WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trịnh Công Sơn: Thư tình gửi một người

SGTT.VNNgày 1.4.2011, đúng mười năm sau ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm để rong chơi chốn vĩnh hằng, bà Dao Ánh – người tình đầu tiên – một trong những người tình đã mãi mãi bất tử bằng những ca khúc của ông cho công bố hơn 300 bức thư tình của Trịnh Công Sơn gửi cho bà.

———————————————-

Dao Ánh lần trở lại năm 1998. Ảnh: TLGĐ

Trịnh Công Sơn đã nói tiếng yêu em bằng ngôn ngữ thật đẹp, là bản chúc thư ca ngợi tình yêu, là thân phận, là những dằn vặt triền miên về kiếp người. Người ta nói nghệ thuật là đời sống riêng biệt, hiếm hoi. Trong trường hợp này, dường như tình yêu đã làm nên những cảm xúc để từ đó ra đời những tình khúc huyền thoại để lại cho cuộc đời. Xin cảm ơn bà Dao Ánh và gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cho phép Giai phẩm xuân Tân Mão Sài Gòn Tiếp Thị lần đầu tiên công bố những di bút rất riêng tư này.

Sau gần nửa thế kỷ, hơn ba trăm bức thư tình mới được chủ nhân của nó tiết lộ, hé mở phần sâu thẳm trong trái tim một nhạc sĩ tài hoa, gắn với một thời đoạn khai sinh những ca khúc bất hủ về tình yêu và thân phận…

25 tuổi, tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn, Trịnh Công Sơn đã chọn B’lao, một thị trấn chênh vênh giữa những tầng mây để sống như một kẻ ẩn dật, ôm theo mối tình si với người con gái xứ Huế mang tên Dao Ánh.

Bức thư đầu tiên anh gửi ngày 17.9.1964, với những lời mở đầu như một tiếng reo vui “Dao Ánh, Dao Ánh, Dao Ánh…”. Nét chữ của anh hồi ấy nắn nót như những nốt nhạc: “Anh cảm ơn Ánh nghìn lần đã yêu thích thiên-đàng-sương-mù của anh. Anh sẽ cố gắng yêu thích lấy nó đến bao giờ không thể. Ở đây có cái tự do của con người mỗi ngày chỉ thấy mình và trời đất…”.

B’lao bỗng hiển hiện thật rõ nét với hình ảnh một người đàn ông mơ mộng trầm tư ngày ngày chỉ có một niềm vui duy nhất là ra bưu cục đón nhận những bức thư. Anh viết về những ngày dài hoang vu, những buổi sáng thức dậy trong im lặng, những buổi tối trăng non… Anh gọi tên Dao Ánh không biết bao nhiêu lần trong thinh không… Anh dệt lên trong tâm tưởng một hình ảnh thật trinh nguyên, một Dao Ánh với “mái tóc thật dài, với tâm hồn lá non và tiếng cười hồn nhiên như một buổi sáng mùa xuân…”. Bắt gặp đâu đó trong những cuộc hẹn hò bất thành của anh là những giận hờn, trách cứ như biết bao người đàn ông khác trong tình yêu. Nhưng trách cứ của anh sao mà dịu dàng, sao mà ngọt ngào, yêu thương.

Những kỷ niệm đẹp nhất giữa hai người đã trở thành cái cớ cho những suy tư về thân phận, về chiến tranh, về tình yêu của Trịnh Công Sơn tuôn trào. Hay có lẽ cái khoảng cách vời vợi giữa một tình yêu quá mộng mị đã giúp anh soi rọi một cách trầm tĩnh nhất vào cái hố thẳm của riêng mình, để gọi tên những cảm xúc cho Phúc âm buồn, Tuổi đá buồn, Lời buồn thánh, Như cánh vạc bay, Chiều một mình qua phố… Dao Ánh còn giữ lại nguyên vẹn bản viết tay đầu tiên của Mưa hồng, Tuổi đá buồn với lời đề tặng “bản của Ánh đó”. Suốt cả mùa hè năm 1965, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lơ lửng giữa sự sống và cái chết, với những cơn hôn mê trước giấc ngủ của một kẻ tuyệt vọng cùng cực. Những ca khúc phản chiến, kêu gọi hoà bình rúng động lòng người đã ra đời chính trong thời điểm này, như Ca dao mẹ, Lại gần với nhau, Người con gái Việt Nam da vàng… Những ca khúc tranh đấu quyết liệt để giành lại quyền sống, để được làm người.

