WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Du lịch khu chứng tích vụ thảm sát ở Mỹ Sơn, Việt Nam

Với những lời ấy, hy vọng gặp riêng một người sống sót trong vụ thảm sát phai đi phần nào.  Nhưng khi đã lặn lội xa như thế để đến đó và tìm hiểu được thêm nhiều thứ, tôi tiếp tục hy vọng và khả năng gặp gỡ một vị cao niên sống ở Mỹ Lai bằng lòng chia xẻ thái độ tha thứ và cho tôi thực hiện một buổi phỏng vấn.  Theo Billy nói thì có không đến 12 người sống sót sau vụ thảm sát đó.  Sự cảm hứng của tôi bắt nguồn từ đại sứ thiện chí của UNESCO bà Kim Phúc, người đã bị phỏng cấp ba sau một đợt tấn công bằng bom xăng bởi chiến đấu cơ miền Nam VN tại thôn Trảng Bàng gần Sài Gòn lúc bà lên 9.

Trong nhiều năm dài, tên tuổi của người đã hạ lệnh tấn công là một bí ẩn cho đến khi cựu quân nhân Không Quân Hoa Kỳ ông John Plummer (hiện trở thành mục sư tại nhà thờ Baptist ở Purceville, bang Virginia) tự nhận mình là người đã “dội bom” trong lúc bà Kim đang đọc diễn văn thúc đẩy hòa bình tại Hoa Thịnh Đốn vào dịp Lễ Cựu Quân Nhân Việt Nam năm 1996.  Sau khán đài, bà Kim đã tha lỗi cho một Plummer đầy xúc cảm về hành động của mình 24 năm trước.  Bà Kim Phúc hiện nay sống với chồng và con tại vùng ngoại ô Toronto, Gia Nã Đại.  Việc tiếp chuyện được với bà ta là việc tôi không nghĩ tới, nhưng có thể hôm nay là ngày may mắn của tôi.

Với nguồn cảm hứng đó, tôi đến thăm ngôi làng được tái dựng lại với vài căn nhà và những chòi nhỏ.  Mỗi căn nhà bao gồm 1 gian để ăn uống và ngủ, một sân nhỏ phía sau để nuôi heo, gà vịt, hoặc trâu để cày bừa.  Nhiều ngõ với những dấu chân loạn xạ tượng trưng cho dân làng chạy trốn cuộc đuổi bắt cùng với dấu giày của quân đội tượng trưng cho mối đe dọa của binh lính.  Những vỏ đạn được đặt rãi rác tượng trưng cho sự tàn phá của súng đạn.  Hình ảnh gia súc như mèo, chó, và heo bị bắn giết được đặt khắp nơi.  Nhiều cây bồ đề được dựng lên với các bảng treo ghi tên thành viên các gia đình bị thảm sát.  Ngôi làng tái dựng này trở thành một nơi trang nghiêm và hoang vắng.  Phía sau đó là một bức tường tượng trưng cho sự hòa giải, một biểu tượng nghệ thuật đóng góp bởi người dân Việt Nam và Hoa Kỳ qua nhiều năm như là một cử chỉ hàn gắn để ghi nhớ những gì đã xảy ra trong quá khứ và nguyện sẽ cùng hướng tới trong tình bằng hữu.

Cũng như bài diễn văn của bà Kim, bức tường này là biểu tượng được thiết lập để mọi người có thể hướng tới.

