WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc Cách mạng Bắc Phi- Trung Đông còn đang tiếp diễn

Hoa Nhài

Sau khi nhiều báo mạng và báo giấy đưa bài viết về “Mười bài học...” của tôi “ra trình làng”, tôi nhận được nhiều hồi âm của người đọc. Nói chung các hồi âm đều rất khích lệ. Tôi xin thành thực cám ơn.

1/ Có một vài bạn hỏi tôi: cuộc cách mạng Bắc Phi-Trung Đông rồi sẽ đi đến đâu? Hiện nay, tôi chỉ có thể nói được rằng: “Cuộc cách mạng còn đang tiếp diễn. Phải chờ xem”.

Đúng vậy! Không ai có thể nói trước được tình hình rồi sẽ ra sao! Thắng lợi bước đầu của cao trào cách mạng dân chủ ở Tunisia và Egypt đã gây ra một làn sóng lay động cả thế giới A Rập với trên 350 triệu dân. Nhưng vì ở vùng này, tình hình vô cùng phức tạp, mỗi nước có những nét đặc thù riêng biệt, dù rằng cái điểm chung của nhiều nước là chế độ độc tài toàn trị đè nặng đã nhiều năm, nhưng với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Thêm vào đó, vùng này có tầm quan trọng rất lớn đối với  nền kinh tế quốc tế, vì là vùng cung cấp dầu mỏ, hơn nữa lại có sông đào Suez, nên quyền lợi của nhiều nước cả dân chủ lẫn không dân chủ trên thế giới đều đan xen, chằng chịt ở đây.

Hiện nay, chỉ có thể nói được rằng triển vọng dân chủ của Tunisia là tương đối rõ rệt hơn cả. Nhưng dân chủ hóa đến mức độ nào thì còn tùy sự tranh đấu tiếp tục và bền bỉ của dân chúng. Còn ở Egypt, như tôi đã viết trong bài trước, tình hình còn gay go và phức tạp hơn nhiều. Có một bạn đưa ra ý kiến rất độc đáo: “Ở Egypt không phải là cuộc cách mạng mà là cuộc đảo chính do giới quân nhân đạo diễn. Thế là quần chúng đuổi tên độc tài này đi lại rước tên quân phiệt kia đến!”. Riêng tôi, chưa thấy có cơ sở nào cho một kết luận như vậy. Điều đáng lo ngại là giới quân nhân Egypt có thể cướp công của quần chúng cách mạng để nắm toàn bộ quyền lực, nhưng điều này  cũng còn tùy thuộc vào ý chí đấu tranh cho dân chủ của dân chúng.  Một mối lo ngại nữa là tổ chức Anh em Hồi Giáo, hay đảng chính trị của họ sẽ lập ra nay mai, có thể đánh lừa dân chúng để lên cầm quyền. Khả năng  này có, nhưng, theo tôi, không lớn, vì dân Egypt xưa nay vốn không chấp nhận Hồi giáo cực đoan.

Điều đặc biệt đáng nói là thắng lợi của cao trào cách mạng ở Tunisia và Egypt đã dội trực tiếp vào Libya, thúc đẩy phong trào tranh đấu của quần chúng ở nước này bùng lên rất mạnh, và bọn cầm quyền ở đây đã huy động quân đội, cảnh sát, xe tăng, máy bay, đàn áp phong trào cực kỳ dã man. Đại tá Muammar Kadhafi, kẻ tự xưng là “lãnh tụ cách mạng”, đã tuyên bố hôm 22.02 trên đài truyền hình là sẽ dìm cuộc nổi dậy trong máu, và y đã ra lệnh cho cảnh sát và quân đội, nhất là bọn lính đánh thuê da đen từ các nước châu Phi xa xôi, bắn xả vào các đám biểu tình, thậm chí ra lệnh cho máy bay ném bom xuống dân chúng. Những hành động dã man đó càng đổ thêm dầu vào ngọn lửa căm hờn của người dân và đánh động lương tâm của nhiều người trong quân đội, cảnh sát, cũng như trong bộ máy cầm quyền: bộ trưởng bộ nội vụ và bộ trưởng bộ tư pháp Libya đã từ nhiệm; nhiều đại sứ Libya ở các nước đã từ chức hoặc chuyển sang phe nổi dậy; phó trưởng đoàn đại diện của Libya tại Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố tố cáo tội ác diệt chủng của Kadhafi; hai phi đoàn Libya đã từ chối thi hành lệnh ném bom xuống nhân dân đang đấu tranh và lái máy bay đỗ xuống phi trường ở Malta xin tỵ nạn; nhiều đồn binh, căn cứ quân sự, kể cả căn cứ tên lửa, căn cứ không quân… đã bỏ ngỏ, sĩ quan và binh lính biến mất để lại vũ khí, xe tăng, máy bay, tên lửa…  Một đòn đau điếng nữa cho Kadhafi  là người họ hàng thân thiết, tín cẩn nhất của tên độc tài, một trong những trụ cột của chế độ, Ahmed Kadhaf al Dam, đã xin từ chức, ông ta chuyên trách về công việc bí mật và những quan hệ với Cairo.  Theo tin ngày 26.02, giới thân cận trong đám cầm quyền của Kadhafi chỉ còn lại hai cha con y và bốn nhân vật có nhiều nợ máu nhất với nhân dân.

Trong mấy ngày qua, quần chúng cách mạng với sự ủng hộ của cảnh sát và quân đội ngả theo cách mạng đã nổi dậy lần lượt chiếm các thành phố ở miền Đông Libya, trong đó có Benghazi, thành phố lớn thứ hai của Libya, Zouara và Tobruk, một hải cảng quan trọng. Như vậy là, do sự đàn áp dã man bằng vũ khí của cảnh sát và quân đội chính phủ và được sự giúp đỡ của các binh si ngả theo cách mạng, cuộc đấu tranh hòa bình bằng hình thức quần chúng biểu tình đã chuyển thành đấu tranh vũ trang của quân nổi dậy. Và cuộc đấu tranh của quần chúng ở nhiều nơi đã trở thành những trận chiến đấu ác liệt để giải phóng khỏi ách độc tài. (Người viết nhấn mạnh nét mới này của tình hình, khác hẳn với cuộc đấu tranh hòa bình ở Tunisia và Egypt – NMC).

Ở những vùng do quân nổi dậy kiểm soát, quần chúng đã thành lập các “ủy ban tự quản” hay “ủy ban cách mạng” (hình thức của chính quyền mới) để trông nom trật tự, điều hành công việc của chính quyền và tổ chức sự phòng vệ. Từ miền Đông, cuộc nổi dậy đã lan nhanh sang miền Tây Libya: nơi đây nhiều thành phố đã rơi vào tay quân nổi dậy, binh sĩ gia nhập vào hàng ngũ quân nổi dậy. Các đơn vị quân đội và cảnh sát thành phố Adjabia, cách Benghazi 200 km, đã tuyên bố ủng hộ cuộc nổi dậy. Ngay ở vùng ngoại vi thành phố Tripoli, quần chúng cũng đã vùng lên. Ở Al Zawiyak cách Tripoli 150 km ở phía nam đã xảy ra những trận đánh dữ dội, còn ở phía đông xa hơn cách Tripoli 200 km, thành phố Misrata lớn thứ ba của Libya đã lọt vào tay quân nổi dậy. Dần dần vùng do quân nổi dậy kiểm soát được mở rộng ra và đang siết chặt vòng vây quanh thủ đô Tripoli. Đến ngày thứ sáu 26.02 đã có tin: quân nổi dậy đã kiểm soát được phần lớn các vùng trong nước; 23 bộ tộc ở Libya đã tuyên bố ủng hộ quân nổi dậy và các tướng tá đứng về phe nổi dậy đã thành lập bộ chỉ huy thống nhất để chuẩn bị đánh vào Tripoli. Như vậy là trận chiến đấu ở nước này sắp đến hồi cuối, chắc chắn sẽ vô cùng  quyết liệt vì quân nổi dậy phải đương đầu với một tên độc tài khát máu, bệnh nhân hoang tưởng paranoia, lại mắc chứng cuồng vĩ, nên khó ai lường trước được hành động của y! Đồng thời, ta cũng nên lưu ý rằng Kadhafi, càng ngày càng bị những thuộc cấp, cộng sự gần gũi của y xa lánh vì không ai muốn dính dáng đến con người đã gây ra tội ác diệt chủng khủng khiếp, nên rất có thể là số phận của y sẽ sớm kết thúc một cách bất ngờ.

Nhân dân Libya đang giành được những thắng lợi đầy khích lệ. Cố nhiên, họ cũng phải trả giá rất đắt cho tự do: theo ước tính, đến hôm nay, 26.02, đã có khoảng 2000 người bị giết. Nhưng nhân dân Libya đã biểu lộ sức mạnh lớn lao của họ trong cuộc vật lộn gay go này, họ tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng và nhất định sẽ không lùi bước, còn nhân loại tiến bộ sẽ đứng về phía họ!

Cũng cần nói thêm là qua những sự kiện ở Libya, ta thấy rõ sự lúng túng trong việc ngoại giao của các nước châu Âu, do các nước này phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu mỏ của Libya, do nỗi khiếp sợ làn sóng  di tản cực lớn của dân chúng Bắc Phi tràn vào châu Âu, do hàng chục nghìn người châu Âu còn kẹt ở Libya chưa kịp đưa về nước… Nhưng dù sao thì các nước trong Liên hiệp châu Âu cũng như Hoa Kỳ đều nhất loạt lên án tội ác diệt chủng của Kadhafi và đã tuyên bố rõ các biện pháp trừng phạt. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vừa họp xong đã nhất trí quyết định các biện pháp trừng phạt đối với giới cầm quyền ở Libya do những hành động diệt chủng của họ. Như vậy là về mặt ngoại giao chính quyền Kadhafi hoàn toàn bị cô lập, trong lúc đó phe nổi dậy nhận được một sự ủng hộ lớn về mặt tinh thần. Đây là một tấm gương cho các chế độ độc tài toàn trị trên thế giới đừng tưởng rằng trong thời đại hiện nay muốn dùng sắt máu đàn áp nhân dân thế nào cũng được.

