WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một câu hỏi lớn không lời đáp?

Bà Nguyễn Thị Bình - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh. Ảnh: nguyenxuandien.blogspot.com

Lâu lắm rồi tôi mới có dịp nghe các em sinh viên phát biểu công khai những thắc mắc của mình trong một cuộc họp mặt bàn về giáo dục. Nhất là về một đề tài thiết cốt với các em và với cả nền giáo dục đại học của ta. Đó là buổi thuyết trình và thảo luận về “Tinh thần đại học” tại hội trường trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM ngày 22/3/2011 vừa qua, nằm trong khuôn khổ những buổi “cà phê học thuật” do một bộ phận nho nhỏ của trường là “Trung tâm tư vấn Hướng nghiệp và Phát triển nguồn Nhân lực” lập ra (cái tên trung tâm và cái tên “cà phê học thuật” đều rất khiêm tốn, rất “giảm khinh” cho những sinh hoạt trí tuệ vô cùng thiết yếu của đại học). Tôi đi dự, phần quan trọng là để hiểu tâm sự những người chủ tương lai rất gần của đất nước, để xem “sĩ tử trí”, “sử tử khí” đã ra đến thế nào sau 35 năm được hưởng sự giáo dục ghê gớm của chúng ta, nhất quán từ nhà trường ra xã hội (may ra còn lại giáo dục gia đình có thể có chút nào sai biệt tùy trường hợp). Nói 35 năm, vì trước đó, cũng nơi này, các sinh viên Văn khoa Sài Gòn đã hiên ngang tranh luận, đã xuống đường tranh đấu, đã làm cho Khánh Ly – Trịnh Công Sơn thành danh với những bài ca phản chiến. Nói 35 năm, vì một diễn giả chủ yếu của buổi hôm ấy, TS Sử học Bùi Trân Phượng, người nữ hiệu trưởng đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam, người đã có sáng kiến mở ra môn học “Tư duy phản biện” trong trường để rồi sau đó chắc ai đó “chỉ đạo” phải xóa đi, làm tan đi trong cái môn gọi là Kỹ năng tư duy nói chung hay gì đó, đã thành thật bộc lộ rằng: “Tôi ưu tiên tuyển dụng những thầy tốt nghiệp ở Âu Mỹ và ở Sài Gòn trước năm 1975”.

Tôi không thất vọng vì không có gì phải bất ngờ mà chỉ thương cảm sâu xa cho con em mình khi nghe những câu hỏi của các em “học sinh cấp 4” giữa hội trường Đại học, đại loại như: “Các thầy (tức các diễn giả là các vị giáo sư, trí thức đáng kính) thành đạt được như thế này chắc là do gặp được ân sư. Vậy xin chỉ cho em cách nào để tìm được ân sư của mình?”. Phải chăng câu hỏi đó cho thấy rõ đâu là “tinh thần” của đại học chúng ta hôm nay? (Chị Bùi Trân Phượng sau đó cho biết mình được nghe sinh viên hỏi hoài hoài những câu tương tự). Phải chăng tinh thần “tìm ân sư – tìm thầy” của các em hôm nay sẽ dễ dàng chuyển thành “chạy thầy” – bí quyết sống còn – trong xã hội mà các em tham dự ngày mai, hay ngược lại, đó chính là thành quả của cả một xã hội “chạy thầy” (cái gì cũng phải “chạy” và cũng “chạy” được) kết đọng vào giáo dục, như cái vòng khép kín “con gà – quả trứng”?

Nhưng có một câu hỏi khiến tôi đau nhói lòng. Câu hỏi duy nhất khá thành thật nói lên một nỗi băn khoăn lớn của sinh viên hôm nay. Sau khi nghe cô giáo Phượng trình bày những nỗ lực của trường Hoa Sen mà cô là hiệu trưởng trong việc xây dựng thói quen tự do tư duy cho sinh viên (đúng ra phải nói là “phục hồi” vì thói quen đã từng có nhưng đã mai một sau 35 năm), một em giơ tay. Em hỏi: “Nếu trong nhà trường em có thể có tự do trong học thuật, thì ra xã hội, Ở ĐÂU CÓ CÁI TỰ DO ẤY?”

Câu hỏi chìm nghỉm trong những câu hỏi của các “học sinh cấp 4”!

Và không ai trả lời, tất cả các vị thuyết trình viên, các giáo sư  và trí thức đáng kính, không ai trả lời.

