WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Về biến động ở Ai-Cập

VỀ BIẾN ĐỘNG Ở AI-CẬP

Những biến động diễn ra ở Ai-Cập trong hai tuần lễ gần đây đang chiếm vị trí trung tâm, thu hút sự chú ý của dư luận toàn thế giới, choán thời lượng ngày càng cao trong hoạt động của mọi hệ thống truyền thông lớn nhỏ ở khắp nơi, cũng như được thảo luận xôn xao trên hầu hết các diễn đàn; đặc biệt tập trung nhất vào khía cạnh Dân chủ của sự kiện. Bài viết này là một nổ lực khiêm tốn nhằm đóng góp vào dư luận chung đó; chú ý đến trước hết bối cảnh lịch sử, điạ lý, sau đó đến nội tình kinh tế-xã hội của Ai Cập, tác động ngoại lai do sự thay đổi của tình hình quốc tế góp phần vào biến động, và sau cùng mối liên tuởng từ biến động đó đến vấn đề Dân chủ cho Việt Nam.

SƠ LƯỢC VỀ AI CẬP

Ảnh: Getty

Ai-Cập nằm về phía đông Bắc Phi Châu, có biên giới chung với Sudan ở phía Nam, với Lybia ở phía Tây, Hồng Hải ở phía Đông, Địa Trung Hải ở phía  Bắc, và với Israel ở phía Đông Bắc (Xem bản đồ 1). Ai-Cập có đến 2,900km đường duyên hải tiếp giáp với Địa Trung Hải, Vịnh Suez, Vịnh Aqaba và Hồng Hải.

Biên giới dài nhất là với Sudan, 1,270km, chạy dài từ Hồng Hải về hướng Tây, dọc theo vĩ tuyến 22. Biên giới dài thứ hai, khoảng 1,150 km, là với Lybia ở phía Tây. Ở hướng Đông Bắc, Ai Cập chia biên giới với Israel trên bán đảo Sinai trên một chiều dài hơn 250km; và với dãi Gaza của Palestine chừng 11km. Đoạn biên giới ngắn này là nơi trong những năm gần đây du kích Palestine thường dùng đường hầm để chuyển lén vũ khí vào Gaza.

Tổng dân số hiện nay của Ai Cập chừng 83 triệu người, trong đó người Ai Cập chiếm hơn 99%. Ngoài Ả rập là ngôn ngữ chính ra; tiếng Anh và tiếng Pháp rất thông dụng trong giới trí thức.

Với vị trí như vậy Ai Cập có đặc điểm như một đầu cầu nối liền Á Châu và Phi Châu qua bán đảo Sinai. Trước đây các đạo quân của các dân tộc Assyrians, Babylonians, Persians, Macedonians, Byzantines, Romans , và rồi về sau này, người Turks đã lần lượt xâm chiếm Ai Cập.  Biên giới phía Nam, tiếp giáp với Sudan, nhờ sa mạc ngăn cách và phần nào do lịch sử giao hiếu lâu dài nên ít bị uy hiếp hơn.

Mặt khác, Ai Cập còn là đầu cầu từ Địa Trung Hải đi vào Hồng Hải, rồi ra Ấn Độ Dương. Vì đặc điểm này nên đế quốc Anh, trong những thế kỷ trước, rất quan tâm đến việc kiểm soát Ai Cập. Kênh đào Suez nối Địa Trung Hải với Hồng Hải đã giúp hải quân Anh rút ngắn được đoạn hải hành đến Ấn Độ; lộ trình mới là từ Đại Tây Dương qua eo Gibraltar vào Điạ Trung Hải, qua kênh Suez, ra Hồng Hải, rồi tiến vào Ấn Độ Dương. Trước đó, để từ Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương, người ta phải đi xa hơn gấp bội, vòng hết phần cực Nam của Phi Châu, qua mũi Hảo Vọng ( Cape of Good Hope) rồi mới đến được đích. Vì lý do này mà trước đây Anh quốc đã đặt vấn đề kiểm soát kênh Suez, và toàn Ai Cập, lên tầm chiến lược trong việc bảo vệ thuộc địa lớn nhất của mình là Ấn Độ.