Còn ở Yemen và Bahrain, cuộc đấu tranh hòa bình của quần chúng vẫn rất quyết liệt, Giới cầm quyền Yemen và Bahrain lúc đầu dùng cảnh sát và quân đội đàn áp dữ dội làm cho một số người bị chết. Quần chúng biến những cuộc đưa tang các nạn nhân thành những cuộc biểu tình lớn làm cho kẻ cầm quyền hoảng sợ, thấy rằng dùng vũ lực sẽ làm cho cuộc nổi dậy bùng nổ mãnh liệt hơn nữa nên họ đã thay đổi chiến thuật hứa hẹn đối thoại (Yemen) hoặc thả tù chính trị (Bahrain), nhưng quần chúng đấu tranh vẫn kiên trì đòi tổng thống Saleh phải từ chức (Yemen) hay đòi phải chuyển sang chế độ quân chủ lập hiến với nghị viện có quyền lực do dân bầu (Bahrain). Ở trên quảng trường Ngọc Trai tại thủ đô Anama, mấy ngày trước quân đội đã quét sạch dân biểu tình, nhưng rồi quần chúng vẫn chiếm trở lại mà kẻ cầm quyền không dám đàn áp, chứng tỏ rằng họ e sợ phản ứng mạnh của quần chúng. Hôm nay, 26.02, hàng mấy chục nghìn quần chúng ở Yemen lại xuống đường đấu tranh mãnh liệt đòi Saleh phải từ chức và bọn cầm quyền lại đàn áp dữ dội làm bốn người chết. Ở Jordan, trên 5000 người đã xuống đường biểu tình hòa bình để phản đối giá cả leo thang và đòi sa thải thủ tướng Samir Rifai, ngay sau đó, Nhà Vua Abdullah II đã ra lệnh giảm giá hàng và thuế đối với một số mặt hàng và xăng dầu. Ở đây, không một ai bị bắt giam. Ở Arập Saudi cũng vậy, sau khi cuộc biểu tình của quần chúng diễn ra tại nhiều thành phố, đòi cải cách chính trị, hạn chế quyền của Nhà Vua, thì Nhà Vua Abdallah liền tìm cách tháo ngòi nổ của phong trào, đã hứa trích hàng chục tỷ euro để chi phí về xã hội, giáo dục, v.v… nhưng không đả động gì đến cải cách chính trị.

Ở Algeria, quần chúng đấu tranh mạnh, nhưng tổng thống Bouteflika sợ một cuộc cách mạng như ở Tunisia liền tìm cách xoa dịu quần chúng bằng cách hủy bỏ tình trạng khẩn cấp đã có hiệu lực hơn 19 năm. Còn ở Maroc, cũng đã có một cuộc biểu tình đông đảo rất hòa bình ở Rabat, Casablanca để đòi cải cách xã hội, cải cách hiến pháp, nhưng ở đây dường như dân chúng còn mến mộ Nhà Vua, nên khẩu hiệu quần chúng đưa ra có phần nhẹ nhàng hơn.
Ở Iran, phe đối lập cũng đã vận động đông đảo quần chúng xuống đường, nhưng sự đàn áp của kẻ cầm quyền ở đây rất ác liệt, và họ bày trò huy động “quần chúng”’ xuống đường ở Teheran để ủng hộ tổng thống Ahmadhinejad và đòi treo cổ hai thủ lĩnh đối lập. Tình hình ở Iran rất khó khăn vì bị sức ép nặng nề của thần quyền Hồi giáo ủng hộ tổng thống độc tài.

Như vậy là cuộc đấu tranh cho dân chủ ở vùng Bắc Phi-Trung Đông còn đang tiếp diễn, tuy ở mỗi nước có những cường độ và thành tựu khác nhau, nhưng chúng ta có thể tin chắc một điều là sau cao trào cách mạng ở Tunisia và Egypt, bộ mặt của thế giới ARập nhất định phải đổi khác.

2/ Một câu hỏi mà nhiều bạn trẻ rất quan tâm: thế nào là “thời cơ”? Thời cơ nói trong bài là những cơ hội, những điều kiện thuận lợi cho một cuộc nổi dậy thành công. Trong giới chính trị học, người ta còn dùng thuật ngữ “tình thế cách mạng”. Người ta thường nói đến mấy điều kiện sau đây thuận lợi cho một cuộc nổi dậy thắng lợi: giai cấp cầm quyền khủng hoảng cao độ, không còn khả năng điều hành công việc; các giai cấp bị trị bất bình cao độ và không còn chịu được sự thống trị, sẵn sàng đứng lên; đội ngũ cách mạng đã sẵn sàng với quyết tâm cao để hành động. Theo tôi, trong tình  hinh hiện nay, những điều kiện đó vẫn rất cần để ý tới, đặc biệt là hai điều kiện sau.

Có người đưa thêm điều kiện “dân trí cao”, “xã hội dân sự mạnh”… tôi thiết nghĩ nếu được như vậy thì càng tốt, nhưng ta không nên đòi hỏi tuyệt đối quá, vì khi thời cơ đến mà còn phải chờ cho “dân trí cao”, “xã hội dân sự mạnh” thì e rằng ta sẽ để tuột mất cơ hội nghìn năm có một!
Vấn đề nắm vững và xác định đúng thời cơ là vô cùng quan trọng vì nó liên quan đến vận mệnh Dân tộc, vận mệnh phong trào dân chủ trong cả nước. Nếu các chiến sĩ dân chủ lơ là việc chuẩn bị để khi thời cơ đến ta không kịp nắm lấy, hay  khi thời cơ chưa đến, điều kiện chưa chín muồi mà đã vội vã nổi dậy tạo cơ hội cho kẻ thù của dân chủ tiêu diệt phong trào thì các chiến sĩ dân chủ sẽ có một trách nhiệm lớn lao trước Lịch sử. Không thể đùa với cách mạng, với nổi dậy. Những người dân chủ phải giữ đầu óc tỉnh táo, sáng suốt, chớ để bị kích động bởi những lời thúc giục của một số người nóng nảy. Cũng cần nhớ rằng kẻ thù của dân chủ muốn tiêu diệt phong trào khi còn trong trứng nước thường cho “nội gián” chui vào các cơ quan lãnh đạo để xúi giục những cuộc nổi dậy “non”. Phải hết sức cảnh giác!

Trong vài ngày qua, một nhóm người ở hải ngoại vốn ủng hộ tích cực cho phong trào trong nước thúc giục tổ chức đấu tranh trong nước “phải nắm lấy cơ hội, huy động và đi hàng đầu với nhân dân Việt Nam trong một cuộc vùng dậy để đòi quyền của người dân đã bị cộng sản chà đạp trên 60 năm qua”. May mà những người trong nước đã không nghe lời giục giã nguy hiểm này. Vẫn chưa hết, có tin cho biết “truyền đơn kêu gọi toàn dân xuống đường với quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa xuất hiện nhiều nơi tại Sài Gòn” và nhiều bài viết của các “nhà tranh đấu hải ngoại” giục giã dân chúng trong nước “xuống đường”!!! Đọc những tin tức đó, tôi chỉ biết kêu lên: Khi chưa có đủ điều kiện chủ quan và khách quan mà hành động phiêu lưu thì chỉ là hành động tự sát. Chắc chắn quần chúng sẽ đủ sáng suốt để đánh giá những hành động như vậy.

3/ Một câu hỏi do một nhóm bạn trẻ đặt ra là: chuẩn bị như thế nào cho một cuộc nổi dậy? Đây là một vấn đề tế nhị và khó nói hết được. Theo tôi, có những “ông thầy”  mà chúng ta có thể học được. “Ông thầy”  thứ nhất là những người cộng sản. Ở họ có hai điều nên học: một là công tác bí mật, bí mật tuyệt đối, để bảo vệ cơ sở và cán bộ; hai là công tác vận động quần chúng. Cách mạng muốn thực hiện thì phải có quần chúng, nên họ đặc biệt quan tâm vận động quần chúng: thanh vận, phụ vận, công vân, nông vận, trí thức vận, binh vận và cả địch vận nữa. Tất nhiên, kinh nghiệm của những người cộng sản nay đã cũ, nên khi ứng dụng thì phải  biết “hiện đại hóa” cho hợp thời. “Ông thầy” thứ hai ta nên học là giới trẻ ở Tunisia và Egypt. Những điều nên học ở họ: việc tận dụng các phương tiện thông tin hiện đại để huy động một khối lượng quần chúng thật đông đảo xuống đường; việc đưa ra những đòi hỏi về đời sống, về chống tham nhũng rất  hợp lòng dân và kịp thời chuyển sang những khẩu hiệu chính trị khi có điều kiện; tinh thần can đảm khi phát động đấu tranh và kiên trì đấu tranh đến cùng cho những mục tiêu chính trị đã đưa ra (chống tư tưởng nửa vời, cả tin những lời hứa của kẻ cầm quyền). Cố nhiên, còn nhiều điều khác nữa đáng học, nhưng xin nói chừng đó thôi.

4/ Một ông bạn già yêu nước mà tôi quý mến, viết thư cho tôi, góp ý rằng: đám lãnh đạo theo chủ nghĩa Marx-Lenin tin rằng phải đàn áp triệt để, cực mạnh thì sẽ “trụ” được. Ông bạn nhắc lại sau vụ Liên Xô sụp đỗ, Trung ương đảng dưới thời ông Mười cho rằng Liên Xô sụp đỗ vì lãnh đạo không cương quyết đàn áp. Cho nên nếu có bạo động thì họ sẽ thẳng tay đàn áp tàn bạo cực độ.

Về thái độ của các lãnh tụ cộng sản đối với các cuộc nổi dậy của quần chúng, ta đã thấy rõ qua hành động cực kỳ độc ác của Lenin (trong vụ nổi dậy của thủy quân, binh sĩ và công nhân ở Kronshtadt), Stalin (trong vụ nông dân Ucraina phản đối tập thể hóa nông nghiệp), Mao Trạch Đông (trong vụ tam phản, ngũ phản), Đặng Tiểu Bình (trong vụ Thiên An Môn), Hồ Chí Minh (trong vụ nổi dậy của nông dân Quỳnh Lưu), Đỗ Mười (trong vụ nổi dậy của nông dân Thái Bình)… Đó là “những con người khổng lồ không tim” (cách nói của văn nghệ sĩ Nhân Văn-Giai Phẩm), nghĩa là không còn nhân tính. Họ che đậy hành vi tàn bạo của họ bằng sự nói dối và lừa bịp, bằng cách bưng bít thông tin triệt để. Nhưng với thời đại thông tin ngày nay, nói dối và lừa bịp, cũng như bưng bít thông tin không dễ dàng gì thực hiện được, cho nên những kẻ mưu đồ những hành vi tàn bạo đối với dân chúng phải suy nghĩ đến hậu quả của chúng trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, một khi hành động diệt chủng của họ bị tố cáo lên toàn thế giới. Sự phẫn nộ của quần chúng, cũng như công luận quốc tế, các chính phủ dân chủ trên thế giới, các tổ chức quốc tế, Liên Hiệp Quốc chắc chắn sẽ không để họ được yên!

