WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một nhà độc tài già dặn bị những đứa trẻ dùng bàn phím đánh bại!

Wael Ghonim. Ảnh: AP

Wael Ghonim, 30 tuổi, là người Ai Cập, hiện là Executive Manager of Marketing của Google ở Dubai, và là biểu tượng của cuộc cách mạng Ai Cập, đã trả lời phỏng vấn phóng viên Harry Smith trong chương trình “60 minutes” của đài truyền hình CBS của Mỹ, hôm 13-02-11 vừa qua. Dưới đây là nội dung video do Ngọc Thu chuyển ngữ.

Tối Chủ Nhật này (13-02-11), lần đầu tiên trong hơn hai tuần, giao thông thông suốt ở quảng trường Tahrir, Cairo. Tại Ai Cập, công việc làm ăn mở cửa trở lại, các lớp học ở đại học đã mở trở lại và một chính phủ quân sự mới, lên nắm quyền với sự hỗ trợ của đa số người dân và hứa hẹn một nền dân chủ đang đến.

Ai Cập là một nền văn minh cổ đại với dân số trẻ trung, gần 2/3 dân số ở độ tuổi 30 hoặc thấp hơn. Nhiều người trong số họ được giáo dục nhưng thất nghiệp và bực tức.

Cuộc cách mạng 18 ngày của họ không bắt đầu bằng chủ nghĩa khủng bố và xe tăng, nhưng bắt đầu bằng Twitter, các đoạn text và các chương trình phát sóng truyền hình vệ tinh.

Tuần này một nhà chuyên quyền có tuổi, cai trị như một pharaoh hiện đại, trở thành nạn nhân của những thứ vũ khí của đám trẻ kia, sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội có tổ chức hơn và có chiến thuật giỏi hơn, bởi những đứa trẻ với bàn phím.

Ở Cairo, ông Harry Smith, phóng viên CBS News đã có cơ hội nói chuyện với một người mới nổi lên như một biểu tượng của phe nổi dậy, nhưng không phải là lãnh tụ, anh Wael Ghonim, quản đốc điều hành Google.

Ghonim bị bắt giam vì tổ chức trên internet. Sau khi anh được phóng thích, anh đã xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình vệ tinh, đã tiếp thêm nghị lực cho phong trào. Mặc dù anh là trung tâm của “cuộc cách mạng thời đại mới”, nhưng anh không có tham vọng lãnh đạo, cũng không biết bất kỳ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Wael Ghonim: Chế độ này cực kỳ ngu xuẩn. Họ là những người đã tự chấm dứt chế độ. Họ liên tục đàn áp, đàn áp, đàn áp và đàn áp. Ngay sau khi tôi ra khỏi tù, tôi đã viết một mẫu tin rằng chúng tôi sẽ thắng, bởi vì chúng tôi không hiểu chính trị, bởi vì chúng tôi không hiểu những trò chơi bẩn thỉu của họ. Chúng tôi sẽ giành chiến thắng bởi vì những giọt nước mắt của chúng tôi xuất phát từ trái tim. Chúng tôi sẽ giành chiến thắng bởi vì chúng tôi có một giấc mơ. Chúng tôi sẽ giành chiến thắng bởi vì chúng tôi tin rằng nếu có ai đó ngăn chặn giấc mơ của chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ nó.

 Harry Smith: Cách nay hai tuần rưỡi, khi mới bắt đầu, anh có đoán trước kết quả này?

Wael Ghonim: Khi tôi xuống đường hôm thứ Ba, ngày 25 [tháng 1], tôi nói rằng “Ồ, nó sẽ xảy ra”. Bởi vì rào cản duy nhất để người dân nổi dậy làm cách mạng chính là rào cản tâm lý sợ hãi. Chế độ này tồn tại là dựa trên sự sợ hãi [của mọi người]. Họ muốn mọi người sợ hãi. Nếu anh có thể phá vỡ rào cản tâm lý đó, chắc chắn anh có thể làm một cuộc cách mạng.

Bức tường sợ hãi đó đã đổ trong vài tuần qua, khi hàng trăm ngàn người Ai Cập đã thách đố chính phủ của mình và đòi thay đổi. Giúp dẫn đầu cuộc nổi dậy là Ghonim, 30 tuổi, quản đốc tiếp thị của Google ở khu vực Trung Đông. Trong thời gian rảnh, anh đã tạo ra một trang Facebook, đăng tải thông tin về sự tàn bạo của cảnh sát Ai Cập.

Anh rất bực tức về cái chết của một nhà hoạt động trên internet, 28 tuổi, đã bị cảnh sát đánh cho đến chết, sau khi cố gắng để lộ sự tham nhũng của cảnh sát.

Harry Smith: Câu chuyện của anh ấy quan trọng như thế nào đối với những gì đã xảy ra ở đây ba tuần qua?

Wael Ghonim: Nhân tiện, tên của anh ấy là Khalid Sayid, tên đó dịch qua tiếng Anh là “hạnh phúc vĩnh cửu”. Hình ảnh của anh ấy sau khi bị các sĩ quan cảnh sát giết đã làm cho tất cả chúng tôi phải khóc, bởi vì anh ấy xuất thân từ tầng lớp trung lưu. Cá nhân tôi đã liên lạc với anh ta. Tôi nghĩ, “biết đâu đó có thể là anh hay em trai của tôi”. Và tôi biết cảnh sát ở Ai Cập. Họ thường hành động như thể họ kiểm soát cả thế giới. Họ sẽ đánh gục anh. Về cơ bản, anh là một người không có quyền gì cả. Vì vậy, khi anh ấy qua đời, cá nhân tôi bị tổn thương sâu sắc. Tôi đã quyết định bắt đầu chiến đấu chống lại chế độ này.

Các trang Facebook có tên “Tất cả chúng tôi là Sayid Khalid”, chẳng bao lâu sau, hàng trăm, sau đó là hàng ngàn người khác, đã bắt đầu chia sẻ hình ảnh và video về sự lạm dụng và ngược đãi của cảnh sát.