Thủ bút Trịnh Công Sơn.

Trịnh Công Sơn dạy tại B’lao chỉ ba năm, từ 1964 đến 1967, ba năm đều đặn với hơn ba trăm bức thư tình. Quả thật anh là người viết thư tình lãng mạn nhất của thời đại. Bức thư đầu tiên anh nói lời cảm ơn, và bức thư chia tay cuối cùng, anh cũng nói lời cảm ơn. Mỗi lá thư của anh như một đoản văn đầy chất thi ca, chứa đựng tâm trạng lo âu, dằn vặt triền miên về kiếp người, lòng tin vào những điều tốt đẹp đang dần mất đi trong cõi nhân gian. Đây thực sự là mảng văn chương ấn tượng trong cuộc đời nghệ thuật của Trịnh Công Sơn, bên cạnh gia tài đồ sộ về âm nhạc của anh.

Năm 1993, Dao Ánh đã trở lại Việt Nam, và gặp lại Trịnh Công Sơn. Xin trả nợ người đã được anh viết liền một mạch vào đêm mùng ba tết năm ấy. Dưới bản nhạc anh viết tặng Dao Ánh là một tiếng thở dài đau nhói: “Nỗi buồn xin lỗi bàn tay/Tấm thân hiu quạnh ngồi say một mình…” Dao Ánh đã ly dị chồng ngay sau cuộc hội ngộ buồn bã này.

Những lời cuối cùng anh viết cho Dao Ánh là những ngày anh nằm trên giường bệnh. Anh không thể cầm bút được, nên phải đọc cho người bạn Sâm Thương viết giùm mình, và gửi qua email. Vẫn là những lời an ủi thật dịu dàng: “Ánh cố gắng tìm được những niềm vui nhỏ nhắn trong cuộc sống bình thường là quý giá lắm rồi. Chúc Ánh một cái tết thú vị dù chỉ một mình hay với người khác…”.

Hơn bốn mươi năm đã qua, bao tao loạn, thăng trầm, chiến tranh liên miên, rồi lấy chồng, sang Mỹ… vậy mà Dao Ánh vẫn cất giữ nguyên vẹn những bức thư tình, những chiếc phong bì, kể cả từng chiếc lá dã quỳ anh ép trong thư, cả những giọt nến anh đốt lên để viết tên chị… Nhưng có một điều ít ai biết, là lúc đó Ngô Vũ Dao Ánh, em gái của Ngô Vũ Bích Diễm (nhân vật của Diễm xưa), chỉ mới… mười lăm tuổi.

Không ít người thắc mắc tại sao đến giờ này, Dao Ánh mới chịu công bố những bức thư tình. Chính chị đã phải trải qua những ngày dài đắn đo, nên mười năm sau ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng ta mới được chiêm ngưỡng nó. Trong thư gửi Trịnh Vĩnh Trinh, em gái Trịnh Công Sơn, Dao Ánh viết: “Hãy nghĩ về anh Sơn không phải chỉ để dành riêng cho một con người, một gia đình, một thành phần cụ thể nào cả… Dù cho mình có yêu thương anh Sơn thế nào đi nữa thì anh đã là một vĩ nhân rồi, và theo hướng nhìn đó anh đã là của tất cả mọi người. Dao Ánh đã tập nghĩ cho mình như thế, để có thể giao phó tập thơ này cho gia đình xuất bản, như một món quà để lại cho thế hệ đời sau và văn chương Việt Nam…”.