Tôi còn nhớ một bài báo của tướng Yazov, bộ trưởng quốc phòng cuối cùng của Liên Xô, ủy viên BCT ĐCSLX, thành viên tích cực của nhóm đảo chính, đã viết một thời khá lâu sau khi cuộc đảo chính bị thất bại, dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô, Không biết ông ta thành thật đến mức nào, nhưng ông viết đại ý thế này: “khi đứng trước một khối lượng hàng trăm nghìn dân chúng ở Moskva xuống đường bảo vệ chính quyền dân chủ, tôi cảm thấy cái trách nhiệm của mình quá lớn trước Lịch sử, nên tôi không muốn quân đội do tôi chỉ huy phải bắn giết nhân dân tôi, và cuối cùng tôi đã ra lệnh rút quân khỏi Moskva”. Tôi nghĩ rằng trừ một số ít người không còn nhân tính, chứ đại đa số tướng sĩ, binh lính, công an, cảnh sát, dù là cộng sản đi nữa, cũng còn nhân tính, còn lòng thương dân, chắc họ sẽ có lương tâm và sẽ không dám nhận cái tội ác giết hại nhân dân trước Lịch sử cũng như trước nhân loại tiến bộ.

5/ Một nhà hoạt động dân chủ thuộc phái nữ viết cho tôi: sở dĩ tại Tunisia và Egypt cách mạng có thể thắng lợi được vì dù sao đi chăng nữa người dân còn “thở” được nên mới làm cách mạng được! Ở những nước mà mọi tự do đều bị bóp nghẹt, đa số dân chúng chỉ thoi thóp sống thôi mà lại hoàn toàn tự do để sống một cuộc sống dễ dãi đến đồi trụy, tha hồ thỏa mãn thú tính, không hướng đến bất cứ một mục tiêu cao thượng nào hết (nghĩ đến sự tồn vông của đất nước chẳng hạn) thì sẽ không có cách mạng như thế… Ý kiến này có vẻ hơi bi quan. Đúng là giới cầm quyền đang thực hành cái gọi là “ổn định chính trị” theo cách bóp nghẹt mọi tự do hướng về dân chủ, nhưng lại khuyến khích tuổi trẻ tự do sống cuộc đời hưởng lạc, dễ dãi đến đồi trụy, nhậu nhẹt lu bù, thỏa mãn với những trò giải trí “rẻ tiền”… Họ luôn luôn đe dọa người dân nếu không có “ổn định chính trị” thì cuộc đời họ sẽ mất hết mọi tiện nghi của đời sống, nên cứ nhẫn nhục cúi đầu chịu sự thống trị của họ. Đó là một khía cạnh khó khăn trong việc vận động dân chúng. Sau khi bài viết của tôi được đăng trên các báo có một ông đã viết: “Phảng phất trong bài này có cái gì đó kích động chống lại Nhà nước VN. Xin hãy để cho mọi sự được bình yên. Chúng tôi đang mãn nguyện với cái gì đã có”. Tôi không nghĩ rằng cái não trạng này chỉ thấy ở những lớp người có đặc quyền đặc lợi của chế độ, hoặc có cuộc sống sung túc, nhưng chắc chắn nó không phải là của đại chúng nghèo khổ, bị bóc lột tàn tệ, của những người gọi là “dân oan”. Mà đã có áp bức, bóc lột thì nhất định sẽ có đấu tranh! Đó là một chân lý đã được Lịch sử xác nhận!

6/ Một vị giáo sư đã gửi cho tôi một nhận xét rất đúng: “Đánh đổ một tên độc tài dễ hơn đánh đổ một đảng độc tài. Tên độc tài A hay B còn hay mất chẳng sao. Đảng vẫn còn đó, guồng máy công an vẫn còn đó. Guồng máy này chẳng những tự tung tự tác, nó còn tự trị, tự túc từ trên xuống dưới. Lớn ăn lớn, bé ăn bé, chẳng cần ai nuôi”. Nhận xét này làm tôi nghĩ đến tình hình Tunisia sau khi tên độc tài Ben Ali chạy trốn, nhưng đảng của nó vẫn còn, cảnh sát cũ dù bị thanh lọc nhưng vẫn còn, và vẫn còn tham nhũng. Quần chúng cách mạng vẫn còn phải tiếp tục đấu tranh kiên trì. Cái chế độ độc tài toàn trị thâm căn cố đế đã mấy chục năm trời không dễ dàng gì nhổ sạch rễ trong một thời gian ngắn.

7/ Có hai bạn đọc hồi âm trên báo mạng, khuyên tôi “không nên đặt nặng vấn đề ngôn ngữ giữa hai lực lượng”, ý nói “lực lượng đấu tranh trong nước là chủ yếu, lực lượng đấu tranh ngoài nước chỉ là hỗ trợ”, vì nói như vậy dễ gây ra sự chia rẽ giữa trong – ngoài, làm mất tình đoàn kết.  Thực ra, người viết rất coi trọng sự hỗ trợ của các lực lượng đấu tranh cho dân chủ ở ngoài nước; trong nhiều bài viết trước đây, người viết đã đánh giá rất cao sự ủng hộ về vật chất và tinh thần rất to lớn, sự truyền thông từ ngoài về trong nước cũng như sự vận động quốc tế yễm trợ cho cuộc đấu tranh dân chủ của lực lượng trong nước… là vô cùng to lớn. Nhưng đứng về chiến lược mà nói, dẫu sao đi nữa lực lượng trong nước vẫn là chủ yếu và quyết định, vì họ là lực lượng to lớn hơn rất nhiều, lại nằm sát cạnh và phải đối đầu thường xuyên với những đối tượng phải đấu tranh… Còn cái tinh thần đoàn kết thể hiện ở cuộc đấu tranh chung và ở công việc chung thiết thực mà mọi người cùng đóng góp.
Đặc biệt có một người đọc đã không đồng với bài học thứ sáu nói về “lực lượng đấu tranh trong nước là chủ yếu, lực lượng đấu tranh ngoài nước chỉ là hỗ trợ” và phản bác rất mạnh trên báo mạng Dân Luận. Ông ấy nói rằng “Ông Cần đã áp dụng một lối lập luận không lương thiện. Muốn rút ra một bài học về phương pháp tiến hành cách mạng, chúng ta cần khảo sát mọi cuộc cách mạng từ trước đến nay. Khi nghiên cứu khoa học, người ta cũng làm theo cách này. Không thể xây dựng lý thuyết về loài thủy sinh bằng cách chỉ quan sát một con cá. Nhà khoa học phải quan sát hàng trăm lần, xây dựng lí thuyết, rồi tiếp tục quan sát trong nhiều năm trước khi khẳng định hoặc phủ nhận lí thuyết của mình. Đằng này, ông Cần vơ vội vài chi tiết trong chỉ một cuộc cách mạng, rồi khẳng định đã có “minh chứng hùng hồn” cho điều mà ông tin tưởng. Thế còn những cuộc cách mạng khác? Hồ Chí Minh là một người Việt hải ngoại. Lenin là một người Nga hải ngoại. Tôn Dật Tiên là một người Tàu hải ngoại.Giáo hoàng John Paul II là một người Ba Lan hải ngoại… Như vậy đã đủ để chứng minh cho sự ngụy biện chưa?… ” Tôi xin phép dừng lại ở đây, vì trích dẫn tiếp thì dài quá.  Ông bắt buộc nhà nghiên cứu phải khảo sát MỌI cuộc cách mạng từ trước đến nay mới có thể rút ra được kết luận, nếu không thì là “không lương thiện”! Đúng là tôi không có điều kiện khảo sát MỌI cuộc cách mạng thật, nhưng tôi đã nghiên cứu và chiêm nghiệm một số cuộc cách mạng lớn trong lịch sử để rút ra kết luận, như thế ông không thể buộc tội tôi là “không lương thiện” được. Những nhân vật mà ông đã nêu tên đúng là những người ở hải ngoại thật, tôi không phủ nhận. Nhưng họ có đóng vai trò “lực lượng đấu tranh chủ yếu” không thì còn là một vấn đề phải phân tích. Tôi chỉ nói đến những nhân vật mà tôi biết rõ.

Ông Hồ Chí Minh về hang Păc Bó, đó là một sự kiện đáng kể, nhưng nên nhớ rằng xét về mặt lịch sử thì từ đầu thập niên 40 thế kỷ trước, Ban Thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã tồn tại trong nước và lực lượng đấu tranh cách mạng trong nước vẫn là chủ yếu thật. Ông không thể lờ đi sự thật đó!

