WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nam Bắc Phân Tranh Sau 1975 (5)

Thuyền nhân Việt Nam tại trại tị nạn Hồng Kông (nguồn internet)

(Tiếp theo kỳ trước) Hầu hết các thuyền nhân miền bắc không được vào Mỹ.
Theo chính sách tiếp nhận những người được qui chế tị nạn, tất cả những ai có thân nhân bảo lãnh đều phải được phỏng vấn trước tiên bởi quốc gia của người thân nhân nạp đơn xin bảo lãnh. Ví dụ tôi có mẹ ở Pháp đã nạp đơn bảo lãnh thì sau khi đậu thanh lọc, tôi phải được phỏng vấn trước tiên bởi nước Pháp. Và khi nước  Pháp nhận thì tôi phải đi Pháp chứ không có quyền chọn lựa nước khác.

Nguyên tắc thứ nhì là tất cả những cựu  quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa sau khi đậu thanh lọc đều phải được Mỹ phỏng vấn trước tiên. Khi nào Mỹ từ chối thì mới được đi phỏng vấn với các nước khác.
Nguyên tắc kế tiếp là tất cả những thuyền nhân miền bắc đều không được Mỹ nhận cho phỏng vấn, tức là Mỹ từ chối không nhận người miền bắc (dĩ nhiên trừ một số ít có thân nhân ruột thịt như cha mẹ anh chị em tại Mỹ bảo lãnh).

Đó là lý do các thuyền nhân miền bắc qui tụ đông đảo tại các nước Canada, Úc và Anh. Đặc biệt lúc đó Hồng Kông còn là thuộc địa của Anh cho nên tất cả những thuyền nhân miền bắc phạm tội tại Hồng Kông nếu bị các quốc gia khác từ chối thì Anh quốc phải nhận hết trước khi trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc. Đó là lý do Anh quốc nhận nhiều thuyền nhân miền bắc có tiền sử tội phạm nhất.

Cách sống, tức là văn hóa, khó có thể thay đổi. Một cộng đồng dân chúng khi di cư (immigrate) mang theo họ tất cả nền văn hóa mà từ đó họ trưởng thành. Người miền bắc trưởng thành trong nền văn hóa xã hội chủ nghĩa khi di cư sang các quốc gia đông âu, qua diện lao động hay du sinh, hoặc tới Hồng Kông dưới dạng thuyền nhân, lẽ dĩ nhiên mang theo họ tất cả tính chất giả trá, lừa lọc, tham lam, bạo động, và tàn bạo của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Rồi từ các “căn cứ địa” đó, họ du nhập nền “văn hóa đầu gấu” tới các quốc gia thâu nhận họ như Tây Đức, Anh, Pháp, Canada và Úc. Mới đây trong thượng tuần tháng 1/2010, một bản tin của đài BBC cho biết một chiếc xe hơi đã mang bỏ bên đường xác chết của một thanh niên khiến cảnh sát Anh phải yêu cầu ai biết danh tánh của thanh niên nạn nhân hãy cung cấp cho cảnh sát. Bản tin này làm người ta nhớ lại một tin trong bài “Nam Bắc Phân Tranh sau 1975 bài số # 3” trong đó một nạn nhân thiệt mạng trong một cuộc giao tranh giữa hai nhóm đầu gấu miền bắc trong trại tị nạn khiến cảnh sát Hồng Kông cũng phải yêu cầu ai biết danh tánh nạn nhân thì cung cấp cho cảnh sát. Nhưng cũng như bản tin ở Anh Quốc, không ai dám làm điều đó. Vì qui luật chung của đầu gấu là “im lặng tuyệt đối.” Ai vi phạm sẽ bị xử theo luật giang hồ.

Ngay khi còn ở trại tị nạn, với nguyên tắc nhận người tị nạn như thế, tôi đã thấy trước là ba nước nhận nhiều thuyền nhân miền bắc nhất là Canada, Úc và Anh, nhất là Anh quốc, sẽ gặp rất nhiều khó khăn về mặt tội phạm.

