WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Việt lạc quan

Người Việt lạc quan? Hình Reuters.

Báo chí trong nước mấy ngày đầu năm 2011 loan tin khá nhiều về kết quả cuộc thăm dò của Viện BVA của Pháp và Viện Gallup của Mỹ về mức độ lạc quan trước tương lai của dân chúng tại 53 quốc gia trên thế giới.

Tổng cộng có 64.000 người tham dự. Riêng tại Việt Nam có 1000 người tham dự. Đặc biệt, hơn 70% người Việt Nam đều cho là họ đầy lạc quan về nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2011. Đây là tỉ lệ cao nhất trong tất cả các nước. Chính vì thế, hầu hết các bản tin đều mang nhan đề: Người Việt Nam lạc quan nhất thế giới.

Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên người Việt Nam đoạt được danh hiệu này. Nhớ, vào đầu năm 2007, kết quả một cuộc thăm dò tương tự cũng đã được công bố trên báo chí: 94% người Việt Nam được hỏi đều lạc quan về tình hình kinh tế trong năm mới so với nơi đứng hạng hai là Hồng Kông chỉ có 74%; kế đến là Trung Quốc với 73%; còn tỉ lệ lạc quan trung bình của các nước thì chỉ dừng ở mức 43%.

Theo cuộc thăm dò được công bố vào đầu năm 2011 này, tỉ lệ những người lạc quan ở Trung Quốc bị rớt xuống, chỉ còn 49%, trong khi tỉ lệ trung bình của các nước thì xuống rất thấp, đến mức 30%.

So với tỉ lệ chung của hai lần thăm dò ấy, người Việt không những lạc quan mà còn lạc quan với một mức độ rất đáng kinh ngạc. Chúng ta lạc quan hơn hẳn người dân ở các nước giàu có, phát triển và ổn định nhất trên thế giới. Hơn người Mỹ và người Canada (chỉ có 25% lạc quan). Cũng hơn hẳn người dân ở các nước châu Âu (tỉ lệ người bi quan về kinh tế trong năm 2011 ở Pháp là 61%, ở Anh là 52%, Tây Ban Nha là 48% và Ý là 41%).

Sự lạc quan một cách đặc biệt như vậy nói lên điều gì?

Trước khi trả lời câu hỏi ấy, chúng ta nên biết những nước được xếp vào loại lạc quan nhất trong các cuộc thăm dò này đều là các nước thuộc châu Á, châu Mỹ Latin và châu Phi, nghĩa là những vùng thuộc loại nghèo khó nhất trên thế giới. Khi tường thuật kết quả cuộc thăm dò, phần lớn báo chí đều nhấn mạnh: Ngay cả dân Nigeria và Afghanistan cũng lạc quan hơn cả dân Mỹ. Với Afghanistan thì, tuy dưới mắt mọi người trên thế giới, đất nước ấy đầy những bất hạnh, bất hạnh đến từ họa độc tài rồi chiến tranh, và cùng với cả hai, nạn tham nhũng tràn lan ở mọi cấp, nhưng dân chúng vẫn thấy lạc quan. Còn ở Nigeria thì báo Le Parisien nhận xét: “Bất chấp đảo chính, tham nhũng và đói nghèo thì người dân Nigeria vẫn tin tưởng về tương lai tươi sáng của đất nước họ”.

Tại sao có hiện tượng lạ lùng như thế?

Lý do đầu tiên có lẽ khá đơn giản: về tâm lý, người ta không thể sống mãi với đau khổ và tuyệt vọng. Nhớ, ngày xưa, Nguyễn Du có câu thơ: “Nhân đáo cùng đồ vô hảo mộng” (người đến bước đường cùng không thể có mộng đẹp được). Nói thì nói vậy, nhưng dù không có mộng đẹp đi nữa, người ta cũng phải bám víu vào một cái gì đó để tồn tại. Chỗ bám víu dễ dàng và tuyệt đối không tốn kém gì cả là hy vọng, cái niềm hy vọng được diễn tả bằng những thành ngữ hay tục ngữ  đơn sơ như “hết mưa lại nắng”, “hết tối lại sáng”, “khổ cực cam lai” hay “bỉ cực thái lai”, v.v…