Ông viết về Lenin theo lòng tin của ông ở cái lối tuyên truyền xuyên tạc của các sử gia Xô-viết nói về “cuộc cách mạng tháng mười vĩ đại”, nên ông đưa ra dẫn chứng không hợp với thực tế lịch sử. Nên nhớ rằng trong lúc nhóm lưu vong bolshevich Nga còn đang sống thoải mái (tôi dùng chữ này hơi nhẹ đấy và tôi viết với tinh thần trách nhiệm, vì tôi đã đọc cả một cuốn sách dày ghi lại thư tín của họ hồi sống lưu vong, sách này do Viện Marx-Lenin xuất bản dưới thời xô-viết) ở Thụy Sỹ, thì các đảng dân chủ đã bám sát nước Nga và đã vận động quần chúng trong nước nổi dậy làm cuộc cách mang dân chủ, lật đổ chế độ Nga hoàng hồi tháng hai năm 1917 rồi. Ở Nga lúc bấy giờ có Chính phủ lâm thời Nga. Khi Lenin được tin đó, ông ta và những người bolshevich vội vã chuẩn bị về nước. Nhưng làm sao về nước khi đoàn tàu nhất định phải đi qua nước Đức mới đến Nga được (hồi đó không có những phương tiện giao thông như ngày nay). Thế là người ta tìm cách vận động nước Đức lúc đó đang đánh nhau với nước Nga. Nước Đức biết rằng đảng  bolshevich Nga phản đối chủ nghĩa yêu nước Nga (mà họ đảng  bolshevich là “bọn vệ quốc”) và chủ trương “làm thất bại cuộc chiến tranh của nước mình”, nên trước khi cho phép đoàn tàu chở những người bolshevich Nga chạy qua nước mình thì giữa đại diện chính phủ Đức và Lenin đã có những thương thảo bí mật, chính phủ Đức chẳng những đồng ý cho những người bolshevich Nga đi qua nước Đức để về Nga mà còn cấp cho Lenin một số tiền lớn để về Nga “hoạt động”.  Chính phủ lâm thời Nga hồi đó đang vừa phải tiến hành chiến tranh với Đức, lại vừa phải tiến hành dân chủ hóa nước Nga, họ đã tổ chức được cuộc bầu Quốc hội Lập hiến để thảo ra hiến pháp dân chủ. Họ gặp khó khăn trăm bề, còn Lenin và những người bolshevich Nga thì lợi dụng cơ hội đó để tổ chức cuộc âm mưu lật đổ Chính phủ lâm thời Nga, tức là chính phủ dân chủ đầu tiên ở nước Nga. Chính phủ này đã đề nghị các cơ quan tư pháp truy cứu hình sự Lenin về tội làm tay sai cho nước Đức, hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ để đưa Lenin ra tòa án xử tội,  thì ông ta đã kịp chạy trốn đến ẩn núp trong cái lều ở gần Phần Lan. Lợi dụng những khó khăn  của chính phủ dân chủ Nga, cuối cùng những người bolshevich đã làm cuộc đảo chính lật đổ Chính phủ lâm thời mà họ gọi đó là cách mạng tháng mười Nga. Sau khi Liên Xô sụp đổ, các nhà sử học Nga đã công bố đầy đủ những tài liệu chân thật hồi đó. Tôi kể lại những điều trên đây  để thấy rõ sự thật lịch sử là như thế.

Về ông Tôn Dật Tiên và cuộc cách mạng năm Tân Hợi thì tôi không nắm vững, nên xin miễn nói để nói ngay đến Giáo hoàng John Paul II. Giáo hoàng đúng là một người Ba Lan, ngôi của ngài đóng ở hải ngoại thật. Ngài đã giúp cho Công đoàn Solidarnos và phong trào đấu tranh dân chủ ở Ba Lan rất lớn, nhất là về mặt tinh thần. Mấy năm trước, tôi có dịp đến thành phố khai sinh Công đoàn Solidarnos, được nghe nhiều nhà hoạt động của Công đoàn thời đó kể lại thì tôi càng khẳng định cái chủ trương lực lượng đấu tranh trong nước vẫn là chủ yếu dù cho sự hỗ trợ của Giáo hoàng John Paul II rất lớn.

Người phản bác bài học thứ sáu còn đưa ra hai nhân vật trong cao trào quần chúng cách mạng ở Tunisia và Egypt, là anh thanh niên Wael Ghonim, biểu tượng của cuộc cách mạng Egypt, và ông El Baradei, một nhân vật rất nổi tiếng, là những người vốn ở hải ngoại. Đúng là Wael Ghonim có công lớn đã dùng Internet để huy động được một lực lượng lớn ở trong nước xuống đường đấu tranh, nhưng xét cho cùng dẫu sao thì lực lượng đấu tranh trong nước ào ạt xuống đường vẫn là lực lượng chủ yếu và là lực lượng quyết định để đánh đổ bọn độc tài. Còn ông El Baradei là một nhân vật nổi tiếng, đáng kính, khi về nước có một số quần chúng ủng hộ ông, nhưng không phải là số đông, và thực ra, ông cũng chưa làm được gì rõ rệt. Đó là một thực tế không thể bỏ qua. Rồi đây sẽ thế nào tôi chưa rõ, nhưng hiện nay vai trò của ông El Baradei chưa có gì nổi bật cả.

Những người không tán thành chủ trương “lực lượng đấu tranh trong nước là chủ yếu, lực lượng đấu tranh ngoài nước chỉ là hỗ trợ” thường dựa vào lập luận là trong giai đoạn đầu “bộ chỉ huy” của tổ chức cách mạng phải đóng ở ngoài nước, không thể đặt ở trong nước được. Theo tôi, những người phản bác chủ trương “lực lượng đấu tranh trong nước là chủ yếu, lực lượng đấu tranh ngoài nước chỉ là hỗ trợ” đã không phân biệt một chủ trương có tính chiến lược, lâu dài với một chủ trương chỉ có tính kỹ thuật, nhất thời là việc đặt “bộ chỉ huy” ở đâu. Họ đánh đồng một chủ trương có tính chiến lược với một chủ trương chỉ có tính kỹ thuật. Trong một bài do tôi viết hồi năm 2007, tôi đã nói rõ, xin trích lại như sau: “Nhưng việc “bộ chỉ huy”  “đóng đô” ở đâu khác hẳn với nhận thức, quan niệm  lực lượng đấu tranh trong nước là chủ yếu, lực lượng đấu tranh ngoài nước chỉ là hỗ trợ. Hai điều này không giống nhau, không phải là một, không thể đồng nhất, không thể lẫn lộn. Dù giai đoạn trước hay giai đoạn sau thì chúng ta vẫn phải đặc biệt lo việc xây dựng lực lượng đấu tranh trong nước, coi đó là lực lượng chính, nghĩa là lực lượng đối đầu thường trực với giai cấp cầm quyền, và xét cho cùng, lực lượng này sẽ có tính quyết định để giành thắng lợi cuối cùng khi thời cơ đến. Vì thế chúng ta phải ra sức xây dựng và phát triển lực lượng đấu tranh trong nước. Đây là một nhận thức nghiêm chỉnh, đúng đắn, có tính chiến lược, chứ không phải là “ngôn ngữ giả dối”. Việc đặt cơ quan lãnh đạo phong trào ở đâu chỉ là một việc cụ thể, một quyết định có tính nhất thời, chứ đâu phải là một chủ trương, một đường lối chiến lược lâu dài?”

Bây giờ xin các bạn thử hình dung một cảnh tượng có thể xảy ra: khi phong trào đấu tranh dân chủ trong nước bắt đầu lên cao, thì nhiều lực lượng dân chủ hải ngoại ồ ạt về nước, nếu mà những chiến sĩ dân chủ chân chính thì đã may cho phong trào, nhưng đằng này còn biết bao “lực lượng”  khác nữa tự xưng là “lực lượng chủ yếu” của cách mạng dân chủ, đó là những vị anh hùng hảo hán đủ loại, những nhà cách mạng đầu lưỡi, những nhà chống cộng hùng hổ nhất, những “chính phủ lưu vong” với đầy đủ các bộ “ma”, những đảng cách mạng “cuội”, những chính khách sa lông đủ cỡ… họ vác cờ xí và khẩu hiệu hoàn toàn xa lạ với đại đa số dân chúng trong nước, nhất là giới trẻ nước ta để đi “đấu tranh cách mạng” … thì lúc đó  phong trào  đấu tranh dân chủ trong nước sẽ ra sao? Tôi viết điều này không có hậu ý công kích ai hết, nhưng đó là một điều có thể xảy ra lắm. Đáng để mọi người suy nghĩ.
Dẫu sao thì tôi cũng cám ơn người đã phản biện tôi, giúp tôi có cơ hội để trình bày đầy đủ hơn bài học thứ sáu này mà trong lần viết trước vì sợ bài quá dài nên tôi đã lược bỏ bớt.

Tôi xin tạm dừng ở đây. Cuối cùng, tôi chân thành cảm tạ các bạn đọc trong và ngoài nước đã chịu khó đọc bài của tôi.

Moskva ngày 26.02.2011

© Nguyễn Minh Cần

© Đàn Chim Việt

37 Phản hồi cho “Cuộc Cách mạng Bắc Phi- Trung Đông còn đang tiếp diễn”

  1. NÓI VỀ MỘT TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ

    Triết học hay triết lý là tư duy khoa học khách quan và bao quát của con người.
    Mà đã nói về khoa học, tức khách quan, chính xác, đúng đăn thì bao giờ cũng hiệu lực và kết quả.
    Như vậy triết học chính trị là nhắm đến một ý nghĩa chính trị thật sự hiệu quả và kết quả.

    Bởi chính trị ở mọi thời và mọi nơi đều có trăm phương nghìn lối. Có nghĩa lẫn lộn bao mục đích tồi tàn và bao thủ đoạn quỷ quyệt tầm thường khác nhau, nên thường chỉ dẫn đến những sai hỏng, những điều tồi tệ trong chính trị.

    Thật ra chính trị tốt bao giờ cũng chỉ có một đường duy nhất, đó là phục vụ con người và phục vụ xã hội. Cả hai mục đích này luôn tương thích, hỗ trợ nhau, nên mọi chính trị ngược lại đều là chính trị xấu. Con người đây là mọi người, không loại trừ cá nhân nào, cũng không chỉ quy vao các cá nhân nào duy nhất. Bởi vậy học thuyết Các Mác phịa đặt chuyện phục vụ giai cấp công nhân vô sản chẳng qua chỉ là thứ chiêu bài, và sự dẫn đến độc tài vô sản, dù dưới hình thức nào, cũng đều phản lại chính ý niệm con người chung nhất và xã hội chung nhất. Đây là một học thuyết đại lạc hậu, đại phản động, nhưng nó tự mệnh danh là đỉnh cao trí tuệ loài người và cho rằng bất kỳ ai hay lý thuyết nào không giống nó đều là của giai cấp tư sản, đều là phản động. Kết quả học thuyết Mác sau một thế kỷ thực hiện đã hoàn toàn thất bại trên toàn cầu, đó là do bản chất phi khoa học, phi khách quan, thậm chí phi cả đạo đức (vì đấu tranh giai cấp ngụy tạo) của nó.

