WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một tấm lòng son

Lời giới thiệu của một trong tác giả, ông Vũ Cao Đàm: Ông Trần Xuân Bách là một nhà lãnh đạo có những tư tưởng cải cách rất mạnh dạn đã dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ trong Đảng CSVN, và bản thân ông phải nhận những kỷ luật nặng nề của Đảng.

Nhân ngày giỗ đầu của ông (1/1/2007), những người thuộc nhóm cộng sự của ông đã viết bài gửi một tờ báo đã từng viết về tư tưởng cải cách của ông, nhưng rất tiếc, bài viết đã không có may mắn được xuất hiện trên công luận.

Nhân kỷ niệm làn thứ năm ngày ông mất (1/1/2011), nhóm cộng sự xin gửi bài viết này tới trang Bauxite Việt Nam, để tỏ lòng tưởng nhớ kính cẩn tới một chí sỹ đã dành những năm tháng cuối đời của mình cho một ý tưởng cải cách chưa thành đạt của ông.

————————————————————-

Trần Xuân Bách (1924-2006)

Hôm nay là giỗ đầu anh Trần Xuân Bách. Chúng tôi xin thành kính gửi gắm những tình cảm sâu nặng tới anh, một chí sỹ đã dành trọn những năm tháng cuối cùng của cuộc đời cho ý tưởng trong sáng vì sự phát triển của đất nước.

Vào cuối năm 1989, trong quá trình chuẩn bị Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), chung tôi nhận được giấy mời đến Văn phòng Trung ương ĐCSVN để làm việc với anh Trần Xuân Bách. Chúng tôi được tập hợp thành một nhóm nghiên cứu gồm 5 người: Lê Hồng Tâm, nhà kinh tế, tên thật là Phó Bá Tòng, em ruột của Giáo sư Phó Bá Long (Ông Phó Bá Long trước 1975 là Hiệu trưởng Trường Chình trị Kinh doanh, Đại học Đà Lạt, sau là giáo sư Đại học Georges Town, Hoa Kỳ); Vũ Cao Đàm, viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; Bùi Thế Vĩnh, viện trưởng Viện Hành Chính học, Học viện Hành chính Quốc gia; Nguyễn Mạnh Tôn, chuyên viên Ngân hàng Ngoại thương và Nguyễn Thanh Sơn, chuyên viên Ban Công nghiệp Trung ương ĐCSVN. Hai người lớn tuổi nhất, là anh Tâm và anh Sơn đã mất. Ba người còn lại chúng tôi đều đã lần lượt bước qua tuổi bảy mươi, vì vậy, chúng tôi mong muốn được ghi nhận lại một vài cảm nghĩ, với tư cách là những cộng sự và nhân chứng trực tiếp, về những điều anh Bách trăn trở trong suốt những năm cuối đời của anh.

Sau nhiều buổi trao đổi để “phát hiện” chúng tôi, anh Bách đã giao cho mỗi người chúng tôi phụ trách một chuyên đề: Lê Hồng Tâm nghiên cứu về chính sách kinh tế để phục hưng đất nước; Bùi Thế Vĩnh – biện pháp giải phóng lực lượng sản xuất; Vũ Cao Đàm – hệ thống chính trị trong tiến trình cải cách kinh tế; Nguyễn Thanh Sơn – chính sách phát triển nhân lực; Nguyễn Mạnh Tôn – biện pháp chống lạm phát. Công bằng mà nói, nhiều nội dung chúng tôi bàn thời đó còn khác lạ so với những điều được công nhận ngày nay, nhưng ngược lại cũng có nhiều biện pháp cải cách ngày nay đã vượt rất xa những điều chúng tôi bàn thời đó; tuy nhiên, do anh Bách luôn mạnh dạn gọi sự vật bằng tên thật của nó, cho nên đã dẫn đến những hệ luỵ như chúng ta đã chứng kiến.

Toàn bộ những nghiên cứu của chúng tôi đã được anh Bách xem xét rất thận trọng và cuối cùng anh đã tóm lược (rất kín kẽ) như sau:

Thứ nhất, cần mạnh dạn thực hành chính sách kinh tế theo kiểu chính sách kinh tế mới của Lênin, và anh Bách đã nói theo cách đã sử dụng từ Đại hội ĐCSVN lần thứ VI, là “kinh tế thị trường”, với sự tham gia của mọi thành phần xã hội;

Thứ hai, theo kinh tế quyết định luận của Marx, đã đa thành phần kinh tế, mà anh gọi là “đa nguyên kinh tế”, thì tất yếu sẽ dẫn đến “đa thành phần” trong xu hướng chính trị, mà anh cũng thẳng thắn gọi là “đa nguyên chính trị”. Chúng tôi muốn lưu ý, anh chưa một lần nào nói đến hai chữ “đa đảng”;

Thứ ba, anh đưa ra nhận định khái quát “Thị trường và đa nguyên là những thành tựu nổi bật của nhân loại”.