Có điều, trong thế cùng khổ, người ta thường chọn cho mình một tầm nghĩ thật ngắn: Chỉ so sánh với ngày hôm qua. Hôm qua, mình ăn cơm độn; hôm nay được ăn cơm trắng, dù chỉ với nước mắm: Mừng! Hôm qua, mình đi xe đạp; hôm nay được lái xe gắn máy, dù ra ngoài đường lúc nào cũng bị kẹt xe và lúc nào cũng đối diện với nguy cơ bị tai nạn: Mừng! Hôm qua, đi đâu cũng phải xin giấy phép, hết giấy phép tạm vắng đến giấy phép tạm trú; hôm nay, muốn đi đâu thì đi, dù là những cái đi đầy rủi ro và bất trắc: Mừng!

Với tầm nghĩ ngắn như thế, người ta mất khả năng so sánh với người khác. Người dân Nigeria quên hẳn là cách đây ba mươi mấy năm, họ là một trong những quốc gia thuộc loại thịnh vượng, giàu có và phát triển hơn hẳn Singapore và Malaysia; bây giờ họ lại nằm trong số những nước nghèo khó nhất trên thế giới. Người Việt Nam cũng thế. Sự so sánh của họ chỉ mang tính lịch đại, tự so sánh mình với chính mình, trước và sau đổi mới cũng như năm trước và năm sau. Hiếm người chịu nhìn sang các nước khác, chung quanh, ngay trong khu vực, để thấy Việt Nam bị hầu hết các nước khác qua mặt. Qua rất xa. Có khi vài ba chục năm là ít.

Trương Duy Nhất, trong bài “Người Việt lạc quan: có nên vui không?”, ghi nhận:

“Mấy Tết rồi (và Tết này chắc cũng vậy) tôi về quê thấy nhiều nhà tiếp bia, thậm chí bia lon, 333 hẳn hoi, không còn rượu gạo nút chuối như trước. Mừng. Bảo đó là sự thay chuyển lớn cũng đúng. Nhưng đó mới là ta nhìn với ta, nhìn so với cái bóng của chính mình. Trong chừng đó thời gian, mình bước (hơn mình) được mươi thước, nhưng người khác họ đã bay tới…cung trăng! Vì thế, so là so với thiên hạ, chứ không phải nhìn so với chính cái bóng của mình.”

Rồi ông nhận xét:

“[T]rong khi báo chí tỏ ra hồ hởi trước kết quả về chỉ số niềm tin “nhất thế giới” của người Việt, tôi lại nhìn đó là một nỗi lo. Nỗi lo về cái bản tính tiếp nhận các hiện tượng, sự thể và cuộc sống một cách rất dễ dãi theo cảm tính, hiếm khi biết lật ngược lại vấn đề, dễ chấp nhận dễ hòa nhập, dễ bằng lòng với thực tại mà ít đòi hỏi quyết liệt cho những thay chuyển lớn.”

Cách đây gần hai năm, trong bài “Người Việt vô tư và lạc quan vì tư duy bằng…bụng?”, Nguyễn Ngọc Lanh giải thích thái độ lạc quan của người Việt Nam bằng một nguyên nhân xã hội: thiếu thông tin. Ông viết:

“Một người mắc trọng bệnh vẫn có thể lạc quan nếu thầy thuốc và gia đình giấu bớt thông tin. [...] Một người gửi tiền vẫn lạc quan, nếu ngân hàng sắp vỡ nợ biết cách che giấu thông tin. Những đứa con của một gia đình đang lâm vào khốn quẫn vẫn có thể cứ vô tư và lạc quan nếu cha mẹ chúng cố ý giấu giếm chúng những thông tin nào đó.

“Liệu có thiếu ví dụ? Câu hỏi là liệu những người trả lời cuộc điều tra có thiếu thông tin để dẫn đến thái độ ‘vô tư và lạc quan’, như kết quả điều tra đã công bố?”

Tôi nghĩ, ngoài lý do tâm lý và xã hội nêu trên, chúng ta còn có thể giải thích thái độ lạc quan hơi có phần quá đáng của người Việt Nam được thể hiện trong hai cuộc thăm dò vào hai năm 2007 và 2010 vừa qua, bằng một nguyên nhân khác nữa: văn hóa.