    Như thế chỉ có chính trị lý tưởng nhất của con người và xã hội loài người là chính trị tự do dân chủ thật sự. Mác cho đây là chính trị tư sản, bởi Mác nghĩ rằng chỉ chính trị nhằm tới độc tài vô sản mới là chính trị cách mạng chân chính nhất. Đúng là sự ngu dốt hay sự điên khùng của Mác chính là ở đó.

    Vì chỉ có tự do thì cá nhân mới được phát triển mọi mặt. Và chỉ có dân chủ đúng nghĩa thì cá nhân mới được tự do. Bởi thế cũng chỉ có xã hội dân chủ (bầu cử tự do, thông tin tự do, hoàn toàn cần thiết và đúng đắn) thì mọi cá thể, thành viên của nó mới thật sự phát triển đầy đủ mọi mặt. Trong khi đó Mác cho độc tài vô sản mới cách mạng xã hội, đó quả thực là một lý thuyết phản động nhất chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

    Nhưng có người ngược lại bảo chỉ có độc tài mới ổn đinh, còn cách mạng kể cả kiểu hoa lài ở số nước Trung Đông hiện nay chi mang đến hổn loạn và máu lửa. Nói như thế chỉ là nông cạn và hời hợt. Bởi chỉ cốt nhìn vào hiện tượng nhất thời mà không nhìn vào bản chat trường cửu. Hiện tượng luôn chỉ là cái đúng thoáng qua, nhưng bản chat mới là cái quyết định thâm sâu nhất cho mọi sự vật.

    Có nghĩa mọi sự ổn định hình thức dưới các chế độ độc tài đều là phi nhân, phi xã hội về thực chất. Trái lại tự do dân chủ, tuy có thể có những giai đoạn tạm thời chưa ổn định, song sự ổn định tốt đẹp lâu dài, trường cửu luôn luôn là ý nghĩa cốt yếu nhất.

    Mặt khác các nước Trung Đông còn hổn loạn là do dân trí phần lớn còn thấp, do dân tình còn nhiều chia rẽ vì màu sắc các hệ phái tôn giáo cũng như các tôn giáo là quá phức tạp. Đó là chưa nói có những kẻ mị dân dễ khiến người dân lầm lẫn tưởng rằng mình được dẫn đi đúng đường. Ngoài ra sự bài xích phương Tây theo kiểu tuyên truyền, kiểu đố kỵ, kiểu nghi ngại, kiểu cực tả … đều là những lý do không chính chính kể cả tai hại. Bởi người ta không thể tin mọi thiện chí của phương Tây một cách hoàn toàn, song chí it cũng còn được tám, chin mươi phần tram, vì phần lớn đều là các quốc gia tự do dân chủ thật sự. Trong khi đó thật ngu dại mới cả tin một nước như Trung Quốc hiện nay, bởi cơ sở của nó chỉ là một nước độc tài.

    Cho nên nếu độc tài chuyên chính là xấu thì mọi ý nghĩa của cách mạng chính đáng là tự do dân chủ thật sự. Nhưng làm sao cho cuộc cách mạng đó phải hòa bình, không đổ máu, hay đổ máu nếu bó buộc cũng phải it nhất, thì đó mới là cuộc cách mạng lý tưởng và cần thiết nhất. Tất nhiên hình thức cuộc cách mạng đó không loại trừ bất cứ ai hưởng ứng nó, kể cả những người đang trong tư thế đối lập lại với nó. Đó phải là cuộc cách mạng toàn dân, nghĩa là bao gồm tất cả mọi người trong quốc gia đất nước đó, kể cả những người đang nằm trong hệ thống cầm quyền miễn là họ thật sự đang có nguyện vọng và tiến bộ tốt đẹp thật sự. Đây chính là cuộc cách mạng tự diễn tiến trong hòa bình, vì chính nó mới thật sự toàn diện, rốt ráo và tốt đẹp thật sự.

    Nói chung lại một cuộc cách mạng xã hội thật sự tất yếu phải là cuộc cách mạng đích thực và không mị dân hay không cá nhân. Bởi mị dân thì nó sẽ luôn bị một thiểu số hoạt đầu, thời cơ, cá nhân lợi dung, và nếu chỉ có tính chất cá nhân thì nó sẽ dẫn đến trả thù, tư thù tư oán, như kinh nghiệm cuộc cách mạng năm 1945 hay trong cái cách ruộng đất trong khoảng mươi năm sau đó đều cho thấy rõ mọi mặt trái của chúng.

    Vậy thì chỉ có một cuộc cách mạng nhân văn, trong hòa bình và trong khoa học mới đích thực là cuộc cách mạng mà đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam đang cần thiết và chờ đợi nhất ngày nay.

    ĐẠI NGÀN
    (02/10/15)

  2. tu vuon says:

    tâm says:
    18/09/2015 at 11:08
    Xin giải thích là vì sao dân Libya sướng thế vẫn làm CM hoa nhài?
    Cái cậu Hùng này kiến thức còn non quá:
    Người dân là ai? Người dân khi mà cái đầu dân trí thấp thì họ dễ bị lợi dụng khi Mỹ và Tây phương vẽ ra cái bánh dân chủ có vẻ rất ngon. Cái bánh vẽ này đã hoàn thành tốt đẹp thế nhưng khi có bánh rồi thì với cái đầu dân trí thấp cộng với cái bánh dân chủ thì sinh ra bè phái tranh nhau thành đại loạn chứ sao nữa? Ngay như ở I Raq cũng vậy thôi, đầu dân trí thấp cho ăn bánh vẽ dân chủ thì đại loạn là đúng rồi. Cứ xem mấy ông VNCH cờ vàng ở Mỹ thì rõ. Được tự do dân chủ Mỹ nên hết phe này phe kia cứ tố nhau là tay sai của CS, đả nhau loạn xạ 40 năm nay không thống nhất được tổ chức thì chống CS cái nỗi gì cơ chứ?. Cho lũ này về VN để CSVN họ trị cho là tịt ngòi ngay. Tóm lại dân trí thấp thì phải quản lý chặt, cần thiết phải dùng bạo lực như đứa tré hư đốn thì phải cho roi cho vọt, nếu không thì đại loạn như Apganistan, I Raq hay Libya ấu. ./.

    Tuyệt vời!

    • Tien Ngu says:

      Cò mồi Cộng láo này ní nuận có ní…

      Người VN chúng ta không nên bắt chước dân Lybia vùng lên lật đổ chính quyền độc tài mà….mang hoạ.

      Lộn xộn xã hội, chết chóc tưng bừng hoa lá.

      Chúng ta nên…nằm yên mà nghe theo lời cò mồi dìu dắt, VN đã có chính quyền nhà nước Cộng láo, không nên tính chuyện thay đổi chi cho…lộn xộn.

      Em nào cò ở diện…nghèo, đói, đảng và nhà nước Cộng láo sẽ xoá đói, giãm nghèo như đã từng nàm….40 năm nay. Đảng và nhà nước hồi này không có đóng cửa rút đầu theo lý thuyết nữa. Đã mở cửa mần ăn, cán trước dân sau, tất cả sẽ bằng mười trước thời Mỹ nguỵ.

      Hãy yên ổn, theo trật tự mà chờ….sướng mí công bằng…
      Chuyện cách mạng, cách méo, đã có đảng Cộng và cò mồi lo lắng giùm cho…

  3. tu vuon says:

    Lời tiên tri của cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi :

    Cuộc khủng hoảng với người tị nạn ở Châu Âu lớn nhất sau Thế chiến II đã diễn ra từ tháng 3.2011 và từng được cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi dự đoán.

    Trong cuộc phỏng vấn không lâu trước lúc qua đời, ông Gaddafi đã tuyên bố nếu tình hình tại Libya trở nên bất ổn định, hàng triệu người tị nạn từ khắp Châu Phi sẽ đổ vào Châu Âu.

    “Hàng triệu người Châu Phi sẽ tìm cách vượt Địa Trung Hải đến Pháp, Italia, và Libya là quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn an ninh của khu vực này” – ông Gaddafi từng nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình France 24.

    Saif al-Islam, con trai ông Gaddafi, đưa ra ý kiến tương tự trong cuộc phỏng vấn cũng với kênh France 24: “Libya có thể trở thành một Somalia. Các vị sẽ trông thấy những tên cướp biển ở Sicily và Lampedusa, sẽ thấy hàng triệu người di cư bất hợp pháp.”

    Lời tiên tri của Gaddafi đã ứng nghiệm. Từ đầu năm 2015, có gần 500 nghìn người nhập cư đã đến EU và mỗi ngày đang tiếp tục thêm hàng ngàn người. Ủy ban Châu Âu tuyên bố đây là cuộc khủng hoảng di dân lớn nhất thế giới kể từ sau Thế chiến II.

    • Tien Ngu says:

      Lãnh đạo Gà Đá Phi này tiên tri thật hay, chuyện đã xãy ra y như trong kinh…

      Lãnh đạo này chỉ thua bác Hồ ta …chút xíu thôi. Giả như còn lãnh đạo này thì dân Syria đâu có mà…khốn nạn như ngày nay?

      Từ đó mà…suy ra, lãnh đạo VN Cộng láo ta còn hay hơn lãnh đạo Gà Đá…

      Từ ngày có lãnh đạo Cộng, VN ta không có ai phải…chạy đi đâu tị nạn cả, nước ta yên bình, dân VN rất là hồ hỡi, tha hồ mà….sướng dưới cái sự lãnh đạo của đảng, dìu dắt của cò mồi…

  4. Võ Trang says:

    Lực lượng đấu tranh nào là chủ yếu?