Thứ tư, anh luôn nhắc đến ý tưởng hàn gắn vết thương dân tộc. Chúng tôi nhớ mãi một lần anh nói, đấu tranh cho công bằng xã hội là lý tưởng cao cả của các nhà cải cách xã hội, nhưng đáng tiếc, cải cách ruộng đất và cải tạo tư sản lại là hai cuộc vận động đã mắc những sai lầm dẫn tới sự chia rẽ dân tộc lớn nhất trong lịch sử nước nhà.

Về kinh tế thị trường, anh Trần Xuân Bách luôn khẳng định, đó là con đường duy nhất dẫn đến dân giàu nước mạnh; về đa nguyên chính trị, anh luôn khẳng định, đó là một đảm bảo thực tế cho việc hình thành một nền kinh tế thị trường thực thụ, và là con đường tất yếu khắc phục sự mất dân chủ trong xã hội, xóa bỏ những nhóm độc quyền thao túng chính quyền.

Trong suốt những ngày làm việc với anh Bách, chúng tôi học được ở anh tấm gương làm việc nghiêm túc. Anh đọc và trao đổi ý kiến rất tỉ mỉ về tất cả những công trình của các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước mà chúng tôi giúp anh sưu tầm. Anh rất thích những tài liệu nguyên gốc bằng tiếng Pháp, chẳng hạn, những bài viết về kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội của Boukharin; những bức thư đầy tâm huyết, với những dự báo sắc sảo về sự diệt vong của nhà nước soviet của nhóm Kameniev và Zinôviev chống quan điểm độc tài trong đường lối tổ chức chính quyền của Lênin.  Anh luôn luôn tự viết tất cả những bài anh cần phát biểu trên các diễn đàn.

Sau một thời gian thảo luận trong nhóm chúng tôi, anh Trần Xuân Bách có hai lần đưa quan điểm của mình thảo luận trong khuôn khổ những diễn đàn rộng hơn: một lần với các nhà khoa học tại phòng họp của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Việt Nam ở số 53 phố Nguyễn Du, Hà Nội, một lần cũng với các nhà khoa học tại Phòng họp của Ban Khoa Giáo Trung ương Đảng ở số 10 phố Nguyễn Cảnh Chân, Hà Nội. Trong lần họp ở Liên hiệp các hội KH&KT, một người nào đó đã viết bài tường thuật đăng trên một tờ báo chính thống, sau đó không thấy có bài phản bác hoặc ủng hộ nào chính thức trên công luận.

Trước khi khai mạc Hội nghị BCHTƯ lần thứ VII của Đảng CSVN dự định vào cuối năm 1989, anh Trần Xuân Bách chuẩn bị bài phát biểu, trong đó đề cập hai nội dung về kinh tế thị trường và đa nguyên chính trị. Anh đưa bài phát biểu cho nhóm chúng tôi thảo luận để đóng góp ý kiến. Khi đó, anh Vũ Cao Đàm có nêu câu hỏi: “Anh cân nhắc thêm, xem phát biểu bây giờ liệu có quá sớm không?”, anh Bách đã trả lời ý là “Không quá sớm và cũng không quá muộn”. Cuối cùng anh vẫn quyết định trình bày quan điểm của mình tại Hội nghị Trung ương lần thứ VII, và kết cục như chúng ta đã thấy, anh bị khai trừ khỏi Ban Chấp hành Trung ương, và sau đó là khai trừ khỏi Đảng CSVN.

Tuy là những người có nhiều cơ hội làm việc với các nhà lãnh đạo, nhưng chúng tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng vì cách làm việc của anh: khi anh cần gặp riêng một người nào đó trong chúng tôi, anh hầu như không cho thư ký gọi chúng tôi lên văn phòng, mà chính anh đến tận nơi chúng tôi làm việc, với chiếc xe Peugeot 404 đã cũ, không có bảo vệ và cần vụ đi cùng (cần vụ là cách gọi những người phục vụ sinh hoạt cho các nhà lãnh đạo), mặc dầu khi đó anh đã là nhà lãnh đạo rất cao cấp của ĐCSVN. Những lần làm việc như thế, thường khi anh ngồi riêng với chúng tôi cả buổi, cũng không có thư ký, không có bảo vệ và cần vụ, chỉ một mình anh. Có lần ngồi quá trưa, chúng tôi lo anh đói, hỏi anh có muốn ăn chút gì không, và anh đã rất hào hứng ăn nắm xôi gói lá dong riềng mà các chị trong cơ quan chúng tôi ra phố mua ở các quán bán xôi dành cho dân nghèo.