Ngoài ra, trong lịch sử hiện đại, kể từ khi dầu hoả trở nên nguồn năng lượng huyết mạch của nhân loại thì vị trí địa lý của Ai Cập lại càng trở nên quan trọng hơn .Ai Cập là quốc gia lớn nhất trong khối Ả Rập, là khối dân, do một tình cờ lịch sử, cư trú ngay trên vùng Trung Đông là nơi có vựa dầu hoả lớn nhất thế giới. Ngoại trừ Iran ra, tất cả các nước có lượng dầu hoả lớn như Iraq, Arab Saudi, Kuwait, Syria, Lybia, v.v… đều là người Ả Rập. Khối dân Ả Rập, tuy trong thời hiện đại bị phân ly thành nhiều quốc gia khác nhau, nhưng lại có chung các đặc điểm về ngôn ngữ, chủng tộc, văn hoá, tôn giáo và lịch sử. Do những đặc điểm chung đó, từ lâu người Ả Rập luôn có một nguyện vọng thiết tha là được thống nhất lại và làm chủ lấy kho tài nguyên dầu hoả quý báu của mình. Ai Cập, và các lãnh tụ như Nasser, Alwar-El-Sadat, đã đóng vai trò lãnh đạo khối Ả Rập trong nổ lực không ngừng nhằm hiện thực nguyện vọng thiết tha đó, nhưng không thành. Sự thất bại một phần là do sự thiếu đoàn kết nội bộ của khối dân Ả Rập; phần khác là do sự can thiệp của các siêu cường Tây Phương, theo nguyên tắc cổ điển chia để trị, nhằm duy trì sự khống chế đối với nguồn dầu hoả lớn nhất của thế giới.

Chính trong bối cảnh trên đây mà trong suốt thời Chiến Tranh Lạnh lịch sử của Ai Cập đã hầu như luôn gắn liền với các diễn biến chính trị lớn của toàn vùng Trung Đông, và sự gắn bó đó vẫn còn tiếp tục cho đến nay.

Năm 1952 Trung Tá Gaman Abdul Nasser lãnh đạo quân đội đứng lên làm cuộc cách mạng lật đổ vương quyền, đưa Ai Cập vào một giai đoạn lịch sử mới. Nasser, cầm đầu nhóm sĩ quan được mệnh danh là Nhóm Sĩ quan Tự Do (Free Officers), là một người xuất thân thuộc giới bình dân, đã tham gia biểu tình chống sự cai trị của Anh quốc khi còn là sinh viên. Về sau Nasser gia nhập quân đội, từng bị thương trong cuộc xung đột với Israel năm 1948, tỏ ra là một người yêu nước nồng nàn với mong ước thiết tha cho đất nước Ai Cập của Ông thoát khỏi sự khống chế của ngoại bang, vươn lên thành quốc gia lãnh đạo và thống nhất khối Arabs. Độc lập cho Ai Cập và thống nhất Arabs là hai mục tiêu suốt đời của Nasser.

Nhưng mong ước của Nasser và nguyện vọng của người dân Ai Cập, cũng như quyền Dân tộc Tự quyết của cộng đồng đông đảo người Arabs đã không thành đạt trọn vẹn và được tôn trọng hoàn toàn như mong đợi. Ai Cập đã, cùng với các nước khác ở Trung Đông, bị cuốn hút vào cuộc tranh chấp của hai siêu cường Mỹ-Liên Xô, bị dằng xé trong nhiều năm giữa hai hệ thống: Hệ thống Trung Đông và Hệ thống Arab (The Middle Eastern and The Arab systems).

Hệ thống Trung Đông do Mỹ chủ xướng, với sự hậu thuẩn của Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, có mục đích ngăn chận sự lan tràn ảnh hưởng của Liên Xô vào Trung Đông. Hệ thống này cổ suý cho việc hình thành một liên minh quân sự có tên là Middle East Defense Organization (MEDO), có vai trò như một mắt xích lớn, phối hợp với NATO và SEATO, tạo thành một vòng đai vây kín Liên Xô. Liên minh này ngoài các quốc gia vừa nêu tên, sẽ bao gồm nhiều quốc gia Arabs khác, Iran, Pakistan, và Do Thái.

