WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lời trình bầy trước (Thay thư cấp báo)

Mười một giờ mười lăm phút trưa nay ông Lê Hồng Hà gọi điện thoại cho tôi kể rằng:
“Chín rưỡi sáng nay, một trung tá công an khu vực đến nói với tôi: “Có người báo rằng ngày mồng 4 tháng 3 vừa rồi ông Nguyễn Thanh Giang cho người đem gửi ở đây một số cuốn sách Sứ mệnh Công dân để nhờ bác tán phát, đề nghị bác còn giữ bao nhiêu cuốn thì phải dừng tán phát và đem nộp cho chúng cháu”. Tôi trả lời:”Trước hết các cậu phải chứng minh và trả lời cho tôi biết: cuốn sách đó có phải là sách độc hại, sách phản động không? Độc hại ở chỗ nào? Phản động ở chỗ nào? Tôi đọc thì thấy không phải tất cả những vấn đề sách nêu đều phù hợp hoàn toàn với ý kiến của tôi, nhưng nói chung đây là cuốn sách có nội dung tốt, thể hiện tấm lòng của một trí thức yêu nước muốn đóng góp ý kiến cho Đảng, cho Nhà nước với tinh thần xây dựng nghiêm chỉnh. Tôi nghĩ rằng các nhà lãnh đạo rất nên đọc vì rất có ích. Mà, nếu các anh chứng minh được là sách độc hại, sách phản động thì tôi sẽ trả lại ông Giang để ông Giang xử lý chứ tôi không đem nộp cho các anh đâu”. Người trung tá công an trả lời tôi:”Nhưng mà sách vi phạm luật xuất bản, tức là phạm pháp”. Tôi trả lời:”Người ta có xuất bản đâu mà vi phạm luật xuất bản. Tôi biếu anh một cuốn để anh xem đây, người ta đề”Tủ sách gia đình”, không bán, không phát hành mà chỉ biếu tặng họ hàng, bạn bè và lưu lại cho con cháu. Anh công an hẹn chiều sẽ quay lại đem theo luật xuất bản và tiếp tục làm việc với tôi””.

Để quý vị hình dung được phần nào về cuốn sách, tôi xin trình bày ở đây lời phi lộ của sách có tiêu đề: “Nghĩ về sứ mệnh công dân” như sau:

“Các cơ quan thông tấn, báo chí và cán bộ tuyên giáo của Đảng lúc thì liệt tôi vào hàng cấp tiến, lúc bảo tôi là kẻ bất mãn, là phần tử cơ hội; lúc lên án tôi là: chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội. Nặng nề hơn, tôi còn bị quy tội: phản động, gián điệp, phản bội tổ quốc, chống chính quyền nhân dân v.v.

Các cơ quan thông tấn báo chí ngoài nước và nước ngoài, những người thiết tha với sự nghiệp dân chủ hoá đất nước thì gọi tôi là người yêu nước, người bất đồng chính kiến, nhà ly khai, nhà trí thức, nhà dân chủ v.v., đôi khi còn xếp hạng là hàng đầu, là ngọn cờ tiên phong.

Thực tế, tôi chỉ là một công dân, công dân của nước Việt Nam.
Là công dân ai cũng có quyền lợi và nghĩa vụ đối với tổ quốc mình.

Điều 53 Hiến pháp nước ta ghi: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân”.
Điều 69 ghi: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Đối với những người sống có ý thức, có trách nhiệm, hai điều trên không chỉ được hiểu là những quy định về quyền lợi mà là nghĩa vụ, nghĩa vụ rất cao cả; là sứ mệnh, sứ mệnh rất thiêng liêng.
Mấy chục năm qua tôi đã kiên trì và nhẫn nại thực hiện những nghĩa vụ này bằng tất cả tâm lực và trí lực của mình, không nản không sờn trước không biết bao nhiêu gian nguy, khốn khó mà tôi đã phải gánh chịu.
Có thể tôi không hoàn toàn vô tư nhưng chắc là tôi không cơ hội, không ham mê chức quyền. Thực tế đã chứng tỏ điều này đủ rõ.