Nhưng bàn về văn hóa thì nhiều chuyện quá.

Thôi, để dịp khác.

Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

10 Phản hồi cho “Người Việt lạc quan”

  1. nvtncs says:

    ếch ngồi đáy giếng nhìn thấy trời xanh thì cảm thấy yêu đời.
    Người nhìn xuống đáy giếng thì ngược lại nhận thấy như sau:
    —————————————————————————————–
    Ông Nguyễn Bảo Hoàng (Henry Nguyen), từ Bấm công ty IDG, tâm sự về triển vọng của Việt Nam nhưng ông không phải là mù quáng không nhìn thấy những rủi ro.

    Xuất xứ của ông đem lại cho ông một cái nhìn có một không hai. Năm 1975, vào thời điểm chấm dứt Cuộc chiến Việt Nam khi ông mới lên hai, ông được gia đình đưa đi trốn chạy trước cuộc xâm lăng của quân cộng sản (Communist invasion) vào Nam Việt Nam.

    Henry Nguyễn “yêu đất nước và yêu luôn cả con gái Thủ tướng”

    Ông sống bảy tháng trong một trại tị nạn ở Philippines trước khi chuyển đến Virginia, Hoa Kỳ, nơi ông lớn lên với rất ít quan tâm ở quê hương cũ của mình, trả lời cha mẹ Việt của mình bằng tiếng Anh và đi vào học tại Đại học Harvard.

    Ông chỉ trở lại vào giữa năm 1990, miễn cưỡng, như là một nhà văn viết về du lịch cho loạt bài do sinh viên Harvard tổ chức mang tên Let’s Go. “Tôi cảm thấy yêu nơi này,” ông nói.

    Sau khi tốt nghiệp ngành y tế và kinh doanh, ông làm việc ở vị trí là người chọn cổ phiếu công nghệ cho Goldman Sachs tại New York dưới sự dẫn dắt của phân tích gia nổi tiếng của Microsoft, ông Rick Sherlund, nhưng một lần nữa ông đã nhanh chóng cảm nhận sự cuốn hút lôi kéo của Việt Nam.

    Ông trở lại vào tháng 6/2001, đúng ngày Toà Tháp đôi ở New York bị tấn công. Ông theo dõi những gì diễn ra sau đó trên truyền hình và cố gắng liên hệ với bạn bè.

    “Tôi cảm nghĩ có một cái gì đó hụt hẫng trong tôi, và nghĩ có lẽ không sống ở Mỹ chưa hẳn đã là một điều dở,” ông nói.

    Ba năm sau, ông nhận được một lời mời từ của người sáng lập IDG có trụ sở tại Boston, ông Pat McGovern, đề nghị về làm ăn tại Việt Nam. Giờ đây ông giám sát hai quỹ, một quý trị giá 100 triệu USD, và một quỹ khác trị giá 150 triệu USD.

    Không chỉ yêu đất nước này, Nguyễn còn yêu và sau đó cưới con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2008.

    Dù vậy, ông nói thẳng thắn về những thách thức của Việt Nam.

    Có ba vấn đề khiến tôi mất ngủ dài

    Ông Nguyễn Hoàng Bảo

    “Có ba vấn đề khiến tôi mất ngủ dài”, ông nói.

    Đứng đầu danh sách là cơ sở hạ tầng – một vấn đề lâu dài tại Việt Nam, nơi từ đầu những năm 1900 cho đến đầu những năm 1990 phát triển đã bị cản trở do xung đột và các chính sách tập thể được tạo lập một cách sai lầm.

    “Ngay cả khi tôi nói rằng Việt Nam hiện ở trình độ của Trung Quốc vào những năm ’97-’98, thì Việt Nam thực sự vẫn tụt sau rất nhiều về cơ sở hạ tầng,” ông Nguyễn Bảo Hoàng nói.

    Các cảng hiện hành của Việt Nam đang quá tải, Việt Nam thiếu đường cao tốc và mạng lưới điện là thiếu điện kinh niên khiến mất điện là bình thường.

    Thứ hai là vấn đề quản trị và tham nhũng. Theo ông, “Cuối cùng thì hầu hết mọi người trở nên dễ có thái độ chua cay, khó chịu về chính phủ, và có lẽ trong nhiều trường hợp thái độ đó là đúng.”