Hệ thống Arab do Ai Cập lãnh đạo, gồm những quốc gia Arab có chung ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá  và tôn giáo như Syria, Iraq, Arab Saudi, Algeria, v.v…Hệ thống này là nổ lực thống nhất Arab, thường được biết với tên gọi Liên Đoàn Arabs (League of Arabs), nhằm đạt được độc lập khỏi sự chi phối hay cai trị của các cường quốc, cả từ phiá Anh- Mỹ lẫn từ phía Liên Xô. Hệ thống này, mà Nasser được xem là lãnh tụ, đã cùng với Nehru của Ấn Độ và Sukarno của Nam Dương, hình thành và phát triển Phong Trào Các Quốc gia Không Liên Kết, chủ trương không liên minh với cả Mỹ lẫn Liên Xô. Ai Cập của Nasser, và sau này của Anwar el Sadat, chủ trương tinh thần độc lập quốc gia và xây dựng đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa (socialism). Tuy giới truyền thông Tây  Phương đã một thời thường chụp cho Nasser và Sadat cái mũ “Cộng sản”, và Ai Cập đã có những lúc nhận được viện trợ vũ khí và tài  chánh lớn của Liên Xô, nhưng trên thực tế các chính phủ Ai Cập thời đó lại đề cao truyền thống Hồi Giáo và chống lại vấn đề đấu tranh giai cấp của học thuyết Cộng Sản. Trong bài diễn văn đọc hồi tháng 10/1972 Anwar el-Sadat đã nêu lên khẩu hiệu: Tự Do-Xã hội Chủ nghĩa- Thống Nhất (Freedom, Socialism and Unity)[1], trong đó Sadat nhấn mạnh đến sự độc lập, truyền thống hữu thần và chủ trương xây dựng Ai cập theo một chế độ thế quyền (secular government), thực hiện xã hội chủ nghĩa theo hướng hoà giải các mâu thuẩn giai cấp, đồng thời nêu lên mục tiêu thống nhất khối Arab.

Vào giai đoạn đầu, Hệ Thống Arab thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo khối Arab, lý do là vì dấu tích của chủ nghĩa thực dân với sự thống trị của Anh-Pháp ở trong Vùng còn mới mẻ quá. Hơn nữa ngay sau đó, năm 1956, việc Anh-Pháp và Do Thái liên minh tấn công Ai Cập vì vụ quốc hữu hoá kênh đào Suez, đã khiến cho uy tín của Nasser, và do đó của Hệ Thống, lên cao. Cuộc tấn công đó củng cố niềm tin của khối dân Arabs rằng Do Thái là đồn tiền tiêu của Tây Phương ở Trung Đông với mục tiêu đánh phá, gây chia rẽ và làm suy yếu khối Arabs để chiếm đoạt tài nguyên dầu hoả của dân trong Vùng.

Phía Hệ thống Trung Đông nằm dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Trong giai đoạn đầu, tuy hệ thống này có ưu thế gần như tuyệt đối về quân sự và kinh tế, lại không thâu đạt được những thành quả chính trị mong muốn. Tuy bề ngoài Mỹ công khai phản đối và buộc Anh-Pháp-Do Thái phải ngưng việc tái chiếm kênh Suez, nhưng điều đó không đủ khiến dư luận của dân trong Vùng tin rằng Mỹ sẽ không nối gót Tây Phương để tiếp tục khống chế nguồn tài nguyên dầu hỏa cho quyền lợi vị kỷ của mình.

Nhưng rồi giai đoạn đầu qua đi, Hệ thống Arab, do Ai Cập lãnh đạo, ngày càng trở nên yếu thế, bị tan vỡ dần và cuối cùng hoàn toàn bị loại, nhường chỗ cho sự tòan thắng của Hệ thống TĐ do Mỹ đứng đầu. Sự kiện đánh dấu cho bước cáo chung của Hệ thống Arab là việc TT Ai Cập Anwar El Sadat đã đến Camp David của Mỹ để ký Hiệp Định Hoà bình với Thủ tướng Do Thái Menachem Begin năm 1978 (Camp David Accords). Hiệp ước Hoà bình David là một bước ngoặt quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ai Cập; một sự quay ngoắt 180 độ trong thái độ đối với Do Thái, và đối với Mỹ. Chính phủ Ai Cập từ đó đã hoàn toàn từ bỏ thái độ chống Do Thái và lập trường Không Liên Kết, ngã hẳn về phía Mỹ và đồng minh. Sự thay đổi đó gặp phải phản ứng mãnh liệt của dư luận Arabs trong Vùng, họ cho rằng chính phủ Ai Cập đã chà đạp lên nguyện vọng của họ và phản bội lý tưởng thống nhất Arabs. Đỉnh cao của phản ứng đó là việc Sadat bị ám sát năm 1981.