Sau khi anh nhận kỷ luật của Đảng, có một vị lãnh đạo cao cấp của Đảng mời anh ra làm cố vấn, anh đã cáo lỗi khước từ. Anh từ chối tất cả những đề nghị phỏng vấn của các nhà báo nước ngoài. Anh cũng đã nhanh chóng trả ngôi biệt thự sang trọng trên phố Phan Đình Phùng, dọn về ở khu Trung Tự. Anh chị cùng gia đình ở một phần, còn một phần sử dụng để mở lớp mẫu giáo và chính anh chị trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy các cháu cho đến khi anh qua đời.

Trong số những kỷ niệm còn lưu đọng mãi trong chúng tôi, là hồi tết nguyên đán năm 1990, anh chị mời chúng tôi đến biệt thự mà anh chị được Văn phòng Trung ương Đảng bố trí trên phố Phan Đình Phùng (thời Pháp có tên là phố Carnot, một trong những phố đẹp nhất của Hà Nội hiện nay). Chúng tôi vô cùng sững sờ: Trong căn biệt thự sang trọng, chúng tôi nhận ra toàn một loại đồ gỗ tồi tàn, mà thời đó được gọi là bàn ghế “tài chính”, tủ “tài chính”, giường “tài chính”, nghĩa là những đồ gỗ do Bộ Tài chính đóng hàng loạt bằng gỗ tạp để phân phát đồng loạt cho cán bộ nhà nước các cấp từ khi vào tiếp quản các thành phố lớn, năm 1954. Chúng tôi nhìn quanh bàn làm việc của anh, thấy dán chi chít những bài thơ mộc mạc với nét chữ nắn nót mực tím của các cháu viết tặng bố mẹ. Chúng tôi được anh chị tiếp đón với những món mứt đơn sơ truyền thống, nhưng thật ấm áp như những người trong nhà. Tuy là vợ một nhà lãnh đạo cao cấp, nhưng chị xử sự thật khiêm nhường, chị giản dị xưng “em” với chúng tôi, không thể hiện chút gì là cao xa theo kiểu các mệnh phụ phu nhân.

Nhân ngày giỗ đầu của anh, chúng tôi xin được thắp một nén nhang kính cẩn tưởng nhớ anh, con người đã dành trọn những năm tháng cuối đời cho một tư tưởng cải cách xã hội chưa thành đạt của anh.

Tháng 1/2007

Nguồn: Vũ Cao Đàm, Bùi Thế Vĩnh, Nguyễn Mạnh Tôn (Bauxite)

4 Phản hồi cho “Một tấm lòng son”

  1. noileo says:

    Ông Trần Xuân Bách rất xứng đáng đuọc nhận những kính trọng & khen ngợi vì có một ý nghĩ có tính cách đi truớc các đồng đảng cộng sản đần độn của ông ta, những tên đảng viên & trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian, quyết liệt kiên định con đuòng cộng sản ác quỷ đần độn do Hồ chí Minh, the serial killer, chuyên nghề giết người đồng chủng, cha già của các đảng viên & trí thức cộng sản, du nhập từ bên Nga bên tàu vào VN, đẩy miền bắc, rồi cả miền nam xuống hố sâu cộng sản tội ác & nghèo khổ & tụt hậu & giáo dục u toi & xúc phạm nhân phẩm.

    Ông Trần Xuân Bách rất đáng thương vì dã bị bầy đàn cộng sản & đong chí đần độn độc ác của ông ta, chuyên nghề đàn áp trí thức & trấn lột dân nghèo & mãi quốc cầu vinh & ăn cắp quốc khố…, đầy đoạ tuớc bỏ những quyền lợi chính đáng của ông ta.

    Nhưng căn cứ vào những điều kiện như trên, từ đó mà ông Vũ cao Đàm và quý các nhà trí thức cộng sản & xã nghĩa ngợi ca & xót thương ông Trần Xuân Bách, thì phải thấy VNCH & người dân VNCH xứng đáng để đuọc kính trọng & thương tiếc bội phần hơn ông Trần Xuân bách.

    VNCH, người dân VNCH đã nghĩ đến, đã thực hành, đã đi trên con đường “đa nguyên” từ rất lâu, từ nhiều chục năm truớc năm 1989 khi ông Trần Xuân bách phát biểu ý kiến về đa nguyên.