    Và thứ ba là giáo dục, có lẽ đó là điệp khúc phổ biến nhất trong số các chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Ông Nguyễn lưu ý rằng gần 2 triệu học sinh dự thi hàng năm để thi vào 750.000 chỗ học toàn thời gian tại các trường đại học.

    Chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam cũng không đảm bảo.

    “Đó là một điều vô cùng đáng tiếc khi có những người đầy tham vọng, muốn cố gắng hết sức, muốn làm việc chăm chỉ, và đa số phải học trong nền giáo dục tồi tệ nhất mà ta có thể tưởng tượng ra được,” ông nói.

  2. BaWa says:

    Đau buồn riêng cõi lòng ta
    Phải lạcquan mà sống để cho bàcon vui!
    Đời không cho ngọt cho bùi
    Mà tự mình phải biếnđổi cái buồn, xui, thành nụ cười…
    Là người phải khác đườiươi
    Cứ nhănnhăn, nhónhó,.. đời còn tươi cái nỗi gì???
    Cười khì một tiếng, kwa đi…
    Sá gì mộngảo, mang chi cho nặng lòng…

  3. D.Nhật Lệ says:

    Bi quan hay lạc quan thì tùy thuộc vào trí óc biết suy nghĩ,vào tâm lý lẫn thị giác.
    Nếu tùy thuộc vào trí óc biết suy nghĩ thì không thể nào lạc quan mà phải bi quan mới hợp lý trước thực
    tế về chính trị thì bảo thủ và lạc hậu,về kinh tế thì lệ thuộc qúa nhiều yếu tố bên ngoài,về xã hội thì thiều sinh khí vì bị chính trị kềm kẹp v.v.Thế nhưng người dân lại lạc quan thì đúng như lời cổ nhân thường nói “ngu si hưởng thái bình” ! Chẳng biết mô tê gì thì lạc quan vui sống là logic lắm chứ !
    Nếu tuỳ thuộc vào tâm lý thì người dân chỉ so sánh mình hôm nay khá hơn hôm qua là họ mừng rồi,so
    sánh trước đây kẻ có quyền… bóp cổ nghẹt thở gần chết,nay họ nới ra 1 chút cho có chút không khí
    vào là họ cảm thấy không có gì…hạnh phúc hơn nữa !
    Còn tuỳ thuộc vào thị giác thì tầm nhìn càng ngắn hơn vì bị che lấp bới ảo tưởng,huyễn tưởng do nhà cầm quyền ra sức,bất kể ngày đêm,bơm vào đầu người dân không thiết suy nghĩ mà chỉ “tự sướng”,
    một thứ THỦ DÂM TINH THẦN vô cùng độc hại !
    Một nước mà người dân có đầu óc thoả mãn như vậy thì quả là đại nguy,sắp bị tiêu diệt,chứ đừng tự
    hào rởm làm gì ! Kẻ NGU mới không biết NGUY !

    ,

    • TrucTruong says:

      Tự cung, tự cấp, tự cường
      Tự sướng, tự chủ, là thiênđường riêng tư!
      Còn hơn lợidụng chiên khờ
      Phĩnhphờ, cướp giựt gái tơ ngoan hiền
      Cướp luôn củacải bạc tiền
      Trai tơ, trẻ nít,.. chẳng kiêng thứ gì ?!?

      • Dân Quèn. says:

        Tự cung, tự cấp, tự Xài ,
        Hà Giang có Gái (đẹp) bỏ hoài cho ai ?
        Thế nên Hiệu Trưởng miệt mài…
        Xài Xong liền Tiến cho Ngài Cấp Trên ,
        Các Ngài Chơi Gái (Tơ) sướng rên ,
        Chơi kiểu từ dưới lên trên …
        Việt Nam đau chỉ Cái Miền Hà Giang !!!

