WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nam Bắc Phân Tranh Sau 1975 (4)

Thuyền nhân Việt Nam tại trại tị nạn Hồng Kông (nguồn internet)

(Tiếp theo kỳ trước) Tại Hồng Kông còn có một trại mở là trại Pillar Point. Trại này chứa những thuyền nhân tới trước tháng 6/1988 là thời gian thuyền nhân Việt Nam đương nhiên được tư cách tị nạn. Sau thời gian này tất cả những thuyền nhân tới Hồng Kông đều bị nhốt vào trại cấm (closed camps) để chờ thủ tục thanh lọc xác định tư cách tị nạn tùy từng trường hợp.

Ngoài một số thuyền nhân mới được thanh lọc chấp nhận qui chế tị nạn đang chờ đi nước thứ ba, đại đa số thuyền nhân trong trại này là người miền bắc đã tới Hồng Kông từ trước tháng 6/1988 nhưng vẫn chưa được nước nào nhận vì là thành phần có án tù. Là một trại mở (open camp), các thuyền nhân trong trại Pillar Point được tự do ra vào. Trong trại này hầu hết là thành phần nghiện hút và tội phạm. Tôi đã một lần vào đó tìm người quen giữa ban trưa mà nhìn những thuyền nhân miền bắc trong đó cũng cảm thấy rờn rợn, không biết mình có thể bị trấn lột lúc nào. Sau đó tôi không dám bén mảng vào trong trại đó nữa.

Tình hình an ninh trong trại này được mô tả theo bản tin  của AFP ngày 14/6/1999, (Riot at Vietnamese refugee camp in Hong Kong; 17 injured- http://www.catholic.org.tw/) như sau: ““Bạo động trong một trại tị nạn người Việt tại Hồng Kông; 17 người bị thương”. Theo bản tin, cảnh sát Hồng Kông đã dùng lựu đạn cay để dẹp một cuộc bạo động trong một trại tị nạn khiến ít nhất 17 người bị thương. Khoảng 200 thuyền nhân Việt Nam đang tìm sự bảo vệ tại một đồn cảnh sát gần trại tị nạn Pillar Point cho hay họ sợ bị các thuyền nhân khác tấn công. Cảnh sát trang bị chống bạo động đã chiến đấu trong hơn một tiếng đồng hồ để dập tắt một cuộc đánh nhau giữa hàng trăm người tị nạn trong trại vào ngày hôm trước, Chủ Nhật 13/6/99. Cảnh sát cho hay có bốn thuyền nhận bị bắt và 17 vũ khí tự chế bị tịch thu. 11 trong 17 người bị thương được cho nhập bệnh viện trong đó có một em bé 9 tháng tuổi.  Các người trong trại cho hay trại Pillar Point đã bị các nhóm băng đảng chiếm giữ. Đó là thành phần tạo ra những rối loạn. Một thuyền nhân cho biết các người trong trại bị buộc phải nạp cho các thuyền nhân đã ở trước tới 300 đô la Hông Kông, tương đương 39 đô la Mỹ để trả tiền bảo vệ.

Báo chí cũng cho hay các thuyền nhân trong trại đổ lỗi cho những phần tử nghiện hút  trong trại tạo ra những bất an. Họ nói rằng các nhóm băng đảng kiểm soát đĩ điếm, cờ bạc và nghiện hút. Đồng thời từ lâu vẫn có sự thù địch giữa các thuyền nhân miền nam và miền bắc trong trại.” Bản tin không nói ai là thuyền nhân miền bắc, ai là thuyền nhân miền nam, nhưng những ai đã ở tại Hồng Kông thì đều biết nạn nhân là các thuyền nhân miền nam hay Việt gốc Hoa miền nam, còn thủ phạm là các thuyền nhân miền bắc. Chính đầu gấu miền bắc đã thu 39 đô la Mỹ tiền bảo vệ như trong bản tin.

