WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nói về mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội

Chẳng hạn, trong giao tiếp giữa người và người. Nếu trong rừng sâu ta gặp một người lạ, người đó có cầm khí giới và nét mặt bặm trợn, khi đó là mối tương quan nguy hiểm, hoặc phải né tránh, phải đề phòng hay phải dòm chừng. Bởi vì sao ? Bởi vì có một nỗi sợ. Nỗi sợ nét mặt bặm trợn, tức nỗi sợ khả năng lý trí hay ý thức không lành mạnh hoặc không bình thường của người đó. Nhưng nỗi sợ lớn hơn cả chính là nỗi sợ về khả năng sử dụng vũ khí của người đó, tức nỗi sợ về hung khí, về vật chất, mà không phải chỉ là nỗi sợ về chính ý thức hay tinh thần. Trong xã hội cũng vậy, không ai sợ người bình thường, mà chỉ sợ người say, người điên, người làm điều phi pháp, người thiểu năng trí tuệ, hay người có những suy nghĩ và hành động không bình thường nào đó. Đó cũng là sự khác nhau giữa mọi thể chế dân chủ và mọi thể chế độc tài. Trong một xã hội dân chủ thật sự, thực chất người ta không ai sợ ai, mà chỉ tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng pháp luật. Nhưng trong những xã hội độc tài thì hoàn toàn ngược lại, mọi người đều sợ lẫn nhau, bởi vì thấy nhau toàn là nguy hiểm, vì mọi người đều có thể nhân danh bất kỳ thứ gì, đều có thể đối xử với nhau tàn tệ vì bất cứ lý do gì nếu quả trong tay những người như thế có sức mạnh hoặc có thể hậu thuẫn bởi sức mạnh. Bởi vậy trong những xã hội như thế, con người không sợ luật pháp mà chỉ sợ guồng máy. Bởi người ta không tin tưởng vào luật pháp, không coi luật pháp là sức mạnh của lẽ phải, của lý trí, mà chỉ là sức mạnh của guồng máy mù quáng, lạnh lùng, khả dĩ có thể đi ngược lại mọi điều hợp lý, lành mạnh nhất của xã hội con người. Đó cũng là lý do tại sao ngày xưa người ta không sợ nhà vua cho bằng sợ guồng máy cai trị của nhà vua, không sợ nhà vua cho bằng sợ các cận thần, bộ hạ của nhà vua, không sợ cá nhân nhà vua cho bằng sợ cả một triều đình bất nhân và thối nát, cuối cùng không phải sợ bản thân nhà vua mà chỉ là sợ uy quyền của nhà vua hay uy quyền của chính bộ máy cai trị của nhà vua.

Tuy nhiên, sự độc tài của nhà vua, sự ghê gớm của bộ máy cai trị của nhà vua, dù sao chăng nữa, đó cũng chỉ mới là bản thân của các cá nhân họp lại. Có nghĩa nếu không gần cọp thì cũng chẳng phải sợ cọp. Mọi người dân cứ lo làm ăn, không cần quan hệ trực tiếp với nhà vua, không cần tiếp xúc với bộ máy quan quyền, không cần vào lòn ra cúi ở chốn công đường, không cần khom lưng uốn cật ở chốn triều đình, phần ai nấy sống, cũng chẳng có gì phải liên lụy cùng nhau. Thậm chí còn có những người tị thế, xa lánh hẳn cõi đời, tìm đến các chốn thâm sơn cùng cốc, cũng có thể sống hẳn một cuộc đời cao khiết, trong lành, không hề nhuốm chút bụi bẩn hoặc ràng buộc, hệ lụy nào cả của thế gian. Đó chính là xã hội thời cổ đại cho đến trung đại khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Vậy nhưng đến xã hội cận đại và hiện đại thì mối quan hệ con người lại hoàn toàn khác. Tức nếu đó là mối quan hệ tự do, nó cũng là mối quan hệ tự do, dân chủ thật sự. Bởi vì khắp nơi đều không còn vua, hay nhà vua đúng nghĩa, không còn mọi thế lực vương triều như ngày xưa đã có. Vì tất cả mọi người đều hoàn toàn bình đẳng, tự do và dân chủ. Nhưng nếu đó không phải là một xã hội tự do, dân chủ, mà là một xã hội độc đoán, độc tài, thì thực tế nó còn tệ hại hơn cả chế độ quân chủ ngày xưa gấp cả bội phần. Bởi xã hội ngày xưa không phải là xã hội hoàn toàn được tổ chức từ A đến Z. Nhà vua chỉ đứng đầu guồng máy cai trị, nhưng nhà vua không suy nghĩ thay dân, không lấy các sở thích, cảm nghĩ riêng của mình để áp đặt lên tất cả mọi thần dân, tức áp đặt lên toàn thể xã hội. Có nghĩa xã hội quân chủ độc đoán ngày xưa dù sao vẫn không xâm lấn toàn diện vào mọi khía cạnh của xã hội dân sự. Nhà vua, triều đình, bộ máy chuyên chế của nó, thật sự cũng chỉ là cái khung sườn chung cho toàn xã hội, một thành phần nào đó tuy dù mang tính cách khuynh loát, nhưng vẫn không phải là toàn thể bản thân của toàn xã hội. Chế độ quân chủ không bao giờ có một hệ thống tuyên truyền qui mô hoặc một nền tổ chức qui mô, toàn diện giống như mọi chế độ độc tài cận đại hoặc hiện đại. Điều này người ta có thể nhớ lại các chế độ phát xít thời Hitler, Moussolini, hoặc là các chế độ Mác xít thời Stalin, Mao Trạch Đông, Fidel Castro, và cuối cùng đỉnh cao nhất là thời Pôn Pốt, Iêng Sari, thì đều có thể thấy rõ.