Thởi trẻ tôi đã từng hoài bão ngông cuồng với ước muốn nắm quyền điều hành tối cao để đưa đất nước đến ấm no hơn, công bằng hơn, hạnh phúc hơn, vinh quang hơn; nhưng thuở ấy có thời kỳ tôi mải mê làm thơ ( thơ ca ngợi nghề địa chất, thơ chống Mỹ…), có thời kỳ tôi bận làm khoa học- kỹ thuật. Đến khi có điều kiện để thực thi các điều Hiến pháp quy đinh như sứ mệnh thiêng liêng của công dân nêu trên thì tuổi đã cao mà tôi thì nhận ra là mình không còn được như xưa nữa, trong khi lớp trẻ Việt Nam đã xuất hiện những tài năng hơn hẳn thời sung mãn của tôi.

Vậy nhưng tôi vẫn không thể thoái thác cái Sứ mệnh Công dân thiêng liêng của mình vì vẫn cứ còn bị ám ảnh mãi lời dạy cố nhân: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, cho dẫu đã trong trạng huống éo le: “Thế sự du du nại lão hà…”.

Phải thú thật là tôi không vô tư bời vì tôi vẫn trông mong được hưởng cái ân huệ mà Jean Jacque Rousseau đã nói tới: “Những công dân xứng đáng với bổn phận phải được ban thưởng bằng vinh dự chứ không phải bằng đặc quyền”.

Song le, e rằng điều ước nguyện ấy, nỗi trông mong ấy cũng chỉ hão huyền. Đêm qua nằm nghĩ về cái lời phi lộ cho tập sách này, tôi bỗng nảy ra mấy câu thơ như là rưng rưng nước mắt:

Đông về, chiều đã sương
Trăng chìm nơi đáy giếng
Thăm thẳm lời ước nguyện
Xa xưa như nỗi buồn.

Ôi, cái Sứ mệnh Công dân của tôi, của chúng ta! Những phó thác thật nặng nề và sự hổ thẹn mãi còn day dứt.

Dẫu sao, “của tin còn một chút này làm ghi”. Tôi vẫn xin được giãi bày để được soi xét.
Xuân Canh Dần”

Đây không phải là lần đầu những ấn phẩm trong “Tủ sách gia đình” của chúng tôi kiểu như thế này bị sách nhiễu. Các cuốn Suy tư và Ước vọng (2000), Nhân quyền và Dân chủ ở Việt Nam (2006) của tôi và cuốn Gửi lại trước khi về cõi của ông Vũ Cao Quận (do tôi làm giúp năm 2005) cũng từng làm tôi lao đao, khốn khổ.

Tôi xin trích đăng lại một vài đoạn trong mấy bài viết trước đây, nói về hoàn cảnh các cuốn sách đó:

“Cách đây hơn nửa năm, sở Văn hoá Thông tin Hà Nội gửi giấy mời gặp tôi. Tiếp tôi hôm ấy có 4 người: ông Chánh Thanh tra sở VHTTHN – chủ trì cuộc họp, ông Vụ trưởng Vụ Xuất bản- Báo chí bộ Văn hoá- Thông tin, một nữ cán bộ của Sở và một công an mặc thường phục.

Mở đầu, ông Chánh Thanh tra tuyên đọc bức thư của một người tố cáo rằng anh ta mua được cuốn Suy tư và Ước vọng tại một quán sách gần nhà tôi và đề nghị cơ quan nhà nước truy xét tôi.

Nghe xong thư, tôi xin phát biểu ngay: Đề nghị truy tìm tác giả bức thư để: 1- yêu cầu anh ta trả lời một số điểm mờ ám trong thư ; 2 – giúp chúng ta tìm cửa hàng sách đó, bắt đóng cửa, không cho kinh doanh nữa. Kinh doanh sách báo thì phải biết rằng chỉ được bán các xuất bản phẩm. Cuốn Suy tư và Ước vọng không xuất bản (không có tên nhà xuất bản) mà chỉ là cuốn sách trong tủ sách gia đình như đã ghi ngay ở trang đầu.

Bất ngờ bị mũi tên tấn công bẻ quặt vào mặt mình, ông Chánh Thanh tra trở nên hết sức bối rối.