Tại một trại chuyển tiếp khác dành để tạm thời chứa những thuyền nhân đã được cấp qui chế tị nạn chờ được đưa đi Phi luật tân để được các quốc gia đệ tam phỏng vấn tuyển chọn, những người miền bắc cũng trấn lột những thuyền nhân miền nam. Những người ở trại này chỉ ở tạm thời 2 tuần lễ thôi cho nên người miền nam họ nín thở qua sông để chờ ngày ra đi, không dám phản ứng gì. Thậm chí không dám kể với ai. Khi tôi hỏi thăm thì mới vỡ lẽ ra là 100 phần trăm đều bị người miền bắc trấn lột.

Không những trấn lột người tị nạn miền nam, người miền bắc còn ra Hồng Kông ăn cắp của người Hồng Kông, thường là của các siêu thị. Một hôm một cô gái trẻ đẹp miền bắc hỏi vợ chồng tôi, “Cô chú không đi chợ à?” Chúng tôi thành thật trả lời là không có tiền thì cô ta giọng thản nhiên, “Đi chợ đâu cần tiền cô chú!” Tôi ngạc nhiên giả bộ muốn đi, hỏi tiếp, thế đi chợ làm sao. Cô ta thản nhiên cho biết, “Đi  ăn cắp trong các siêu thị đó mà chú!”. Cô ta còn hướng dẫn,  đi thành một toán 3 , 4 người. Vào siêu thị giả bộ hỏi mua đồ lung tung. Tốt nhất là hỏi xem các tấm vải để bọn nó (người bán) phải giăng rộng tấm vải ra, như thế tấm vải sẽ che mắt nó (người Hồng Kông). Những đứa khác tha hồ mà ăn cắp.

Sau đó, mỗi khi gia đình chúng tôi đi siêu thị, tôi thấy nhân viên siêu thị đi theo bén gót. Tôi thấy nhục nhưng thông cảm với họ. Là người Việt ở Hồng Kông mình bị nhục vì hành vi ăn cắp, quậy phá của những người miền bắc trong suốt  gần hai chục năm trời (tính theo thời điểm cuối năm 1992 là năm gia đình tôi được cấp qui chế tị nạn và ra ở trại chuyển tiếp ở Hồng Kông) kể từ khi người miền bắc ăn theo người người miền nam đặt chân “tị nạn” tới Hồng Kông.

Không phải khi đã tới nơi an toàn là Hồng Kông người miền bắc mới quậy phá. Trên đường vượt biên, một lần tôi dừng thuyền tại một thị xã nhỏ của Trung Quốc. Năm 1989, Trung Quốc còn nghèo lắm. Nhiều nơi còn nghèo hơn Việt Nam cộng sản nữa. Lên bờ đi vào thị xã, tôi thấy một toán thuyền nhân miền bắc hơn một chục nam, nữ, lớn bé. Có cả mấy tay thanh niên mặc quần đùi, cởi trần một cách rất là “mất dạy”, xâm trổ khắp thân mình, lang thang trong phố xá của người ta. Trong khi mình là người đang đi tị nạn, cần được người ta thương và giúp đỡ. Trông thấy trong một quán tạp hóa nhỏ có toán thuyền nhân người Việt nên chúng tôi cũng bước vào. Quán thì nhỏ, hàng thì ít, họ tới trước nên chúng tôi đứng chờ họ mua. Tôi thấy họ mở hết lọ này tới lọ kia hỏi chủ quán lung tung. Rồi tôi thấy bà chủ quán tiếp họ mà mặt không vui, cứ nhìn tôi lắc đầu hoài. Tới khi toán người miền bắc đi ra, không mua gì, tôi thấy bà chủ quán tiếp toán của tôi rất bình thường. Bà ấy không nói được tiếng Anh, và chúng tôi thì không nói được tiếng Tầu nhiều. Nhưng nhìn cử chỉ tôi biết là bà chủ quán như cảm thấy vừa thoát nạn khi toán người miền bắc ấy đi ra.