Canada và Mỹ gần nhau, những thuyền nhân từng ở cùng trại với nhau nay phải chia đôi Mỹ và Canada thường hay giữ liên lạc với nhau. Khoảng một năm sau khi tới Mỹ, tạm ổn định cuộc sống, tôi tìm cách bắt liên lạc với cô học trò tiếng Anh của tôi hồi ở trong trại, khi hỏi về cuộc sống thì đã được cô nói tiếng lóng cho biết là đi làm công hái cần sa rồi. Những năm sau đó theo dõi báo chí, thấy đã có mấy vụ người Việt tại Úc bị bắt vì chuyển lậu cần sa về Việt Nam. Tin tức về người Việt tại Anh quốc cũng có mức độ tội phạm tương tự.

Tại mấy nước cựu cộng sản đông Âu và Nga, những năm trước không có nạn trồng và bán cần sa nhưng có nạn buôn lậu, đặc biệt tại đông Đức là buôn lậu thuốc lá và băng đảng thanh toán nhau vì tranh dành thị trường. Sự thanh toán tàn bạo tới độ có vụ nạn nhân bị bắt cóc mang đi giết rồi chặt nhỏ thi hài ra thủ tiêu. Tất cả tình trạng tội phạm và phương cách phạm tội của người Việt tại Canada, Úc, Anh và các nước đông Âu qua tin tức báo chí làm tôi nhớ lại “văn hóa đầu gấu” của người miền bắc trong trại tị nạn Hồng Kông. Nền văn hóa đầu gấu của miền bắc có năm biểu hiện: Kiếm tiền bất hợp pháp bằng mọi giá, cướp bóc, thanh toán nhau, tàn bạo và chế ngự cộng đồng bằng luật giang hồ (tranh dành quyền lực). Năm biểu hiện này dường như quyện chặt lấy nhau từ trong nước ra tới hải ngoại.

Sự khác biệt văn hóa bắc nam thể hiện rõ nét qua hiện tượng ở hải ngoại, người miền bắc  đi vào con đường kiếm ăn bất hợp pháp một cách tập thể, một điều không thấy trong cộng đồng người miền nam. Dĩ nhiên tội phạm thì ở đâu cũng có nhưng tội phạm tập thể, rủ nhau kéo đàn kéo lũ từ trong nước ra để làm ăn phi pháp thì chỉ có cộng đồng người miền bắc. Người miền nam vượt biên ra hải ngoại, nói chung là đông hơn người miền bắc nhiều, nhưng họ đi làm để nuôi con cái ăn học, và bản thân họ đa số cũng cắp sách trở lại trường học, cho dù khi đặt chân được tới nước ngoài, đa số tuổi khá cao, nhất là so với các thuyền nhân miền bắc.

Cho nên người miền nam ở hải ngoại đông hơn người miền bắc nhiều lần nhưng tỉ lệ phạm pháp lại thấp hơn rất nhiều lần, không gây một tai tiếng nào tại quốc gia  họ định cư. Cái đặc tính ham học và làm ăn đàng hoàng có văn hóa đó đã mang lại sự kính trọng của người bản xứ. Con cái thành phần miền nam đã tạo được nhiều thành quả về học vấn và công tác, kể cả đạt được những chức vụ cao trong chính phủ nước người  như là ông Đinh Việt cựu thứ trưởng bộ Tư Pháp Liên Bang Hoa Kỳ, Luật sư Lưu Tường Quang cựu Tổng Giám Đốc Đài Phát Thanh Quốc Gia Úc Châu (SBS), ông Vũ Khanh Thanh, nghị viên tại Anh Quốc (Councillor for the London Borough of Hackney ) và còn nhiều viên chức cao cấp khác nữa.