    Cũng vì đi trên con đuòng đa nguyên, mà VNCH, mà người dân VNCH đã bị đảng cộng sản Hồ chí minh tàn ác, cắt đất VN dâng cho tàu cộng, dùng vũ khí Nga tàu cộng, từ VNDCCH xâm lăng tàn phá VNCH, giết hại hàng triệu người dân VNCH, áp đặt & dâng VNCH cho chủ nghĩa cộng sản ác quỷ, tiêu diệt mầm mống đa nguyên dân chủ tự do thịnh vượng của Việt nam, đang trên đường phát triển tốt đẹp.

    (Có lẽ cũng cần lưu ý, tham gia vào cuộc xâm lăng giết hại người dân VNCH, tiêu diệt nền dân chủ tự do thịnh vuọng của Việt nam, đã có phần không nhỏ của ông Trần Xuân Bách & tác giả Vũ Cao Đàm. Tất nhiên, nhắc nhở & lưu ý như thế không có nghĩa là bác bỏ sự tỉnh ngộ của Trần Xuân Bách & tác giả.)

    Nhưng đã không có một ai, trí thức cộng sản, có một lời ngắn ngủi nào dành cho sự sáng suốt đa nguyên của người dân VNCH, đã không có một ai, trí thức cộng sản, có một lời ngắn ngủi nào dành cho số phận người dân VNCH bị cộng sản Hồ chí Minh tay sai Tàu cộng xâm lăng, khủng bố, dày vò, bắn giết suốt trên 20 năm..

    (Không những thế, sau 35 năm qua, sau bao nhiêu sự thực đuọc phơi bầy, vẫn không ngừng, trên những cái chết oan ức bi thảm đau đớn của hàng triệu người dân VN, chết vì nghe lời xúi dục của tập đoàn cộng sản phản quốc Hồ chí Minh & Chinh & Đồng & Giáp & Duẩn và những trí thức cộng sản chuyên nghề làm chứng gian, mà giết hại lẫn nhau,

    vẫn còn có những trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ, điên cuồng gào thét là “giải phóng”, là “chiến thắng của dân tộc” (“dân tộc miền Bắc” chiến thắng “dân tộc miền nam”?) hòng khoả lấp cho tội ác của chính chúng và tập đoàn tội đồ Hồ chí Minh phản quốc tàn dân hại nuớc.)

    Vì thế, để cho xứng đáng là một bài viết chân thực, chúng ta đòi hỏi tác giả cũng như những nhà trí thức cộng sản tương cận, truớc khi viết & song song với những lời lẽ ca ngợi Trần Xuân Bách, phải có những lời lẽ tỏ ra ân hận về việc hùa theo tập đoàn cộng sản tội ác Hồ chí Minh tay sai Tàu cộng, xâm lăng, tàn phá giết hại người dân VNCH vốn đã/đang đi trên con đường đa nguyên.

    Nếu không, người ta sẽ chỉ thấy ở bài viết & những lời ca ngợi Trần Xuân bách & tác giả chỉ là những thứ đạo đức giả, luơng tâm 2 mặt, công tâm bịp bợm!

    Xin đuọc nói thêm đôi điều, mấy dòng trên đuọc viết ra không vì một oán thù nào (hẳn là đang có một tay CAM nào đó đang chuẩn bị bù lu bù loa lên về một tên phản động VNCH thua cuộc hận thù..)

    mấy dòng trên đuọc viết ra trong ý nghĩ tin rằng,

    -chỉ sau khi kiên quyết nhìn vào sự thật, sự thật về ngày 11-3-1945 là ngày độc lập của Việt nam, sự thật là “bác Hồ” đuọc Vua bảo Đại nhường cho quyền nuớc, sự thật là chẳng có cái cách mạng tháng 8 quái quỷ “bác Hồ đánh Pháp đuổi Nhật dành độc lập từ tay quân Pháp” gì cả, sự thật là chính là Hồ chí minh & csvn là trở ngại, là tai hoạ của nền độc lập & tự do & hạnh phúc của nhân dân đất nuớc VN

    -chỉ sau khi kiên quyết buông bỏ những dối trá, õng ẹo, sĩ diện, như một đứa bé nhìn thấy ông Vua cởi truồng là cởi truồng chứ chẳng có cái áo bịp bợm nào, chứ chẳng có cái áo bìm bịp giải phóng chống xâm luọc nào. Chỉ có cuộc chiến tranh Hồ chí Minh 20 năm người Viêt ta giết người Việt mình xâm lăng đàn áp cuớp cạn miền nam cứu đói miền bắc, dâng VNCH cho chu nghia cong san ac quy, gây nên hậu quả làm ung thối cả nuớc như ngày nay,

