WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Medvedev ‘dẫn điểm’ trước Putin

Tác giả Wacław Radziwinowicz viết từ Moscow. Bài viết đăng trên Wyborcza với tựa đề Miedwiediew przed Putinem

 

Ngày càng nhiều khả năng là Dmitry Medvedev sẽ tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Nga vào năm tới, và khả năng trở lại vị trí này của thủ tướng Vladimir Putin ngày càng ít hơn.

Hôm thứ Hai vừa rồi ở Nga đã xảy ra một chuyện chưa từng có – đó là tranh chấp công khai giữa 2 người đứng đầu nhà nước. Và Medvedev lại là người thắng cuộc.

Tranh chấp xảy ra khi Putin mạnh mẽ lên án quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho phép can thiệp quân sự vào Libya. Ông đã gọi đó là một quyết định sai lầm giống như việc kêu gọi “một cuộc thánh chiến”.

Bằng cách này, thủ tướng Putin đã gián tiếp phê phán đường lối ngoại giao của Tổng thống Nga, người đã đồng tình với chiến dịch can thiệp của LHQ qua việc không dùng quyền phủ quyết – vốn thường được nước Nga sử dụng để chống lại việc dùng sức mạnh quân sự với các thể chế độc tài.

Medvedev đã phản ứng nhanh nhẹn một cách khác thường. Ngay trong cùng ngày thứ Hai, ông đã lên tiếng, việc dùng từ “thánh chiến” là không thể chấp nhận được, nó dễ dẫn tới sự “xung đột giữa các nền văn minh”. Và rằng, Nga không phủ quyết quyết định của Hội Đồng Bảo An LHQ vì cho rằng nó phù hợp với quyền lợi của đất nước.

Bất ngờ với cuộc khẩu chiến này, những phóng viên nước ngoài đưa ra nhận định “đã bắt đầu cuộc chiến giành vị trí quyền lực nhất“. Thêm vào đó, hôm thứ Ba, phát ngôn viên của Putin nói rằng, những lời nhận xét của Thủ tướng về nghị quyết của Liên Hiệp Quốc chỉ là “ý kiến riêng” của ông, rằng quyết định việc này là người đứng đầu nhà nước. Vài giờ sau, chính Putin nói với các phóng viên rằng, chính sách đối ngoại  là do Tổng thống quyết định và ông ấy sẽ tìm ra đường hướng phù hợp nhất cho sự phát triển của đất nước.

Đây  là sự vi phạm nguyên tắc cơ bản trong lãnh đạo từ 3 năm nay: Đó là luôn thể hiện trước công chúng sự thống nhất tuyệt đối. Dưới góc độ của châu Âu, điều này có vẻ kỳ lạ, nhưng với nước Nga, đó là điều cần thiết. Ở Nga, người ta rất sợ những cuộc tranh cãi công khai giữa các lãnh tụ tối cao bởi dân chúng thường nhầm lẫn giữa con người và bộ máy quyền lực, họ thường bị chia rẽ và dẫn tới những ‘rắc rối’ hoặc sai lầm. Cấp dưới trong trường hợp đó cũng không còn biết phải nghe theo ai.

Do đó, Medvedev và Putin thường công khai khẳng định rằng, họ không hề bị chia rẽ, họ luôn gần gũi nhau, rằng họ thậm chí “giống nhau từ trong máu“. Các cộng sự của họ cũng nói, 2 người là một khối thống nhất, không có bất kỳ sự khác biệt nào. Và họ sẽ tiếp tục như vậy ít nhất là tới cuối năm 2011, khi còn vài tháng trước cuộc bầu cử tổng thống thì người ta sẽ thông báo ai sẽ là người lãnh đạo đất nước.

Nhưng sự khác biệt, không chỉ trong phong cách mà còn trong ý thức hệ, giữa Medvedev và Putin đã lộ ra rõ  rệt. Và cuộc tranh chấp hôm thứ Hai vừa rồi giữa Thủ tướng và Tổng thống là một minh chứng rõ nhất, đó không phải là trường hợp ngẫu nhiên.

Vào tháng Bảy năm 2010, ngay tại Moscow, Medvedev đã nói với các đại diện Ngoại giao Nga trên toàn thế giới rằng, cần “hỗ trợ để thúc đẩy nhân quyền ở mọi nơi trên thế giới“. Vì lợi ích của nền dân chủ Nga phù hợp với các giá trị dân chủ của các quốc gia khác. Điều này đã giải thích lý do tại sao Tổng thống Medvedev lại không phủ quyết nghị quyết về Libya.

Trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống của Putin từ năm 2000 tới năm 2008, Moscow đã cứng rắn và nhất quán trong việc thực hiện chính sách không can thiệp chống lại các thể chế độc tài. Lý lẽ họ đưa ra để thuyết phục dân Nga là, bất cứ việc sử dụng vũ lực nào nhân danh việc bảo vệ các nguyên tắc dân chủ đều làm tổn hại tới quốc gia đó và mở đầu cho việc chiếm đóng của Mỹ với các quốc gia này để kiểm soát nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt.

Do vậy, hôm thứ Hai vừa rồi, nhân sự kiện ở Libya, Putin muốn gửi tới một thông điệp đơn giản rằng, để tránh cho các nạn nhân một số phận bi thảm của cuộc “thánh chiến”, Nga cần phải tăng gấp đôi sản lượng tên lửa chiến lược của mình.

Điều đó cũng cho thấy rõ sự khác biệt trong chương trình tranh cử sắp tới của 2 nhân vật đứng đầu này. Một tuyên ngôn chính trị tương tự dành cho Medvedev, mang tên “Hãy nắm bắt tương lai” đã được đưa ra một tuần trước đây. Dường như thông điệp đó đưa ra mà không có sự đồng ý và và phê duyệt của người đứng đầu nhà nước, nhưng thật khó  tin, bởi vì đó là sản phẩm của Viện nghiên cứu Phát triển đương đại (INSOR) mà Tổng thống là người chủ trì Hội đồng Giám hộ.

Đó là những quy định do các chuyên gia của tổng thống, qua những như cầu thực tế, trong thời kỳ cầm quyền của của ông Putin đã đưa vào. Họ đề nghị khôi phục lại các cuộc bầu cử thống đốc và các thành viên của Hội đồng Liên bang và hội đồng tối cao quốc hội. Họ cho rằng cần thiết phải phân cấp quản lý đất nước, tự do hóa pháp luật, đem lại sự độc lập thực sự cho nền tư pháp. Chỉ có bằng cách này, mới có thể thực hiện hiện đại hóa đất nước một cách đúng đắn và chống tham nhũng – mối đe doạ lớn nhất đối với Nga.

Bản tuyên ngôn chính trị của Putin đã được viết vào mùa thu năm 2010 bởi đạo diễn phim Nikita Mikhalkov. Theo quan điểm của ông, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay của chính quyền là bảo vệ nền văn hóa của đất nước chống lại những ảnh hưởng nguy hại của phương Tây. Sẽ là mạo hiểm một cách không cần thiết khi thực hiện những cải cách chính trị; nhất thiết nên duy trì một chính quyền trung ương mạnh.

Medvedev đã dần dần đạt được các mục tiêu quan trọng trước khi cuộc chạy đua bầu cử bắt đầu.

Vũ khí chính trị hiệu quả nhất hiện nay là hệ thống truyền hình Nga, đặc biệt là 2 kênh truyền hình Quốc gia. Đây là những kênh có lượng khán giả lớn cả trong và ngoài nước, thu hút tới 90% người Nga.

Cho tới gần đây, thời lượng phát hình trên các kênh truyền hình này, liên quan tới Putin và Medvede, gần như ngang bằng nhau, thậm chí tính bằng giây. Nhưng gần đây, tổng thống đã đạt được lợi thế nhất định. Hôm chủ nhật, người Nga đã xem Tổng thống phát biểu trong chương trình tin tức trên kênh truyền hình hàng đầu này với thời lượng gần 10 phút mà không thấy mặt mũi Putin đâu. Còn hôm thứ Ba, vẫn trên truyền hình quốc gia, Tổng thống Medvedev xuất hiện hơn 30 phút, trong khi Thủ tướng Chính phủ chỉ có hơn 4 phút.

Tổng thống cũng tìm cách xuất hiện thường xuyên trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là trong lực lượng vũ trang – lực lượng giữ ảnh hưởng rất lớn ở Nga. Các sỹ quan trẻ trong bộ máy cảnh sát và quân đội không bao lâu nữa, sẽ nhận được mức lương lớn gấp 3 lần hiện nay và những người lính trong các doanh trại được nhận những khẩu phần ăn tốt hơn nhiều so với năm ngoái.