Tóm lại người miền nam và con cái họ, chỉ sau thời gian ngắn tới trường học, họ đã hội nhập hoàn toàn vào xã hội mới và được người bản xứ kính nể. Trong khi con cái người miền bắc ở nước ngoài không tạo được những thành quả gây ấn tượng bằng một phần nhỏ con em miền nam. Một nhà báo nổi tiếng của miền bắc đang tị nạn chính trị tại London, một người bạn thân vong niên với tôi trong trại tù Z30D vì tội chống đảng, một lần điện thoại nói với tôi thế này: “Em biết đấy, đám miền bắc khác người miền nam. Chúng có chăm lo cho con cái đi học đâu. Ở bên này (Anh Quốc) chúng toàn làm những chuyện bất hợp pháp.” Điều buồn cười là nhà văn miền bắc này chính cống là người Hà Nội cho tới sau 1975 và là một trong vài cán bộ được đảng huấn luyện giỏi nhất miền bắc để đảm nhiệm những công tác cần trình độ cao tương đương với giới trí thức phương tây (vì an ninh cho ông ấy tôi xin miễn nêu tên).

Tại Canada, trình trạng tội phạm của người Việt gia tăng với tốc độ đáng sợ.  Theo trang mạng Sherdog.net, bài “Vietnamese gangs stranglehold over the Canadian marijuana industry” viết rằng  95 phần trăm hoạt động trồng cần sa do cảnh sát khám phá tại Vancouver được điều hành bởi các nhóm người Việt. Bài báo viết tiếp, các nhóm trồng cần sa này là những gia đình, hợp tác với nhau để kiếm tiền… Các nhóm người Việt là những người trồng nhiều cần sa nhất trên toàn quốc…

Việc trồng cần sa có lợi nhuận khổng lồ (tremendous profit)… Người Việt trồng cần sa đã phát triển khắp các vùng Edmonton, Calgary, Saskatoon, Winnipeg, Toronto và Montreal… Một người Canada gốc Việt hoạt động cộng đồng hàng đầu (community leader) nói rằng nhiều người bàn tán về việc các gia đình gốc Việt tham gia trồng cần sa. Ông nói nguyên văn, “Nhiều người trong số họ (người Việt) cảm thấy đó là cách dễ kiếm tiền và vì thế họ đã đi vào nghề đó..” Sự tham gia của các nhóm gia đình người Việt vào việc kinh doanh bất hợp pháp này cũng gia tăng nhiều. Trong năm 1997 số nghi can gốc Việt liên quan tới hoạt động cần sa tăng từ 2% lên tới 36%. Các ghi nhận cho thấy con số người Việt trồng cần sa là đông nhất. Những người Việt từ Âu Châu và Úc châu đang được tuyển mộ để chăm sóc cây cần sa…

Cảnh sát tại Anh quốc cho hay 75 phần trăm cơ sở trồng cần sa bị khám phá do các nhóm băng đảng người Việt điều hành…Tại Anh Quốc cảnh sát đã lục soát từ giữa năm 2005 tới 2006, 802 cơ sở trồng cần sa tại London, trong đó 2/3 cho tới ¾ các cơ sở đó là do các băng nhóm người Việt điều hành… Phương pháp trồng cần sa được dùng tại Canada hiện đang được lặp lại tại Anh quốc. Nhật báo The Vancouver Sun ra ngày Thứ Năm, mùng 10-12-2009 đăng bài “The RCMP’s gangster ‘hit list’: …” công bố ngày thứ Sáu, mùng 10-6-2005 viết rằng Nhóm băng đảng Á châu nổi tiếng nhất tại Vancouver là nhóm “Big Circle Boys-BCB). Bài báo viết tiếp, các nhóm người Việt kiểm soát 85% hoạt động trồng cần sa tại vùng Lower Mainland và hầu hết các thương vụ ma túy tại Vancouver Island, bắc Nanaimo. Thành viên nhóm BCB can dự vào những vụ giết người, cho vay nặng lãi, buôn người, thu hụi chết, cướp bóc và xuất cảng xe hơi ăn cắp sang Á châu. Các nhóm băng đảng người Việt nổi tiếng tàn nhẫn và bạo động bất chợt. Các nhóm tội phạm Á châu  khác chìm hơn (more low-key) và không muốn làm cảnh sát chú ý, nhưng sẽ dùng bạo động và giết người như giải pháp cuối cùng để bảo vệ quyền lợi bất hợp pháp của chúng.

Tại Úc châu, cảnh sát cho hay các tay buôn cần sa người Việt đã đi Canada để học hỏi cách trồng loại cây này. Người ta tin rằng chúng sẽ dùng kiến thức học được để trồng và bán cần sa tại Việt Nam.