    Chừng nấy quý các nhà trí thức bắc hà mới có thể tập trung & vận dụng hữu hiệu toàn tâm toàn ý toàn lực đánh đổ ách cai trị độc tài chuyên chế tàn dân hại nuớc, thiết lập nên một nền chính trị dân chủ tự do pháp trị tôn trọng nhân quyền cho môt tương lai xán lạn của Việt nam…

    Nếu không đuọc như vậy, không dám nhìn vào sự thật, hãy chuẩn bị, theo gót chân sắp sẵn của Hồ chí Minh & csvn, buớc vào thời kỳ bắc thuộc lần thứ vĩnh viễn…

  2. Quốc Tổ Mỹ Việt Đại Miếu says:

    Quốc Tổ Mỹ Việt Đại Miếu ,www.quocto .com …broadcast chúng tôi xin kính thưa … Thời , Thế , Cơ duyên … phải hội đủ .. rồi đến nghiệp chương đã giải trừ thì mời đạt được ý nguyên … Vấn đề Ông Trần Xuân Bách nghĩ đúng , đi trước thời cuộc nhưng không đạt thì nhiều người lắm , người can đảm nói ra , người can đảm nhẫn nhịn … rồi người làm được , người không làm được … tại sao thưa đó còn cả bí mật ẩn số của loài ngươì . Chúng tôi đành chịu , nên khấu đầu cung kính tri ân phụng bái Tổ Tiên và Quốc Tổ là chắc khỏi ân hân là mình đã tín lầm , thờ lầm , theo lầm .

  3. Mot Khuc Ruot says:

    Tác giả hình như đang vinh danh một tên chính trị trò hề , theo kiểu ” kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ” . Phãi chăng tác giả là một tên dốt nát , ngu xuẩn , học chưa thông như kiểu nhà kinh tế xuất thân từ tên thiến lợn Đỗ Mười ??? Không , tác giả tự khoe là một nhà đại trí thức ngang tầm quốc tế như Phó Bá Tòng …nên được nhà chính trị CS Trần xuân Bách mời làm cố vấn , vạch chích sách phát triển VN , oai thật !!!
    Ngay cả những tên Mác Xít nổi tiếng tên thế giới cũng phải công nhận chính Lê Nin lợi dụng học thuyến Mác để phục vụ cho tham vọng chính trị , chính Le Nin đã biến chủ thuyết Mác trở nên sắt máu , tàn bạo , bạo lực , độc tài kiểu ” chuyên chính vô sản ” . Trần Xuân Bách lấy đâu ra ” chính sách kinh tế theo kiểu chính sách kinh tế mới của Lênin ” để thuyết phục , tạo sự phục tùng cũa những tay đại trí thức như tác giả ??? . Đúng là lếu láo , khi thi hành chính sách tập thể hóa tại Nga , Lê Nin đã tạo nên sự khốn khổ , nghèo đói cho người dân Nga , đặc biệt là giới nông dân….với bản chất cũa một tên chính trị xảo quyệt , lưu manh , độc ác , Lê Nin sợ dân Nga nổi loạn nên nhiều lần ” xì hơi ” cái nhà tù ” tập thể ” , xì rồi bít , bít rồi lại xì ….Ngay tại TQ cũng vậy , khi Mao áp dụng Tập thể hóa gây ra cái chết 4 , 5 triệu …một số nhà lãnh đạo TC đã áp dụng chính sách tư hữu hóa có giới hạn , có kiễm soát ….phải chăng gọi đó là chính sách kinh tế mới cũa Lưu Thiếu Kỳ , cũa Đặng Tiểu Bình ….Đúng là lếu láo !!!! Đất nước VN có ngày hôm nay vì có quá nhiều hạng trí thức ” chơi vơi hụt hẫng ” như tác giả , hay loại trí thức không đáng bằng cục phân .

  4. nguyen van sac says:

    Đường về quê ngoại vốn xa xăm !
    Hồn thiêng sông núi mãi mãi gầm !!!
    Chân trời miên viễn …tình vương đọng…
    Đôi mắt anh còn mãi đăm đăm !!!
    Xin anh quy nhập “cảnh Niết bàn”,
    Chuyện đời nghìn dặm ,nẻo quan san…
    Đến đi ,qua lại dường như mộng…
    ( ………!!! )Sắp hết đêm dài tiếng thở than…

Phản hồi