Bà Phan Thị Kim Phúc. Nguồn: photobucket.com

Đi nhanh vào trong khu chứng tích để trốn chạy cái ẩm của không khí bên ngoài, tôi bị thu hút bởi một tấm bảng lớn ghi tên tuổi của từng nạn nhân từ 1 đến 82 tuổi.  Các món sở hữu cá nhân như hình ảnh, giấy tờ tùy thân, thư viết tay, và trang sức cũng được trưng bày.  Vài hình ảnh phụ nữ trẻ được trưng bày tại đây là nạn nhân của “hai trách nhiệm với lính” (double veteran duties), tiếng lóng mô tả việc binh lính hãm hiếp một phụ nữ (có lúc nhiều lần) trước khi giết chết nạn nhân.  Tôi chăm chú nhìn các tấm ảnh của một cô gái trẻ và nhớ đến 1 đoạn của Jonathan Neal trong “A People’s History of the VietNam War” (Lịch Sử Một Dân Tộc về Cuộc Chiến VN):

“Cưỡng hiếp không xảy ra bởi vì bản tánh binh lính là như thế.  Nó xảy ra khi tướng lãnh dung túng nó từ phía trên.”

Tôi hối hận vì đã đem theo những quyển sách của mình làm vật bổ sung, và tôi ước rằng mình rất ngây thơ về tất cả mọi sự việc để việc học hỏi, không phải để chứng minh, sẽ là mục đích đầu tiên mà tôi đến đây.  Sự im lặng đè nặng lên không khí vốn đã không lành mạnh này đôi lúc thật giống với một nhà xác.  Tuy nhiên, tôi không đơn độc nơi đó.  Cùng hiện diện với tôi trong khu chứng tích này là 30 người từ một nhóm du khách đến từ Hà Nội.  Họ bước chậm rãi, xem xét từng nơi trưng bày, nghiêm trang tôn trọng sự chịu đựng của quá khứ như chính họ đang khai quật những ngôi mộ.  Không ai nói một tiếng nào cả.  Họ trao đổi bằng ánh mắt, thỉnh thoảng nhìn xuống đất trước khi bước sang ô trưng bày khác.  Trong lúc tôi bước quanh khu chứng tích, một người đàn bà tự xưng là nạn nhân sống sót vụ thảm sát Mỹ Lai hỏi tôi có cảm giác gì khi đến đây.  Bà ta có vẻ còn trẻ nhưng lại tự nhận là đã trong lớp tuổi 50.

Chứng tích Sơn Mỹ-Mỹ Lai. Nguồn: photobucket.com

“Ông có cảm giác gì?” bà ta hỏi tôi.  Tôi cho rằng bà ta muốn biết xúc cảm của tôi về sự tàn ác của thảm kịch Mỹ Lai.

“Kinh tởm (sickened),” tôi trả lời.  Có lẽ bà ta nghĩ tôi cần một bác sĩ vì bà ấy sờ vào trán tôi.

“Không, tôi chỉ bức xúc khi nhìn vào những chuyện khủng khiếp xảy ra nơi này.”  Tôi trả lời.

“Vâng.  Lính Mỹ làm nhiều điều xấu với người dân chúng tôi.  Xin ông hãy hiểu họ rất tàn ác.  Tôi hy vọng nơi này thay đổi cách suy nghĩ của ông về cuộc chiến với Hoa Kỳ,” bà ta nói, đề cập đến tên gọi mà người Việt dùng để gọi cuộc chiến VN.  “Đất nước chúng tôi không xâm phạm Hoa Kỳ.  Họ đến đây, họ nghĩ họ có thể thắng.  Nhưng chúng tôi đã dạy cho họ một bài học.”

“Vậy bà chính là nạn nhân sống sót của thảm kịch Mỹ Lai?”  Tôi hỏi, lòng hoài nghi bà ta là một hướng dẫn viên muốn kiếm chác hoặc chỉ là một người nói láo.

“Ở Việt Nam, nếu ông còn sống sau chiến tranh, ông là 1 kẻ sống sót.  Vì ai cũng đánh chúng tôi cả.  Nhưng không ai chiến thắng chúng tôi cả.”  Đó là câu trả lời của bà ta.

“Tôi hỏi rằng bà có phải là nạn nhân sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai hay không?”  Tôi hỏi lần nữa.