Chỉ trong vài tháng, số lượng người theo dõi trên Facebook đã lên đến nửa triệu, và khi anh Ghonim và các nhóm tổ chức khác đăng ngày, giờ và địa điểm của các cuộc biểu tình, người dân bắt đầu xuất hiện và đăng tải video trên internet. Nhiều người trong các nhóm tổ chức chưa bao giờ gặp nhau ngoài đời. Họ chỉ tiếp xúc với nhau trên mạng.

Harry Smith: Nếu không có mạng xã hội, liệu cuộc cách mạng có xảy ra không?

Wael Ghonim: Nếu không có mạng xã hội, nó sẽ không bao giờ được châm ngòi. Bởi vì tất cả mọi chuyện trước khi cuộc cách mạng xảy ra là điều quan trọng nhất. Nếu không có Facebook, không có Twitter, không có Google, không có YouTube, cuộc cách mạng này sẽ không bao giờ xảy ra.

Harry Smith: Nếu anh muốn có một đất nước tự do, nếu anh muốn có dân chủ, thì Internet rất quan trọng, và tất cả các thông tin này có thể được chia sẻ. Nhưng nếu ngược lại thì có đúng không? Nếu tôi muốn tiếp tục đàn áp người dân, điều cuối cùng tôi sẽ cung cấp cho họ là tiếp cận Internet?
Wael Ghonim
: Chặn toàn bộ internet, anh sẽ làm cho người dân bực tức thực sự. Một trong những sai lầm chiến lược của chế độ này là đã ngăn chặn Facebook. Một trong những lý do tại sao họ bị mất quyền hiện nay là do họ đã chặn Facebook. Tại sao? Bởi vì họ đã nói với bốn triệu người rằng, họ đang sợ cuộc cách mạng này vô cùng, bằng cách chặn Facebook. Họ đã buộc tất cả mọi người, những người đang chờ đọc tin tức trên Facebook, họ buộc mọi người xuống đường, là một phần của cuộc cách mạng này. Cho nên, nếu tôi muốn cảm ơn một điều gì đó, hay cảm ơn ai đó về tất cả mọi thứ, tôi sẽ cảm ơn chế độ ngu xuẩn của chúng tôi.

Ba ngày sau khi các cuộc biểu tình bắt đầu ở quảng trường Tahrir, Ghonim bị mất tích. Bạn bè và gia đình của anh lo sợ anh đã bị bắt cóc hoặc thậm chí bị giết. Chính quyền Ai Cập đã bắt giữ anh trong 12 ngày. Anh đã bị bịt mắt, còng tay và liên tục bị thẩm vấn.

Harry Smith: Họ đã đánh anh?

Wael Ghonim: Vâng, nhưng không có hệ thống. Như thể chỉ là cá nhân thôi, và không phải từ các viên chức. Thực ra là từ những người lính. Và tôi tha thứ cho họ. Tôi tha thứ cho họ, bởi vì một điều là họ bị thuyết phục rằng tôi đang làm tổn hại đất nước. Họ chỉ là những người bình thường, không có học. Tôi không thể trò chuyện với họ. Vì vậy, anh biết đấy, đối với anh ta, tôi giống như một kẻ phản bội. Tôi đang làm đất nước bất ổn. Vì vậy khi anh ta đánh tôi, anh ta không đánh tôi vì ta là một kẻ xấu. Anh ta đánh tôi vì anh ta nghĩ rằng anh ta là một người tốt. Tôi kể anh nghe một câu chuyện buồn cười: vào cuối ngày cuối cùng [tôi ở trong tù], tôi gỡ bỏ băng bịt mắt. Và tôi nói: “Xin chào”, và hôn tất cả mọi người. Tất cả các binh lính. Và thật là tốt. Tôi đã gửi cho họ một thông điệp.

Harry Smith: Anh nghĩ vì sao họ thả anh ra?

Wael Ghonim: Áp lực. Hỏi Obama. Có lẽ thế. Có rất nhiều yếu tố để [họ thả tôi ra]. Một là Google. Google đã làm rất nhiều để họ thả tôi ra. Họ đã làm rất nhiều, hàng loạt chiến dịch.

 Sau khi Ghonim được phóng thích, anh xuất hiện trong một chương trình truyền hình nổi tiếng của Ai Cập, nói về những người bị thiệt mạng trong các cuộc biểu tình. Ngày hôm sau, đám đông ở quảng trường Tahrir đã tăng hơn nhiều. Những đòi hỏi của họ sẽ không bị từ chối. Và thứ Sáu, 18 ngày kể từ khi cuộc biểu tình bắt đầu, Mubarak đã từ chức.

 Harry Smith: Tổng thống Obama xuất hiện nhiều lần trong cuộc cách mạng, đã nói nhiều điều. Điều đó có giúp hay làm tổn hại gì không?

 Wael Ghonim: Anh biết, rất tốt là ông ấy ủng hộ cuộc cách mạng. Đó là một lập trường tốt. Nhưng chúng tôi thực sự không cần ông ấy. Và tôi không nghĩ rằng … Tôi đã viết trên tweeter. Tôi đã viết: “Thưa các chính phủ phương Tây, các ông đã hỗ trợ chế độ đó đàn áp chúng tôi trong 30 năm qua. Bây giờ xin làm ơn đừng tham gia nữa. Chúng tôi không cần các ông”.

Ghonim nói với chúng tôi rằng anh không quan tâm đến chính trị và anh ấy muốn trở lại làm việc với Google. Sau cuộc phỏng vấn của chúng tôi, anh đã nói chuyện về tương lai với gia đình và bạn bè. Nhưng anh nhận ra rằng tương lai của mình cơ bản đã thay đổi.

Harry Smith: Anh có bị đe dọa giết?

Wael Ghonim: Có. Tôi luôn nhận được những đe dọa như thế. Tôi nhận được rất nhiều tin nhắn căm hờn, rất nhiều người đang nói xấu về tôi, và anh đã biết, họ vẫn còn buộc tội tôi là làm gián điệp và phản bội. Và tất cả những thứ đó chỉ là chuyện buồn cười. Nhưng tôi nghĩ rằng, trong những ngày tới, khi tất cả các hồ sơ đen về chính quyền này sẽ được đưa ra cho tất cả mọi người đọc và xem, và chúng tôi biết về số tiền đất nước này đã bị đánh cắp, mọi thứ sẽ tốt hơn.

