WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Liệu Putin có lo ngại về việc ‘những kẻ thổi còi’ đang lớn mạnh lên ở nước Nga?

Simon Shuster / Moscow, TIME 19/02/2011

Ảnh minh họa: theipinionsjournal.com

Nước nga có khá nhiều những kẻ huýt còi[1]. Trong vài năm gần đây, ít nhất hàng chục – quan chức địa phương, cảnh sát, doanh nhân – đã áp dụng để tố giác sự rửa tiền bẩn thỉu của chủ họ. Phần lớn những lời ca thán của họ đều gửi thẳng tới Thủ tướng Vladimir Putin, con người ưa bạo lực của đất nước này, lúc đó đang có phương án nâng uy tín của ông ta lên bằng cách uốn nắn mọi sự. Nhưng trong mấy tuần gần đây, hiện tượng này bắt đầu quay lại chống cái đầu của nó. Một loạt những người thổi còi đang làm cho người ta hiểu Putin là một kẻ xấu, và điều đó đã khiến cho nhiều người Nga phải tự hỏi: động cơ của họ là gì? Và tại sao lại lúc này?

Điều đó khiến người ta nghĩ rằng, trong cuộc tấn công của Nga vào nạn tham nhũng lưu cữu, một số lằn ranh đạo đức đã đơn giản – cuối cùng – bị vượt qua.  “Đó là câu chuyện điển hình về người huýt còi, có người đã giận dữ về việc họ ở trong một tổ chức tham nhũng. Họ không còn sống yên ổn với bản thân cho đến khi họ làm được việc gì đó về chuyện này,” một người có thẩm quyền về hiện tượng huýt còi thuộc đại học Maryland nói.

Mô tả này có vẻ như hợp với người thổi còi gần đây nhất, một trợ lý chánh án  42 tuổi tên là Natalia Vasilieva. Hôm 14 tháng Hai, bà tố cáo với báo chí rằng cấp trên của bà, viên chánh án là người hồi tháng Chạp đã kết tội thủ lĩnh bị tù Mikhail Khodorkovsky thêm 6 năm tù cộng vào với 8 năm ông đã chịu, đã bị đặt dưới sự “kiểm soát thường xuyên” của các quan tòa của một tòa án cấp trên và gần như bị một cơn đau tim khi họ đẩy cho ông đọc một bản phán quyết có tội mà ông chưa từng viết. (Viên quan tòa này, Viktor Danilkin, đã phủ nhận báo cáo của Vaxilieva trong khi từ chối sa thải bà hay áp đặt những lời buộc tội bà vu cáo)

Mặc dầu những chi tiết của câu chuyện của Vasilieva rất hấp dẫn, điểm chính của nó không có gì đáng ngạc nhiên. Nhiều nhà quan sát đã từ lâu khẳng định rằng vụ án Khodokovsky là vụ án chính trị, có phần là sự trả thù của Putin chống lại nhà tỉ phú dầu mỏ là người đã thách thức ông hồi đầu những năm 2000. Nhưng Vaxilieva là người trong nội bộ đầu tiên xác nhận rằng bản án đã được bố trí trước. Điều này đặt Putin vào một tình huống lúng túng khó xử. Vụ Khodokovsky là một phần trung tâm trong di sản chính trị của ông, và ông đã khẳng định trong nhiều năm rằng nó được làm có chứng cớ. Ông không có phản ứng gì về tuyên bố của bà Vasilieva, được gửi cho một kênh điện-tin nhỏ và không được các mạng lưới lớn của nhà nước đăng tải.

Trong khi đó phản ứng của công chúng là nghi ngờ. Trên thực tế không ai tin rằng Vasilieva, trước đây từng là một người nấu ăn trong một tiệm ăn ở ga xa lửa, đã đứng ra tố cáo xuất phát từ một ý thức về mục đích đạo đức. “Ở Nga, một người chống chế độ may lắm thì được đối xử như một Đông Ky sốt ngu ngốc, hay thường thấy hơn, bị nghi ngờ là có một động cơ đê tiện nào đó, thường là tham lam,” Masha Lipman, một nhà phân tích chính trị của think-tank Carnegie Center ở Moscow, nói.

Có thuyết cho rằng Vasilieva có thỏa thuận ngầm với Khodokovsky, nhưng thuyết này bị đuối lý bởi sự việc là các luật sư của Khodokovsky cũng nghi ngờ sâu sắc báo cáo của bà. Một luật sư bào chữa nói với tờ nhật báo Kommersant rằng tuyên bố của Vasilieva là “có tính chất suy đoán,” trong khi một người khác nói rằng quan tòa nên dùng một trắc nghiệm phát hiện nói dối. Ngoài ra không có món tiền nào có thể biện minh cho sự mạo hiểm to lớn mà bà đã chấp nhận, như trường hợp của người huýt còi Alexander Litvinenko gợi cho thấy. Viên cựu gián điệp này kết tội Putin về những tội ác man rợ vào năm 2002, bốn năm sau ông bị đầu độc bằng chất đồng vị hiếm của polonium và chết một cái chết đau đớn ở London. Putin chối bỏ mọi dính líu.