“Phải, tôi sống gần Mỹ Lai.  Đây là Lò Thiêu Đốt (Holocaust) của chúng tôi.”  Chẳng lẽ bà ta hy vọng sẽ kiếm được tiền khi giả làm nạn nhân sống sót của sự kiện xảy ra năm 1968?  Tôi có thể diễn kịch với bà ta và làm ra vẻ như tin vào những gì bà ta nói, chỉ để vạch ra sự dối trá trong đó.  Nhưng nhu cầu được tiếp chuyện với một nạn nhân sống sót quan trọng hơn, tôi không nghĩ ai đó lại giả dạng làm người sống sót sau một thảm kịch.”

Mỹ Lai 1970. Nguồn: panoramio.com

Tôi kết luận bà ta là một kẻ lừa đảo.

Cuối cùng thì một nhân viên rảo bước đến và tôi một lần nữa tự giới thiệu mình và cho anh ta biết rằng nhiều người trên thế giới cần biết đến những câu chuyện từ một nhân chứng sống.  Lúc đầu, cơ hội có được một cuộc phỏng vấn rất tốt, nhưng linh tính đó của tôi không tồn tại được lâu.

“Chúng tôi chỉ nói chuyện với những Cty truyền thông lớn.  Anh không quan trọng.”  Lời nói đó đè bẹp tính ngông cuồng trong tôi như một chiếc bánh ép.

“Tôi đã đi nửa vòng thế giới đến đây để nghe câu chuyện của họ, không phải của anh.”  Tôi nói.

Để mắt đến nhóm du khách đang đi ngang qua, người nhân viên trả lời với tôi: “Người dân sống ở đây đều công nhận Mỹ Lai là lò thiêu đốt của Việt Nam.”

Tôi bắt đầu bực mình, tôi lớn tiếng nói, “Tôi muốn nghe chuyện họ kể, nhân chứng sống, nói, không phải anh.”  Lúc đó, tất cả mọi người đều lắng nghe tôi nói.

Không biết vẻ mặt hoặc lời nói của tôi có chứa đựng gì mà sau đó vài câu tiếng Việt được trao đổi qua lại giữa người nhân viên và vài phụ nữ trung niên trong nhóm du khách.  Họ nói vài câu, gật đầu với nhau và trừng mắt nhìn tôi trước khi lay hoay bỏ đi tiếp tục cuộc du hành của họ.  Các tờ báo lá cải sẽ có nhiều bài nóng với sự kiện này.

Và chủ đề của bài viết đã bắt đầu hiện lên trong đầu tôi, một trong những tiêu đề đó là Kẻ Chối Bỏ Lò Thiêu Đốt Bị Vạch Mặt ở Mỹ Lai, vì tôi không chấp nhận lời nói của một hướng dẫn viên / có thể là thông dịch viên / cũng có thể là kẻ làm tiền không nghi ngờ gì cả.  Đối với bà ta thì mọi chuyện là quyền lực; còn tôi, tính xác thực.  Quan trọng hơn nữa, sự kiên nhẫn của tôi cuối cùng cũng đã kiệt quệ. Chỉ còn lại một việc để làm; đó là việc thắp nhang trước tượng đài biểu tượng cho một người mẹ bất khuất ôm một đứa con của bà ta vào lòng trong lúc dân làng bị giết hại.

Bà Trương thị Lê sống, một trong những nạn nhân sống sót sau cuộc thảm sát đẫm máu bằng cách nằm ép giữa hai thi thể.

Sau khi cầu nguyện cho linh hồn của người quá cố, tôi lật quyển “4 Giờ Tại Mỹ Lai” của tôi ra một lần cuối và đọc lại câu chuyện của Trương Thị Lê, một người đàn bà 30 tuổi của năm 1968, người đã mất 9 người thân trong ngày định mệnh đó.  Bà ta sống sót cuộc thảm sát đẫm máu bằng cách nằm ép giữa hai thi thể, trốn khỏi được chỉ để chứng kiến thân xác của người lẫn vật nằm rãi rác, và một thôn làng bị dở hoang tàn sau khi binh lính bỏ đi.  Bóng ma của hơn 500 linh hồn đã thắng được trận chiến của họ trong mục đích đuổi tôi ra khỏi khu chứng tích ấy, vì đã đến lúc tôi phải trở lại thành phố.