Ngay sau buổi thuyết trình, tôi chất vấn mấy vị thuyết trình viên vì sao không trả lời câu hỏi về TỰ DO của em kia. Các vị chỉ cười. Một vị còn vừa cười vừa đùa: “Hổng dám trả lời đâu!”

Nhớ lại, khi còn là phóng viên một tờ báo lớn, hai lần tôi đã tình cờ biết các vị trí thức, văn nghệ sĩ nhớn của ta nghĩ sao về câu hỏi ấy.

Một lần, sau khi nghe nhà văn Nguyễn Quang Sáng ca ngợi một số tiểu thuyết vừa được giải thưởng trong một cuộc họp báo, tôi xin phỏng vấn ông. Ông lắc đầu quầy quậy. Ra uống bia thân mật, tôi chất vấn vì sao ông không chịu trả lời. Ông bảo: “Với ai chứ với mày tao nói lăng nhăng sao nổi. Bây giờ tao trả lời thật, liệu mày đăng được không? KHÔNG CÓ TỰ DO TƯ TƯỞNG THÌ LÀM SAO CÓ TÁC PHẨM HAY!”. Cả bàn bia cười tóe. Huề.

Lần khác, khi Nhà nước ta hào hứng tuyên bố phải xây dựng ngay nền “kinh tế tri thức” (đang là mốt toàn cầu!), tôi tìm người bạn cũ, khi ấy là nhà tin học hàng đầu, có vị trí lãnh đạo trong ngành, để phỏng vấn. Anh cũng lắc. Và “nói cho nhanh”: KHÔNG CÓ TỰ DO THÔNG TIN THÌ LẤY ĐÂU RA KINH TẾ TRI THỨC!”

TỰ DO? TỰ DO? TỰ DO?

“MỘT CÂU HỎI LỚN KHÔNG LỜI ĐÁP

ĐẾN TẬN BÂY GIỜ MẶT VẪN CHAU” (?)

Vì đó là câu hỏi từ thời “Các vị La hán chùa Tây Phương” (thơ Huy Cận).

Vì đó là câu hỏi mà gần 100 năm trước Phan Châu Trinh đã muốn dân tộc Việt Nam trả lời nhưng không được chấp nhận, để hôm nay những người tâm huyết như nhà văn Nguyên Ngọc và các đồng chí quyết tiếp tục sự nghiệp còn dang dở của ông (xây dựng con người tự chủ để xây dựng một dân tộc tự chủ).

Vì đó là câu hỏi mà 80 năm trước các thầy Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… mới chỉ biết trả lời một vế: TỰ DO cho đất nước bị ngoại thuộc chứ chưa phải TỰ DO cho mỗi con người.

Vì đó là câu hỏi hôm nay các thầy, các bậc cha chú vẫn không dám hoặc không được phép trả lời công khai trên lớp, trong cơ quan, trên báo chí, trong hội thảo. Tuy hầu như ai cũng có thể trả lời.

Giải giáo dục dành cho GS Hoàng Tụy– tác giả của 149 công trình về các lĩnh vực hàm thụ, giải tích lồi và lý thuyết tối ưu cùng 3 chuyên khảo lớn được xem là kinh điển về tối ưu toàn cục. Ảnh: nguyenxuandien.blogspot.com

Đó là nguyên nhân sâu xa nhất, nguyên nhân “hệ thống” khiến cho “giáo dục của ta ra đến nông nỗi này” như tiếng than đứt ruột của thầy Hoàng Tụy trong đêm nhận Giải thưởng Phan Châu Trinh tổ chức cực hoành tráng ở Rex Hotel đêm 24/3/2011 vừa qua.

Nhưng hôm nay, có lẽ là lần đầu tiên câu hỏi ấy vang lên công khai trên một diễn đàn Đại học. Có nghĩa là nó đã nằm trong đầu, trong tim không ít thanh niên không cam chịu mãi mãi làm “học sinh cấp 4”. Nếu các bậc thầy, các bậc cha chú vẫn giữ “sự im lặng đáng sợ” trước câu hỏi ấy, thì thế hệ trẻ sẽ tự tìm ra câu trả lời của mình. Vì biết hỏi, tức là sắp biết trả lời.