Sau hơn hai tiếng đồng hồ nghe tôi thuyết trình là chính (vì họ không có tí lý lẽ nào), thư ký đọc biên bản cuộc họp. Trước khi ký, tôi gạch ba gạch đầu dòng nêu ba kiến nghị. Hai gạch đầu dòng đầu tiên, nhắc lại hai đề nghị đã nói ở trên. Gạch đầu dòng thứ ba được ghi như sau: “Đề nghị các đồng chí giúp đỡ tích cực để cuốn sách được xuất bản chính thức. Việc làm này tất nhiên gặp muôn vàn khó khăn, đòi hỏi trí tuệ và lòng dũng cảm, song những ai dám đương đầu thì tên tuổi sẽ được ghi vào lịch sử”. Họ đưa ra một hoá đơn phạt hành chính. Tôi không ký vì khẳng định tôi không vi phạm bất cứ điều khoản nào trong luật xuất bản–báo chí cả. Trước khi ra về, tôi an ủi họ: “Tôi rất thông cảm vì đã không chiều lòng để giúp các đồng chí hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. Dẫu sao, tôi không thể nhu nhược trước sức ép phản pháp lý, chống lại lẽ phải”. Tôi thực lòng thương cảm họ. Chẳng qua vì bát cơm manh áo mà họ bị sai bảo phải làm một việc bản thân họ thấy là không phải” (Trích bài “Kẻ đốt sách chống lại đạo trời” trong cuốn Nhân quyền và Dân chủ ở Việt Nam do nhà xuất bản”Tiếng Quê hương” xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2007).

Và đây là đoạn trích bài “Chuyện đau lòng về một cuốn sách” cũng in trong cuốn Nhân quyền và Dân chủ ở Việt Nam nói trên:

“Đọc cuốn Gửi lại trước khi về cõi của Vũ Cao Quận, tôi rất trân quý nội dung nhưng không hài lòng về hình thức ấn loát. Tôi quyết định tìm mọi cách tôn hình thức cuốn sách cho xứng đôi phần với nội dung của nó. Tôi thuê hoạ sĩ vẽ bìa, đặt in bìa. Tôi biên tập lại rồi vẫn dùng hình thức photocopy để nhân bản. Dẫu vậy, cuốn sách dày 392 trang vẫn bề thế và đẹp không kém gì những cuốn sách loại đẹp của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Chiều tối 11 tháng 4 năm 2005, giữa lúc trời mưa lâm thâm, tôi đi lấy sách về. Vừa ra khỏi cửa hàng, một tốp công an vây bắt tôi, đẩy tôi lên một chiếc xe ôtô. Tôi bị ngồi ép giữa hai công an. Họ ép sát đến nỗi tay tôi đụng cả vào súng lục của họ. (Tôi nhớ lại câu chuyện kể ngày nào của tướng Trần Độ khi ông cũng vừa từ cửa hàng photocopy cuốn Nhật ký Rồng Rắn đi ra, cũng bị quây bắt và tống lên xe và có hai công an ngồi ép hai bên như thế này). Họ đưa tôi về đồn công an phường Thanh Xuân. Sau hơn nửa tiếng ngồi chờ, hơn một chục người từ đâu được điều động đến, có cả máy quay video. Họ kiểm tra, kiểm soát, lập biên bản thu giữ toàn bộ số sách…

Sáng 12 tháng 4, theo lệnh miệng hôm trước, tôi phải lên hầu Ban Thanh tra Sở Văn hoá Hà Nội. Lại tra hỏi, lại lập biên bản… Khi người ta đưa biên bản cho tôi đọc lại, trước khi ký, tôi đã nhắc lại và ghi vào đó hai ý chính như sau:

1 – Đây là những bài viết đầy tâm huyết của ông Vũ Cao Quận được tôi tập hợp và đóng lại như một cuốn sách đẹp nhưng không phải là sách xuất bản nên tôi và tác giả Vũ Cao Quận không chịu bất cứ ràng buộc nào liên quan đến Luật Xuất bản và Bộ Luật Hình sự của nước CHXHCNVN. Chúng tôi không hề phạm pháp mà chính việc tịch thu tài sản cá nhân của chúng tôi một cách bạo ngược mới đáng phải đưa ra toà.