Làng Mỹ Lai hôm nay. Nguồn: daylife.com

Một lần nữa, Mỹ Lai trong chốc lát lại sẽ trở thành một thôn nhỏ hẻo lánh, được thay thế bởi tiếng trẻ nít cười đùa khi cùng bước trên đường trong các bộ đồng phục, với những cánh đồng ngô và ruộng lúa làm khung cảnh phía sau.  Những con đường bụi đầy ổ gà được thay thế bởi nhựa trãi đường khi phía ngoài của thành phố Quãng Ngãi hiện ra ở phía chân trời.  Tôi không còn bị vây quanh bởi tiếng súng, tiếng la hét, và những vệt máu loang lổ của một khoảnh khắc kinh hoàng trong lịch sử.  Các xe máy và người bán hàng rong bán mì và kem lạnh hòa lẫn với các quán cà phê kết nối mạng internet đông đảo sinh viên.  Giữa sự giết chóc của quá khứ, gốc rễ của sự lạc quan đang nẩy nở với những mầm non của tính vị tha.

© Copyright 2010 David Calleja.

© Đàn Chim Việt Online

Pages: 1 2

9 Phản hồi cho “Du lịch khu chứng tích vụ thảm sát ở Mỹ Sơn, Việt Nam”

  1. Di Linh says:

    Giống hệt như bộ máy tuyên truyền tẩy não thiếu nhi cuả Joseph Goebbels trong chế độ Hitler , các tên tay chân cuả ông Hồ là Tố Hữu , Trần Huy Liệu
    nhào nặn ra những hình ảnh căm thù như “Hai đưá bé” hay các thần tuợng như Lê Văn Tám nhằm nhồi sọ, mê hoặc , lưà gạt thiếu nhi, phụ nữ vô tội VN ,biến chúng thành những bộ máy giết nguời mà không hề đuợc huấn luyên quân sự hay trang bị vũ khí cho chúng để xử dụng trong chiến tranh đẫm máu
    gọi là “Chiến tranh nhân dân”. Đây là loại chiến tranh cuả CSTQ áp dụng trong chống Nhật và Tuỡng Giới Thạch mà Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp từng đuợc huớng dẫn và nhiều lần sau này Giáp viết sách để tư hào , thần thánh hoá mình. Chính cái loại “chiến tranh nhân dân” naỳ nguyên nhân mọi tội ác sâu xa và thầm kín lên phụ nữ và trẻ em VN mà CSVN không hề dám thú nhận.
    Đọc những truyện ngắn cuả Thẫm Thệ Hà, Thiên Giang , Hợp phố hay “Nưả Bồ Xuơng Khô” cuả Vũ Anh Khanh … hay các hồi ký “Heaven and Earth changed places” cuà Lely Hardslip, “Thousand tears falling” cuả Zung Krall, “Under fire ” cuả Oliver North…ta sẽ dễ dàng tìm thấy đây đó.
    Vụ Mỹ Lai chĩ rõ sự tàn ác truớc mắt cuả Trung Úy Calley nhưng đồng thời vụ Mỹ Lai cho ta thấy sâu xa hơn cái bản chất vô nhân tính cuả chủ truơng “Chiến tranh nhân dân ” mà HCM vàVõ Nguyên Giáp chủ truơng và áp dụng vào dân tộc Việt Nam .

  2. phamthientho says:

    Trong “Binh Thư Yếu Lược” của Đức Trần Hưng Đạo có đọạn chép: ” Phàm binh không đánh thành không lỗi, không giết người không tội. Kể ra giết cha anh người ta, cướp của cải người ta, bắt con cái người ta, đó điều là trộm cướp. Cho nên binh là để giết bọn bạo loạn và cấm điều bất nghĩa. Binh đến đâu thì người cày không bỏ ruộng, người buôn không bỏ hàng , sĩ đại phu không bỏ chức. Vì quyền bàn bạc về võ chỉ ở nơi người lãnh đạo, cho nên mũi gươm không giấy máu mà người trong thiên hạ điều thân yêu cả.”(Trang 50, 51 trong ấn bản lần thứ nhất do nhà xuất bản Quê Mẹ tại Paris phát hành).