Thật ra thì các lãnh tụ Ai Cập đã không còn lựa chọn nào khác. Liên Xô đã không đủ giàu mạnh để cạnh tranh với MỸ trong việc giúp Ai Cập thành đạt các mục tiêu chiến lược của mình. Về mặt quân sự, quân viện của Liên Xô không nhiều, kém cả lượng lẫn phẩm chất, đã không giúp quân đội Ai Cập, tuy quân số đông hơn, có thể trở nên đồng cân đồng lạng với quân đội Do Thái. Lượng viện trợ kinh tế của Liên Xô là không đáng kể so với mức viện trợ của Mỹ dành cho các quốc gia khác trong Vùng. Trong khi đó Ai Cập lại là quốc gia phải nhập cảng lúa mì với số lượng lớn từ Mỹ. Điều quan trọng hơn hết là Ai Cập, do vai trò quan trọng của Hồi giáo trong xã hội, không thể nào tương hợp lâu dài với xã hội vô thần của Liên Xô và hòa đồng vào quỹ đạo của khối Cộng Sản được. Mối quan hệ Liên Xô-Ai Cập, vì vậy, chỉ có tính chất chiến thuật tạm thời mà không được xây dựng trên nền tảng của một chiến lược lâu dài. Cuối cùng rồi Nasser đã phải trục xuất các nhân viên Liên Xô về nước.

Mặt khác, nhu cầu thống nhất khối Arabs tuy cao cả, nhưng nội bộ của Khối lại không đòan kết, lòng vị kỷ của mỗi nước riêng rẽ bị đối phương khai thác để khoét sâu hố chia rẽ; trong khi đó Ai Cập cũng có những tính toán riêng cho quyền lợi của mình và của chế độ. Khi bị buộc phải lựa chọn giữa một bên là quyền lợi quốc gia và chế độ với bên kia là lý tưởng thống nhất Arabs, giới lãnh đạo Ai Cập đã đành phải chọn điều thứ nhất. Anwar El Sadat đã phải tạm gác việc thống nhất Arabs, quay về lo cho chính Ai Cập của mình. Để làm vậy, Sadat chỉ còn một lựa chọn; đó là thừa nhận vai trò của Mỹ ở Trung Đông, hòa hiếu với Do Thái, để nhận được viện trợ cả quân sự lẫn kinh tế từ Mỹ-Tây Phương nhằm xây dựng quân đội, củng cố chế độ và phát triển đất nước. Hơn nữa, việc hoà hiếu với Do Thái sẽ giúp Ai Cập giảm được một lượng ngân sách chi phí quốc phòng lớn để dùng vào việc phát triển kinh tế sau này.

Nhìn từ phía khác, việc Ai Cập thay đổi lập trường đối ngoại và việc ký kết Hiệp ước Hoà bình Camp David với Do Thái là một thành công lớn lao trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông. Đó là kết quả của nhiều thập niên xử dụng nhuần nhuyễn cả “cây gậy” lẫn “củ cà rốt” để phân hoá khối Arabs, phá vỡ Liên Minh Arab, củng cố thế đứng cho Do Thái, duy trì được sự khống chế Trung Đông, loại trừ hẳn ảnh hưởng của Liên Xô ra khỏi vùng có trữ lượng dầu hoả lớn nhất thế giới, và từ đó giữ vững được thế bá chủ thế giới của mình.