2 – Chúng tôi chắc chắn không bao giờ chống lại nhân dân, chống lại Tổ quốc, cũng không chống lại chủ nghĩa Mác, không chống lại đảng Cộng sản Viêt Nam nhưng kiên cường chống lại những khiếm khuyết của chủ nghĩa Mác- Lenin, chống lại những sai lầm tai hại trong chủ trương đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng tôi là những công dân chân chính hiếm hoi có ý chí mạnh mẽ và nói tiếng nói trung thực nhằm xây dưng Nhà nước, xây dựng Đảng một cách thẳng thắn, tích cực, không xu nịnh, không cơ hội.

Ra khỏi phòng thẩm vấn Sở Công an Hà Nội, trờì chang chang nắng, không hiểu sao tôi suýt ngã vì đâm xe vào vỉa hè.

Tôi bần thần nghĩ: Sao cứ diễn đi diễn lại mãi cái cảnh đàn áp dã man và hành hạ vô lương tâm những người đã từng vào sinh ra tử cho cuộc cách mạng này như Trần Độ, như Vũ Cao Quận…, những người chỉ còn một tấm lòng, một cây bút và ít tờ giấy? Sao Đảng chỉ thích được đầm mình trong tụng ca, trong tán dương, trong xiểm nịnh?

Không, chúng tôi không chủ trương và không thể nào lật đổ được Đảng đâu, nhưng nếu cứ như thế này thi không lâu nữa Đảng sẽ chết chìm trong đường mật, sẽ lịm đi trong đê mê của quá nhiều những liều tiêm chích sự sung sướng vào cơ thể. Và, rồi đây, trong cơn sám hối muộn mằn, không biết Đảng có còn đủ sức gượng dậy để nói lời cảm ơn một cách kính phục đối với những người như chúng tôi không?”.

Chính cuốn Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam ấy của tôi cùng từng bị truy diệt nặng nề. Ông Vũ Cao Quận đã mô tả cuộc trốc nã khốc liệt đó trong bài “Nghĩ về cuốn sách bị thu giữ” viết ngày 20 tháng 8 năm 2006 như sau:

“…Rồi gần đây nhất, sáng ngày 30/6/2006 một lũ trương tuần thời @ hung hãn xộc vào nhà khám nhà, huỷ sách nhằm nhắc nhở nhớ tới tên bạo chúa Tần Thuỷ Hoàng và tên phát xít Hít le để mà liệu hồn !

Thanh Giang ơi là Thanh Giang !… Ông chưa chán, chưa ngán, chưa sợ hay sao ? Nelson Mandela vẻ vang trong tù 28 năm đã qua rồi, một phát súng nổ một Luther King gục xuống, và bà A – ôn – xu – chi, Nguyễn Vũ Bình đang ở trong tù. Và còn bao thân phận dũng cảm đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền vẫn đang còn”Trần trụi giữa bày sói” chưa làm ông nản lòng sao? Lại nữa trước ngọn nến đêm khuya leo lắt, Lý Thận Chi 80 tuổi, nhà lão thành Cách mạng Trung Quốc, trợ lý cao cấp của Chu Ân Lai phải thở than phẫn uất kêu lên: “Chế độ cộng sản của Mao chưa bao giờ có dân chủ!“, và sự kiện tàn sát Thiên An Môn ra đời.

Bạn bè tôi ở Hải Phòng đã đọc Nhân quyền và Dân chủ ở Việt Nam của ông với lòng trân trọng, quý mến xen lẫn trong sự lo lắng mơ hồ đang lơ lửng quanh sinh mạng của ông…

Những vấn đề bàn về dân chủ và nhân quyền của Thanh Giang ngồn ngộn những tư liệu lịch sử, những danh ngôn danh nhân, những dẫn chứng xúc tích, những biện minh khúc triết, những lập luận chặt chẽ, những thí dụ cụ thể. Trình độ của tôi đâu dám làm MC dẫn truyện cho cuốn sách của ông và tự mỗi trang đã là một lời hùng biện. Nhưng bao giờ… bao giờ nhân dân Việt Nam được đằm mình trong dân chủ và được hưởng cái quyền làm người như ông viết ?”