    Qua đoạn văn trên ta thấy Đức Trần Hưng Đạo chính là bậc chí nhân trong mọi thời đại, Ngài không bao giờ chủ trương gây chiến tranh, mà chỉ chủ trương đặt quân đội trong tình trạng triệt để bảo vệ chủ quyền quốc gia khi bị ngoại bang xâm lăng. Qua vụ Mỹ Lai ta thấy đây là lỗi lầm đáng trách của cấp chỉ huy đại đội lính Mỹ hành quân lúc đó, nhưng xét cho cùng đây chỉ là lỗi lầm CHIẾN THUẬT đưa đến từ một số cá nhân vô kỹ luật chứ không phải là chủ trương CHIẾN LƯỢC của Hoa Kỳ. Nếu như Hoa Kỳ mà tàn bạo như Đức Quốc Xã của Hitler thì có lẽ Hoa Kỳ đã tự đào hố chôn mình lâu rồi chứ đâu còn tồn tại một cách vững mạnh cho tới ngày nay?

    Ngược lại đảng CSVN có những hành động giết người Việt Nam bằng cả CHIẾN LƯỢC trường kỳ,. Trên ba triệu dân và quân cả hai miềm Nam Bắc đã phải bị chết thảm cho tham vọng bành trướng ý thức hệ ngu muội theo con đường Cộng sản Quốc tế….Những chuyện đắp mô, đặt bôm, cài mìn, pháo kích, cả đến nhiều hành động thảm sát như tết Mậu Thân đều năm trong chiến lược của giới cầm quyền tại Hà Nội nhằm phá hủy mọi hạ tầng cơ sở của miền Nam về mọi mặt kinh tế, văn hóa, chính trị lẫn quân sự để cho miền Nam phải đi đến chấp nhận kiệt quệ và thua trận. Những chủ trương chiến lược như thế có khác gì hành động của Taliban hay giới Hồi giáo qúa khích, bất cần những hủy hoại, bất cần người dân họ sống chết ra sao cũng mặc, miễn là gây khốn đốn hư hao mọi hạ tầng cơ sở khắp nơi càng nhiều bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu để đạt cho bằng được thắng lợi sau cùng, mặc dầu thắng lợi sau cùng đó cả sinh lực quốc gia dân tộc phải chịu sự hủy diệt trong nghèo hèn tuột hậu, ngốp ngáo không còn gì nữa!

    Cuộc chiến huynh đệ tương tàn trên 20 năm trong qúa khứ chính là tội ác tày trời xuất phát từ nơi những kẻ chủ trương chiến tranh thông qua hàng chớp bu bộ chính trị đảng CSVN. Lý trí cho ta biết khi nhìn vào toàn bộ chiến lược sẽ thấy rõ chủ trương chiến tranh đứng về phía bên nào. Các lãnh tụ CS từ Lénin, Stalin, Mao Trạch Đông đến Hồ Chí Minh v.v….đều đã mang tội ác hủy hoại dân tộc và nhân loại.