    Phong trào đấu tranh dân chủ phải đặt để cho mình 1 mục tiêu rõ ràng và nhất định bởi vì dân chủ là 1 danh từ mơ hồ đối với 1 dân tộc đã quá đau khổ vì bị lường gạt và đang còn thiếu ăn như Việt-Nam. Người cộng sản chẳng phải đã nói chế độ của họ còn tự do và dân chủ gấp cả triệu lần chế độ tư bản hay sao? Những phong trào đấu tranh trong nước sỡ dĩ chưa được hoàn tòan đồng thuận bởi hải ngoại 1 phần vì họ vẫn chưa thống nhất được quan điểm đấu tranh chung. Bề mặt của 1 xã hội phản ảnh bản chất của chế độ xã hội đó. Tự do và nhân quyền thật sự trong 1 chế độ dân chủ đại nghị không thể sống sót trong chế độ cộng sản. Cho nên nhân danh tự do và nhân quyền mà vẫn duy trì cái chế độ đó là 1 không tưởng và đánh mất niềm tin của những người muốn ủng hộ các lực lượng như thế, dù họ nghe và hiểu được những lòn lách chật vật của những nhà đấu tranh trong nước. Tôi nhớ có 1 lần tôi theo dỏi 1 buổi hội luận “Thãm hoạ mất nước” do GS Phạm Quế Dương điều khiển trên đài truyền hình SBTN: Buổi hội luận về việc biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa có đoạn 1 thanh niên tên Lê/Nguyễn Tiến Nam (xin đính chính nếu sai lầm) nhắn gởi cộng đồng hải ngoại yễm trợ tài chính để thay thế các mãnh cờ đỏ sao vàng (trên các đảo này) vì đã quá củ và rách… Tôi không hiểu là CS đã gài người vào đây hay đây cũng là 1 trong những hoạt động của tổ chức nhưng những biểu hiện lão đão hai mặt như thế thật gây hoang mang cho những người muốn yễm trợ chương trình…

    Lực lượng đấu tranh nào là chủ yếu? Trong tận cùng, vấn đề không phải là trong hay ngoài nước mà là lực lượng ấy thực sự đã làm được gì? Đặt để 1 vai trò trước khi dấn thân, hy sinh là ích kỷ, thậm chí là thiếu thành thật, phản ảnh của 1 mưu đồ từ ban đầu. Vấn đề làm 1 số người quan tâm thật ra là vị trí của người/tổ chức lãnh đạo, 1 danh xưng đã gây nên không biết bao nhiêu là đau khổ cho dân tộc. Nhìn lại lịch sữ cận đại, từ Afghanistan, Iraq, Việt-Nam… những nhà lãnh đạo “made in hải ngoại” đã đưa dân tộc phiêu lưu vào những lèo lái của ngoại bang và thậm chí chấm dứt cuộc đời trong thê thảm. Tôi nhớ có lần đã nói: hãy lên đường, đấu tranh sẽ giúp nhận diện và chọn lựa 1 lãnh tụ xứng đáng thay vì tranh dành 1 danh xưng và không làm gì được 1 cách cụ thể cả. Trong cái nhìn như thế thì “cờ vàng” cũng là 1 lực lượng như các lực lượng khác. 19 triệu dân “cờ vàng” còn lại trong nước sau tháng 4 1975 là 1 thực thể. 3,4 triệu dân “cờ vàng” hải ngoại là 1 thực thể, không xa lạ với người dân Việt-Nam dù đã 40 năm qua. Có 1 điểm mà người Việt trong nước có thể tin tưởng đó là người Việt hải ngoại nói chung là 1 hậu phương lớn, dồi dào và an toàn cho những ai thật sự dám đứng lên chống lại sự cai trị độc tài và ngu dân của CSVN.

    Hãy lên đường. Chúng ta thật ra có thể làm được rất nhiều việc. Có rất nhiều mặt trận để tham gia, đóng góp: mặt trận trong nước, mặt trận hải ngoại, mặt trận dân vận, mặt trận quốc tế vận, mặt trận dân chủ-nhân quyền, mặt trận kinh tế, mặt trận quân sự-ngoại giao… vấn đề quan trọng vẫn là mục tiêu của những mặt trận này là cái gì? Người Việt chắc chắn không muốn tiếp tục những cuộc phiêu lưu vô định. Họ sẽ sàng hy sinh cho 1 chính nghĩa và dĩ nhiên không chấp nhận 1 sự lường gạt. Đối với người Việt hải ngoại, những người được cơ hội tiếp xúc với nền văn minh tự do, dù không nói ra vì nhiều lý do, họ biết và hiểu tổ chức nào là những tổ chức “ma”.

    Không có cuộc cách mạng nào giống nhau cả. Không có cuộc cách mạng nào mà không đòi hỏi phải hy sinh. Nhưng sẽ không có gì nếu người Việt không chịu lên đường.

    • tâm giao says:

      Mặt trận nào? Ông hãy kể tên xem có cái “mặt trợn” nào đủ tài đức lãnh đạo CM? Kể ví dụ vài cái xem sao? Kể đi, nói rõ tên tuổi nơi chốn và thành tích chống CS xem sao? Nói vo như ông thôi sao được. Lãnh tụ nào? hay tôn ông “Tiên Ngu” lên làm “lãnh tụ” được ko?

      • Huong Nguyen says:

        Thật là tội nghiệp cho cái đám con cháu, đệ tử của Tô như Rứa và Đinh thế Huy, đọc bài không hiểu, cứ che mặt sủa càng chỉ làm mất mặt các đỉnh cao của trí tuệ…

        Mà cũng tệ thiệt: Bọn lãnh đạo CSVN tham quá, vơ vét bỏ túi tất cả ngoại tệ từ cái đám Việt-Kiều yêu nước đến hàng chục tỉ đồng Mỹ kim mà không chịu chi ra chút đỉnh để huấn luyện đám gia nô cho có chút trình độ để lên mạng. Thật ra chính các sư tổ Tô như Rứa hay Đinh thế Huy nếu không lè kè được mấy cái mã tấu thì lên mạng cũng chỉ được sủa mà thôi!

      • Tien Ngu says:

        Bậy, xúi ác không hè…

        Em xúi vậy, rủi….nhân dân xúm lại, bơm anh Ngu lên như cò mồi Cộng láo bơm bác Hồ, có phải nà…chết cha anh không?

        Lãnh tự là phải để thiên hạ bình bầu đúng đắn, công bằng hợp ní, mới….hợp pháp hợp hiến, em?

        Chứ chỉ có một đảng ác ôn côn đồ nó…bầu thì…sao phải? Ai không …bầu thì nó nhốt tù, ai cãi thì nó…thủ tiêu, ai chống thì nó chơi trò…côn an, côn đồ, nhân dân tự phát…xịt cứt trộn nhớt…

        Lãnh tụ kiểu đó nó….thúi muôn đời, em?

        Anh Ngu thề rằng, có mang gái đứng sắp hàng cho anh tha hồ…lựa, để anh…sướng mà chịu mần lãnh tụ, anh cũng không thèm…

        Ai ngu? thứ rỡm, dốt như anh mà lên lon….lãnh tụ, nhân dân thành…khốn nạn nhiều đời, sao…khá?

      • Tiên ngu thằng ngu nhất hành tinh says:

        Hoan hô Tâm Giao nói trúng phoóc! Đưa thằng Tiên Ngu ngu nhất hành tinh làm lãnh tụ thì….. cái “mặt trợn” ấy sẽ chết không kịp ngáp!

      • thaibao says:

        Xem bài của Hương Nguyên và Tiên Ngu giống như chó mửa? Toàn nói năng chẳng đâu vào đâu. Không đồng ý với người ta thì dùng lý luận mà bẻ lại chứ nói ba lăng nhăng hươu vượn thì thiên hạ người ta ị vào mũi ấy./.

      • Tien Ngu says:

        Cò mồi Cộng láo…cười vào mũi phãn động nà chuyện….thường ngày ở huyện.

        Em cò tính chuyện cười vào mũi để anh Ngu quên đi chuyện cách mạng… tẫy chay cái loài Cộng láo ấy à?

        Nằm mơ đi em…

  5. tâm says:

    Xin giải thích là vì sao dân Libya sướng thế vẫn làm CM hoa nhài?

    Cái cậu Hùng này kiến thức còn non quá:
    Người dân là ai? Người dân khi mà cái đầu dân trí thấp thì họ dễ bị lợi dụng khi Mỹ và Tây phương vẽ ra cái bánh dân chủ có vẻ rất ngon. Cái bánh vẽ này đã hoàn thành tốt đẹp thế nhưng khi có bánh rồi thì với cái đầu dân trí thấp cộng với cái bánh dân chủ thì sinh ra bè phái tranh nhau thành đại loạn chứ sao nữa? Ngay như ở I Raq cũng vậy thôi, đầu dân trí thấp cho ăn bánh vẽ dân chủ thì đại loạn là đúng rồi. Cứ xem mấy ông VNCH cờ vàng ở Mỹ thì rõ. Được tự do dân chủ Mỹ nên hết phe này phe kia cứ tố nhau là tay sai của CS, đả nhau loạn xạ 40 năm nay không thống nhất được tổ chức thì chống CS cái nỗi gì cơ chứ?. Cho lũ này về VN để CSVN họ trị cho là tịt ngòi ngay. Tóm lại dân trí thấp thì phải quản lý chặt, cần thiết phải dùng bạo lực như đứa tré hư đốn thì phải cho roi cho vọt, nếu không thì đại loạn như Apganistan, I Raq hay Libya ấu. ./.

    • Tien Ngu says:

      Em cò dạy chí phải…

      Anh Ngu đề nghị cậu Hùng này nên bái em cò mần sư phụ. Cứ nghe theo lời cò mồi Cộng láo là cả đời khỏi phải lo chuyện….chạy tị nạn, nhai bo bo, móc bọc cãi thiện tí tiền, hay hốt phân trồng rau muống…

      Không nên bàn chuyện cách mạng cách méo chi cho nó….phãn động…

  6. Tien Ngu says:

    “Bây giờ xin các bạn thử hình dung một cảnh tượng có thể xảy ra: khi phong trào đấu tranh dân chủ trong nước bắt đầu lên cao, thì nhiều lực lượng dân chủ hải ngoại ồ ạt về nước…”

    Thưa, cái này thì…chưa chắc…

    Phải nói rỏ là…hải ngoại nào. Hải ngoại về nước…ăn theo, chắc chỉ có cò mồi Cộng láo trở về, trở cờ kiếm sướng.

    Dân tị nạn cs, thì…đâu đã vào đó, từ thế hệ thứ nhất. Có về, chỉ là…về thăm.

    Ông Cần hãy…yên chí về cái vụ việc trở về dành ăn, kiếm sướng…

    Là người gốc gác Việt Nam, ở đâu trên thế giới, nghe được VN thoát khỏi bàn tay Cộng láo, ai cũng sẽ…vui lay. vậy thôi.

