WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tạ Thu Thâu: Từ Quốc gia đến Quốc tế

Bìa sách "Tạ Thu Thâu: Từ Quốc Gia Đến Quốc Tế"

I. Giới thiệu về Quyển sách

Tôi đón nhận quyển sách TẠ THU THÂU Từ Quốc gia đến Quốc tế của tác giả Nguyễn văn Đính, do các con của ông tận tay trao tặng với những cảm tình vô cùng quí báu: “Tất cả các em, con của Nguyễn văn Đính, thương tặng anh Trần như người anh của tụi em, Út và các anh chị”.

Món quà tặng bằng sách vở tự nhiên là quí giá đối với người yêu sách. Cách trao tặng đầy ấp cảm tình nồng nhiệt lại nâng cao giá trị món quà trở thành vô giá cho người nhận.

Tôi phải viết những dòng này để bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với các em, con của Bác Tư, tác giả quyển sách. Và viết về quyển sách sau khi đã đọc qua còn để bày tỏ lòng tưởng niệm đối với tác giả.

- Ấn bản đầu tiên.-

Quyển TẠ THU THÂU Từ Quốc gia đến Quốc tế là một ấn phẩm xuất bản lần đầu tiên năm 1939 tại Sài gòn. Sách dày 96 trang do nhà in Đông Phương, số 125 rue de Cây Mai, Chợ lớn, in xong ngày 18 avril (tháng 4) năm 1939, một ngàn quyển trên giấy thường và 50 quyển trên giấy blanc neige (bạch tuyết), nặng 30kg, đánh số từ 1 đến 50, không bán. Sách nộp bản ngày 22/4/39 (người nhận nộp bản ghi bằng bút mực). Giá bán mỗi quyển là 0$ 30 (đồng bạc Đông Dương).

Những chi tiết này viết lại để gợi ký ức của độc giả lớn tuổi về một thuở sinh hoạt sách báo, in ấn, giá thị trường của Sài Gòn. Đồng thời, những chi tiết này tưởng cũng giúp cho độc giả thuộc thế hệ sau chiến tranh có ý niệm sơ đẳng về tình trạng xã hội Nam kỳ lúc bấy giờ.

Quyển TẠ THU THÂU Từ Quốc gia đến Quốc tế chỉ được ra mắt độc giả Việt Nam một lần duy nhứt. Sau đó, sách bị nhà cầm quyền thực dân Pháp cấm, nên không được tái bản. Và ngày nay, sách vẫn bị nhà cầm quyền cộng sản hà nội ngăn cấm.

- Ấn bản mới.-

Năm 2005, các con của tác giả tình cờ tìm lại được, do một sử gia người Pháp lưu giữ và đã cho in lại một số rất ít, trên giấy thường, chỉ nhằm mục đích phổ biến trong phạm vi thân hữu.

Quyển sách tuy tái xuất hiện dưới dạng khiêm tốn nhưng đã động viên được cảm tình nồng nhiệt của đông đảo thân hữu và đặc biệt là Trường Trung Học Janson de Sailly, Paris 16, nơi tác giả là học sinh vào thập niên 20. Ban Giám đốc, Hội Ái Hữu cựu học sinh của trường đã cho mượn phòng ốc, phụ tổ chức và cùng tham dự buổi giới thiệu quyển sách được tái bản.

Hôm 4 tháng 11 vừa qua, các con của tác giả tổ chức tại trụ sở của Hội Ái Hữu Kỹ sư Centraliens, Paris 8, một buổi giới thiệu ấn phẩm mới, do nhà xuất bản Hãi Mã ở TX, Huê kỳ, xuất bản (Giám đốc nhà xuất bản Hải Mã là Bác sĩ Trần Nguơn Phiêu, nguyên Tổng trưởng xã hội trong chánh phủ Sài gòn trước 75, e-mail: phieutran@sbcglobal.net). Sách dày 142 trang do nhà in Cal, ở California, Huê kỳ, in với bìa ba màu rất trang nhã, có thêm phụ bản Thơ của Điền Nguyên, tức tác giả, và bài điều tra về cái chết của Tạ Thu Thâu, do sử gia Hoàng Ngọc Thành, nguyên giáo sư tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn thực hiện, có những khám phá mới rất thuyêt phục. Giá bán ghi 12$US.

II. Về tác giả Nguyễn văn Đính

- Thời học sinh tranh đấu.-

Ông tên thật là Nguyễn Văn Đính, sanh năm 1907 tại xã Long Điền, Quận Giá Rai, Bạc Liêu. Lúc nhỏ, ông học tại nhà, do thân phụ rước thầy về dạy, vừa học chữ quốc ngữ vừa chữ tây.

Lớn lên, ông lên Sài Gòn theo học trường Nguyễn Phan Long. Lúc này, ông đã bắt đầu tham gia phổ biến báo La Cloche Fêlée (Chuông Rè) của ông Nguyễn An Ninh. Năm 1927, ông qua Paris học nội trú ở trường Janson de Sailly cho đến lớp Dự Bị Thi tuyển vào trường kỹ sư.

Chưa kịp thi, được tin phụ thân mất, ông phải về nước chịu tang và trách nhiệm vai trò con trai trưởng (cũng là con trai duy nhứt) cai quản sự nghiệp của gia đình với hơn ba ngàn mẫu ruộng lúa . Nhưng ông quyết định ủy nhiệm cho người chị trông nôm thay thế, để được tự do trở lên Sài Gòn tiếp tục tranh đấu chống thực dân, giành độc lập cho nước nhà.