Harry Smith: Anh có nghĩ Mubarak sẽ bị đưa ra tòa xét xử?

 Wael Ghonim: Vào thời điểm này, tôi không quan tâm. Trả thù không phải là điều tôi muốn. Đối với tôi, những gì tôi quan tâm ngay bây giờ là tôi muốn tất cả tiền bạc của người dân Ai Cập phải được trả lại. Có hàng tỷ đô-la đã bị đánh cắp khỏi đất nước này. Anh không thể tưởng tượng số tiền tham nhũng ở đây. Anh biết không, với tất cả những người này nắm quyền, với tất cả các cuộc tranh chấp quyền lợi, đã đến lúc họ phải trả giá. Và, như tôi đã nói, trả thù không phải là mục tiêu của cá nhân tôi. Những người khác, có thể [trả thù] là mục tiêu của họ. Và tôi không trách họ về điều đó. Nhưng đối với tôi, điều quan trọng hơn là, chúng tôi muốn tiền phải được trả lại. Bởi vì số tiền này thuộc về những người dân Ai Cập, và họ xứng đáng được hưởng số tiền đó. Những người đang kiếm ăn từ bãi rác, đó là tiền của họ.

 Harry Smith: Những người xem cuộc cách mạng này, nói: “Được, phép lạ này đã xảy ra ở Ai Cập. Nhưng sẽ không được như vậy trong một tháng, một năm hay năm năm nữa. Cuộc đời không được như thế”. Anh có tin rằng những ý tưởng đã được phơi bày trong hai tuần rưỡi qua là để lót đường hoặc làm nền tảng cho đất nước?

Wael Ghonim: Vâng, đó thực sự là trách nhiệm của chúng tôi. Chúng tôi hiện hội họp rất nhiều. Bởi vì … với cái đà này, bất cứ điều gì mới vừa xảy ra cần phải được tận dụng từ bây giờ.

Harry Smith: Chế độ Mubarak đã đánh giá thấp, hay anh có nghĩ rằng họ hiểu sức mạnh của mạng xã hội?

Wael Ghonim: Họ không hiểu về mạng xã hội. Nhưng họ đánh giá thấp sức mạnh của nhân dân. Và, anh biết, vào cuối ngày đó, tôi muốn nói lời cuối cùng của tôi là: “Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn chế độ ngu xuẩn. Các ông đã làm một điều tốt nhất cho chúng tôi. Các ông đã đánh thức 80 triệu người Ai Cập”.

 Harry Smith: Vì vậy, nếu anh là một người chuyên quyền, hoặc nếu anh là một nhà độc tài, và anh xem những gì đã xảy ra ở Ai Cập trong vài tuần qua, anh nghĩ tới bài học gì?

Wael Ghonim: Ông ta sẽ phải lo sợ lắm. Ông ta sẽ phải thật sự hoang mang lo sợ.

 Ngọc Thu dịch từ: http://www.youtube.com/watch?v=LxJK6SxGCAw

Xem thêm video đài truyền hình CNN phỏng vấn Wael Ghonim tại đây, và phần chuyển ngữ tại đây.

CBS là một trong 3 hãng truyền hình lớn nhất nước Mỹ, gồm NBC, CBS và ABC, thuộc hệ thống broadcast network. CNN là một trong những hãng truyền hình lớn của Mỹ nhưng thuộc hệ thống cable và satellite network.

© Đàn Chim Việt

4 Phản hồi cho “Một nhà độc tài già dặn bị những đứa trẻ dùng bàn phím đánh bại!”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN

    Đây không phải là vấn đề lập thuyết mà là ý nghĩa của sự phát huy và chia sẻ. Lập thuyết có nghĩa là đưa ra một lý thuyết mới. Sự chơi trội như vậy dù hoàn toàn vô tư hay thiện chí, thật sự cũng chỉ thừa, bởi vì mọi hiểu biết và ý hướng trên thế gian này quả đã có rất nhiều rồi. Chủ nghĩa nhân văn thật sự không phải ý hướng gì mới, không phải mục tiêu, lý tưởng hay ý nghĩa gì mới, đây chỉ là vấn đề đào sâu, đúc kết, hay phát huy thêm tất cả mọi suy nghĩ đã có của lịch sử con người. Không ai là tác giả đích thực của lý thuyết này. Đây chỉ là sự cảm hứng mà mọi người đều có thể có, có thể hài lòng, đồng ý, tức có thể cùng nhau chia sẻ và cùng nhau phát huy lên được.
    Mọi sự bổ sung, mọi sự tham dự, mọi sự đào sâu, suy nghĩa thêm, mọi sự quãng diễn và phát triển ra tất nhiên đều luôn luôn cần thiết và tất cả mọi người, bất cứ ai, bất cứ ở đâu, bất cứ trong tính chất và ý nghĩa như thế nào đều có thể tham gia thực hiện, chia sớt, và cùng góp phần thêm vào đó được.
    Vậy chủ nghĩa nhân văn là gì ? Đúng ra nó cũng không phải là “chủ nghĩa” theo các cách hiểu thông thường. Thực sự đây chỉ là một quan điểm sống, một quan niệm thực hành trong đời sống, đúng hơn đây chỉ là ý hướng mà bất kỳ ai đều có thể chấp nhận như quan điểm của chính mình, chia sẽ cùng mọi người, hay trở thành một quan điểm hoàn toàn gần gũi của xã hội nói chung.
    Ý nghĩa nhân văn thật sự chỉ là ý nghĩa văn hóa, tinh thần mà không là gì khác. Nhân văn có nghĩa là nhân bản, lấy con người làm nền tảng, lấy xã hội làm nền tảng, nhưng không phải chỉ hoàn toàn đơn sơ hay giản ước như vậy. Con người đương nhiên là nền tảng, xã hội đương nhiên là cơ sở, nhưng điều đó không phải chỉ dừng lại ở cái ban đầu. Chủ nghĩa nhân bản (humanism) từ lâu vốn đã có rồi. Ý nghĩa này hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. Nó nói lên cơ sở của con người, căn bản của xã hội, nhưng đó vẫn còn chưa phải là ý nghĩa của chủ nghĩa nhân văn. Nói rộng ra, ngay kể cả chủ nghĩa nhân đạo cũng thế. Nó vốn từ lâu cũng đã có rồi, đó là giá trị cũng như ý nghĩa đúng đắn của tất cả mọi hoạt động trong đời sống của con người, nhưng nó vẫn còn dừng lại ở quan niệm đạo đức, cho đầu giá trị và yêu cầu đạo đức, phẩm hạnh vẫn là yêu cầu mang ý nghĩa cần thiết hàng đầu của tất cả mỗi cá nhân con người hay của toàn xã hội. Nhân đạo là lòng yêu thương và tinh thần giúp đỡ mọi người.
    Ý nghĩa của chủ nghĩa hay quan điểm nhân văn lại có một phần nào đó khác hơn. Nhân văn là tính chất tinh thần, văn minh, văn hóa mà tất cả mọi người đều cần vun trồng, bảo tồn và phát triển. Nó là căn bản, là mục tiêu trước hết của mỗi cá nhân, và như thế nó cũng đồng thời là mục tiêu, ý nghĩa và giá trị của mọi người, hay của toàn xã hội.
    Nhân nói nôm na là con người. Văn nói nôm na là văn hóa. Con người có nền tảng hay cơ sở từ tự nhiên. Nhưng văn hóa chính là ý nghĩa phát triển về tinh thần, về giá trị, về kết quả phát triển của chiều cao trong ý thức, cùng những thành tựu thực tế, cụ thể qua lịch sử của thời gian, qua không gian đặc thù của xã hội, đó chính là tính cách hay ý nghĩa của văn hóa.
    Con người có tồn tại thể lý là thiên nhiên, không thể tách ly mọi nền tảng của tự nhiên. Nhưng thực tế, ý nghĩa của con người vẫn phải luôn là tinh thần và ý thức. Đó chính là thành tựu của lịch sử và xã hội. Và đó cũng trở thành tài sản, giá trị, hay ý nghĩa chung nhất của toàn thể nền tảng xã hội. Thế thì, con người trong xã hội và lịch sử không phải thuần túy là con người của tự nhiên nữa, mà con người của nhân văn, tức con người của chính nền văn minh và văn hóa.
    Văn minh, văn hóa chính là ý nghĩa và mục đích của giá trị tinh thần. Chính đây cũng là cơ sở, mục tiêu, ý nghĩa, giá trị của khái niệm nhân văn nói chung. Cho nên nhân văn cũng có nghĩa bao hàm mọi thành tựu của các nền văn hóa, không loại trừ mọi sự dị biệt mà bao hàm chung như là kết quả của toàn bộ trong đó. Có nghĩa đây là sự hòa hợp theo thời gian, không gian, cũng như chứa đựng và bao hàm toàn thể mọi mục đích. Trong ý nghĩa đó, nhân văn cũng không phân biệt chủng tộc, giới tính, nguồn gốc, hoàn cảnh hay điều kiện xã hội của mọi người khắp nơi, tức không hề có ý niệm phân biệt về tính chất lẫn ý nghĩa của mọi không gian và thời gian.
    Ý nghĩa nhân văn như vậy có nghĩa là do mọi người cùng làm ra và hướng đến phục vụ hay cũng nhằm đáp ứng hết cho tất cả mọi người. Ý nghĩa của nhân văn như vậy không còn chỉ khu biệt trong phương diện cá nhân, phương diện cục bộ, phương diện địa phương, mà hướng đến toàn bộ cả cộng đồng nhân loại.
    Nhưng đây là quan điểm thực tế, không phải chỉ là ý nghĩa lý thuyết hoặc tính cách trừu tượng, mơ hồ. Nó là ý nghĩa đời sống thực tế của mỗi nước và trên toàn thế giới, không phải nhân loại kiểu chung chung, huyền hoặc. Bởi đơn vị xã hội và lịch sử chính là đơn vị mỗi cá nhân con người. Đó là những con người hoàn toàn cụ thể, thực tế trong đời sống cụ thể, có các cá tính, hoàn cảnh, điều kiện hay tính chất riêng, không thể xóa nhòa ranh giới, cũng không thể luôn luôn hoặc nhất thiết tách biệt hoàn toàn.
    Ý nghĩa của con người như vậy chính là ý nghĩa của những cộng đồng cụ thể. Toàn thế giới nhân loại chính là tập hợp của tất cả mọi cộng đồng cụ thể. Tính cách của xã hội nhân văn là hướng đến bất kỳ ai, không bỏ sót bất kỳ ai bất cứ khi nào hoàn cảnh tự nhiên, khách quan hoàn toàn cho phép. Chủ nghĩa nhân văn cũng chính là chủ nghĩa thực tế, mang ý nghĩa kinh tế, tinh thần và văn hóa, không phải chỉ nói suông hay hoàn toàn lý thuyết.