Bì thư Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh

Và của Dao Ánh gửi TCS

Bà Dao Ánh chụp chung cùng gia đình nhạc sĩ trong đêm nhạc Trịnh Công Sơn ở Vũng Tàu năm 2008. Ảnh: Nguyệt Vy

Nhà thơ Nguyễn Duy, người được gia đình Trịnh Công Sơn tin cậy giao phó việc biên tập và xuất bản tác phẩm Thư tình gửi một người, thổ lộ: “Đọc hết ba trăm hai mươi bức thư tình, tôi gần như choáng váng. Cảm ơn những người tình như Dao Ánh đã biết gìn giữ tình yêu của anh Sơn trong bốn mươi sáu năm qua, tức là gần nửa thế kỷ. Dao Ánh vừa là một tình yêu rất cụ thể, đồng thời là một tình yêu biểu tượng. Một tình yêu cụ thể đã chấm dứt, nhưng biểu tượng tình yêu thì bất tử với thời gian…”.

Bức thưa chia tay của Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh:

 

Bà Ngô Vũ Dao Ánh lần trở lại mười năm sau. Ảnh: Nguyệt Vy

B’lao, Ngày 25/Mars/1967

Bây giờ đã quá khuya, chương trình chuyên đề về tình yêu còn để lại một vị đắng rất mỏng. Mọi người cũng đã ngủ từ lâu và anh cũng phải quyết định một lần cho Ánh lẫn cho anh. Một quyết định thật khó khăn và chẳng ai trong cuộc dám dứt khoát với chính mình. Quyết định nào cũng có sự khổ sở của nó. Anh cam đành là kẻ bội bạc để mở ra cho Ánh sự ngạt thở bấy lâu trong đó người này hay kẻ kia đã cố gắng đóng cho trọn vai trò của mình. Cho đến phút này anh vẫn cảm thấy chỉ riêng mình anh đã sống thật hồn nhiên trong tình yêu đã qua.

“Chúng mình chấm dứt tình yêu đó ở đây”

Hãy xem mọi lầm lỗi đều ở anh cả và sau quyết định này là một lối ngỏ thênh thang trên đó Ánh hãy đi vào những phiêu lưu mới đừng ăn năn, đừng băn khoăn gì cả. Tất cả đã rõ như một khoảng trắng. Cũng đành vậy thôi.

Anh đã nhìn tình yêu ở một độ cao nhất của thuỷ triều. Quyết định như không thuộc về anh. Anh xin cảm ơn bốn năm ròng rã nâng niu tình yêu đó. Cũng xin cảm ơn những buổi đợi chờ thật dịu dàng không bao giờ còn có được. Để vĩnh biệt nhau trong tình yêu đó anh chỉ muốn khuyên Ánh, trong tương lai hãy tự tin hơn và bớt suy tính.

Anh đã bất lực không cứu vãn gì được cho tình yêu của mình. Thêm một lần đánh mất và thất lạc những vàng son.

Đã viết quá dài ngoài ý muốn nhưng nói một lần mà cho tất cả về sau.

Cầu mong thật nhiều bình an cho Ánh và đời đời hạnh phúc trong những dự tính mới ở tương lai.

Thân yêu

Trịnh Công Sơn

Tác giả Kim Yến (Sài Gòn Tiếp Thị)

37 Phản hồi cho “Trịnh Công Sơn: Thư tình gửi một người”

  1. thaopro says:

    Thật tội nghiệp cho những ai viết những comment chống đối nhà nước chống đối TCS. Bởi họ chẳng còn biết nói chuyện với ai nên phải chui vào những trang Web mà giấu tên để phát ngôn cho sướng mồm. Nước VIệt Nam tôi là thế đấy, nếu các người muốn một cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hay muôn theo đuổi 1 tư tưởng mà các người thấy cao cấp hơn Hồ Chí Minh thì xin các người đừng viết bằng tiếng Việt Nam nữa, đừng nhận mình là người Việt Nam. Thật xấu hổ khi một người mẹ đẻ ra một thằng con mất dạy cũng như một đất nước chứa đựng những phần tử cực đoan. Nhưng bất kỳ lĩnh vực nào cũng thế, cũng có cái xấu xí ở trong đó dù nó có tốt thế nào. Thôi cũng xin cảm ơn chủ nhân của những Comment phản động. Chúc các bạn luôn có tinh thần và sức lực tốt nhât để có thể ngồi viết những dòng tâm sự dù để chống lại Đất Nước chúng tôi. Nhưng xin 1 lần nữa, đừng viết bằng VIệt Ngữ.