    Hãy nghe bài thơ cao hứng của Hồ Chí Minh vào năm 1950 khi đến viếng đền thờ của Đức Trần Hưng Đạo.
    Một bài thơ chứa đựng nhiều cao ngạo xấc xược và trơ trẻn, gọi một vĩ nhân của dân tộc mất cách đây trên sáu trăm năm là “bác“ chẳng khác gì bạn bè cùng trang lứa. Thật là bất hạnh cho dân tộc đã phải bị hy sinh cho ý chí hoang tưởng của lãnh tụ CS đã thể hiện cả cuộc đời và sự nghiệp qua bài thơ dưới đây:

    Bác anh hùng tôi cũng anh hùng,
    Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung.
    Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc,
    Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
    Bác đưa một nước qua nô lệ
    Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
    Bác có linh thiêng cười một tiếng
    Rằng tôi cách mạng đã thành công

  3. Sáu Bidong says:

    Khoảng nửa triệu người đã chết trên biển và trên bộ khi vượt biên tìm đường sống sau 1975,( vài năm trước đảng đã áp lực với chính phủ Nam dương đập phá một tấm bia nhỏ để tưởng nhớ các người đã chết trên đường vượt biên) hàng ngàn sĩ quan, viên chức chế độ cũ đã chết trong các trại giam, bao nhiêu ngàn người chết trên rừng trong các khu gọi là kinh tế mới, bao nhiêu ngàn những người dân đã chết do thiếu thuốc, thiếu ăn sau 1975,do bi đày đọa thể xác , tinh thần từ sau 1975, bao nhiêu ngàn dân Huế đã chết trong trận Mậu Thân (năm 2008, đảng đã tổ chức lễ kỷ niệm đại thắng Mậu thân 40 năm đấy!! ), bao nhiêu ngàn thường dân đã chết dưới các cơn mưa pháo trên đa.i lộ kinh hoàng , Quảng Trị…..đặt Mỹ Lai vào giữa bao nhiêu tr8m ngàn cái chết khác do cộng sản gây nên thì ….việc làm khu chứng tích ..tội ác? nói lên được điều gì …. chúng chỉ là nguỵ chứng cho tội ác tày trời của chúng lên dân tộc, đất nước này không hơn không kém, dân tộc VN không bao giờ quên tội ác tày đình của chúng . ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM (Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu)

  4. Trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, nhiều ngôi làng Việt Nam đã bị thiêu rụi, nhiều ngàn dân lành đã bị cưỡng hiếp, đánh đập, bắn giết. Bao giờ thì có một bia tưởng niệm, một khu di tích để đồng bào hương khói, hoa qủa nhớ đến những oan khiên của họ?

  5. Khu di tích Mỹ Lai làm tim tôi đau nhói,
    Người giết người tội lắm ai ơi,
    Khu di tích Mỹ Lai làm tôi nhớ một nơi,
    Đất Thần Kinh, ngàn người nằm xuống,
    Đất vun cao khi tay chân cào cuồng,
    Khi da thịt còn biết đớn đau.(1)
    Tội tình gì?, con một mẹ giết nhau!!!

    Tôi còn nhớ nhiều nơi như thế,
    Giữa sân trường, đình, miếu máu loang.
    Những thây người, nghiệt ngã tang hoang,
    Nằm lồ lỗ nghe tiếng cười khoái trá,
    Bọn đểu cáng như loài chó má,
    Chủ nghĩa nhân danh,
    Giao cấp đấu tranh.(2)

    Và bây giờ chúng làm tiền trên xác chết,
    Sau khu di tích Mỹ Lai, chưa hết,
    Chúng còn bán đất, biển, sông, hồ…
    (Bức dư đồ của tiên tổ )
    Cho phương Bắc để ngồi mãi ghế cao.

    Chú thích:
    (1) Chôn sống các nạn nhân.
    (2) Chiến dịch Cải cách ruộng đất, đấu tố.

  6. K.D. says:

    Bạn Vỏ Đại Pháo đặt câu hỏi rất chính xác.

    Khi có tự do báo chí, công dân có quyền điều tra và phơi bày tội ác của chính quyền quân đội nước mình để mọi người biết đến và để ngăn chặn lịch sử tái diễn. Còn khi không có tự do báo chí, tự do ngôn luận như ở VN thì người ta chỉ thấy được bề mặt được đánh bóng của chế độ mà thôi. Những tội ác của bề trái vẫn không ai biết đến và cơ hội nó tái diễn rất cao.