Medvedev – trái ngược với Putin- cư xử cứng rắn với các tướng lĩnh. Mới đây, ông đã cho về vườn 50 quan chức trong ngành công an. Động thái này đã nhận được sự đồng cảm của lực lượng cán bộ trẻ và những sỹ quan cấp dưới vốn đánh giá thượng cấp của mình như những kẻ yếu kém và tham nhũng.

Một trong những cách mà Medvedev nâng cao vị thế của nước Nga là xóa bỏ hình tượng của Stalin, qua đó giúp cho Nga chính thức đoạn tuyệt với quá khứ cộng sản. Đó là việc thay đổi toàn bộ sách giáo khoa phổ thông, tên của đường phố, các quảng trường, phá bỏ các tượng đài của sỹ quan Bolshevik, mở tung các kho lưu trữ và xây dựng đài tưởng niệm dành cho những nạn nhân của các cuộc thanh trừng cộng sản.

Vì vậy, ngày nay, nếu bạn hỏi ý kiến của các chuyên gia Nga, ai sẽ là ứng viên ngồi vào chiếc ghế quyền lực Tổng thống vào năm sau, sẽ rất ít người cho rằng, người đó không phải là Medvedev.

Người phụ trách Viện Nghiên cứu Chiến lược Phát triển của Nga (viết tắt là INSOR), Igor Jurgens, tin rằng kịch bản của Medvedev có ít nhất 70% cơ hội thành công. Còn Gleb Pavlovsky, cố vấn của điện Kremlin trong nhiều năm (bao gồm cả trong nhiệm kỳ tổng thống Putin), cho rằng tháng ba năm 2012, người chiếm ưu thế cho chiếc ghế quyền lực ở Nga sẽ chính là người đứng đầu nhà nước hiện nay.

© Mạc Việt Hồng (Bản tiếng Việt)

© Đàn Chim Việt

 

17 Phản hồi cho “Medvedev ‘dẫn điểm’ trước Putin”

  1. Chúng tôi thấy nếu nói nhìn tướng mà nói về người thì Việt nam ta có báo nhiêu thầy đoán đểu? Phải là 50 %. Ở Tây đây người vô gia cư, ăn mày mặt to, tai lớn, râu dài, quần áo com-le. Vậy đâu có đúng. Còn những gái điếm mặt đẹp như ngọc, ăn mặc diện hơn người lao động, chân tay thon thả, thát đấy lưng ông. Các vị đoán mò, xin về Việt nam làm thầy đoán tướng ở chợ Đông ba mà kiếm ăn thôi. Các vị vì thành kiến,hay theo đuôi Mỹ hễ Mỹ nói gì là vơ lấy ngay, tin ngay. Các vị không biết hay cố tình không biết là ông Putin đã cứu cả nước Nga thoát khỉ thảm họa tan rã và đói khổ khi Đảng CS Liên xô bị giải thể và các nhà tư bản lợi dụng hỗm loạn nhẩy vào mua các tài nguyên của nước nga với giá bèo bọt. Người dân nga đồng lương lúc đó chỉ đủ mua bánh mỳ không thể mua thêm thứ nào khác. Người về hưu phải đi nhặt ống bơ hay đi câu cá kiêm sthêm tiền để sống. Các vị quả là tay sai của Mỹ không ngoa. Tôi sống ở Nga 20 năm nay, nước Nga ơn ông Putin và yêu quý ông. Còn ông Mevedep thì cũng quý nhưng chỉ là cái do cái bóng của ông Putin trùm lên mà thôi. Khi bóng này không che nữa là hết. Chuẩn bị bầu cử ở Nga đến nơi, Mỹ và phương Tây đang tìm mọi cách để tuyên truyền hạ uy tin ông Phutin. Nhưng dân Nga lại ghét Mỹ và những kẻ theo Mỹ nên càng nói xấu ônbg thì ông càng được dân Nga yêu. Thế mới chết chứ. Cho nên cán vị hãy về nhà khấn bái cầu đi nhé. May ra có thành công một phần nào chăng? Dân Nga và ngay tôi đang chờ ngày ông Putin trở lại làm tổng thống Nga cho Mỹ và kẻ theo Mỹ biết lễ độ và chắm dứt nói láo vô cớ.
    Hoàng Đình Hòe.

    • bày đặt vớ vẩn says:

      Viết mấy cái tên riêng cũng đ… xong mà bày đặt góp ý, rõ vớ vẩn. Putin thì viết thành Phutin? Medvedev thì thành Mevedep? Trình độ 2 con dê qua cầu rồi, thôi lượn đi cho nước nó trong!