    Điều kiện tiên quyết để dân VN có ý thức, vùng lên thoát khỏi nạn…láo, là mọi người hay chung tay….tống giẽ rách vô họng các tên cò mồi. Chúng không còn hả họng ra được mà lừa gạt dân ngu. Như các em cò mồi có nick…tu vuon, văn Tái trong mục này, đáng bị phạt…tống giẽ lau hầm cầu vô họng, cho chúng bớt láo…

  7. Văn Tải says:

    Rất cám ơn Nick Tu Vuon đã liệt kê những “Bất Hạnh” mà ngưòi dân Lybya đã phải “Đau Đớn chịu đựng” dưới sự cai trị “Xấu Xa” của nhà Độc Tài Thánh Gadhafi.
    Nay, may nhờ sự can thiệp anh minh của nền dân chủ phương tây và cả Mỹ quốc nữa mà người dân Lybia không được 1/10 mhững điều mà ngày xưa họ đã được, hay bị hưởng.
    Những DLV gốc con chiên Catô lích có nên tiếp tục ngồi đấy vỗ tay cho những cuộc cách mạng hoa lài, hoa “lải” này nữa hay thôi?
    Bây giờ những quốc gia từng to mồm kêu gọi dân chủ như Pháp, Đức hoặc cả Mỹ nữa thì trong bụng đang đánh lô tô và cầu chúa của họ làm phép cho những làn sóng tị nạn bớt bớt đi.
    Chiêu đẩy dân đi tị nạn vào những quốc gia hay thọc gậy vào nước khác để khuynh đảo chính phủ của họ bang chiêu bài nhân quyền thì thật là gây kinh hoàng cho nhà nước sở tại.
    Anh Mỹ, thủ phạm của những áp lực thay đổi dân chủ đành bấm bụng nhận 15 ngàn tị nạn. Không biết trong đấy có bao nhiêu khủng bố IS hử?
    Chắc sau lần này thì cho ăn kẹo ,Tây Phương và Mỹ hết dám dùng chiêu áp lực dân chủ nữa rồi. May mà vụ Hồng Kông được dàn xếp, dẹp yên, chứ bằng không Mỹ và tây phương sẽ khóc thét vì thuyền nhân Tầu, con số sẽ là hàng triệu, chuc triệu như chơi.
    Chiêu tị nạn này chắc học của mấy “bố” CSVN vào những năn 1979-1985 chứ ai đâu? Thế mới biết CS thâm thật. Ngày đó Carter vừa nêu chiêu dân chủ tấn công Cuba thì sau đó đành đớ lưỡi mà cay đắng nhận sơ sơ có trên trăm ngàn thuyền nhân Cuba mà thôi. Sau đó thì nội các của Carter đành sang tận Havana mà khấu đầu năn nỉ anh Fidel ngừng xuất cảng thuyền nhân dùm. Cái kẹt là Mỹ và Tây Phương chưa học thuộc bài học này.

    • Tien Ngu says:

      Nghe cái màn cò mồi cãm ơn…cò mồi, thiệt…thãm.

      Chỉ có Cộng láo VN là có cái màn này.

      Thiệt…chán mớ đời.

    • Hùng says:

      @ Tu Vuon & Van Tai

      Gadafi tốt thế sao người dân đùng đùng nổi dậy lật đổ hắn, đòi giết hắn cho bằng được- hắn bị nhân dân giết ngay trên đường phố mà? Không có người dân nổi dậy, Gadafi lấy gì mà xụp đổ?

      • Văn Tải says:

        Tại sao hử? Hãy tự đi tìm cho nó bớt liệt não ngu si đi nghen. Có nhớ những cuộc biểu tình định xâm chiếm những toà nhà của các tập đoàn tài chánh ở Mỹ cách đây mấy năm không? Những cái đầu ngây ngô thì không nên ý kiến, ý cò về những vấn đề phức tạp nghe chửa? Ngồi nhà mà mút kem (khúc kem nóng ấm) cho nó nhàn nghen.

      • Tien Ngu says:

        Cò mồi à,

        Bỏ cái tật tự xưng tự sướng đi em. Thấy thương quá.

        Biểu tình chiếm các cơ sở tập đoàn tài chính ở Mỹ? Cách đây…mấy năm?

        Dân Mỹ biều tình cũng y chang như dân Lybia vùng lên lật đồ Gà đá à?

        Ngu vừa phải thôi em?

      • Linh says:

        Cò mồi Văn Tài bị anh Hùng đâm …ngay cổ họng tức quá cải không được …ú ớ như ..lợn bị chọc tiết !

      • tám says:

        Cái cậu Hùng này kiến thức còn non quá:
        Người dân là ai? Người dân khi mà cái đầu dân trí thấp thì họ dễ bị lợi dụng khi Mỹ và Tây phương vẽ ra cái bánh dân chủ có vẻ rất ngon. Cái bánh vẽ này đã hoàn thành tốt đẹp thế nhưng khi có bánh rồi thì với cái đầu dân trí thấp cộng với cái bánh dân chủ thì sinh ra bè phái tranh nhau thành đại loạn chứ sao nữa? Ngay như ở I Raq cũng vậy thôi, đầu dân trí thấp cho ăn bánh vẽ dân chủ thì đại loạn là đúng rồi. Cứ xem mấy ông VNCH cờ vàng ở Mỹ thì rõ. Được tự do dân chủ Mỹ nên hết phe này phe kia cứ tố nhau là tay sai của CS, đả nhau loạn xạ 40 năm nay không thống nhất được tổ chức thì chống CS cái nỗi gì cơ chứ?. Cho lũ này về VN để CSVN họ trị cho là tịt ngòi ngay. Tóm lại dân trí thấp thì phải quản lý chặt, cần thiết phải dùng bạo lực như đứa tré hỗn láo thì phải cho roi cho vọt, nếu không thì đại loạn như Apganistan, I Raq hay Libya ấu. ./.

    • Hồ Thẩm Du says:

      Trong tương lai không xa, TQ sẽ qua mặt Mỹ, trở thành siêu cường số 1 trên thế giới,
      lúc đó, trật tự thế giới sẽ xếp đặt theo kiểu TQ (dĩ nhiên). VN vừa là đồng chí vừa là
      láng giềng, TQ sẽ không quên mà giúp đỡ tận tình, tha hồ mà thích nhé!

  8. tu vuon says:

    Nếu VN cũng giống như Libya thì sao nhỉ? CM hoa nhài có tốt không? Ai trả lời?

    Sau đây là một danh sách các hành động tàn bạo mà người dân Libya đã chịu đựng trong bốn thập kỷ cai trị của Gaddfi.

    1. Việc xài điện gia dụng được miễn phí.

    2. Nước dùng cho sinh hoạt cũng miễn phí.

    3. Giá 1 lít xăng chỉ bằng 0,08 euro.

    4. Giá sinh hoạt ở Libya rẻ hơn ở Pháp. Tại Pháp, ½ ổ bánh mì giá 0,40 euro còn tại Libya chỉ có 0,11 euro.

    5. Công dân không phải đóng thuế nên cũng không có thuế giá trị gia tăng (VAT).

    6. Các ngân hàng cho vay không lấy lãi.

    7. Libya là nước mắc nợ nước ngoài ít nhất. Nợ công chỉ chiếm 3,3% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Ở Pháp là 84,5%; ở Hoa Kỳ là 88,9% còn ở Nhật là 225,8%.

    8. Mua xe hơi sẽ được nhà nước hỗ trợ 50% giá.

    9. Mọi sinh viên đi du học nước ngoài được nhà nước cấp học bổng hàng tháng là 627,11 euro.

    10. Mỗi sinh viên tốt nghiệp không có việc làm được hưởng lương tháng trung bình của ngành, nghề mình đã học.

    11. Mỗi cặp vợ chồng mới cưới được nhà nước trả tiền mua nhà.

    12. Mỗi gia đình có thể trình sổ gia đình để nhận 300 euro mỗi tháng nếu có đông người.

    13. Có những cơ sở gọi là jamaiya, tại đó người ta bán thực phẩm theo sổ gia đình bằng ½ giá bình thường cho những gia đình đông người.

    14. Bất cứ nhân viên công vụ nào phải đi công tác xuyên Libya đều được nhà nước cấp xe và chỗ ở.

    15. Trong công vụ, nếu nhân viên nghỉ một, hai ngày thì không bị trừ lương mà cũng không cần giấy chứng bệnh.

    16. Mọi công dân nam, nữ không có nhà ở đều có thể ghi tên tại một cơ quan nhà nước để được cấp mà không phải trả tiền trước. Quyền được có nhà ở là quyền cơ bản tại Libya. Căn nhà (chỗ ở) phải thuộc quyền sở hữu của người đang ở.

    17. Mọi công dân cần sửa chữa nhà cửa có thể đăng ký tại một cơ quan nhà nước và những công việc đó sẽ được các xí nghiệp công trình công cộng do nhà nước chỉ định thực hiện miễn phí.

    18. Quyền bình đẳng nam nữ được đề cao và phụ nữ có thể đảm đang những chức vụ quan trọng.

    19. Mỗi công dân nam nữ đều có thể tích cực tham gia hoạt động chính trị và quản lý công việc chung ở các cấp địa phương, vùng và quốc gia, trong khuôn khổ một hệ thống dân chủ trực tiếp (từ các Đại hội nhân dân cơ sở thường trực đến Đại hội nhân dân toàn quốc mỗi năm họp một lần): với 3,5 triệu công dân thành niên. Có 600.000 người tích cực tham gia hoạt động chính trị.

    20. Libya là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ cao nhất Châu Phi và đứng hàng thứ hai về sản xuất dầu thô ở lục địa này. Tiền bán dầu sẽ trả một phần trực tiếp vào tài khoản từng công dân Libya.

    21. Một người mẹ sau khi sinh được nhận ngay 5000 USD hỗ trợ.

    22. Chăm sóc y tế được miễn phí. Các bệnh viện được trang bị siêu tốt, đến nỗi nhiều cơ sở y tế của Phương Tây cũng phải ganh tị. Những ai bị bệnh không chữa trong nước được có thể ra nước ngòai chữa, nhà nước trả 2300 USD cho mỗi tháng chữa bệnh cho tiền nhà, tiền đi lại.

