảo luận tình hình Triều Tiên. Các nhà phân tích cho rằng, cuộc gặp này không có mặt Triều Tiên nên sẽ khó có thể phá vỡ bế tắc trong việc tìm cách tiếp cận chung nhằm giải quyết căng thẳng. Ba nước Mỹ, Nhật, Hàn sẽ ra tuyên bố chung chỉ trích Triều Tiên nã pháo vào đảo Yeonpyeong, kêu gọi Triều Tiên ngừng khiêu khích và ngừng làm giàu uranium.
    V.N (Tổng hợp)

Leave a Reply to Người Quán Sát.