    • Dayne em says:

      Dat nuoc chung toi !!! Huh huh .I think you talk this for you and your children to remember
      WTF ! Communism create a bunch of people like you . no heart , no brain , no love for nothing ! Yeah stick with communism to the end good luck!

      Who care ! Sooner or later communism and follower like you go to hell for better of Vietnam

    • Tiên Ngu says:

      Bạn nên tội nghiệp cho chính bạn…

      Có thể csVN là thần tượng, là nhà nuớc được bạn công nhận. Có thể những tên hèn, vì mạng sống lúc đỗi đời, vì sợ chết, muối mặt hát bơm theo lũ Cộng, tiếp tay xí gạt người dân hiền lành cho họ an phận với cái láo, cái đói, cái băng hoại đạo đức…

      Nhưng bạn, không thể tự cho những điều bạn nhận định là đúng, những gì của người khác chỉ là…chửi cho sướng mồm….

      Bạn nên tự suy nghỉ, người khác “chửi” csVN, “chửi” Trịnh công Sơn, thì họ sẽ được cái gì?

      Tự…sướng à?

      Làm gì có chuyện đó?

      Trình bày sự thật, nói lên sự thật của một giai đoạn, của một vài nhân vật có danh, có phải chỉ đơn thuần là chửi?

      Vì sự láo lừa, hiểm độc của những người Việt nam theo chủ nghĩa cộng sản, bái lạy Nga Tàu, mà toàn dân đã ra thân ăn mày gần một thế kỷ dài, xã hội Việt Nam từ khi có mặt những tên VC, đạo đức, luân thường, hoàn toàn băng hoại, chuyên lừa nhau mà sống; lừa giỏi thì…hãnh diện.

      Thế thì những con người a dua theo chúng, hát bơm theo chúng, giúp chúng tha hồ mà láo, mà lừa để luôn được cởi cổ người dân Việt. Toàn dân Việt nam đều phải có bổn phận vạch mặt chỉ tên những thành phần này. Cho đời sau rỏ nét, mà tránh đi…

      Bạn hãnh diện là người VN dưới chế độ cộng sản? Thế thì bạn hãy tự sướng lấy chính bạn đi. Nhưng không nên vì cái niềm tự sướng ấy rồi…phẹt trên diễn đàn. cái mùi ấy nghe rất khó chịu…

  2. Chúng tôi là người lính đang cầm súng bảo vệ Trường sa đọc bài báo này thấy rất cảm động với bài viết này. Chúng tôi cố gắng với tất cả những gì có để bảo vệ Đảo của Tổ quốc. Nhưng nói thật với những gì chúng tôi có khó có thể bảo vệ được đảo nếu Trung quốc đánh chiếm nhưng chúng tôi cũng đồng ý là nếu dùng hỏa tiễn tầm ngắn chúng tôi có thể bắn hạ tầu chiến của họ khi muốn vào vũng biển của ta.Còn nếu chúng ta có hỏa tiễn các tầm thì kể cả Trung quốc có tầu chiến hiện đại to mấy cũng phải chạy trốn đâu dám đến đây để chết sao?
    Xin cảm ơn các bác, các chú và tác giả đã viết với tinh thần trách nhiệm với đất nước và đảo biển của chúng ta. Chúng tôi cho rằng quan điểm của ông Nguyễn Hiền đang sống sung sướng ở nước ngoài mà với thái độ như vậy là không có tính người Việt. Chúng tôi đang cần có những tiếng nói cổ vũ chúng tôi cầm súng bảo vệ đất nước chứ không cần những kẻ chỉ muốn nước loạn dưới bàn tay của Trung quốc.
    Chúc các bác các chú mạnh khỏe không quyên hướng về đảo biển của Tổ quốc ta.
    Phạm Thế Cường