Ông đã hợp tác hoạt động với ông Tạ Thu Thâu ngay lúc còn ở Paris, khi ông Tạ Thu Thâu vừa đậu Tú Tài ở Việt Nam, sang Pháp cùng năm ấy để tiếp tục học.

- Dấn thân.-

Năm 1940, ông tham gia Nam Kỳ Khởi Nghĩa, bị thực dân pháp bắt bỏ tù,

Năm 1945, ông làm Chủ tịch Mật Trận Việt Minh Giá Rai, Bạc Liêu,

Năm 1946, ông đắc cử Quốc Hội VNDCCH tại đơn vị Bạc Liêu, với số phiếu đứng thứ nhì, sau Hồ Chí Minh ở miền Bắc,

Từ 1947 đến 1954, ông tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong kháng chiến, ông lần lượt nắm giữ các chức vụ thông tin văn hóa : xuất bản các báo Chống Xâm lăng, Tiến Lên, Thống Nhứt, …ở các chiến khu Vườn Thơm, Đồng Tháp Mười, Cà Mau.

Ly khai Việt Minh trở về Sài Gòn ngày 14 tháng 7 năm 1954. Ông được Chánh quyền Ngô Đình Diệm mời làm cố vấn chánh trị cho Chiến dịch Trương Tấn Bửu. Chiến dịch vừa kêt thúc, ông liền bị Chánh quyền Ngô Đình Diệm bắt giam ở Gia Định,

Mãn hạn giam, ông về nhà sum họp gia đình và đi dạy học tại các Tư Thục ở Sài Gòn. Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, ông xuất bản Tuần báo Chân Trời, góp thêm một tiếng nói thiểu số cho sinh hoạt chánh trị Sài gòn lúc bấy giờ ..

- Tác phẩm.-

- Nghề làm báo,

- Tạ Thu Thâu, từ Quốc gia đến Quốc tế,

- Tàn nhẫn (sáng tác),

- Đi tìm chủ nghĩa cộng sản,

- Lau Già Mơ Bóng Rừng Trinh (thơ).

Ông mất vì bệnh già, năm 1985 tại Sài gòn.

- Việt Minh và ly khai.-

Ông là con trai duy nhứt trong gia đình, sở hữu chủ hơn ba ngàn mẫu ruộng lúa ở Bạc Liêu, nhưng ông cương quyết khước từ vị thế nghiệp chủ để tránh mang tiếng “địa chủ bóc lột  và phải đầu hàng giai cấp.

Dưới thời Đệ I Cộng Hòa, luật Cải Cách Điền Địa ban hành, ông có quyền hưởng 100 mẫu và tiền truất hữu, nhưng một lần nữa, ông lại bỏ qua cơ hội, vẫn sống nuôi gia đình với đồng lương giáo chức tư thục.

Qua Đệ II Cộng Hòa, với Luật Người Cày Có Ruộng, mỗi người được 5 mẫu để tự canh tác, ông vừa kịp hội đủ giấy tờ thì những biến cố dồn dập xảy ra… Rồi đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Mất tất cả.

Lúc còn trong hàng ngũ Việt Minh, nhờ làm Thông Tin, ông theo dõi được những tin tức bên ngoài, nên ông có thì giờ chuẩn bị hoàn cảnh thích hợp cho việc ly khai Việt Minh.

Pages: 1 2 3 4 5

4 Phản hồi cho “Tạ Thu Thâu: Từ Quốc gia đến Quốc tế”

  1. Mme Truong Nhu Khue says:

    Thưa tác giả bài báo,
    Tôi muốn mua cuốn sách này thì mua ở đâu, xin ông chỉ giúp.
    Tôi, hiên nay ngu tai Phap, rât quan tâm dên tua quyên sach “Tạ Thu Thâu: Từ Quốc gia đến Quốc tế”, vi da co trai qua it-nhiêu, doan cach man nam 45/50

    Kính cám ơn.

  2. NGUYỄN TƯỜNG TÂM says:

    Thưa tác giả bài báo,
    Tôi muốn mua cuốn sách này thì mua ở đâu, xin ông chỉ giúp.
    Kính cám ơn.
    Nguyễn Tường Tâm

  3. Nguyễn Minh Thi says:

    Cám ơn tác giả đã giới thiệu tác phẩm cũng như về thân thế và hoạt động chánh trị của nhà cách mạng Tạ Thu Thâu. Tôi đã là một học sinh của Trường Trung Học Tạ Thu Thâu ở Quận Lấp Vò, Tỉnh Sa Đéc trước năm 1975, nên rất xúc động mỗi lần được nghe hoặc đọc về cuộc đời hoạt động cách mạng của ông và các đồng chí trong Đệ IV Quốc Tế. Tôi cầu mong có một ngày, những người dân miền Nam sẽ được tự do, và những bậc tiền bối cách mạng như Tạ Thu Thâu sẽ được đồng bào tưởng nhớ và lịch sử ghi công. Cộng sản đệ tam và Hồ Chí Minh đã tàn sát tiềm lực quốc gia, cướp quyền lãnh đạo quốc gia, để rồi ngày nay bọn chúng quỳ gối dâng đất bán biển của Tổ Tiên cho Trung Cộng, để vinh thân phì gia.

  4. Trung Hoàng says:

    Tiếng ái quốc tưạ hồ phản quốc,
    Lời vì dân tay thọc mác lê,
    Bao người yêu nước thảm thê,
    Chết trong câm lặng cơn mê buá liềm.
    Mượn dân tộc kẹp kìm dân tộc,
    Nước chia đôi thâm độc cường tranh,
    Xua quân mượn tiếng hùng anh,
    Trường Sơn xương trắng trên cành phủ tơ,

    Dưới hoa bướm lượn dật dờ !!!

Phản hồi