  4. 1/86 tr. con chim says:

    Phải lạc quan, không còn cách nào khác!
    Nếu nghĩ đến tương lai con em, công ăn việc làm- kế sinh nhai cho ngày mai thì họ sẽ bi quan và không còn sức lực, động cơ để bon chen tiếp.
    Vậy đơn giản nhất là hôm qua không đủ ăn, đủ mặc. Hôm nay đã có xe gắn máy Tầu để cưỡi, chở cả gia đình 3-4 người đi dạo phố là “sướng nhất trần gian” rồi còn gì. Sao phải nghĩ ngợi thêm cho mệt. Vả lại muốn nghĩ và nêu ra ý kiến cá nhân gì thì cũng đâu được phép!
    Vậy cứ ăn-nhậu và lạc quan phóng xe máy đi chơi là thượng sách. Mừng cho dân ta có “bài thuốc lạc quan” để mà tiếp tục tồn tại.

    Ở các nước văn minh-phát triển, họ không lạc quan nổi vì trước đây họ tiêu pha không phải chắt bóp, 3-5 năm thay cái xe hơi, bây giờ phải chờ đến 5-7 năm mới có điều kiện thay xe mới. Nghĩ mà “tội nghiệp” cho họ quá!

    Vấn đề này âu cũng tại ai, do ai?
    Người dân ở nơi đâu mà chẳng phải làm mới có ăn. Không lẽ họ giầu có hơn ta cả 100 lần thì có nghĩa là sức khỏe của người công nhân khác xa nhau gấp trăm lần à?, hay họ giỏi hơn ta thì khối óc họ nặng khoảng 25kg?

    Tất cả đều do đường lối chính trị- lãnh đạo- tổ chức xã hội. Giỏi hay kém!

  5. Chris says:

    10 năm trứơc hay xa hơn nửa ở hải ngọai khi local news nơi họ sống nói về ngừơi VN là thừơng là tin tốt như là ngừơi VN thành công về học vấn, thưong mãi, etc…nay local news có tin tức về ngừơi VN là Police vừa phá vỡ 1 tổ chức của ngừơi VN về buôn phụ nữ, trồng cây ma túy, ID thieves, etc..
    Nếu so sánh 2 groups ngừơi VN như vậy thì chúng ta có nên lạc quang về tương lai của đất nứơc VN hiện nay hay không nếu không có sự thay đổi quang trọng từ trong nứơc.

  6. thanh long says:

    Con người VN rất hiền lành, vô tư và chất phát. Có thể nói họ lạc quan đến mức vô tư, đến độ miễn suy nghĩ.
    Trước đây, mua một chiếc xe gắn máy là cả một vấn đề. Xe gắn máy được xem như là một tài sản. Giờ đây, mua một xe gắn máy là một chuyện bình thường, nằm trong khả năng của họ. Vậy làm sao họ không tin được cuộc sống tốt đẹp hơn nhỉ!!! Nhưng họ nào biết rằng con ngựa sắt ấy sẽ đem đến tai họa cho họ đâu, độ an toàn của nó không được đảm bảo, khi chạy rất nguy hiểm nhưng họ bất cần, họ chỉ biết nó chạy được thôi.
    Trước đây, Việt cộng đã vẽ ra một cái bánh vẽ thiệt to, thiệt đẹp và thiệt hấp dẫn đã dễ dàng lừa phỉnh được họ chỉ vì cái lạc quan đến mức vô tư, đến độ miễn suy nghĩ của họ. Bây giờ, vỡ lẽ ra đã muộn rồi. Cũng vậy, khi bị tai nạn thì họ mới vỡ lẽ ra chiếc xe ấy không đảm bảo an toàn lúc đó đã muộn rồi.

  7. tudo says:

    Đó là loại hồ hởi, lạc quan tếu, của tầng lớp giầu có, không đáng tin cậy. Bởi vì với sự thăm dò chỉ có 1.000 người, so với 85 triệu dân VN. Xin hỏi là trong 1.000 người đó có bao nhiêu % là người công nhân và nông nhân nghèo khổ.
    Tôi nghỉ họ chiếm không tới 5%, nên với 95%( trong 1.000 người) còn lại là những người thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Thì khi họ được tham khảo, họ trả lời là hồ hởi và lạc quan là đúng lắm rồi. Đúng là thứ hồ hởi, lạc quan không có tình người của bọn trọc phú, bọn cháu chắt của lũ tư bản đỏ.

