WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thùng rỗng kêu to

Ảnh minh họa

Đọc Trannhuong.com, tôi cũng có cảm tưởng như  “Lời thưa của nhà văn Trần Nhương”: Rất có thể cuộc tranh luận về 2 tác phẩm Hội Thề và Dị Hương (được giải của HNV VN) sẽ trở thành SỰ KIỆN VĂN HỌC và đi vào Văn Học Sử nước nhà trong tương lai, nếu những người tham gia tranh luận phải làm chủ ngòi bút, đừng bị kích động thái qúa và… hiểu phép lịch sự, có văn hóa Phê bình văn học!

Nếu chúng ta liên hệ với cuộc tranh luận của 2 phái Nghệ thuật vị Nghệ thuật (NTVNT) – đứng đầu là Hoài Thanh, và Nghê thuật vị Nhân sinh (NTVNS) – đứng đầu là Hải Triều Nguyễn Khoa Văn, diễn ra ở thế kỉ trước trong vòng 4 năm (1935-1939) (1), thì quy mô của nó không thể sánh với cuộc tranh luận về HT – DH hôm nay cả về ý nghĩa, nội dung, hình thức và gía trị Văn học – Nghệ thuật, thể hiện trên các mặt: Số lượng người tranh luận gồm chuyên nghiệp, nghiệp dư và cả những người chưa từng cầm bút viết văn – cũng tham gia dưới dạng Phản hồi…

Vấn đề quan trọng là thế, đáng tự hào là thế, nhưng lác đác có một vài người không thấy được niềm vinh dự của mình, của bạn bè mình, của thời đại mình, lại lồng ý kiến cá nhân “hậm hực” với  người có ý kiến khác mình, thậm chí “mạt sát” khi thấy những người tham gia phê bình HT – DH chưa có “nhãn – mác” Phê bình – Nghiên cứu văn học  lại “dám” xâm phạm vào địa hạt mà họ đang “hùng cứ”… Ý kiến lạc lõng đó làm vẩn đục bầu không khí trong lành – tươi mát của nền văn chương Việt Nam đầu thế kỉ 21 – đang khởi sắc. Điển hình là bài viết của Nhà nghiên cứu văn học Trần Đình Thu. Tôi xin trích một đoạn phản hồi trong Blog của ông Lê Xuân Quang (www.lexuanquang.org):

“Bài viết của Trần Đình Thu đi trên TNc không có mục ghi phản hồi. Một bạn đọc gửi cho lxq.org ý kiến ”bức xúc” này. Chúng tôi đăng kèm bài của Trần Đình Thu cùng bài viết của Bùi Công Thuấn (bên dưới) để bạn đọc chia sẻ:

“’…Tới đây tôi nói về vấn đề “đốt đền”. Lấy ví dụ trường hợp một độc giả yêu văn học ở Đồng Nai (nay được biết thêm là anh dạy văn cấp hai ở một vùng quê tên là Bùi Công Thuấn). Anh này lúc đầu đưa ra nhận định mà không hề chứng minh rằng Dị hương là một bản sao của Kiếm sắc, sau khi tôi có bài viết nói trên, anh vội vàng phân tích lại theo kiểu “nói lấy được” rằng Dị hương giống cái này giống cái kia của Kiếm sắc…” (Trích trong bài viết của TĐT).