    Tính cách nhân văn là ý nghĩa giá trị cũng như ý hướng tốt đẹp của con người. Hiểu thấp về giá trị hay triệt tiêu về ý hướng cao đẹp cũng không còn mang ý nghĩa của tính cách nhân văn. Chính nhờ giá trị mà con người biết hướng đến nhau làm ích cho nhau. Chính nhờ ý nghĩa nhân văn mà giá trị và ý hướng này có chiều sâu, có tính cách thiết thực và có kết quả tốt đẹp.
    Con người sinh ra đời là để sống, sống cho bản thân mình và cũng là sống cho toàn xã hội, không thể đặt cái nào cao hay thấp hơn cái nào, bởi vì cả hai cũng đều có giá trị, có ý nghĩa bổ sung, cần thiết cho nhau, nên ý nghĩa nhân văn hoàn toàn là ý nghĩa bao quát cũng như hoàn toàn thực tế nhất.
    Nhu cầu đời sống cho mình và cho người khác hay cho tất cả mọi người, đó là ý nghĩa hoàn thiện của tính chất hay nền tảng của chủ nghĩa nhân văn. Con người không thể sống không có kinh tế, xã hội, ý nghĩa văn minh, văn hóa và ý thức, tinh thần, đó chính là quan điểm chủ đạo về yêu cầu của xã hội nhân văn. Phát triển kinh tế là phát triển của khoa học kỹ thuật, của tạo tác, của sáng tạo, của tạo nên vật chất và sản phẩm, nói chung đó là tính chất, yêu cầu, mục đích hay ý nghĩa của đời sống kinh tế. Nhưng tính chất của con người không phải chỉ dừng lại ở vật chất, mà nhất thiết phải vươn lên sự phát triển của văn hóa, tinh thần, ý thức, đó chính là giá trị, ý nghĩa và mục tiêu sau cùng yêu cầu và tính cách nhân văn như đã nói.
    Như thế, chủ nghĩa nhân văn lấy kinh tế làm cơ bản, nền tảng, thừa nhận quyền tư hữu như là yêu cầu cần thiết, chính đáng của tất cả mọi người. Kinh tế là nền tảng, nhưng văn hóa, tinh thần mới là ý nghĩa, giá trị sâu xa, nếu không muốn nói thật sự là đích điểm. Trong tính cách đó, chủ nghĩa nhân văn cũng loại bỏ đấu tranh giai cấp mà chủ trương hòa hợp giai cấp. Bởi vì, thật ra giai cấp kinh tế hay xã hội chỉ thực chất là bề ngoài, có thể luôn luôn thay đổi đối với mọi cá nhân, nên tính cách của nó chỉ là tương đối. Tất nhiên sự hòa hợp giai cấp không có nghĩa là bảo vệ giai cấp, đặt nặng giai cấp, mà chỉ thấy nơi đó cơ bản vẫn luôn luôn chỉ là những cá nhân con người. Nói khác đi hòa hợp giai cấp chỉ là sự hòa hợp giữa những con người với nhau, ý nghĩa chủ động và chủ thể vẫn luôn là những cá nhân con người mà không phải địa vị con người theo các giai cấp hay giai tầng xã hội. Có nghĩa chủ nghĩa nhân văn đặt ý nghĩa cá nhân con người làm trung tâm mà không phải chỉ nhìn duy nhất vào tính chất hay ý nghĩa của xã hội. Bởi cá nhân đích thật mới là đơn vị của xã hội, làm nên xã hội, mà hoàn toàn không phải chỉ có điều ngược lại. Trong tính cách đó, chủ nghĩa nhân văn cũng chính là chủ nghĩa hòa hợp xã hội, mà không phải chỉ nhằm phi cá nhân hóa trong xã hội. Chỉ nghĩa cá nhân theo tính ích kỷ, dĩ nhiên phải bị lên án, bị loại trừ. Nhưng mọi giá trị cá nhân riêng biệt, chính đáng trái lại luôn luôn là điều gì thiêng liêng, chính đáng nhất, phải tất yếu cần thiết được bảo vệ.
    Phát huy mọi giá trị tốt đẹp nơi cá nhân, đó chính là một trong những ý nghĩa căn cơ nhất của chủ nghĩa nhân văn. Đỉnh cao nhất nơi mọi cá nhân chính là các tài năng riêng nơi mỗi cá nhân. Bởi tài năng của cá nhân không phải chỉ là lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân mà cũng là tài sản, ý nghĩa, lợi ích và giá trị chung của tất cả mọi người hay của toàn xã hội. Đương nhiên, tài năng, nhất là tài năng đặc biệt nổi trội nơi mỗi con người vẫn hoàn toàn ngẫu nhiên. Lý do dù các nguyên nhân, thành tựu của tài năng là như thế nào, chính các tài năng đó rơi vào mỗi cá nhân nào đều không hoàn toàn tính trước được, nên đó cũng chỉ coi được như sự ngẫu nhiên. Niềm hãnh diện và ích lợi của tài năng chính là của chung toàn thể xã hội mà không phải chỉ là của riêng nơi bất kỳ cá nhân nào. Phát huy, nuôi dưỡng, vận dụng tài năng nơi tất cả mọi cá nhân đó cũng chính là ưu tiên hàng đầu hay thiết yếu của chủ nghĩa nhân văn như đã nói.
    Thế nhưng không thể lẫn lộn chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa xã hội thông thường như người ta vẫn hiểu. Bởi chủ nghĩa xã hội phần lớn chỉ đặt nặng xã hội là chính, coi xã hội là mục tiêu thứ nhất hay thậm chí là duy nhất, trong khi ngược lại chủ nghĩa nhân văn luôn nhấn mạnh đến ý nghĩa chính đáng của cá nhân con người, coi đó là mục đích tiên quyết, còn xem xã hội là nền tảng cần thiết không bao giờ có thể coi nhẹ. Chủ nghĩa xã hội như vậy chỉ có thể lồng chứa trong chủ nghĩa nhân văn mà nhất thiết không hề ngược lại.
    Sự hòa hợp giai cấp, sự nhấn mạnh kinh tế, do vậy khiến chủ nghĩa nhân văn cũng là chủ nghĩa hòa hợp xã hội, cũng là chủ nghĩa phát huy và khuếch trương kinh tế. Có nghĩa vẫn chỉ coi kinh tế là phương tiện, là công cụ, là nền tảng tối ư của xã hội, mà không bao giờ chỉ coi đó mới là mục đích tối hậu. Chủ nghĩa nhân văn như vậy cũng rõ ràng là chủ nghĩa về con người, về ý nghĩa và giá trị nhân văn, tinh thần, mà không phải chỉ là chủ nghĩa về vật chất hay thuần túy duy vật.
    Trong tính cách ấy chủ nghĩa nhân văn gắn liền với ý nghĩa xã hội nhưng không bao giờ để xã hội nuốt chửng cá nhân hay ngược lại. Có nghĩa chủ nghĩa nhân văn cũng chủ trương sự độc lập, tự do, dân chủ thật của tất cả mọi người trong xã hội. Như thế mọi sự phân công trong xã hội đều luôn luôn hoàn toàn tự nhiên, cần thiết, tùy hoàn cảnh xã hội, tùy tài năng và ý muốn cá nhân mà hoàn toàn không chịu bất cứ những sự khiên cưỡng giả tạo nào của toàn xã hội. Sự phân công đó hoàn toàn bị chi phối bởi ý nghĩa, hoàn cảnh khách quan, bởi tài năng và sở thích riêng của mỗi cá nhân, đó chính là tính cách kinh tế và văn hóa mọi mặt mà chủ nghĩa nhân văn luôn luôn đề cao, bảo vệ hay quan tâm đến.