Kể từ đó, chính sách căn bản của Mỹ đối với Ai Cập là hậu thuẩn cho một chế độ do quân đội nắm quyền và tìm cách loại trừ dần ảnh hưởng của các lực lượng thần quyền Hồi giáo khác, như lực lượng Muslim Brotherhood; một tổ chức đề cao vừa tinh thần quốc gia vừa tinh thần Hồi giáo, đặt trọng tâm hoạt động của mình vào các công tác tôn giáo và từ thiện xã hội.Mặt khác, việc quân đội nắm quyền là một thực trạng phổ biến ở các quốc gia kém phát triển tại Á-Phi, nơi mà song song với nền kinh tế chậm tiến là sự kém phát triển của các định chế xã hội cần thiết cho sự hình thành các lực lượng chính trị dân sự và chính đảng vững mạnh. Một hệ luận của thực trạng đó là đa số quân đội của các quốc gia Á-Phi này đều lệ thuộc vào vũ khí và quân viện của Tây Phương, đứng đầu là Mỹ. Nói cách khác, Mỹ có thể dễ dàng, qua quân viện, gây ảnh hưởng sâu xa đến chính tình của các quốc gia. Đối với Ai Cập, mức viện trợ quân sự trung bình hằng năm của Mỹ, trong gần 3 thập niên qua, là chừng 1.3 tỉ dollars/ năm.

Từ đó đến nay, đã gần 30 năm qua, các chính phủ Mỹ liên tục ủng hộ cho chế độ quân đội cầm quyền của Hosni Mubarak. Ngoài quân đội, Mubarak đã sử dụng một mạng lưới cảnh sát rộng lớn gần cả triệu nhân viên chìm nổi để cai trị. Mọi đối lập chính trị đều bị đè bẹp; quốc hội của Ai Cập không gì hơn là một loại “gia nô” của chính phủ. Ai Cập của Mubarak đã cùng với Do Thái, Saudi Arabia trở nên ba trụ cột quan trọng giúp duy trì và bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở Trung Đông. Điều đáng chú ý ở đây là trong 3 quốc gia đó, thì ngoại trừ Do Thái ra, Saudi Arabia và Ai Cập là hai quốc gia, một thần quyền và một thế tục, có chế độ độc tài với thành tích không mấy tốt đẹp về Nhân Quyền và Dân Chủ, đến độ thua kém nhiều so với một quốc gia khác trong Vùng, vẫn luôn bị giới truyền thông Mỹ công kích, là Iran.

Pages: 1 2 3 4

6 Phản hồi cho “Về biến động ở Ai-Cập”

  1. Người Việt Nam says:

    Phải thành thật mà nói bài viết này là bài viết hiếm hoi có giá trị đăng trên danchimviet

    Còn phần đông mang tính chất hô hào khẩu hiểu mặc dù các tác giả có lấy tư cách trí thức này nọ, hay hào quang quá khứ nhưng những bài viết vô nghĩa, vô giá trị.

    Ở trong website này tôi đã từng viết muốn có dân chủ đúng nghĩa tức là quần chúng nhân dân làm chủ, quốc hội là hội của cả nước xin đợi 30 năm nữa. Đến lúc đó thế hệ 8X, 9X trưởng thành khi đó cũng vào độ 50-60 tuổi là độ tuổi của lãnh đạo trên nhiều cơ quan, vị trí khác nhau. Dân trí phần đông từ thế hệ 8X trở đi đã khác so với các thế hệ trước đó.

    Muốn tìm hiểu dân chủ cho Việt Nam đừng vội có căn cứ vào những biến chuyển thế giới mà cần chịu khó tìm hiểu văn hoá, chủng tộc/vùng miền, tín ngưỡng, tôn giáo, đời sống kinh tế, theo từng độ tuổi cũng như hậu quả di chứng của chiến tranh vẫn còn dai dẳng ở Việt Nam.

    Tuy nhiên đến khi đó những vị tạm gọi là “đi tiên phong” đến khi đó cũng trở thành dĩ vãng bị lãng quên vào một biển trời thông tin, sự kiện của đất nước. Các “anh hùng” tuổi xế chiều này là những “anh hùng” nóng ruột phải cố gào thét, hô thật to để cho người ta biết khỏi lãng quên mình còn bản chất thì đã bất lực . Xin hãy đếm ngược thời gian để về với cát bụi!