Người miền bắc đi vượt biên quá dễ dàng. Nếu bị bắt họ không bị tù vì tội vượt biên như người miền  nam. Đường đi lại ngắn, không nguy hiểm. Nhiều khi họ lấy nguyên chiếc tầu sắt của nhà nước để chở cả trăm người trong một chuyến đi với đầy đủ thức ăn nước uống.  Họ đi một cách rất an toàn. Nhiều người miền bắc kể với tôi, “Đi vượt biên mà xếp hàng như đi hành quân ấy.” Vì thế họ đến Hồng Kông rất đông.  Theo trang web “Vietnamese people in Hong Kong – Wikipedia, the free encyclopedia” cao điểm vào năm 1989 có tới khỏang 300 người đổ tới Hồng Kông một ngày. Bởi vì họ đi quá dễ dàng nên tại những trại tị nạn ở Hồng Kông họ chiếm đa số. Vì thế trong suốt những năm dài có trại tị nạn ở Hồng Kông, với số đông áp đảo, tính tình hung hãn và dường như kết quả của nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa (?), người miền bắc luôn luôn làm chủ tình hình, bắt nạt, cướp bóc, trấn lột người miền nam và người Việt gốc Hoa. Đối với nội bộ địa phương với nhau thì họ cũng chia rẽ, chém giết nhau để tranh dành quyền lực. Và phe nào thắng thế trong trại cũng đều “cai trị” rất là độc đoán, áp dụng luật mafia chứ không áp dụng luật bình thường văn minh của Hồng Kông. Một lần tôi hỏi một chú em người miền bắc, được người nhà bảo lãnh đi Mỹ,  “Anh thấy em hiền như thế này lúc ở trong trại thì gia đình em sống làm sao?” Chú ấy hiền lành trả lời, “Trong trại thì em cũng phải “gấu” chứ, nếu không thì chúng nó bắt nạt chết!”

Nhưng cũng có một lần người miền nam quá uất ức phản công. Đó là lần duy nhất người miền nam thắng thế nhưng đó lại là lần gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử tị nạn Hồng Kông khiến dư luận Hồng Kông cũng như những người ngoại quốc thiện nguyện làm việc trong các trại tị nạn bàng hoàng và ghê sợ người Việt nam nói chung. Nội vụ được mô tả trong bản tin “18 người Việt thiệt mạng vì bạo động trong trại tị nạn” ( 18 Vietnamese Die in Violence at Refugee Camp-By BARBARA BASLER,-Published: Tuesday, February 4, 1992) Theo bản tin của Barbara Basler, ngày Thứ Ba, mùng 4/2/1992, nhà chức trách cho hay, mười tám thuyền nhân Việt Nam đã thiệt mạng và 128 thuyền nhân khác bị thương trong một trại tị nạn ở Hồng Kông vào tối thứ Hai khi các phần tử bạo động đã nổi lửa đốt một căn nhà lớn (Hut) trong một cuộc đụng độ bắt đầu từ việc tranh nhau nước nóng.
Bộ trưởng an ninh Alistair Asprey cho hay, hoả hoạn đã được gây ra bởi những người Việt nam nhét những tấm mền đang cháy qua các cửa sổ vào trong một căn nhà. Đây là cuộc tấn công cố tình nhắm vào một nhóm người trong căn nhà đó.

Nhà chức trách cho hay các người thiệt mạng trong đó có ít nhất một em nhỏ, là những thuyền nhân đã tự nguyện hồi hương và đang chờ thủ tục. Nội vụ là một thương vong lớn nhất từ trước tới nay tại trại tị nạn Hồng Kông, khởi đầu lúc 11 giờ trưa tại một khu vực nằm cạnh khu vực các người tự nguyện hồi hương tại trại Sek Kong. Nhà chức trách cho hay 17 trong các nạn nhân bị đốt chết cháy và một người khác bị chết sau đó tại bệnh viện. Trong số 55 người được điều trị tại bệnh viện, 7 người ở tình trạng trầm trọng. Nhà chức trách tin rằng số tử vong sẽ còn thêm. Nhà chức trách nói rằng nhiều trăm thuyền nhân tham gia trong cuộc đánh nhau giữa các băng đảng miền bắc và miền nam. Họ đánh nhau bằng các vũ khí dao kiếm tự chế. Những người thiệt mạng là người miền bắc. Ông Asprey nói rằng cuộc tranh cãi về nước nóng trong lúc xếp hàng chờ được xử dụng đã được cảnh sát ngăn chặn nhưng lại bộc phát sau đó vào buổi tối. Khi cảnh sát cố ngăn chặn vụ đánh nhau thì hàng trăm người Việt Nam từ khu vực kế cận phá hàng rào ngăn cách tham gia ẩu đả khiến cảnh sát phải rút ra ngoài và gọi tăng viện.