    Từ đó chủ nghĩa nhân văn cũng rất quan tâm đến ý nghĩa của vấn đề tiền tệ. Tiền tệ cho dầu luôn luôn là huyết mạch đời sống của cá nhân và xã hội, nhưng thật sự tiền tệ bao giờ cũng chỉ là phương tiện mà không hề là mục đích. Tiền tệ chính là công cụ hiệu quả và đắc lực nhất về mọi mặt cho mỗi cá nhân cũng như xã hội. Cho nên vận dụng một chính sách tiền tệ, một kỹ thuật tiền tệ như thế nào đó là hiệu quả, thuận lợi, hợp lý nhất cho mỗi cá nhân và xã hội đó chính là yêu cầu khoa học và kỹ thuật trong đời sống mà chủ nghĩa nhân văn luôn luôn nhấn mạnh và để tâm tới.
    Nói như vậy cũng để thấy rằng chủ nghĩa nhân văn luôn luôn hướng đến lợi ích của khoa học kỹ thuật, song vẫn không sa lầy vào chính bản thân máy móc, vô tình của ý nghĩa khoa học và kỹ thuật. Có nghĩa đây không phải là quan điểm thuần túy duy khoa học hay duy kỹ thuật mà chính là quan điểm, mục đích, ý nghĩa nhân văn vẫn hoàn toàn tối hậu. Khoa học kỹ thuật là công cụ đắc lực phục vụ nhân văn, phục vụ xã hội, nhưng nó không phải là cựu cánh tự nhiên hay duy nhất.
    Điều này cũng có nghĩa chủ nghĩa nhân văn luôn luôn rất đề cao tất cả mọi nghiên cứu khoa học, tự nhiên, nhân văn cũng như xã hội. Bởi ý nghĩa của khoa học là phát triển vô hạn về chiều sâu cũng như chiều rộng, đó chính là mục tiêu ưu tiên hang đầu mà chính chủ nghĩa nhân văn luôn quan tâm nhất. Vì con người phát triển về tinh thần không phải chỉ có nghĩa phát triển về đời sống, mà nhất thiết còn là phát triển trong nghiên cứu, áp dụng, thực hiện khoa học, nghệ thuật, hay mọi giá trị liên quan khác nói chung.
    Chính vì thế mà chủ nghĩa nhân văn cũng là chủ nghĩa hoàn toàn thực tế. Có nghĩa chủ nghĩa nhân văn chỉ đóng khung chính yếu trong đời sống thực tiển hay hiện thực của cá nhân và xã hội mà không vượt quá hay đi ra ngoài phạm vi này một cách hoàn toàn không cần thiết. Có nghĩa chủ nghĩa nhân văn chỉ nhấn mạnh về ý nghĩa văn minh, văn hóa, ý nghĩa của đời sống tinh thần, ý thức của cá nhân và xã hội ngay trong cuộc sống mà không là gì khác. Tức chủ nghĩa nhân văn không đi quá xa về các lãnh vực siêu hình, tôn giáo, triết học, hoặc các lý thuyết khoa học cơ bản khác nhau. Tất cả mọi điều đó được dành riêng cho các lãnh vực chuyên môn, các quyền hạn đặc thù, có thể dùng để tham khảo, hiểu biết, nhưng hoàn toàn không thể lấn lướt hay tuyệt đối thay thế, ảnh hưởng quyết định được tới các phạm vi, phạm trù chính yếu của thực tại xã hội và đời sống hiện thực.
    Sự tách rời cái thực tại và cái phi thực tại của cuộc đời, sự tách rời mọi nguyên lý trừu tượng và các nhu cầu khách quan hoàn toàn cụ thể và hiện thực, đó cũng là một nét chủ yếu của chính chủ nghĩa nhân văn. Chủ nghĩa nhân văn có ý nghĩa xã hội nhưng không hoàn toàn là chủ nghĩa xã hội theo tính chất phổ dụng hoặc ý nghĩa tầm thường nào. Chủ nghĩa nhân văn bao hàm tất cả nhưng vượt lên tất cả. Chủ nghĩa nhân văn không phủ nhận vật chất, nhưng coi vật chất luôn luôn chỉ là yếu tố cần thiết những không bao giờ là yếu tố tối hậu hay tiên quyết. Cho nên chủ nghĩa nhân văn hoàn toàn không mâu thuẫn với khoa học hay tôn giáo, trái lại chỉ luôn luôn là sự phân công cũng như trong yêu cầu cần thiết bổ sung và hòa hợp.
    Cũng chính trong ý nghĩa đó mà chủ nghĩa nhân văn phủ nhận đấu tranh giai cấp, loại bỏ đấu tranh giai cấp nếu có, nhưng chủ trương sự hòa hợp, hòa điệu của tất cả mọi cá nhân con người. Điều này hoàn toàn không phải ảo tưởng hay phi lý, bởi chủ nghĩa nhân văn đề cáo ý thức, sự nhận thức, trình độ hiểu biết của chính cá nhân con người cũng như toàn xã hội. Bởi nói cho cùng, cái quyết định tối hậu nơi con người chính là ý thức, là sự hiểu biết mà không là gì khác. Con người xuất phát từ tự nhiên, nhưng giá trị và ý nghĩa con người là do giáo dục, do phát triển của văn minh văn hóa, do sự chủ động về ý thức, tinh thần, lại chính là điều quyết định và quan trọng hơn hết.
    Trên cơ sở như thế, chủ nghĩa nhân văn chủ trương hướng thiện, chủ trương thăng tiến, chủ trương sự giải phóng và sự tự do hóa chính đáng mỗi cá nhân con người. Con người không thể bị đồng loại của mình khống chế hay o ép bất kỳ về phương diện nào, tinh thần, đời sống, vật chất cũng như ý thức. Con người không khống chế sai trái lẫn nhau mà chỉ có thể cạnh tranh một cách đúng đắn, khách quan, tự nhiên và hữu lý. Chính sự hỗ trợ, hòa hợp, bổ sung cho nhau, là ý nghĩa chính yếu, cần thiết cũng như chính đáng nhất trong tương quan xã hội mà chủ nghĩa nhân văn hướng đến. Sự cạnh tranh chính đáng, hợp pháp luôn luôn là điều cần thiết. Bởi vậy quan điểm của chủ nghĩa nhân văn cũng chính là quan điểm kinh tế thị trường, kinh tế tự do, nhưng chủ trương đề cao và vận dụng pháp luật một cách luôn luôn khoa học, cần thiết và chính đáng. Bởi thị trường, luật pháp chính là hai yếu tố hay hai phạm trù hoàn toàn tự nhiên, khách quan, cần thiết, chính đáng, không thể bất ý loại bỏ của chính bản thân xã hội con người. Sự phi bạo lực, hòa dịu, hòa hợp, ý thức đạo đức và trách nhiệm lẫn nhau giữa người và người, tất cũng phải nằm trong ý hướng, chủ trương của chủ nghĩa nhân văn đúng nghĩa. Không khuynh loát một cách sai trái, không khống chế một cách ích kỷ, không thù hận tầm thường lẫn nhau, đó cũng là ý nghĩa của ý thức, tinh thần phải có.