    23. Giáo dục miễn phí. Trước khi Gadafi lên nắm quyền chỉ có 25% dân biết đọc và biết viết, sau khi ông lên nắm quyền là 83%. 25% người dân Lybia tốt nghiệp đại học.

    24. Các thực phẩm cơ bản đều được bán với giá trợ cấp (như 1 kg bột nhào mua từ nhà sản xuất của Tunisia với giá 1 euro thì nhà nước bán lại cho người dân Libya với giá 0,50 euro).

    25. Libya nhiệt tình tham gia đóng góp cho sự phát triển của Châu Phi, cho nền độc lập của lục địa này đối với Phương Tây và đối với hệ thống tiền tệ chuyên chế của nó. Đã có 60 tỉ USD của Nhà nước Libya được đầu tư vào 25 quốc gia Châu Phi và đem lại việc làm cho hàng triệu người Châu Phi.

    26. Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) của Libya đứng hàng thứ 7 thế giới.

    27. Kế hoạch làm đường dẫn nước ngọt cho người dân Lybia và phát triển nông nghiệp có quy mô lớn nhất thế giới.

    Rất may là NATO và phiến quân đã giải phóng người dân Libya khỏi những điều bất hạnh này.

    • UncleFox says:

      Thì ra thế ! Nên tập đoàn Cộng Phỉ nhà ta quyết tâm thực hiện những điều ngược lại để không bị chui lỗ cống như Đại tá Gadhafi thần thánh !
      Tư Vượn hôm nay sao lại trở giò đá thẳng vào mặt Đảng ta vậy kìa ?

      • Huong Nguyen says:

        Trả lời hay quá! Kiểu này thì Tư Vượn cũng nghẹn họng như Văn Tài trong câu trả lời của anh Hùng.

      • Tôm says:

        Nói CSVN đổ chui lỗ cống từ hơn 40 năm qua mà CSVN nó có đổ đâu. Một lũ cờ vàng ngu xuẩn thì làm lên cái cơm cháo gì? Đến khi bị nữ nhân viên Mỹ cho cờ vàng vào sọt rác mà cả lũ đang gào thét lại im bặt không ho he lấy một tiếng. Lũ này mà đòi làm CM sao? Đòi lật đổ CS sao? Gãi ngứa cho CS thì có!

    • Văn Tải says:

      Rất cám ơn Nick Tu Vuon đã liệt kê những “Bất Hạnh” mà ngưòi dân Lybya đã phải “Đau Đớn chịu đựng” dưới sự cai trị “Xấu Xa” của nhà Độc Tài Thánh Gadhafi.
      Nay may nhờ sự can thiệp anh minh của nền dân chủ phương tây và cả Mỹ quốc nữa mà người dân Lybia không được 1/10 mhững điều mà ngày xưa họ đã được, hay bị hưởng.
      Những DLV gốc con chiên Catô lích có nên tiếp tục ngồi đấy vỗ tay cho những cuộc cách mạng hoa lài, hoa “lải” này nữa hay thôi?
      Bây giờ những quốc gia to mồm kêu gọi dân chủ như Pháp, Đức hoặc cả Mỹ nữa thì trong bụng đang đánh lô tô và cầu chúa trời cho những làn sóng tị nạn bớt bớt đi.
      Chiêu đẩy dân đi tị nạn vào những quốc gia hay thọc gậy vào nước khác để khuynh đảo chính phủ của họ bang chiêu bài nhân quyền thì that là gây kinh hoàng. Anh Mỹ, thủ phạm của những áp lực thay đổi dân chủ đành bấm bụng nhận 15 ngàn tị nạn.
      Chắc sau lần này thì cho ăn kẹo Tây Phương và Mỹ hết dám dung chiêu dân chủ nữa rồi. Chiêu tị nạn này chắc học của mấy “bố” CSVN vào những năn 1979-1985 chứ ai đâu? Thế mới biết CS thâm that.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Nghe em cò mồi Cộng láo này tự biên tự diễn, bơm Gaddafi ( không phải Gaddfi nghe em) lên cạch cạch, anh Ngu nghe mà…chán mớ đời cho cái nòi Cộng láo.

      Y hệt như chúng bơm Hồ chí Minh, Võ nguyên Giáp, Phạm văn Đồng năm xưa…

      Láo vừa phải thôi em? Nay là thế kỷ của…in tẹc na so nanh, không phải thời…móc bọc hay hốt phân trồng rau muống, em?

      Cả thế giớ ai cũng rành Gaddafi là một em…bạo chúa, dốt mà nổ, chơi ra cái Green Book, dung hoà tư bản mí cộng sản, cho hai đứa mày thành…bồ tèo mà nâng đở lẫn nhau, kiếm…sướng…

      Nếu cái em…gà đá này biết thân biết phận chút chút, chỉ ăn hiếp dân ngu trong xóm, í quên trong nước của em thôi, thì có lẽ em cũng sướng được lâu bền. Nhưng vì em quá…dốt, mà nổ hơn tạc đạn, tung sát thủ truy lùng dân Lybia lưu vong khắp thế giớ để…thiến, ghẹo Anh ghẹo Mỹ om sòm. Cho nên em mới…đi dứt.

      Có một thời gian, em Gà Đá thấy cái gương tày liếp của Sadam Husein, thiệp bớt chút chút, nhưng đã là cái tật…hung nô, bãn chat ác láo, không cách chi bỏ được, em lại tiếp tục con đường…nổ…

      Xưa, thông tin bưng bít cò mồi Cộng láo từ Tàu cho đến VN, tha hồ mà…nổ,
      Tàu Cộng biến Tào Tháo thành…vĩ đại, biến Tần thuỷ Hoàng làm…nhất dạ đế vương, í quên nhất thế quân vương , biến Mao trạch Đông thành thánh sống. Còn Lưu Bị, Tưỡng giới Thạch trở thành những tên…lưu manh, thô bỉ ổi…
      Việt Cộng biến Hồ chí Minh thành…cha già dân tộc, giỏi hơn….thánh, Võ nguyên Giáp thành danh tướng…thế giới. Trái lại Ngô đình Diệm thành một anh…bán nước cho Mỹ, lùn mã tử, lấy cả…em dâu. Còn các tướng lãnh VNCH, em nào cũng…mặt mẹt, vừa dốt vừa…du đảng, đánh trận gặp bộ đội Cộng là…co giò chạy chết…

      Hỡi ơi, sự thật phũ phàng, VN dưới bàn tay Cộng láo suốt 40 năm, vẫn toàn là sãn xuất cò mồi…láo.
      Dân nghèo vẫn tiếp tục sống đời…khốn nạn, cả mấy đời…

      Dốt láo cầm quyền, đưa con cháu cũng thuộc loại…dốt thứ thiệt lên đời nối tiếp, không phải con cháu của chúng, là bị…loại. Con của nguỵ càng phải bị…tránh xa. Chất xám VN đại đa số phải tìm đường mà…tâu na dơ bòn….

      Kinh tế, giáo dục, xã hội…., toàn láo.

      Éo khá….

  9. D.Nhật Lệ says:

    Nếu cách mạng là vấn đề thuần lý thuyết thì nhận định của ông NMC.đúng,không thể chê được nhưng
    cách mạng chủ yếu là hành động nhiều hơn.Chỉ lý thuyết,cách mạng chỉ nằm trên tài liệu và chết,hết
    cả ngáp.Không có kinh nghiệm đã đành mà cũng chẳng có bài học nào để rút ưu khuyết điểm !
    Đối với VN.tôi thiển nghĩ vấn đề nằm ở chổ khác,đó là có đa số người dân đồng lòng hay không,nếu
    chuyện này được giải quyết thì cách mạng sẽ nằm ở trong tầm tay,chứ còn bàn luận thì chằng đi đến
    đâu cả.Bàn luận về lý thuyết thì sẽ bi quan,nào là tổ chức chưa mạnh,nào là thời điểm chưa chín mùi
    v.v.và v.v.Nói như văn hào Goethe,lý thuyết “toàn màu xám”.Lý do là chờ đợi tổ chức vững mạnh dưới
    chế độ CS.toàn trị là viễn vông và chờ đợi thời điểm chín mùi chẳng khác nào “nằm chờ sung rụng” !
    Cách mạng cần điều kiện “bùng nổ” từ sự áp bức không thể dừng lại từ chế độ chuyên chế.Và từ sự
    bất công xã hội không thể chịu đựng nổi.Ngay cả đến luật pháp bất minh.Đối với nước ta,chuyện bị Tàu xâm lấn và lũng đoạn còn là điều kiện bức thiết và ưu tiên hơn nữa vì Tồ Quốc trên hết.
    Như trên đã nói,nếu đa số đồng lòng thì mọi người xuống đường,không trương ngay biểu ngữ (sẽ bị tịch thu) chỉ cần cuộn lại trong quần rồi ráp lại thành dài ra và trương lên khi đã tụ tập đủ đông người.
    Muốn có sức mạnh,đa số phải là từ 10 ngàn trở lên,tăng dần ở mức độ có thể là 100 ngàn người đủ
    để gây áp lực.Lý tưởng nhất là 1 triệu người.Xuống đường liên tiếp 1 tuần hay hơn tùy theo tìnhhình
    Giả sử công an hay quân đội gây đổ máu thì sẽ thúc đẩy đat hiệu qủa nhanh chóng hơn nữa.
    Sự tàn sát dân chúng ở thế kỷ này sẽ gây căm phẫn toàn thế giới và quốc tế sẽ không thể khoanh
    tay ngôì nhìn mà sẽ nhảy vào can thiệp.
    Nước VN.có độc lập và dân tộc VN.có quyền tự quyết hay không tùy thuộc vào sự đồng tâm nhất trí của những người yêu nước thực sự,kể cả đảng viên CS.Muốn thế thì chỉ có một con đường duy nhất
    là thoát khỏi Tàu cộng,kẻ thù truyền kiếp của dân tộc !
    Tự quyết trước,dân chủ sau ! Đó là khẩu hiệu cuộc cách mạng của chúng ta.

  10. Nguyen Giao says:

    This 2nd article shows the writer is very experienced in the topic at hand. I thought #3 suggestion makes practical sense. Sure hope those activists in VN take all these points into account in their planning so that the wind of political changes will spread to VN.

    It’s long enough that our people deserve a better life …

    Nguyen Giao
    San Diego, USA

Leave a Reply to tu vuon