Sau đó có khoảng 400 cảnh sát được gọi tới giúp chấm dứt bạo động bằng cách bắn 33 quả lựu đạn cay vào trại. Lính cứu hỏa phải mất tới 90 phút mới dập tắt được ngọn lửa. Thống đốc Hồng Kông ông David Wilson, và các viên chức an ninh hàng đầu đã tới trại bằng trực thăng vào sáng hôm sau … Thống đốc đã ra lệnh tách rời số thuyền nhân hai miền nam, bắc Việt nam này ra hai địa điểm khác nhau. Có khoảng 2000 (hai ngàn) thuyền nhân miền bắc sẽ được di chuyển sang trại khác. Hầu hết các thuyền nhân ở Hồng Kông tới từ miền bắc Việt Nam.”

Ỷ số đông, người miền bắc hiếp đáp người miền nam như thường lệ. Nhưng lần này những người bị hiếp đáp đã phản công. Những người miền trung (nam) ở trong khu vòng rào đã xô ngã hàng rào để tràn sang khu người miền bắc. Họ bao vây bên ngoài căn nhà chứa khoảng 200 người (căn nhà nào cũng chứa số người như  thế), đồng thời họ lấy mền (rất nhiều, do trại phát) tẩm dầu (trong trại có dầu hôi để nấu ăn), tung vào căn nhà để đốt. Những ai từ trong nhà chạy ra đều bị họ đánh, chém hung bạo. Kết quả tử vong như bản tin đã loan.  Thống đốc Hồng Kông đã chỉ thị tách rời 2,000 thuyền nhân miền bắc đi chỗ khác chính là để tránh một sự trả thù của người miền bắc.

Hôm sau, nhân viên ngoại quốc làm thiện nguyện trong trại kể chuyện đó với chúng tôi và họ kết luận, lâu nay họ tưởng người miền nam hiền và tốt, nhưng chuyện đó cho thấy người miền nam cũng như người miền bắc. Chúng tôi nghe mà không nói nổi một lời! Vợ một người bạn gốc miền trung, nên theo dõi chi tiết nội vụ, sau đó cho tôi hay trong nội vụ những người miền trung cũng tàn nhẫn quá. Số người chết và bị thương đa số là đàn bà con nít, không chạy ra được. Còn những tên đầu gấu thực sự thì hầu như chạy thoát được cả. Chị này cũng cho biết tiếp, trong thời gian sau đó, hàng ngày được chở ra bệnh viện Hồng Kông khám bệnh, những người miền trung không dám lên tiếng sợ bị nhận giọng là người miền trung sẽ bị đầu gấu miền bắc trả thù.

Vào cuối chương trình tị nạn, 1992, Hồng Kông chỉ chấp nhận cho những thuyền nhân được công nhận tị nạn tạm trú trong 2 tuàn lễ để làm thủ tục đi nước thứ ba thôi. Thời gian đó chỉ đủ để cao uỷ tị nạn chuyển số thuyền nhân đó sang trại Bataan ở Phi luật tân trong ít nhất là 6 tháng để họ học cách sống để hội nhập vào các quốc gia phương tây, đồng thời xin quốc gia thứ ba phỏng vấn để thu nhận họ.