  2. Nguyen tan Trung says:

    Dan chu khong co gi cao xa kho hieu ca, Dan chu la quyen cua nguoi dan lam chu dat nuoc; quyen duoc tham gia cac chuc vu cong quyen, quyen lap ra chinh quyen cai tri. minh qua cuoc bau cu tu do cong buinh va trong sach, quyen duoc truat phe mot chinh quyen sai trai KHong hoang thanh trach nhiem khong hop long dan. Chi co vay thoi! Chung ta khong can suy nghi lung tung ma chi can hanh dong cu the, Ta hanh dong thuc su, gop duoc cai gi phan nao thi gop chu khong nen dung ngoau ma ban ra tin vo hon nua the ky roi! De co dan chu, ac the luc nao du la sieu cuong hay khong sieu cuong dung dang truoc, dung dang sau hay dung cho nao cung duoc, mien co ich cho nhu cau dan chu la chung ta hoan nghenh va nam bat, Chung ta phai hanh dong cu the ngay de giut sup cho duoc cai che do doc tai bat cong gian ac Cong san truoc roi moi co co hoi xay dung chinh quyen dan chu cua dan va vi dan

  3. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Kính tác giả,

    Thú thật tôi rất thích thú khi đọc một bài viết dài, nhưng phân tích thật đầy đủ tình hình toàn vùng thế giới Ả Rập Hồi giáo như trên. Tác giả viết giản dị và dễ hiểu; văn phong gẫy gọn và khúc chiết; lý luận chặt chẽ, với dẫn chứng rõ ràng.

    Bá nhân bá tánh, nên tôi có những điều không đồng ý, vội nêu ngay ra, để xin có lời dẫn giải thêm.

    Tôi mong tác giả tiếp tục có những bài bình luận cho riêng từng quốc gia Ả Rập ở Bắc Phi và Trung Đông, cùng những tiên liệu trong tương lai gần và xa. Đó là những hành trang rất bổ ích cho những ai còn quan tâm đến phong trào dân chủ hóa ở VN nói riêng và Đông Á nói chung.

    Cá nhân tôi học hỏi được nhiều qua những bài bình luận sắc bén của các tay bỉnh bút phương Tây về thế giới Hồi giáo. Dĩ nhiên họ nói thì mình nghe, nhưng chưa tin hẳn và vẫn tiếp tục theo dõi để kiểm nghiệm qua thực tế.

    Tôi cũng đồng ý, mỗi nước có một đặt thù riêng, mình không thể vội vã đánh đồng với nhau, Như Ai Cập khác với Ma-Rốc, Algeria, Tunisia và Lybia, tuy họ cùng ở Bắc Phi, cùng dân Ả Rập theo đạo Hồi. Nghiã là họ lắm cái chung đến khó phân biệt như tác giả đề cập trong bài, nhưng vẫn tồn tại những đặc thù riêng, mà qua cơn sóng thần dân chủ hiện nay mới bộc lộ mạnh mẽ ra hơn bao giờ hết. Qua đó thiên hạ tha hồ quan sát và phẩm bình.

    Xin cám ơn và mong tái ngộ nhiều lần nữa.

    Kính,
    Lại Mạnh Cường

    Tái bút:

    Bernard Fall: Người Việt Nam yêu nước nồng nàn, nhưng thiếu kiến thức về tình hình chính trị thế giới ! Chuyện Việt Nam còn dài dài …

  4. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Trong đoạn trên tôi có hai điểm lớn không đồng tình với tác giả:

    1/ SAUDI ARABI
    Được Mỹ coi là đồng minh thân thiết vì nguồn lợi dầu hỏa to lớn nhất thế giới, nên Mỹ đã nhào vô bảo vệ khi Saddam Hussein tấn công Kuweit rồi đe dọa cả vùng, trong đó có Saudi Arabi giữ vị trí quan trọng về dầu hỏa.
    Như thế tại sao Mỹ lại để cho Saudi Arabi tiếp tục tài trợ cho khủng bố El Queda đánh Mỹ và đồng minh của họ dài dài từ đó đến nay ???
    Rồi lại phải dùng biện pháp “răn đe” Saudi Arabi, thông qua việc đánh Iraq và kết cục sa lầy thảm hại như ai cũng rõ trong thời Bush con làm tổng thống. Chẳng những sa hố sâu ở Iraq, mà cả ở vùng núi non hiểm trở Afghanistan !
    Rồi tứ đó tạo nhiều cơ hội tốt cho Trung Cộng vùng lên làm chủ Đông Á và nhiều nơi khác trên điạ cầu, khiến giờ đây Mỹ lại cuống quít quay trở lại Đông Á và Đông Nam Á như ai cũng rõ.