Cái “sự lo lắng mơ hồ đang lơ lửng quanh sinh mạng của ông” mà Vũ Cao Quận đã vận vào tôi ngày nào tuồng như hôm nay lại trở lại ngấp nghé đâu đây!

Cái gì có thể sẽ xảy ra trong ít giờ tới ?

Lại khám nhà ư ? Lại thẩm vấn ư ? Lại viết biên lại đòi nộp phạt ư ?…

Khám nhà làm gì cho vô ích. Tôi không chỉ gửi chỗ anh Lê Hồng Hà mà còn ở gần chục địa chỉ khác nữa rồi. Tôi cũng đã kịp gửi cuốn Sứ mệnh Công dân đó bằng nhiều con đường đến các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Hồ Đức Việt, Trương Tấn Sang, Phạm Quang Nghị, Tô Huy Rứa, Lê Khả Phiêu, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia…

Thẩm vấn, viết biên lai đòi nộp phạt… thì hẳn rồi lại cũng sẽ như mấy lần trước thôi. Chỉn e bây giờ người ta có nhiều “ sáng kiến ” hơn. Loại “ sáng kiến ” như: bỏ tù Điếu Cày không phải vì tội viết blog, tội biểu tình chống Trung Quốc mà là tội trốn thuế; bỏ tù Trần Khải Thanh Thủy không phải vì tội dám văn bản hóa lời thóa mạ của dân oan đối với chính quyền mà về tội đánh lại mấy ông “cò mồi đâm thuê chém. mướn” đến nhà gây gổ với chồng mình…!

Hẳn là trong nội dung cuốn Sứ mệnh Công dân có nhiều điều khác, thậm chí trái ngược với nhũng nhận thức và sự trình bày của các ông đang soan thảo Cương lĩnh ĐCSVN và Văn kiện Đại hội XI, đặc biệt là với ông Nguyễn Phú Trọng. Đấy là “điều nguy hiểm chết người” nhưng chúng tôi thấy dứt khoát không thể né tránh. Do quan liêu, do chuyên quyền độc đoán, do chủ trương áp đặt ngạo mạn, các ông đã hầu như quay lưng hẳn với thục tiến và xa lạ với những Suy tư và Ước vọng của nhân dân Việt Nam. Các ông không nhận ra được điều ấy phần vì các ông không muốn nhận ra, phần vì sự hà khắc của chế độ chính trị mà các ông cố tình tạo ra làm cho nhiều người hoặc sợ hãi, hoặc chán ngán không muốn nghe muốn nói gì nữa.

Có quyền, có thế, lại có cả một bầy sai nha quá chừng đông đúc, người ta muốn làm gì mà chẳng được. Tuy nhiên, xin cho tôi được nhắc lại lời kết bản “Tin khẩn” viết lúc 3 giờ sáng ngày 3 tháng 2 vừa rồi như sau:

“Chắc chắn họ sẽ không đàn áp được lịch sử, trong khi, con cháu chúng tôi, con cháu những người có lương tri và con cháu họ vẫn sẽ còn chung sống mà lắng nghe nhau, mà phẩm bình và phán xét”.

Hà Nội, giữa đêm 8 tháng 3 năm 2010
© Nguyễn Thanh Giang

10 Phản hồi cho “Lời trình bầy trước (Thay thư cấp báo)”

  1. TU_NHAN_DAN_ says:

    Rat cam on Ong Balap gop y ! Nho Ong danh chut thoi gio chi day , thanh that biet on .

    Tu- Nhan-Dan

  2. Lê Trần Nguyễn says:

    Thời tuổi trẻ quý vị đã tiếp tay góp sức để tạo thành chế độ hôm nay, cái thành quả đó toàn dân đang gánh chịu, những người lên tiếng phản tỉnh chỉ là khi già khụ, hết quyền hành…vì khi tại chức bận lo chia chác nên không thấy gì, bây giờ thì quá muộn.
    Mong rằng nếu thức tỉnh thì hãy dạy cho con cháu làm sao cho nên người Việt Nam.