  3. Lữ Út says:

    Mả nhà họ Ngô này chắc mục từ lâu, ba cô con gái thi nhau mở thanh lâu lúc trẻ, nay về gìa lại rủ nhau buôn danh bằng xác chết. Chỉ tội nghiệp các đấng lang quân, không biết có khi nào nghe tiếng rên Trịnh ơi !

  4. lotxac says:

    Cái ” NÔI “.
    Nói cải lại Ông bà mình hay nói : CÁI RĂNG; CÁI TÓC là GỐC CON NGƯỜI. Năm TÂN MÃO là năm đổi mới nên Lão đề ngḥi ” CÁI NÔI CÁI ÓC là GỐC VIỆT CỘNG “.
    Ngoạ trừ những vị ANH HÙNG VỊ QUỐC VONG THÂN như T.T Nguyễn khoa Nam thì chắn chắn phải thành THẦN.
    Nhưng trong cái ” NÔI ” của miền TRUNG “HUẾ ” đã xuất hiện trong lúc chiến tranh; và sau tàn cuộc chiến những NHÂN-VẬT nổi tiếng ở trong cái ” NÔI ” ấy mà ra ;gồm có HT ĐÔN HẬU; ÔN(g) NHẤT HẠNH; TÌNH TỪ…là những vị SƯ nổi bậc vừa có ĐỨC vừa có TÀI; vừa có tiếng vang động THẾ-GIỚI cho đến Mỹ Châu về cái TÀI…mà ít ai có được. (bravo).
    Về Thế-tục; chúng ta phải nói từ cái ” NÔI ” ấy có nhà nhạc TRỊNH CÔN-SƠN muôn thuở. Nhà THƠ trong cái ” NÔI ” này thì TỐ-HỮU luôn luôn bên cạnh Hình CHÍ MÔ chuyên làm thơ GIẾT….
    Người cũng từ trong ” NÔI ” ấy là chính chí TÔN THỊ NINH làm tớ chức vụ BỘ TRƯỞNG về VĂN HOÁ/CỘNG SẢN.
    Riêng nhà SƯ bị VNCH đuổi ra khỏi nước từ năm 1966 đã kéo em CAO qua Nhật… rồi sống im lặng ở Pháp một thời gian. Bỗng nhiên; trở lại VN tính chuyện MƯA GIÓ; nào ngờ bị VC đá đít… rút chạy có cờ… kéo lờ về Bordeaux/France . Còn gã TU-TÌNH thì ẩn mình vào NÚI collected tất cả các địa chỉ của người VIET trên nước Mỹ và thế giới để tìm cách xin tiền đem về xây ” NÔI “.
    Giả sử; HỒ CHÍ MINH không có ý đồ giết dân VIETNAM thì như ĐỨC và ĐẠI HÀN giữ gianh giới như họ; thì không có cái CỚ gì MỸ đem bombs đạn thả xuống VIỆT NAM hàng VẠN TẤN BOMBS như TCS ca.
    Mình không truy ra cái GỐC; mà cứ cãi cái MỒM thì không khác nào chúng ta đi trong RỪNG mà không có định hướng.
    Ông không có nhuộm BÀN TAY MÁU của dân tộc ông trong chiến tranh VIETNAM; nhưng ông đau lòng vì người VIET-NAM ta đã bị chiến tranh PHI LÝ khiến HẬN THÙ này không bao giờ CHẤM DỨT.
    Nỗi NHỤC NÀY dù hàng trăm năm cũng không thể vơi được nếu VIET CỘNG không biết SÁM HỐI.

Leave a Reply to lotxac