    Nhắc đến vụ thảm sát Mỹ Lai không thể quên vụ thảm sát ở Huế, và ngược lại. Người ta tìm hiểu để biết, để tưởng niệm, tha thứ, và để hướng tới với niềm tin nó sẽ không xảy ra nữa. Về sự kiện Mỹ Lai tuy công đạo vẫn chưa có được nhưng mọi người có thể hướng tới vì chính quyền VN sẵn sàng nói rõ cho thế giới biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng đối với sự kiện Mậu Thân ở Huế, không ai có thể hướng tới được khi chính quyền VN sợ không nói, và ngăn chặn không cho người dân biết đến.

    Gửi BBT,

    Double Veteran Duties, theo 1 người bạn chỉ ra, không phải là trách nhiệm “với” lính mà là “của” lính. Hình như tiếng lóng này bắt nguồn từ “Double Duty” (người có 2 vai trò trong quân đội). Cho nên dịch “2 phận sự của lính” có thể chính xác hơn.

    K.D.

    • NGUYỄN TƯỜNG TÂM says:

      Chữ ““double veteran duties” đã được giải thích trong bản Anh ngữ nguyên văn dưới đây “…Some of the pictures of young women displayed here were victims of “double veteran duties”, slang for soldiers raping a girl (sometimes multiple times) before killing their victim.”
      Theo tôi có 2 cách dịch: 1-dịch theo nguyên văn: Một số hình ảnh thiếu nữ trưng bày ở đây là nạn nhân của những tên lính chuyên hãm hiếp trước khi giết nạn nhân.
      2-Chọn một tiếng lóng (slang) đồng nghĩa trong tiếng Việt: Một số hình ảnh thiếu nữ trưng bày ở đây là nạn nhân của những tên lính lê -dương (tiếng lóng chỉ bọn lính đánh thuê, Lính Lê Dương (Legionnaire) trong quân đội Pháp gồm những thành phần ngoại quốc (không phải người Pháp), được chỉ huy bởi sĩ quan Pháp. Bọn lính Lê Dương rất dữ dằn, chuyên hãm hiếp và cướp phá trước khi giết người)

  7. Vỏ Đại Pháo says:

    504 người bị sát hại ở Mỹ Lai năm 1968 được Michael Bilton, Kevin Sim và giới truyền thông làm rùm beng. Còn 5327 người bị CS sát hại ở Huế trong dịp tết Mậu Thân, cũng năm 1968, thì chẳng thấy giới truyền thông, Kevin Sim, Michael Milton lên tiếng giải oan.
    Vậy thì hai chữ “công bằng” nằm ở đâu hởi Michael Bilton, Kevin Sim và giới truyền thông?

    • 504 người bị sát hại ở Mỹ Lai chỉ là những nạn nhân của một cơn say máu trong chiến tranh. Dù nó là một một tội ác không thể biện minh nhưng dầu sao nó chỉ là hệ qủa của bản chất yếu đuối nhất thời của con người. Tuy nhiên, đã có hàng triệu, triệu con người đã bị giết, bị đày đọa một cách dã man, một cách đê tiện và họ vô cùng đau đớn, với tận cùng bi thương. Họ bị trấn lột nhân vị, bị tướt đoạt phẩm gía, họ bị ép sống như một con thú trước khi bị thảm sát, họ là những nạn nhân có số thứ tự, bi giết có hệ thống, có tổ chức và có mục đích. Tất cả nạn nhân nầy chỉ có một cái tội, đó là họ dám sống như một con người, con người có nhân cách, có kiến thức và có lương tâm. Họ, tất cả là nạn nhân của một đầu óc hoang tưởng, tham tàn, vô nhân và độc ác mang tên Chủ Nghĩa Cộng Sản.

      Cứ mỗi một đảng viên Cộng Sản là một tấm bia rõ nét về một thời thương đau và tàn bạo của thời đại hôm nay.

Leave a Reply to Người Sông Lam.