Văn hóa tranh luận, nỗi xấu hổ của văn hóa Việt
Trong một cuộc gặp mặt báo chí, ông Nguyễn Sĩ Dũng, phó chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội đã nói: “Báo chí đã thực sự đóng góp rất lớn vào thành công của kỳ họp, đồng thời đóng góp rất lớn và phát triển của đất nước khi mà tranh luận xã hội đã đi cùng với phát triển trước những vấn đề lớn của đất nước, bước đầu đã hình thành văn hóa tranh luận trên báo chí…” Một lời khen đắng ngắt, trải qua gần hai thế kỉ báo chí nước nhà mới hình thành văn hóa tranh luận, quá buồn nhưng có vẻ như lời khen hơi quá.
Liệu chúng ta đã hình thành văn hóa tranh luận hay chưa? Câu hỏi thật khó trả lời. Không phải không có những cuộc tranh luận có văn hóa, nhiều là đằng khác nhưng nó quá ít, như muối bỏ bể, nếu xét trên cái nền chung văn hóa tranh luận nước nhà hiện thời. Những đạo lý lỗi thời tồn đọng từ xưa tới nay trong tâm thức người Việt, nguyên nhân của sự bất bình đẳng trong tranh luận, nói khác đi, khó có thể có văn hóa tranh luận khi mà sự vâng lời, tính tuân thủ, thói quen chấp hành vô điều kiện giữa lớn và bé, cao và thấp, to và nhỏ đang là triết lý sống của người Việt.
Chưa bàn đến việc đó, ngay cả khi hoàn toàn được quyền tranh luận bình đẳng, không có sự cản trở nào của đạo lý cổ truyền hay các luật lệ đương thời, thì người ta cũng không đủ được bình tĩnh để bảo toàn cuộc tranh luận, không chóng thì chầy nó trở thành cuộc cãi lộn, chửi rủa, thóa mạ nhau. Mục đích tối thượng của tranh luận là tìm kiếm chân lý đã không được coi trọng, người ta đánh đồng liêm sĩ với chân lý, bảo vệ ý kiến của mình không còn là bảo vệ một chân lý khoa học mà bảo vệ liêm sĩ của cá nhân mình, khốn thay.
Đấy là lý do để người ta không chịu tranh luận mà ngụy biện, tháu cáy lí lẽ, bẻ quẹo các khái niệm và đổ vấy đối phương bằng sự chụp mũ trắng trợn và thô bạo. Một nhà văn hóa đã nói: “Việc cá thể hóa một tranh luận là điểm khởi đầu hoàn hảo để biến nó thành chiến tranh.” Hoàn toàn chính xác. Một khi đánh đồng sự đúng sai với phẩm hạnh hay trình độ của người tranh luận thì kết cục tất yếu của mọi cuộc tranh luận sẽ là khinh rẻ và thù hằn nhau, không thể khác.
Kể từ khi văn hóa mạng phát triển, các cuộc tranh luận ngày càng lâm vào tình trạng hỗn loạn, lắm khi không còn ra thể thống gì nữa. Một người lấy tên thật phải đối phó với hàng trăm, hàng ngàn kẻ lấy nick name ảo. Có nhiều lý do để người ta lấy nick ảo, nhưng với những kẻ giấu tên thật chỉ để chửi nhau, thóa mạ nhau cho dễ thì người có tên thật khác nào đương cự với đám đông những kẻ ném đá giấu tay. Xuất hiện ngày càng nhiều các cuộc chửi rủa, thóa mạ bất tử. Không cần phải lý lẽ, nếu mày nói ngược lại điều tao muốn thì mày bị ăn chửi. Thật không gì tệ hại hơn.
Về một bài viết nổi tiếng của giáo sư toán học Ngô Bảo Châu đã làm cho anh quá mệt mỏi không phải vì những chỉ trích nghiêm túc, chỉ vì anh không thể nói chuyện được với những kẻ “mở miệng là chửi bậy, viết đi viết lại cũng chỉ dăm câu đại loại “Đèo mạ cái thứ nực cười ….muốn ỉa quá!” và “thóa mạ anh bằng thứ ngôn từ hàng chợ, gọi anh là “giáo sư cừu gặm cỏ”. (Theo nhà báo Trương Duy Nhất).
Có lẽ đó là lý do Ngô Bảo Châu buộc phải đóng cửa blog Thích học toán của mình, cũng là lý do vì sao văn hóa tranh luận nước nhà bị coi là nỗi xấu hổ của văn hóa Việt.
(Blog Nguyễn Quang Lập)
—————————————————————-
Bài đọc thêm:
I’m Sorry Eleven – Văn hóa Xin lỗi
Hiệu Minh
Ở nước mình, xin lỗi là ghê gớm lắm. Mỗi lần phải xin lỗi cảm thấy như bị mất gì lớn lao, sợ mất chức, mất tiền, mang tiếng, nên ít người thích mở mồm dù phạm lỗi hai năm rõ mười. Văn hóa như thế nên thất thoát cả tỷ đô la, chả thấy ai “lấy làm tiếc”.
Trong khi Tây thấy chuyện xin lỗi rất tự nhiên vì họ đã quen như thế. Nhưng sống một thời gian trong môi trường ta thì đám mũi lõ mắt xanh cũng bắt chước.