    2/ KHAI HÓA THẾ GIỚI Ả RẬP HỒI GIÁO TẠI BẮC PHI
    Theo tôi điều này thật nực cười, bởi trong biến động long trời lở đất vừa qua và vẫn đang còn diễn ra sôi nổi cho đến nay, ta thấy rõ các chính quyền Mỹ và phương Tây đã tỏ ra “bắn chậm”, khi không biết ủng hộ ngay phong trào DÂN SỰ BẤT PHỤC TÙNG CHÍNH PHỦ, nhằm đòi cải tiền dân sinh và dân chủ hoá đất nước, Có nguyên thủ quốc gia (Pháp, Ý) lại lố bịch, khi còn ủng hộ các lãnh tụ độc tài, trong khi các tên này đang chết đến đít. Nói ngắn gọn, các bình luận gia phương Tây chê trách các lãnh đạo xứ mình không nắm vững tình hình để có ứng xử thích hợp.

    Thật ra xưa nay họ triệt để tuân theo chủ trường đường lối coi trọng sự ỔN ĐỊNH (stability) trong vùng hơn là DÂN CHỦ hóa dân vùng này. Đó là điều Isarel mong muốn; Israel muốn là trời muốn (ít ra trong khuynh hướng này), nên Mỹ hầu như nghe theo răm rắp. Vì họ ngại làm mất lòng trước tiên Israel và sau đó lỡ có bề gì thì khó ăn khó nói với các lãnh tụ gốc quân đội các xứ Ả Râp ở đó. Bằng chứng như Ý còn lừng khừng trong vụ Lybia, bởi được hưởng nhiều lợi qua cấu kết chặt chẽ với Kadhafi mà ai cũng rõ (từ đầu tư cho đến nút chặn làn sóng tị nạn từ lục điạ đen vào Ý)

    Tại sao có cơn sóng thần dân chủ hóa ở thế giới Ả Rập thiết tưởng được phân tích nhiều, nên tôi xin không bàn thêm ở đây làm chi. Tôi chỉ ngắn gọn trong thời đại bùng nổ thông tin và cách mạng giao thông vận tải, trái đất bé hẳn lại, nên người ta nhất là giới trí thức trẻ dễ dàng tiếp cận với những cái mới, học hỏi và tiếp xúc thêm nhiều về các nên dân chủ, các nền văn minh văn hóa nhân loại. Chính họ là nhân tố quyết định cho cuộc cách mạng dân chủ và dân sinh ở nước họ.

    Nói tóm lại, xin đừng quá đề cao người Mỹ hay phương Tây, mà hãy nhìn lại chính họ đã chủ quan phạm nhiều sai lầm do tự mãn, rồi đánh giá thấp đối phương, nên nếm mùi thất bại chua cay.
    Mỹ cười Nga để thua ở Afghanistan, nhất là khi họ tiến quân như chẻ tre vào hai nơi trên. Nhưng thời gian cho họ nếm mât đắng.
    Chỉ vì nóng vội trả thù do quá bẽ mặt qua vụ Nine One One, mà Bush con lầm lạc trong hai nhiệm kỳ, đến nay Obama phải lo chữa lại chính sách toàn cầu của Mỹ như ai cũng thấy rõ ràng như giữa trưa nắng gắt,

    Kết luận, MẶC CẢM VIỆT NAM (The Vietnam Syndrome) hay BÀI HỌC VIỆT NAM (The Vietman Lesson) vẫn là “unlearnd lesson” với (chính giới) Mỹ ở Iraq và Afghanistan.
    Chính giới Mỹ cần bỏ hẳn chính sách thực dụng qua cái gọi là REALPOLITIK vẫn áp dụng xưa nay.

    Kính cáo,
    Lại Mạnh Cường

  5. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Xin cám ơn rất nhiều tác giả TRƯƠNG ĐÌNH TRUNG dù tôi mới đọc được phần một.

    Lại Mạnh Cường
    (BBT: Xin bấm vào số 2, 3, 4 ở cuối bài để đọc tiếp những phần còn lại)

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Xin cám ơn lòng tốt của BBT.
      Tôi dự định góp ý ở phần nào vào phần đó, như đã góp ý trong phần ba tiếp theo

      LMC

Leave a Reply to LẠI MẠNH CƯỜNG