Tại Anh quốc tình trạng tội phạm của người Việt miền bắc cũng được nêu đích danh. Bài  Archive for March 24th ,2009, “A Viet Member of the British Empire” viết rằng, mới đây, người Việt tại Anh quốc đã nổi tiếng trên báo chí truyền thông Anh quốc do các hoạt động tội phạm trồng cần sa và buôn người.

Ngay cả người miền bắc cũng xác nhận tình trạng tội phạm của họ. Trong bài “Người Việt tại Vacsava trồng cần sa” đăng trên mạng Đàn Chim Việt ngày mùng 2 tháng 1-2009, phần góp ý, ông Nguyễn Dũng viết rằng dân Việt Nam tại Anh Quốc, phần nhiều từ Hải Phòng cũng trồng và buôn bán cần sa ma túy. Một người khác tên là Tâm thì viết, thực lòng mà nói những người Việt Nam trồng cần sa ở Anh, Canada và một vài nước khác đã bị bắt hầu hết đều là người miền bắc Việt Nam, cho dù tôi cũng là người miền bắc thì tôi cũng không thể chối cãi điều đó, nhưng xin bà con thông cảm, bởi vì sống trong một chế độ mà nhà cầm quyền chà đạp lên tất cả để giữ độc quyền cai trị, thì người dân họ cũng học theo cái xấu đó để mà tồn tại. Chính vì thế mà họ coi thường luật pháp và thượng tôn đồng tiền.

Theo ông Nguyễn Dũng, một di dân gốc bắc ở trên, người dân miền bắc học theo cái xấu của đảng “để tồn tại.” Như vậy nguyên nhân của tình trạng tội phạm của người miền bắc phải là vấn đề văn hóa chứ không phải vấn đề kinh tế. Vả lại nếu nguyên nhân của tội phạm là vấn đề kinh tế thì người di dân gốc miền nam cũng phải có mức độ và hình thức tội phạm tương tự.

Làm giầu nhanh chóng bằng mọi giá, kể cả bất hợp pháp, bạo động, đâm chém là mộng ước lớn hiện nay của cộng đồng người miền bắc hải ngoại. Nghề trồng cần sa đáp ứng mộng ước bất hợp pháp đó của người miền bắc bởi thế họ đang đua nhau tràn sang Anh quốc, bất kể mọi nguy hiểm. Trong  bài “ Những bước đổi đời gian nan” của Huỳnh Tâm đăng ngày 28/10/2009 trên trang mạng Đàn Chim Việt tác giả viết “Trước khi chia tay, chúng tôi hỏi lý do vì sao phải đến Anh mà không qua Đức, Bỉ hay Hà Lan. Tất cả đều nói giống nhau: “Chúng tôi đến Anh là vì nơi đó tìm kiếm việc làm dễ hơn, lương cũng cao hơn và sẽ có giấy tờ cư trú hợp pháp, cũng như nơi ăn ở đã có chủ lo hết”. Qua tìm hiểu, công việc lương cao, chủ bao là trồng cỏ hay bán sản phẩm quốc cấm, còn nữ có khả năng phải làm trong ngành buôn hương bán phấn, dịch vụ mới phát triển tại Anh quốc do người Việt làm thầu.”

Đồng thời người miền bắc đang mở một chiến dịch phổ biến trồng cần sa hầu như khắp Âu châu và cả ở Hoa Kỳ. Nhưng riêng tại Hoa kỳ lâu nay cũng có một vài âm mưu phổ biến kỹ nghệ bất hợp pháp này sang thành phố Seattle, Hoa Kỳ, kế cận thành phố Vancouver của Canada. Nhưng chiều hướng này khó thành công vì hai lý do: 1- Tại Hoa Kỳ, tội trồng cần sa bị trừng phạt nặng hơn ở Canada và Anh quốc rất nhiều. 2-Người miền bắc ở Hoa Kỳ rất ít nên họ không tìm được đồng minh như ở các quốc gia khác.