  2. Các vị giỏi xem tướng vậy sao? Nếu cứ xem tướng tai to mặt lớn thì thằng tay ăn mày ở đường, kẻ vô gia cư cũng tai to mặt lớn, trong khi mấy ông cầu thù mặt rơi tai chuột lại giầu có. Cái thuyết này xin bỏ vào sọt rác vì nó chỉ đúng với vài người thôi. Như các ông mặt to hay nhỏ mà ăn nói láo như ranh. Ông có biết ông Putin đã cứu cả nước Nga khỏi cảnh đói khổ, dựng lại đất nước từ kinh tế tưởng là chết vì bị các nhà tư bản đểu mua hết tài nguyên của đất nước này. Chính ông Putin đã đem lại một nước nga mới hùng cường và không cộng sản không? Thật là các vị đoán mò, nói bậy hết. Còn người viết bài này nói là ở Nga viết báo thì rõ ràng là viết thuê theo kiểu đặt hàng chứ không nói khách quan. Chẳng bao lâu bầu cử ở Nga sẽ đến. Đến lúc đó các vị sẽ phải ngậm miệng khi thấy nếu ông Putin ứng cử thì coi như phần thắng nằm trong tầm tay. Hiện giwò Mỹ và phương tây tìm mọi cách hạ uy tín của ông Putin và chia rẽ hai ông này nhưng thất bại nên cần có các nhà báo nói láo.
    Nguyễn Như thực

    • Nguyễn như Láo says:

      Tên này đúng là điên, nhìn sự việc đầy ác cảm và suy diễn. Nhìn đâu cũng thấy gián điệp Mỹ. Nên đi bệnh viện khám tâm thần

  3. Tran Minh says:

    các cụ nhà mình bảo trông mặt mà bắt hình dong. Riêng tướng mạo Medvedev trông chững chạc đàng hoàng, mặt mũi khôi ngô. Putin trông gian xảo, mặt giơi tai chuột, mắt luôn nhìn xuống, cười không hết cỡ bao giờ.
    Med thì cởi mở và ủng hộ dân chủ, Putin thì độc tài thấy rõ. Nếu Med lên thì Nga và cả thế giới đều được nhò. Buồn cười là khi Med qua VN, ông bị tổng Mạnh gọi là đồng chí. Mạnh đúng là vơ vào, và ko hiểu Med, Med đã kéo đổ Xít ta lin và đang muốn chôn luôn cả Lê nin, dồng chí đồng chiếc gì với anh Mạnh.

  4. Minh Đức says:

    Đây là một bài báo rất có giá trị. Người Ba Lan ở cạnh Nga nên họ theo sát tình hình Nga hơn là báo chí Tây phương. Những nhận xét về sự khác nhau giữa Putin và Medvedev rất chính xác. Khi Putin lên làm tổng thống thì Stalin được đề cao. Nhưng mới đây thì ông Medvedev lại lên án Stalin.

    Sự tranh chấp giữ Medvedev và Putin là tranh chấp giừa 2 cách cai trị, Putin thì cai trị theo lối độc tài đảng trị như thời Liên Xô, dựa vào cơ quan an ninh, mật vụ, nói láo và phô trương sức mạnh quân sự. Còn Medvedev thì chủ trương thiết lập chế độ dân chủ, pháp trị, cai trị bằng luật pháp chứ không bằng công an, mật vụ. Có lẽ điều đáng ngạc nhiên là ông Medvedev lại có thể tồn tại trong chính trường lâu như vậy mà lại còn đang lấn sân. Việc ông Medvedev tìm chỗ dựa vào các sĩ quan trẻ trong quân đội và công an là nước cờ rất khôn ngoan. Đây cũng là sự tranh chấp giừa thế hệ mới tại Nga, thế hệ muốn có xã hội cai trị theo luật pháp, và thế hệ cũ thời Liên Xô, cai trị bằng công an và phe đảng .

  5. D.Nhật Lệ says:

    Putin là con “cáo thành tinh” trong chính trị do qúa khứ giảo hoạt của một tên gián điệp “bề ngoài thơn thớt nói cười,bên trong nham hiểm giết người như không” còn Mevedev ngược lại là con nai tơ mà ai cũng biết rằng do Putin dựng lên để Putin chờ thời hòng thực hiện tham vọng làm tổng thống 1 lần nữa là nhiệm kỳ thứ 3 hay 4 gì đó ! Một cách dối trá qua mặt Hiến Pháp Nga.
    Tuy nhiên,Mevedev cũng thông minh nhận ra cái thủ đoạn của Putin và thật là ngạc nhiên khi chàng Mevedev muốn chứng tỏ mình không phải bù nhìn của Putin.Một cách khẳng định mình khác Putin.
    Kẻ tham quyền cố vị như Putin là đại họa cho dân và nước Nga !
    Nước Nga không thể có dân chủ nếu còn Putin gian manh xảo quyệt vào loại thượng thừa cao thủ !