© Hoàng Hưng

7 Phản hồi cho “Một câu hỏi lớn không lời đáp?”

  1. Nguyễn Phan says:

    Ai thực tâm tìm hiểu sự thật, đều biết rõ mười mươi lỗi “hệ thống” đến từ đâu. Nhờ internet, mức độ hiểu biết về những sự thật bị che giấu được nhân rộng, thẩm thấu nhiều hơn. Nếu 10, 20% trí thức Việt Nam dám đặt câu hỏi một cách công khai như ông Hoàng Hưng, dám mở đại học tư thục như bà Bùi Trân Phượng thì xã hội Việt Nam chắc chắn sẽ được cải thiện rất nhiều.

    Tôi rất mong các cô giáo – tiểu học lẫn trung học và cả nhà trẻ nữa – dành ra mỗi tuần 1 giờ để dạy các em tư duy độc lập, tập tranh luận trong tinh thần tôn trọng bạn và ý kiến của bạn. Được như vậy, nền tảng đạo đức xã hội sẽ dần được phục hồi và các em sẽ mang ơn thầy cô trọn đời, như những người Miền Nam 3x, 4x đến 7x từng mang ơn nền giáo dục khai phóng – dù có giới hạn nhất định do hoàn cảnh lịch sử – và thầy cô thời đó.

  2. Đọc đoạn này: “Một lần, sau khi nghe nhà văn Nguyễn Quang Sáng ca ngợi một số tiểu thuyết vừa được giải thưởng trong một cuộc họp báo, tôi xin phỏng vấn ông. Ông lắc đầu quầy quậy. Ra uống bia thân mật, tôi chất vấn vì sao ông không chịu trả lời. Ông bảo: “Với ai chứ với mày tao nói lăng nhăng sao nổi. Bây giờ tao trả lời thật, liệu mày đăng được không? KHÔNG CÓ TỰ DO TƯ TƯỞNG THÌ LÀM SAO CÓ TÁC PHẨM HAY!”. Cả bàn bia cười tóe. Huề.” ….

    ….tôi không khỏi thắc mắc ở mấy chữ cuối: Cả bàn bia cười tóe. Huề
    KHÔNG CÓ TỰ DO, tức là Tù, là Nô lệ! mà còn là TỰ DO TƯ TƯỞNG nữa kìa, thế sao cười vui đến độ “tóe” như trúng thưởng vậy? Rồi lại “Huề”??? Nhục chứ? Đau chứ?
    Nếu tôi là người trong cuộc của đoạn văn trên, thì tôi sẽ phải về đốt hết sách vở mà đi chăn bò rồi mới cười tóe rồi nói “Huề” sau!

    • D.Nhật Lệ says:

      Tôi nghĩ ý kiến của LTC.có vẻ khe khắt qúa về mấy chữ “Cả bàn bia cười toé.Huề”.
      Câu đó bao hàm cả một sự thật phủ phàng cay đắng cho bất cứ ai sống dưới chế độ CS.
      Nhà văn có vai vế dưới chế độ CS.như NQS.mà còn phải ĐÓNG KỊCH vì ông ta thừa biết
      mình chỉ là con chim trong lồng Đảng nuôi tức là Hội Nhà Văn,một tổ chức của đảng,thành
      thử ông đã buột miệng một cách chân thành để nói là không có tự do tư tưởng thì làm gì tác phẩm hay ! Mọi người quanh bàn nhậu cười là phải vì họ cũng phải công nhận sự BẤT
      LỰC của họ.Tôi nghĩ họ cười ĐAU chứ không vui một mảy may nào.Huề cũng không có gì lạ cả vì nói thế để chứng tỏ ANH biết và TÔI biết GIỐNG nhau,cùng một số phận chẳng ra gì,nghĩa là cũng chỉ một con số KHÔNG như nhau mà thôi !

  3. nguyenha says:

    Nhìn Bà Nguyễn thị Bình chủ toạ Lể trao giải Phan chu Trinh,nói thật với lòng mình,tôi không còn tin-
    tưởng! Tôi biết bà Bình không phải bà từng giử chức vụ cao trong nhà-nước,mà bà là một trong những người sáng lập Dại-học tư Duy-Tân( Dà-nẳng).Tôi dã có dịp trao dổi với một số em tốt nghiệp của trường ngành Kỷ-sư Xây dựng,khi nhìn mảnh bằng dấu dỏ còn chưa ráo mực,tôi thật sự bàng hòan khi nhận ra kiến thức của các em với mảnh bằng cách xa ngàn vạn dặm!! Vậy người ta mở Dại-học dể làm gì cho Dất-nước,nhất là trong dó người sáng lập lại là người từng giữ chức Bộ-
    trưởng Giáo dục! Dây có phải là nơi kinh-tài cuả Quí-vị?Tôi tự nghĩ Bộ Dại-Học ký những mảnh bằng ấy không khác nào ký bạc giả.Không phải diều này bà Bình không biết,Bà biết rõ hơn ai hết,nhưng hôm nay cũng tự tay Bà trao giải PCT cho GS Hoàng Tụy,rõ ràng Bà dang “dóng kịch”,Bà trở thành
    diển viên lúc nào không hay.Một Xã-Hội mà con người phải sống 2 mặt:Mặt thật với bằng hửu,người thân,mặt gian-dối với người lạ ngoài XÃ-hội,thế thì còn dâu là Dất-nước! Chẳng lẽ Xã-Hội biến thành sân khấu mải hoài sao??

    • @ Anh / Chi nguyenha !

      Chân thành cám ơn đa tạ Ý KIẾN CHÂN THÀNH tóat lên một SỰ THẬT chua chát não lòng !
      Như thế thì Đất Nước tụt hậu là ĐIỀU TẤT YẾU !

      Như thế thì Tổ Quốc Việt Nam sẽ mất KHÔNG CẦN 1 viên đạn của thằng Tàu .. .. Chính vì những SIÊU MINH TINH màn bạc DIỄN VIÊN CUỘI có « uy tín » như thế !!!

  4. quang tam says:

    Quan chức Việt Nam dưới thời Cộng Sản học được từ tư tưởng Hồ Chí Minh “Tự do Đập dập hạnh phúc của muôn dân”(che đậy bằng mỹ từ độc lập hạnh phúc):
    -Tự do tham nhũng tiền thuế của dân ,
    -Tự do ăn cướp đất đai dân lành,
    -Tự do bán đất đai của tiền nhân cho “nước lạ”
    -Tự do báo chí không được tường thuật tin “nước lạ ” bắn giết ngư dân ngoài khơi …

    Nhục nhã thay cho hai chữ “Tự Do” của Việt Cộng vì không có vị giáo sư nào dám trả lời câu hỏi giản dị của bạn sinh viên :
    “Nếu trong nhà trường em có thể có tự do trong học thuật, thì ra xã hội, Ở ĐÂU CÓ CÁI TỰ DO ẤY?”

    Nhục nhã, xấu hổ và bất hạnh thay cho các vị mang tiếng là Giáo sư mà phải câm miệng không dám phát biểu những ý tưởng từ lương tâm làm Người của mình.

  5. Võ Hưng Thanh says:

    Đọc một bài viết người ta phải nhận ra được cái thần, cái ý sâu lắn bên trong của nó, đó mới là cách đọc đúng nghĩa và tinh tế nhất. Đọc bài của tác giả Hoàng Hưng, tôi thấy đây là bài viết nghiêm túc, xây dựng, có mối ưu tư cao đối với con người, giáo dục, xã hội. Ấy là một điều rất đáng hoan nghênh về người viết.
    Từ đó cũng xin mạo muội ‘phùa’ ra một ý thơ nhỏ như sau để tặng tác giả :

    Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA TỰ DO

    Tự do là gốc con người
    Con người cao quý phải cần tự do
    Người cao quý đầu luôn luôn đứng thẳng
    Người tự do thì óc mới khang trang
    Ích mình trước rồi ích đời tiếp đó
    Mỗi bước đi đều không phải làng quàng
    Ấy có nghĩa tự do là trí thức
    Thiếu tự do thì trí thức đi đoang
    Trách nhiệm ấy là của toàn xã hội
    Hiểu tự do cần phải hiểu đàng hoàng
    Hiểu trong sáng thì tất nhiên sẽ quý
    Hiểu đàng hoàng tất tôn trọng tự do
    Quyền tự do luôn lợi dân lợi nước
    Bởi vì đời nhờ thế mới cao sang
    Kém tự do chỉ thành người lùn tịt
    Tiếng nói sao ai nghe thấy rõ ràng
    Mà tiếng nói nơi con người là quý
    Bởi tầm thường chẳng khác tiếng môi vang
    Tự do giúp đẩy cao tầm trí thức
    Nên tự do quả xứng đáng ngàn vàng !

    VHT
    (27/3/2011)

Phản hồi