Trồng cần sa là một nghề rất hấp dẫn và một khi đã đâm đầu vào rồi thì khó bỏ, bởi vì nó quá dễ và quá có lời. Kiếm vài triệu dễ  như chơi. So với một kỹ sư tại Mỹ, trung bình lương 50 ngàn đô một năm. Một đời làm việc trung bình 30 năm mới kiếm được 1 triệu rưỡi. Trừ thuế 30 phần trăm thì còn lại hơn 1 triệu. Sau khi trừ chi phí đời sống thì cuối đời còn được bao nhiêu. Nhưng đi vào trồng cần sa thì tất cả mọi người đều trở thành triệu phú trong chớp mắt. Người quen của tôi từ Việt Nam kể chuyện rằng có người trong nước mới đi xuất cảnh lao động không biết làm gì mà gửi tiền về nhà nhiều quá. Thân nhân của họ ở Việt Nam mua căn nhà bốn, năm tỉ dễ dàng như lấy tiền trong túi. Tôi bảo rằng những người xuất cảnh lao động mà nhiều tiền như thế thì chỉ có nước trồng cần sa, buôn ma túy thôi chứ làm gì có nước nào kiếm tiền dễ như thế.

Một lần sang Canada thăm một cặp vợ chồng quen trong trại tị nạn. Thấy họ sống sung túc trong một ngôi nhà khang trang mua bằng tiền mặt và đã trả hết nợ, có nghĩa là không vay ngân hàng, tôi hết sức ngạc nhiên và cũng đoán thầm nghề nghiệp của họ. Ở chơi được nửa ngày họ mới thật tình thổ lộ hết công việc. Hiện nay thì chị vợ mở tiệm nails chủ yếu chỉ để tạo bề mặt rửa tiền. Anh chồng không phải làm gì cả. Họ thú thật đã có bạc triệu. Mấy triệu thì tôi không biết và không tiện hỏi chi tiết nhưng chính miệng anh ta nói ra là “triệu”. Anh ta cho biết bây giờ đã giải nghệ. Tôi không tin, cười hỏi, “Giải nghệ thật không?”. Anh ta thú thật rằng, giải nghệ là bản thân anh ta không còn trực tiếp trồng thôi, chứ căn nhà cơ sở của anh ta vẫn còn và anh ta kêu người chăm nom rồi chia lời. Vài ba tháng anh ta tới thu vài chục ngàn đô tiền chia lợi tức.

Một năm không phải làm gì cả mà thu lợi tức bốn chuyến như thế thì cuộc sống khoẻ quá. Lợi tức hơn một bác sĩ làm việc cật lực. Anh ta bảo tôi nếu muốn thì mua một căn nhà ở Canada rồi anh ta sẽ kêu người lo giúp cho. Lúc đó tôi không phải làm gì cả mà cứ vài tháng đi du lịch sang Canada thu vài chục ngàn đô. Anh ta trình bày tiếp, trong làm ăn mọi việc tự nó sẽ hình thành một hệ thống kín từ A tới Z. Mình không phải bận tâm. Mỗi khâu đều có dịch vụ. Từ người Realtor chuyên mua nhà tới anh constructor sửa nhà để thành cơ sở trồng cần sa, tới luật sư lo về pháp lý khẩn cấp mỗi khi bị cảnh sát khám phá, đã tự nhiên trở thành một hệ thống mắt xích hoàn hảo. Khi nghe như thế thú thực lòng tôi cũng chao đảo. Huống chi là mấy người nghèo đói ở Việt Nam.  (còn tiếp-Kết luận: Chia rẽ bắc nam sẽ còn kéo dài)

© Đàn ChimViệt Online 2010
__________________________
Ghi chú: danh từ “Người miền bắc” trong loạt bài này chỉ những người bắc còn ở lại Hà nội sau năm 1954 và những người vào miền nam sau ngày 30-4-1975, kể cả con cháu họ, cho dù sinh trưởng tại miền nam sau đó.

Phần trước:

Nam Bắc phân tranh sau 1975 [1]
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [2]
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [3]
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [4]

Phần sau:

Nam Bắc phân tranh sau 1975 [6]

Phản hồi