  3. KENNY says:

    TRÍ THƯC ĐỨNG LÊN GIÀNH LẤY NHIỆM VỤ LICH SỮ
    Hơn nửa thế kỷ , trí thức VN đả lầm duờng bở cái mặt nà “giành độc lập, giãi phóng dân tộc”, đã đầu hàng truớc “trí phú điạ hào , Đào tận gốc trốc tận rễ” cuả đãng Cộng Sãn.
    Ngày nay ,Cọng sãn đã thất bại , chui núp vào lỗ “Đỗi mới” ,mặt nạ cuả họ cũng đã rớt. Đây là lúc đội ngũ trí thúc VN phải đứng lên giành lại đất nuớc và nhân dân vào tay mình.
    Khả năng cuả các nuớc Tây phuong là chĩ tới mức hạn chế sự hung hăn gây đỗ máu cuả CSVN còn giành lại vũ khí trong tay họ là việc cuả lực luợng quần chúng VN mà các Bác là đội ngủ dẫn đuờng .

  4. TU_NHAN_DAN_ says:

    Xin kinh phuc long yeu nuoc cao ca qua tua bai Loi trinh bay truoc ( Thay thu cap bao ) cua Ong Nguyen Thanh Giang va Ong cung la vi Ky Su Tam Hon cho tu tuong lon ve ” Chanh Kien ” . Nhung tiec thay ” Dan khay tai trau , nuoc xoa dau vit , ech ngoi day gieng , diec khong so sung …
    Khong the nao ” cam hoa ” duoc mot dam, lu, bon Ac qui dang say hut mau dong loai …

    • Balap says:

      yêu cầu ông Tu_Nhan_Dan_ lần sau có ý kiến nên nhờ ai chỉ bảo cho cách viết chữ có dấu ,còn không thi
      đừng viết khó coi lắm lắm,như con nít mới viết chữ đọc không hiểu ,cám ơn.

  5. Hoan hô công dân Nguyễn Thanh Giang,
    Chúng ta có sứ mệnh thanh tẩy cái mùi xú uế XHCN đang làm ô nhiễm bầu trời tự do, dân chủ của đất nước mình.
    Công dân Người Sông Lam.

  6. nvydm says:

    Gửi Anh Chị Em Công An CSVN
    Anh chị em biết rõ hơn cả rằng mình nên làm gì để phục vụ đất nước, đồng bào hiện nay, cho khỏi phí tuổi thanh xuân. Xin hãy góp tay đẩy đảng cộng sản trên toàn Thế giới vào bóng tối lịch sử và mở ra một trang mới đầy hy vọng cho lịch sử nước nhà.
    Tôi nghiêm túc, không dùng nhừng từ như “thân mến” hay “thân thương” hay “kính gửi” ở đây (vì không đúng thực tế), nhưng trong lòng dành rất nhiều thiện cảm cho anh chị em, cũng như đặt rất nhiều hy vọng nơi anh chị em công an và bộ đội CSVN.

  7. le cao nguyen says:

    Mo^.t ba`i vie^’t dda^`y ta^m hue^’t.
    LCN

  8. Di Linh says:

    GÓY Ý VỚI BÁC THANH GIANG : BIẾN BUỔI “LÀM VIỆC” THÀNH BUỔI “GIÁC NGỘ”

    Với nhận xét rằng các loại động vật dữ như cọp, sư tử , cá xà(killer whale), con nguời còn thuần hoá , huấn luyện thành những con vật làm trò xiếc mua vui quần chúng thì con nguời trí thức lẽ nào không thuần hoá và huấn luyện hay giác ngộ đuơc những kẻ non dạ. ,thấp trí vì miếng ăn mà lạc huớng như các công an để nghe theo , đi theo con đuờng chân lý , công đạo ?
    ĐỀ NGHỊ:
    Có thể nào Bác nghiên cưú ,huớng dẫn thế hệ dân chủ trẻ bình tỉnh, kiên nhẫn , chủ động nhằm biến những “buỗi làm việc “với các cán bộ công an thành những buổi huấn luyện , giác ngộ hay thuần hoá đám lạc huớng này như những động vật trên không ? Nghiã là :
    BIẾN BUỔI “LÀM VIỆC” THÀNH BUỔI “GIÁC NGỘ”

  9. Nguyễn Hữu Tâm says:

    Hoan hô nhà nước anh hùng
    Trả lương quần chúng giả khùng giết…………..

Leave a Reply to Nguyễn Hữu Tâm