  6. Nhật Hồng says:

    Putin nhìn gian ác và độc tài. Tay này tham quyền lắm.
    Medvedec nhìn đạo đức và dân chủ hơn .

  7. lotxac says:

    Còn tên V. Putin là còn cái gai nhọn đâm đằng sau lưng U.S.A và khối EURO. Nếu diệt được tên V.Putin; thì ngày ấy trái đất còn SỰ SỐNG.
    Rất may cho khố TƯ BẢN đã khôn khéo thành lập ra khối EURO để cân bằng lực lượng giữa TƯ BẢN và CS; trước khi họ có hành động tấn công vào khối CÓ DẦU HOẢ.
    V. Putin chưa thấy QUAN TÀI; nên vẫn ĐỘC TÀI và HUNG HÃN.
    WATING and SEEING.

  8. Tôi cũng sống ở Nga mà đọc bài báo này thấy nực cười là không biết tác giả viết bài này dựa vào đâu để có nhận định này. Chắc là nghe mấy ông Việt nam cộng hòa thì tào bàn tán vậy nên viết bài mong như vậy. Đúng rồi Mỹ cũng đang khấn cho ông Medvedep sẽ làm tổng thống nên hay nói láo để hạ uy tín ông Putin. Nhưng nên nhớ là quyết định ở người dân Nga chứ không phải ở Mỹ và càng không phải ở ý muốn chủ quan của các vị.Nên nhớ dân Nga yêu quý putin như là người hùng và coi ông là lãnh tụ có một không hai của đất nước này.
    Hoàng Đức Trọng.

    • Thanh says:

      Ong đúng là vớ vẩn. Nhà báo sống ở Matxcova, người ta viết bài. Ông lại bảo người ta “nghe mấy ông VNCH”.
      Loai dở người như ông không nên góp ý.

    • Mot Khuc Ruot says:

      Thôi đi bố vẹm !!! Hãy nhìn xem Putin làm gì với ông TT cũa Ukraine và các nước cựu thành viên Liên Xô cũ . Đúng là một tên độc ác , tàn bạo cũa cựu sĩ quan KGB . Dân Nga tại sao ủng hộ Putin ??? Vì tự ti mặc cãm với Tây Phương và Hoa Kỳ và ảnh hưởng cái nền giáo dục ma cô , lưu manh , độc ác cũa 70năm CS .
      Thứ ăn nói hồ đồ mất dạy , VNCH đâu có bẫn thỉu như Vẹm .

  9. chúng tôi thấy nhận định này không có cơ sở vì chúng tôi sống ở Nga, trên báo chí và trong dư luận thực tế của người dân Nga thì có đến 70 % người ta muốn ông Putin làm tổng thống còn ông Medvedep thì chỉ được 56 %. Nếu ông Putin mà không ra ứng cử thì ông này mới thắng cử mà thôi. Hiện nay Mỹ và phương Tây thích ông Medvedep làm tổng thống vì ông này mền yếu dễ bảo hơn, còn họ sợ ông Putin con người cương quyết và thẳng thắn. Tác giả bài viết này cũng có tâm này nên khấn như vậy. Hãy chờ xem sẽ thấy ngay.
    Trần Đức Hùng.

    • Bac Pham says:

      Nói theo ọng TDH thì ông Putin được 70%,còn ông Medvedep được 56%. Cộng nhẩm lại tôi thấy tới 126% lận, sao kỳ dzậy?

      • lotxac says:

        Day la` cach ti’nh cua Communist of Vietnamese; la` nhu* va^.y. Kho^ng ai di ba^`u cu~ng duoc 99%. Ne^n ca’ch ti’nh cu~a TDH la` du’ng ro^i.

  10. Mot Khuc Ruot says:

    Mong rằng TT Medvedev sẽ có đủ bản lãnh để loại cái lão ” ma cô ” Putin ra khỏi nền chính trị Nga , như vậy thế giới sẽ tốt đẹp và an bình ơn .

Leave a Reply to lotxac