Thế nhưng vẫn có người lầm tưởng hay quan niệm rằng chế độ độc tài tạo thành sức mạnh, nên có vẻ như tâm đắc hay ủng hộ chế độ độc tài. Nhưng quan niệm như vậy là hoàn toàn không phù hợp hay không đúng. Bởi vì sức mạnh đó thực chất chỉ là sức mạnh võ biền, sức mạnh của những nhà đấu vật, cỡi trần mặc quần đùi để đánh đấm với nhau. Đó chỉ là những yêu cầu nhất thời trong thời chiến, hay trong những hoàn cảnh bất trắc tạm thời như thiên tai hoặc những thời điểm giao thời nào đó, nhưng hoàn toàn không phải là chính nhu cầu thiết yếu hay chân lý hoặc giá trị thường xuyên của xã hội. Bởi các chế độ độc tài đều làm mọi người thành giả dối, vì phải tự vệ, thủ thân lẫn nhau, không trừ một ai. Điều đó cũng có nghĩa là sự mất nhân cách, phi nhân văn, sự bị đánh mất bản thân của mọi con người chân chính thật sự. Trong mọi chế độ độc tài, thật sự người ta chỉ còn biết yêu mình, không còn yêu người khác hay yêu xã hội, bởi vì tất cả mọi người thực chất đều bó buộc phải lo tự vệ. Bởi vì nếu còn biết thương người, thương xã hội, tất nhiên ai cũng phải lên tiếng phản đối chế độ độc tài. Thế nhưng trong mọi chế độ độc tài, độc đoán, thường những tiếng nói phản kháng này rất yếu ớt, hay có thể gọi được là bằng không, cho nên ý nghĩa thụ động, chịu đựng, ích kỷ, cũng đã nói lên rất chính xác đối với nhận xét nói trên. Nhưng ngoài điều đó ra, chính các chế độ độc tài về ý thức hệ mới là điều quái ác nhất. Bởi nó xâm chiếm và làm tê liệt, bế tắt mọi ý thức khác nhau của xã hội, mọi ý thức khác của toàn dân. Như trong thời kỳ Trung cổ ở châu Âu, ý thức hệ Thiên chúa giáo đã trở thành một thời là ý thức thống trị. Dưới thời chế độ phát xít Hitler, quan điểm về chủng tộc tối ưu của Hitler tuy dầu rất phản động, sai lầm, nhưng nó vẫn là quan điểm trở thành thống trị. Dưới thời Stalin hay Mao Trạch Đông cũng vậy, quan điểm Mác xít trở nên là quan điểm thống trị toàn xã hội, tuy dù bản thân của nó chẳng phải là chân lý, mà ngoài ra nó còn bị stalin hóa và Mao hóa chính trong những hoàn cảnh đặc thù đó của các xã hội con người.

Nhưng tại sao gọi được bản thân của chủ thuyết Mác không phải là chân lý ? Bởi vì thực tế của thế giới ngày nay hoàn toàn đã cho thấy rõ điều đó. Có những lý thuyết kề cận với chân lý, có thể tồn tại cả nhiều trăm năm, thậm chí cả ngàn năm. Nhưng học thuyết Mác chỉ tồn tại chỉ mới hơn trăm năm mà ngày nay đã hoàn toàn tơi tả. Đó là chưa nói mọi học thuyết khác không hề đi đôi hay hậu thuẫn về mặt nguyên tắc bằng vũ lực, bằng chuyên chính như học thuyết Mác. Bởi vậy, nếu không có nhà nước chuyên chính Liên xô thành lập, chủ thuyết Mác cũng chưa chắc đã lan rộng ra và được áp dụng nhiều nơi trên thế giới. Đó là ý nghĩa hoàn toàn thực tế, khách quan, là một sự kiện rõ ràng trong lịch sử, không thể ai cãi chính hoặc phủ nhận, nếu đó vẫn còn là những đầu óc bình thường. Còn thực sự nói sâu hơn về mặt bản thân của học thuyết, học thuyết Mác chứa nhiều điểm trái với các nguyên lý khoa học và thực tiển khách quan như nhiều lần đã được nói tới(2). Ấy cũng là chưa nói tới ngay trong lý luận của Mác có mang khá nhiều tính chất ngụy biện, tính chất tiểu xảo, có nghĩa ít có giá trị khoa học, ít có ý nghĩa chân lý, ít có tính chất khách quan, mà ngày nay thực tế thế giới đã hoàn toàn trả lời rõ rệt. Nên nói chung lại, mọi chế độ độc tài đều làm bế tắt các phát triển tự nhiên của xã hội, nhất là các chế độ độc tài ý thức hệ lại càng tệ hại thái thậm, bởi vì một ý thức hệ, tức một lý thuyết chuyên đoán, chủ quan nào đó lại có thể bị áp đặt để trở thành nền tảng, mô thức chung của toàn xã hội, nó bị cưỡng bức hay ép buộc phải đi vào ngóc ngánh của mọi suy nghĩ, mọi ý thức của con người, tức nó trở thành như yếu tố soán đoạt tâm hồn của tất cả mọi cá nhân, nó có ý quyết tâm thay linh hồn mọi người chỉ bằng chính ý thức hệ hay lý thuyết đó, có nghĩa nó hầu như muốn trở thành một tôn giáo, một giáo lý bắt mọi người phải tin theo, phải thờ phượng, bởi vì nó được chính thức đưa vào trong học đường, trong chương trình đào tạo, giáo dục, trong mọi cuộc vận động, tuyên truyền trong xã hội, nói tóm lại nó muốn chiếm lĩnh không những toàn bộ xã hội, mà còn toàn bộ cả lịch sử của một dân tộc, một quốc gia, một đất nước, kể cả muốn chiếm lĩnh dài hạn trong mọi thời đại.