Tại trại Bataan lúc đó có 12 vùng, trong đó chỉ có 1 vùng là có người tị nạn miền bắc. Mặc dù số lượng ít ỏi như vậy nhưng họ rất đoàn kết chặt chẽ cho nên họ áp đảo được du đãng miền nam. Một lần cảnh sát Phi luật tân trong trại cùng với ông đại diện cao ủy tị nạn đi lùng khắp trại để tìm một người bị bắt cóc. Suốt một ngày trời tìm đôn tìm đáo, tới mãi xế chiều nhà chức trách mới giải cứu được thanh niên bị bắt cóc khỏi một căn nhà ở ngay gần văn phòng trại. Thanh niên này là một du đãng miền nam. Tối hôm trước cậu ta trấn lột chiếc đồng hồ của một thanh niên miền bắc. Thế là hôm sau đầu gấu miền bắc tập trung kéo tới tận nơi cư trú của cậu du đãng miền nam này bắt trói thúc ké, cho khoác bên ngoài một cái áo măng tô rồi hai bên có hai đầu gấu cặp cổ đi kèm cứ như là ba người bạn thân đi ngoài đường. Cuộc bắt cóc như thế vượt qua được các trạm kiểm soát từ vùng nọ sang vùng kia để rồi đem nhốt đối thủ vào trong nhà đánh cho một trận nhừ tử tới chiều mới thả. Nếu ở ngoài đời thì cậu du đãng miền nam này có thể đã bị thủ tiêu rồi.

Phương cách hoạt động của đầu gấu miền bắc cho thấy họ được gia đình hỗ trợ (bởi thế họ đông hơn), đoàn kết hơn, hành động tập thể hơn và liều mạng hơn. Gia đình miền nam không hỗ trợ khi con em họ trở thành du đãng nên số lượng du đãng miền nam không nhiều bằng miền bắc nếu hai bên có số dân cư tương tự. Hôm sau viên sĩ quan cảnh sát trưởng vùng tôi ở gặp tôi cho biết tin về vụ bắt cóc hôm trước và nói với tôi rằng, “Ông biết bắt cóc ở Phi luật tân là một tội nặng lắm. Đã vậy bọn chúng lại cả gan nhốt kẻ bị bắt cóc ở ngay gần trụ sở cảnh sát chúng tôi. Tôi thắc mắc là không biết mạng lưới của bọn chúng sâu rộng cỡ nào và bọn chúng muốn thách thức cảnh sát chúng tôi hay sao?” Tôi nói với vị cảnh sát đó rằng đó là vụ thanh toán nhau giữa hai băng ăn cướp thôi, chứ chúng không định thách thức các ông đâu. Và bọn chúng cũng không nhiều đâu. Sau đó khi ông ta hỏi tôi về phương cách đối phó, tôi đề nghị để mặc kệ cho hai nhóm thanh toán nhau, không điều tra vụ bắt cóc. Như vậy là dẹp yên được một phe. Sau đó gọi bên thắng tới nói cho biết “danh sách và mọi hoạt động đã bị cảnh sát ghi nhận rồi. Nếu muốn yên thì không được quậy phá. Nếu quậy phá thì sẽ bị bắt hết”. Giải pháp đó mang lại yên bình cho trại tị nạn Bataan trong thời gian 6 tháng gia đình tôi ở trại đó, trước khi đi Mỹ.  (còn tiếp-Văn hóa tội phạm được thuyền nhân miền bắc du nhập vào các- quốc gia thâu nhận họ)

© Đàn Chim Việt Online 2010
___________________________
Ghi chú: danh từ “Người miền bắc” trong loạt bài này chỉ những người bắc còn ở lại Hà nội sau năm 1954 và những người vào miền nam sau ngày 30-4-1975, kể cả con cháu họ, cho dù sinh trưởng tại miền nam sau đó.

Phần trước:

Nam Bắc phân tranh sau 1975 [1]
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [2]
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [3]

Phần sau:

Nam Bắc phân tranh sau 1975 [5]
Nam Bắc phân tranh sau 1975 [6]

Phản hồi