    Bởi bạo lực chỉ cần thiết khi thiểu số chống lại đa số, nhưng khi ý hướng tốt đã trở thành đa số, hay của toàn thể mọi người, tất nhiên mọi ý nghĩa bạo lực cũng không cần đặt ra bởi vì nó đã hoàn toàn bị hóa giải. Cũng trong ý nghĩa đó, quan điểm nhân văn vừa là quan điểm nhân loại vừa là quan điểm dân tộc, cũng vừa là quan điểm quyền tự chủ chính đáng của mỗi cá nhân con người. Cả ba phạm vi này là bất tương xâm, chỉ có thể lồng vào nhau, hòa hợp, phát triển cùng nhau nhưng không thể xâm hại hay trái ngược lẫn nhau. Mọi cá nhân đều có quyền tự vệ, mọi dân tộc đều có quyền tự vệ. Đó chính là quan điểm sống thực tế, cần thiết và chính đáng nhất. Không chủ động tấn công nhưng luôn luôn có quyền chủ động tự bảo vệ mình chính đáng, đó là nguyên lý hoàn toàn cụ thể, thực tế, khách quan, cần thiết và cũng hoàn toàn hiện thực mà quan điểm nhân văn nhấn mạnh và đề cao trong mọi tình huống. Quyền tự vệ chính đáng luôn luôn là quyền tự nhiên, cần thiết của mọi con người. Chủ nghĩa nhân văn có tinh thần, ý thức từ bi của Phật giáo, có tinh thần, ý thức bác ái của Thiên chúa giáo, vốn đã có từ nhiều ngàn năm qua, có tinh thần, ý thức nhân văn thực tế của toàn lịch sử nhân loại, điều này không có gì mới mà chỉ là ý nghĩa kế thừa, phát huy và bảo lưu cần thiết trong tất cả mọi ý nghĩa cao cả nhất của đời sống cá nhân và xã hội con người.
    Cũng trong ý nghĩa như thế, quan điểm nhân văn chủ trương một ý nghĩa chính trị tự do, nghĩa là chính trị được xã hội hóa một cách cần thiết, tự nhiên, không hề giả tạo, cũng không hề o ép, phiến diện, khiên cưỡng, biệt phái hay nói tóm là mọi tính hạn hẹp, đặc thù. Xã hội hóa chính trị đó cũng là ý nghĩa cần thiết và chính đáng của tất cả mọi quyền tự do dân chủ thực tế, tự nhiên và đúng nghĩa nhất. Cá nhân, dân tộc, nhân loại hay quốc tế hòa hợp, đó chính là ý nghĩa chính trị bao quát và rộng lớn nhất. Không thể có yếu tố nào hi sinh, lép vế cho yếu tố nào, những tất cả cùng được tôn trọng, phát triển, hòa hợp và nếu cần đi đến thống nhất như nhau. Đây là quan điểm toàn diện mà không hề phiến diện, quan điểm thực tế mà không hề là ảo tưởng hay ảo ảnh. Bởi vì nó không đặt nặng cái nào mà xem nhẹ cái nào. Bởi tất cả đều chính đáng, cần thiết, cần được bảo vệ mà không thể loại trừ hay hủy diệt lẫn nhau.
    Quan niệm thực tế như thế chính là quan điểm khoa học. Có nghĩa chỉ có thể dùng khoa học, tức tri thức đúng đắn, hữu lý; dùng kỹ thuật, tức các giải pháp khôn ngoan, cần thiết; dùng ý thức, tinh thần, ý nghĩa, giá trị nhân văn để giải quyết mọi mối quan hệ hòa hợp về mọi mặt trong chính đời sống xã hội con người. Sự phát triển của nó là sự phát triển của tri thức, của trí thông minh, của lịch sử xã hội thực tế, hoàn toàn hiện thực mà không hề mang tính cách một chút viễn mơ hay ảo tưởng phi thực tế nào. Quan điểm hiện thực như vậy cũng chính là quan điểm khoa học, hợp lý tự nhiên mà không hề ngụy biện, ngụy tín, phi thực tế hay chỉ là hư ảo. Có nghĩa quan điểm nhân văn vẫn luôn luôn là ý nghĩa khoa học, tinh thần, của ý thức văn minh và văn hóa. Chủ nghĩa nhân văn cũng chính là chủ nghĩa văn hóa, tức luôn luôn hết sức đề cao văn hóa trong mọi ý nghĩa và tương quan hiện thực tự nhiên trong mọi khía cạnh, lãnh vực của đời sống con người.
    Nên chủ nghĩa nhân văn có thể có chứa đựng trong lòng nó những thành phần cần thiết, chính đáng của các chủ nghĩa chân chính nào đó có trước nó, nhưng không phải chỉ là những chủ nghĩa đó. Nó chủ trương thoát ra hay vươn lên trên tất cả mọi cái cá biệt, cục bộ, đặc thù để trở thành phổ biến nhất. Nó giữ lại các giá trị và ý nghĩa thông minh của những quan điểm hay chủ nghĩa khác nhưng nhất thiết không sa lầy hay đắm đuối trong bất kỳ những yếu tố thô thiển hay thật sự bất hợp lý nào. Nói cho cùng, từ bản thân nó thật sự cũng không hề là một thứ chủ nghĩa theo ý nghĩa dung tục và thông thường nhất của các ý hướng chủ nghĩa mà lịch sử nhân loại đã từng biết. Nói đúng hơn, đây chỉ là một thứ quan điểm hay một thứ quan niệm. Trong ý nghĩa đó nó cũng chủ trương hội nhập nhân loại, hội nhập lịch sử, hội nhập toàn cầu, và giải thể tất cả mọi thứ chủ nghĩa, mọi thứ ý thức hệ giả tạo nào mà nhân loại đã trải qua hay hiện thời còn có. Cho nên, thực sự nó cũng không phải là tác phẩm, công trình, hay ý hướng chủ quan, riêng biệt của bất cứ cá nhân nào. Cũng không phải nó là sản phẩm tham khảo, kết tinh, đúc kết, tổng hợp, sao chép, hay thậm chí thay thế cho tất cả mọi thành quả nào đã có.
    Sự chấp bút ở đây chỉ là sự chấp bút ngẫu nhiên, tùy hứng của một con người, và điều đó cũng hoàn toàn không quan trọng. Bởi quan trọng nhất, nó có thể cũng chính là ý tưởng của tất cả mọi người, tuy chưa từng nói ra, chưa từng viết ra, nhưng hoàn toàn có trong tư duy, hay trong tâm thức vẫn luôn luôn đã có, không ngoại trừ bất cứ ai, bất cứ ở đâu và bất cứ thời nào. Cho nên nó có thể cứ coi là sản phẩm của chung, sản phẩm vô danh, vô tác giả, bởi vì bất kỳ ai cũng có thể là tác giả của nó, có thể chia sẻ, tâm đắc, đồng quan điểm, bảo lưu, phát huy, bổ sung, phát triển, và kể cả góp phần hiện thực hóa cho chính nó. Một nội dung, một ý hướng bao quát như vậy mà chỉ được chấp bút trong một khoảnh khắc ngắn và chứa đựng trong vài bat rang thì quả thật hoàn toàn còn phiến diện, thiếu sót, hay còn chưa đủ. Cho nên sự phát triển tự thân nó sau này biết đâu cũng có thể là một điều thiết yếu. Bởi vì nếu nó có thể được cả bao nhiêu người viết thêm theo ý mình, như là sự đóng góp của riêng mình, viết thành hàng nhiều trăm trang phát triển và đào sâu hơn nữa về sau này, đó cũng là tính cách của ý hướng cộng đồng, xã hội hay tập thể nói chung. Bởi rõ ràng một sự đặt tên cho nó, một tên gọi chính thức, đúng nghĩa của nó, là quan điểm hay chủ nghĩa nhân văn, một thứ chủ nghĩa hay quan điểm văn hóa (culturalism) hay một thứ quan điểm hoặc chủ nghĩa về văn minh của đời sống con người (civilisationism) vẫn chưa hề tìm thấy có trong từ điển.
    Đà Lạt một buổi sáng cận Tết Tân Mão
    (23/01/2011)
    VÕ HƯNG THANH