Nhưng cái gì làm nên tất cả mọi hệ lụy và hậu quả đó. Đó chính là ý nghĩa con người và mối quan hệ của con người lẫn nhau trong xã hội. Con người như nhà tư tưởng Pascal nói là một cây sậy biết suy nghĩ. Cây sậy có nghĩa là không có sức mạnh tự thân, phải lay theo chiều gió, tức phải lệ thuộc sức mạnh bên ngoài, nhưng bên trong lại có lý trí, biết suy nghĩ, hay có khả năng, năng lực phán đoán, suy nghĩ. Điều này cho thấy chính trị nhân văn luôn luôn là nền chính trị lý tưởng, còn chính trị phản nhân văn luôn luôn là nền chính trị tệ hại nhất và thật sự là không nên cũng không đáng có (3). Bởi nếu chính trị không khéo, hay chính trị mù quáng, có thể làm điêu đứng ý thức con người, làm điêu đứng ý thức xã hội mà mọi người đều rõ. Đó là nói những đất nước có độc lập, chủ quyền. Còn khi đất nước ở dưới ách thống trị ngoại xâm lại là chuyện khác. Chẳng hạn như nước ta ở thời Minh thuộc, các quan lại nhà Minh không những chỉ đày đọa dân tình về mọi mặt, mà còn vơ vét các tài nguyên của đất nước để mang về phương Bắc. Đặc biệt, chúng còn cố tình đốt hết sách vở mà dân tộc chúng ta có, chỉ trừ các sách vở mà chúng cảm thấy hay ho, có lợi, thì thu vén hết để mang về Tàu, nhất là những nhân tài về các mặt nào đó, chúng đều gom trọn gói để đem về phục vụ cho đất nước Trung hoa. Đó quả là một chính sách ngu dân và bòn vét chất xám dã man nhất lịch sử mà dân tộc ta đã phải chịu. Nhưng đến hồi Pháp thuộc, tuy là chế độ thực dân, tuy chỉ là sự nhân danh “khai hóa”, nhưng thực chất trong đó vẫn có những người Pháp hay bản thân nước Pháp có ý nghĩa văn minh, nên ta không thể phủ nhận họ có đào tạo được nhân sự cho ta phần nào mặc dầu có hạn chế, không phủ nhận họ đã xây dựng được các công trình lớn, để đời cho nước ta, tuy dầu đó vẫn là công cụ trước nhất phục vụ cho chính quyền thuộc địa, là công cụ trước nhất nhằm phục vụ hưởng thụ cho những kẻ cầm quyền.

Ghi Chú:

(2) Xem thêm cùng tác giả : Điều cốt lõi của chủ nghĩa Mác (16/01/2011), Bản chất sâu xa của chủ nghĩa quốc tế vô sản (18/01/2011), Nói về Chủ nghĩa xã hội và định hướng Xã hội chủ nghĩa (25/01/2011), Tư sản – Vô sản – Cộng sản (27/01/2011).

(3) Xem thêm cùng tác giả : Chủ nghĩa nhân văn (23/01/2011), Nói về một xã hội tự do, dân chủ và nhân văn (30/01/2011), Thế nào là sự ổn định và sự phát triển (22/02/2011).

Pages: 1 2 3

1 Phản hồi cho “Nói về mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội”

  1. DO NGHE says:

    Quan hệ loài Người BỞI TÌNH THƯƠNG
    Tình Thương Nên LẮM NỖI VẤN VƯƠNG
    Vấn Vương Gở MỐI Tơ VƯƠNG ẤY
    Tình THƯƠNG Xóa BỎ Nỗi ĐOẠN TRƯỜNG

Phản hồi