  8. lotxac says:

    Phải; người Việt nên LẠC QUAN dù chỉ lạc-quan trong một giờ; một phút nào; cũng nên lạc quan cho số kiếp sinh ra trong một đất nước: Vừa chấm dứt CHIẾN TRANH do Hô chí Minh đưa đám người TẬP-KẾT vào miền NAM giả danh là MTGPMN gây nồi da xáo thịt suốt 25 năm; khiến Mỹ lấy cớ LẬT ĐỔ TT Ngô đ̀nh Diệm để nhảy vào Việt-Nam gây nên cảnh CHẾT CHÓC HÃI HÙNG chẳng những cho ĐỒNG BÀO; mà hàng triệu thanh thiếu niên lìa bỏ cuộc sống quá trẻ…Không ai ngờ rằng giấc mơ Hòa bình vừa đến với họ; thì không mấy chốc; họ bị CSVN đổi mặt: nào chồng con; cha chú bác họ bị lùa vào trại giam; ai chống đối cũng bị bắt nhốt hành hạ,và cha đạp NHÂN PHẨM con người không còn VĂN CHƯƠNG nào diễn tả nổi; riêng đồng bào cũng bị bóc lột do người Việt từ phương Bắc khác mang TƯ-TƯỞNG MARX-LE vào tịch thu nhà cửa; ruộng đất của họ làm của Đảng. Riêng họ thì Đảng cho đi đào KINH; lấp Cống theo lệnh TRÊN ban xuống. Lúa gạo miền NAM ăn không hết trước đây; thì Đảng tịch thu sạch gửi qua Tàu,và Liên-Sô. Thay vì ăn cơm của người việt nam. Đảng đem bo-bo; bột mọt…cho dân ăn để lao động sản xuất. Đó là CON ĐƯỜNG BÁC ĐI… thực hiện CÁCH MẠNG mấy mươi năm để đem nó về cho DÂN MIỀN NAM đói khát,và chết chóc.
    Bây giờ; ĐẢNG CƯỚP VIỆT CỘNG đi cướp được của nước ngoàí: TIỀN NGOẠI HỐI trên 8 tỷ Dollars mỗi năm. Tiền bán CẦN-SA; MA TÚY do ĐẢNG tung người ra đã đưa về cho nước trên 10 tỷ mỗi năm. Tiền bán TÊ-GIÁC; NGÀ VOI; SẢN PHẨM HIẾM 2 tỷ dollars mỗi năm. Tiền Đảng cho Phi-Công qua NHẬT; ÚC ăn cắp; nào tiền ĐẢNG cho người ĂN VẠ; nào tiền ĐẢNG giàn dựng tất cả người VIETNAM bị chất-độc dioxin tức chất độc DA-CAM do Mỹ bỏ xuống VIET NAM trong thời chiến; nào tiền những nhân vật không biết CỘNG SẢN là gì; trong thời gian CS nắm quyền tại miền NAM nên họ về VN được ĐẢNG ưu-tiên cho hưởng PHÚC ( Mỹ âm là Phất); có tiền thì có TIÊN; nên có người đem hết tài-sản do mình cần cù kiếm ra khổ cực tại các nước LẠNH-LẼO CÔ ĐƠN; để bây giờ về cho ĐẢNG ưu-đãi.
    Riêng tại VN; ai không có việc làm; thì Đảng đưa vào làm: cá; làm tôm đông lạnh,và mỗi tháng lãnh được 49 dollars; với số tiền này thua tên Cán-Bộ tại Phi-Trường TSN nhận tiền tip của VK trong nửa giờ; hay hai ba phút khi người KHÚC RUỘT NGÀN DẬM ĐI QUA với thủ tục ĐẦU TIÊN.
    Tại sao không lạc quan ?. Hãy lạc quan đi… để ngày mai có THIÊN TAI xảy đến. Hay TQ đánh vào; thì người DÂN VIỆT cũng không quên mình đã có một ngày; hay một giờ LẠC QUAN hôm nay.
    Xin CHÚC MỪNG SỰ LẠC QUAN NÀY bằgn câu:
    THÀ MỘT PHÚT HUY HOÀN; RỒI CHỢT TẮT.
    CÒN HƠN LEO LÉC SUỐT ĐÊM THÂU.

Leave a Reply to 1/86 tr. con chim