  2. NAN says:

    Hiện nay những tay giỏi máy tính trong nước chắc chúng đều bị CS VN mua chuộc: cho vào nghành công an ; ít thì cấp cho thẻ đảng để bảo vệ chế độ. Như vậy trong ngoài xã hội chúng đều điều khiển các tay hacker chuyên phá các trang web,các blog chúng muốn phá,
    Ngoại trừ nhưng trang web,blog: khong dam tạo mới, đã có nhưng rút lui, lấy lý do này nọ để rút lui vì sợ bị “chụp mủ “…
    Nếu toàn bộ các blog cá nhân được bảo vệ, “BẤT KHẢ XÂM PHẠM” đều cùng chung một ý chí tìm cách xây dựng một nền dân chủ thực sự cho nước ta tự nhiên nó sẽ trở thành giòng thác lũ cuốn trôi độc tài CS VN một khi tư tưởng tiến bộ trở thành hành động.
    Hởi những trí thức yêu nước hãy giúp sức để bảo vệ các blog cá nhân! hởi những trí thức yêu nước đừng làm hawcker đen đánh vào blog cá nhân!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

  3. Tuấn says:

    Quy luật muôn đời, có áp bức thì sẽ có đấu tranh. Càng đàn áp thì sức bật càng lớn. Chính phủ VN hãy xem cái gương lãnh đạo Ai Cập, cắt internet là tự đào hố chôn mình. Nên thật sự lắng nghe dân thì may ra có thể cứu vãn.

    • Ai Dang Pham says:

      VIET NAM CONG SAN HOI DU YEU TO CAN VA DU CHO CUOC CACH MANG NAY. HOI CAC BAN TRE VA TRI THUC YEU NUOC NHUNG KHONG YEU CHU NGHIA CONG SAN HAY DUNG LEN LAM CUOC DOI DOI NAY CHO 90 TRIEU NGUOI DAN DANG THUONG. HAY THUC HIEN GIAC MO TU DO VA DAN CHU CHO DAN TOC MINH.
      THANG 2, THANG 3 HAY THANG 4 DEN.
      CHON 1 NGAY LAM NEN LICH SU HOI CAC BAN.
      THE GIOI TU DO SE DUNG VE PHIA CHUNG TA.

Leave a Reply to Võ Hưng Thanh