Đọc bài viết của ông Thu được ghi trang trọng là nhà Nghiên cứu văn học (NNCVH)- nghe ra rất ”Dị hợm”. Bằng ngôn từ rất kênh kiệu – Ông tự đề cao mình và mạt sát “Anh giáo cấp 2 (quèn) vùng quê – Bùi Công Thuấn”, nhưng không hề chỉ ra điều cụ thể về những ý kiến phê bình của Bùi Công Thuấn mà ông ta cho là… không đúng để đối chất nhằm khẳng định ý kiến mình – đúng hơn! Người đọc thất vọng đâm nghi ngờ: Người mang tên Trần Đình Thu được gắn mác NNCVH – qua cách viết – hành văn kia… có thực là NNCVH , hay ông ta tự coi mình như vậy? Tôi bỗng liên tưởng tới câu nói nổi tiếng của vĩ nhân nào đó (mà không nhớ rõ tên) đại ý: Khả năng của con người được ví như một Phân số. Tài năng thực của anh ta là Tử số. Tài năng mà anh ta tưởng tượng ra là Mẫu số – Mẫu số càng lớn thì Phân số càng nhỏ. Nếu sự tưởng tượng kia (của anh ta) QÚA LỚN, Phân số đi đến vô cùng bé trở thành số không (O).
Trong Khoa học – Văn học không phân biệt Học hàm – Học Vị, tuổi tác, thâm niên, cấp bậc, vùng miền. Phải bằng các kết qủa thực  mà mình đạt được để thuyết phục thiên hạ. Nếu không, người đời sẽ bảo: Thùng rỗng kêu to! – CH (hết phản hồi).

Không nói đến tuổi tác của TĐT là bao nhiêu, có hơn hay kém Bùi Công Thuấn. Không nói đến thâm niên học vị TĐT so với BCT. Lại càng không cần quan tâm đến BCT trong qúa khứ tốt nghiệp đại học dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa (…) rồi lại tốt nghiệp dưới mái trường Đại học XHCN (2) , mà chú ý cách viết – cách gọi đối tượng của TĐT đối với bạn viết –  một ông già hơn lục tuần (BCT sinh năm 1949) – “anh này”, “độc gỉa” – kia, nghĩa là NNCVH Trần Đình Thu xem thường, coi khinh đối tượng một cách trắng trợn, thô bạo. Người đọc tự hỏi: “Ân oán giang hồ” của TĐT với BCT chắc nặng lắm? Hay chỉ vì BCT là người đang dậy học ở một trường học phổ thông (quèn), chỉ được chế độ cũ đào tạo lại, dám “Đũa mộc chòi mâm son” – cái mâm Phê Bình – Nghiên cứu văn học – vốn dĩ được một số người trong giới phê bình cổ hủ cao ngạo duy trì  – rồi rơi rớt, lan truyền vào máu thịt một vài người trẻ của thế hệ hôm nay khiến căn bệnh tiếp tục phát tác!

Bài viết của TĐT gây phản cảm – dẫn đến, phản tác dụng, không đạt được sự đồng thuận của ngưòi đọc. Thay vì tập trung suy nghĩ về chủ đề “HIỆN TƯỢNG BÔI BÁC CÁC NHÀ VĂN ĐOẠT GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM . trannhuong.com – 12.3.2011”, tìm, liên hệ xem ai bội bác, bội bác các NVVN, thế nào? Thì, ngược lại, độc giả xoay ra tìm hiểu về tác giả bài viết, đặt câu hỏi:  “Ông này là ai mà khệnh khạng, khinh người, bất lịch sự thế? Ông ta tài năng đến đâu mà dám nghênh ngang khi bước vào “Trường văn – trận bút” – thế? Phải chăng ông ta là một trong số giám khảo (HNVVN chưa cho công bố danh sách) – “nổi điên” khi dư luận đang bất bình về việc chấm – trao giải thưởng HNVVN 2010”?

Cũng như những người yêu văn chương nước nhà – nhất là tại thời điểm này – khi trình độ thưởng thức văn chương của người Việt đã được nâng lên. Tôi tìm hiểu, tìm hiểu… và cũng ngay trên lxq blog có một đối chứng: Tác gỉa Lê Xuân Quang – một người” không học… lí luận văn chương”, quê ở Nam Định, vốn yêu qúy nhà thơ đồng quê Đoàn Văn Cừ và bài thơ Đường về Quê Mẹ của cụ – viết một bài (có thể tạm coi là Tiểu luận). Xin trích đoạn văn này:

“…Tuy nhiên, tôi góp ý về nhận định của Trần Ngọc Thu Trong một bài viết, có đoạn: … Nói nhiều đến từ “thật” là vì gần đây một nhà thơ khi bình thơ Đoàn Văn Cừ có nói: Đường về quê mẹ là bài thơ nhiều màu sắc, đủ 12 màu như bài Chợ tết, và Đoàn Văn Cừ lấy hình ảnh của những thiếu nữ nông thôn đương thời để viết về mẹ mình ngày xưa, tạo nên hình ảnh người phụ nữ nông thôn tiêu biểu thời xưa.
Nói như thế thật không thấu lý đạt tình
’’
(Mẹ trong thơ Nguyễn Bính và Mẹ trong thơ Đoàn Văn Cừ – Trần Ngọc Thu (rút trong google).

Tôi (LXQ) hoàn toàn đồng ý với ý kiến nhận xét của nhà thơ mà tác gỉa TNT không tán thành. Cụ Đoàn Văn Cừ viết ĐVQM trên nền sự thật, cảnh thật mà tác giả nhìn thấy trên đường về quê ngoại (làng Cổ Gỉa). Tuy cảnh phải nói là rất “THẬT”, nhưng đã được điển hình hoá của nhiều cảnh thật xung quanh, chứ không phải cái  thật cụ thể trên đường từ Đô Quan (quê nội) đến Cổ Gỉa (quê ngoại). Đoạn đường này nằm ở phía tây , không có “Những giòng sông trắng lượn ven đê”, càng không có  “cồn xanh bãi tía kề liên tiếp” – để nhà thơ dựng lên khung cảnh bài thơ… Nhưng nếu đi ngược hướng với đường về quê ngoại (làng Cổ gỉa) ra phía bờ đê sông Hồng, thì hình ảnh trên đường đi đúng như câu thơ tác gỉa miêu tả trong ĐVQM.
Mặt khác, khi tác gỉa mới 5 tuổi, cụ bà – mẹ nhà thơ – đã mất. Một đứa trẻ 5 tuổi không có nhận xét về mẹ… như các câu thơ của bài thơ. Sự thực, bài thơ được tái tạo vào năm 1942 –  lúc Đoàn Văn Cừ 29 tuổi. Tác gỉa kết hợp từ quan sát “thì” hiện tại, với hồi ức của quá khứ rồi viết ra ĐVQM. Bài thơ là sự khái quát được kết tinh hoàn toàn do trí sáng tạo. Nói cụ thể hơn: Cái “thật” trong thơ chỉ là “Bột” đề ngòi bút tài năng gột nên “Hồ” – Đường về quê Mẹ! (hết trích)

Trích đoạn văn này chỉ nhằm mục đích nói lên một điều: Kiến thức là vô cùng. Không ai dám tự xưng mình biết tất cả. Một nhà phê bình được đào tạo rất bài bản, chuyên nghiệp nhưng khiêm tốn, thận trọng – sẽ không dại dột tự cho mình “trên thông Thiên văn dưới tường Địa lý” để chê người khác, cho dù đối tượng có ý kiến khác với mình. Huống hồ lại xúc phạm ngưòi như Trần Đình Thu đối với Bùi Công Thuấn, là điều đáng suy nghĩ. Một ông già 70 tuổi, không phải nhà phê bình, không là hội viên HNVVN – “dám” cải chính, sửa văn của bạn viết – mà  sửa đúng (vì ông biết rõ sự thật – như đã dẫn) – là một thí dụ, minh chứng: Phê bình văn học không phải là đặc quyền của một số người tự xem mình được đào tạo chuyên nghiệp…

Muốn người kính trọng mình, (nghe mình nói), trước hết mình phải kính trọng người. Các cụ ta đã dậy: Tiên học lễ, Hậu học văn – mà!

12.3.2011

© Trần Chân Nhân

© Đàn Chim Việt

———————————————————

(1) Theo Wikipedia

(2) Theo www.vanchuongviet.org – mục tác giả.

Phản hồi