Một thuyết có đông người tin hơn nhiều mô tả Vasilieva như một mắt xích trong chuỗi xích những kẻ thổi còi đã lên tiếng tố cáo thời gian gần đây. Người nổi tiếng nhất là Sergei Kolesnikov, một doanh nhân hồi tháng Chạp đã nói rằng ông ta có dính líu đến việc xây một tòa lâu đài bí mật cho Putin trị giá ít nhất một tỉ đô la, phần lớn số tiền đó đến qua việc lại quả từ những kẻ siêu giàu của nước Nga. Ông ta cũng chỉ ra rằng lương tâm của ông là động lực, trong khi người phát ngôn của Putin phủ nhận tố giác này. Sau đó có Alexei Navalny, một nhà đầu tư và một nhà hoạt động đã công bố những tài liệu hồi tháng Mười Một trong đó vạch ra một khoản gian lận 4 tỉ đô la trong công ty độc quyền đường ống dẫn dầu của Nga, mà ban quản trị có quan hệ mật thiết với Putin. Công ty độc quyền chối bỏ mọi gian lận, trong khi bình luận duy nhất của Putin là khen ngợi ban quản trị của nó ít ngày sau khi tài liệu đó được công bố.

“Navalny có được những tài liệu đó từ một nơi nào đó, và những người khác rõ ràng còn có sự động viên từ bên ngoài nữa. Rõ ràng là những [sự tiết lộ] này đã được chuẩn bị lâu từ trước và được công bố trong một dòng chảy mạnh mẽ,” Olga Krystanovskaya, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu của Moscow về giới Tinh hoa[2] nói. Bà tin rằng những người huýt còi được gà trước bởi những người trong đội ngũ của Tổng thống Dmitri Medvedev và được hứa bảo vệ khỏi bất kỳ phản ứng tiềm tàng nào – nhằm mục đích xoay chuyển chú ý của công luận chống Putin trong cuộc tranh cử tổng thống Nga vào năm sau. “Đây là một phần của cuộc chiến tranh ẩn giấu”, Krystanovskaya nói.

Thuyết này – thuyết đặt Putin đấu với Medvedev như một đối thủ trong cuộc tranh cử tổng thống năm sau, cái lăng kính mà hầu như mọi sự kiện lớn gần đây được nhìn qua nó, – được phần lớn những người Nga hay kháo chuyện ưa thích. Mặc dầu cả hai người đều đã nói họ đã quyết định một cách bè bạn ai là người sẽ ra tranh cử năm 2012, giới thạo tin ở Nga không thể tin ai trong hai người lại có thể để người kia chiếm Kremlin mà không phải qua đấu đá. “Tất cả những tiết lộ gần đây là một phần của cuộc cọ sát giữa hai nhánh tinh hoa này,” Lipman của Trung tâm Carnegie nói.

Nhưng trong hai khả năng giải thích sự lớn nhanh gần đây của những người huýt còi, tinh thần đạo đức mới được phát hiện hay là sự phá hoại về chính trị, sự không rõ ràng của nó đặt một đe dọa lớn hơn đối với Putin. Nếu ông nhất định đương đầu với Medvedev và những người trung thành với ông này, Putin có vẻ phải chịu thách thức. Năm 2008 ông chọn Medvedev làm người kế tục, và vẫn được hưởng sự hậu thuẫn to lớn trong bộ máy quan liêu, quân đội và cảnh sát, những người đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bất kỳ cuộc đấu nào để kiểm soát nước Nga. Tuy nhiên nếu một thuyết tầm thường hơn – nếu một biến chuyển trong ý thức đạo đức thật sự dấy lên bất phục bên trong đội ngũ của Putin – điều đó có thể tỏ ra khó khăn hơn cho Putin xoay sở giành phần thắng.

“Những người huýt còi, khi họ có đủ can đảm để đứng ra tố giác, đặt tất cả chúng ta đối diện với những gì tồi tệ trong xã hội chúng ta,” Alford của trường Đại học Maryland nói. Lòng can đảm đó có thể đến từ sự bảo vệ của những đối thủ của Putin, những người đang hăng hái cổ vũ những kẻ lắm mồm mới nảy ra bên trong đám người của Thủ tướng đứng ra tố giác trước cuộc bầu cử tổng thống. Và nếu họ làm thế, khó mà biết được những bí mật xấu xa nào có thể nổi lên trên bề mặt năm nay – hay phương pháp nào có thể được sử dụng để đẩy lùi chúng.

[1] Những người dóng lên tiếng chuông cảnh báo về việc làm sai trái, chẳng hạn, của cơ quan công quyền.

[2] Đúng hơn là giới đặc quyền đặc lợi

Nguồn: www.time.com

© Hiếu Tân

Phản hồi