Nhớ thời làm ở Hà Nội, Tổng Cua quen anh bạn người Đức, giỏi tiếng Việt hơn cả người bản xứ. Hắn mà nói, nếu không nhìn mặt, thì không thể biết đây là Tây ăn rau muống. Rất lạ, hắn chửi tục cực kỳ, mở mồm là văng đ. nam., đ. bắc, mẹ… nghe ghê cả người. Góp ý thì lão nhăn răng “Đ. mẹ, mình không chửi trước thì đứa khác cũng đ. má mình thôi”.
Lần đầu sang VN, anh đi xe đạp, không may va vào một chân dài. Anh sorry rối rít thì người đẹp bản xứ nổi cơn tam bành “Tây đéo gì mà đi ngu thế”. Anh vội vàng “Xin em tha lỗi”. “Lỗi cái mẹ gì, đền cái quần giá mấy triệu bị bôi bẩn của bà đây”. Bị một bọn đầu gấu vây quanh, sợ bị đòn hội đồng, anh nghiến răng móc túi.
Rút kinh nghiệm lần sau đi chợ Hôm, anh không may chạm vai một tay lang thang. Biết mình có lỗi nhưng tay “Tây lai ta” này quắc mắt “Đi đứng kiểu mẹ gì thế”. Biết là động vào Tây cũng mệt, tay anh chị kia chuồn thẳng.
Từ đó anh suy ra, ở VN không cần xin lỗi. Cứ văng tục, chửi thề, dọa phủ đầu đối phương là dễ thoát nạn. Lịch sự có khi bị ăn đòn hay mất tiền. Có lỗi nhưng thấy đứa nào vạch lỗi của mình ra thì cho nó vào tù, đếm kiến vài năm, tha hồ học kiểu xin lỗi của đầu gấu.
Nói tóm lại, nhiều người không biết xin lỗi, không học được văn hóa xin lỗi và dạy luôn cả Tây thói xấu này.
Nhưng khi sang Tây thì dân ta quá lịch sự, chuyện không có gì mà xin lỗi tới cả chục lần, do môi trường văn hóa chăng.
Có chuyện vui thế này. Dành cho các bạn biết tiếng Anh vì trò chơi chữ : too – two, for – four, sick – six, then – ten. Phần dịch tạm dành cho các bạn IT English – i tờ tiếng Anh.
Ông Việt Nam mới học tiếng Anh vô tình đụng phải ông Tây trong metro nên nói: “I’m sorry – Xin lỗi”, ông Tây cũng lịch sự: “I’m sorry too – Tôi cũng xin lỗi”.
Ông Việt Nam nghe xong vội vàng: “I’m sorry three – Tôi xin lỗi ba lần”, ông Tây nghe thấy lạ quá hỏi: “What are you sorry for? – Anh xin lỗi về cái gì chứ”.
Ông VN làm luôn: “I’m sorry five – Tôi xin lỗi năm lần”. Ông Tây lo lắng hỏi ông Việt Nam “Sorry, are you sick – Xin lỗi, ông có ấm đầu không”.
Ông VN vẫn thản nhiên “I’m sorry seven – Tôi xin lỗi bẩy lần”.
Ông Tây tức lắm trợn mắt hỏi “Sorry, do you intend to count to eight? – Xin lỗi, ông định đếm đến tám chắc”. Ông Việt Nam kiên nhẫn “I’m sorry nine – Tôi xin lỗi 9 lần”.
Ông Tây ngọng luôn “Sorry, then..then…- Thế thì, thế thì”. Ông Việt Nam vớt vát “I’m sorry eleven…- Tôi xin lỗi 11 lần”.
Lão Tây phải ngừng. Nếu tiếp tục hỏi thì có lẽ tay VN này sẽ sorry hundred…
Chúc cả nhà vui cuối tuần
HM. 14-03-2011
Theo blog Hiệu Minh
Muốn biết “văn hóa tranh luận”của một số người VN(ở trong và ngoài nước VN),thì chỉ đọc những
“Phản hồi”của họ trên ĐCV,là biết trình độ văn hóa của những người này.Đúng là”Nói người,hãy nghĩ đến ta.Thử sờ lên gáy,xem xa hay gần”!!
Muốn biết”văn hóa tranh luận”của người VN(ở trong và ngoài nước VN)ra sao,thì không phải tìm đâu xa,chỉ cần đọc đa số”Phản hồi”trên ĐCV thì biết trình độ văn hóa của tác giả phản hồi!Đúng là:”Viết người,hãy nghĩ đến ta.Thử sờ lên gáy,xem xa hay gần!”.
Đạođức có giả có chân
Vănhóa bẩn, sạch, cả hai cần có nhau!
Vấnđề là thứ dân nào
Nói năng theo kiểu chỉ có tao mới đúng nè!!!
Thằng ngu ăn nói ngang phè
Mà mình ngu thì ai nói mình nghe cũng chả hiểu gì?!?
Thôi thì đời thế, cứ thế đi…
Nói gì thì giống ”nam di” cũng là mình!!!
Đứng trước cuộc tranh luận với những người CSVN, tôi xin đầu hàng, trước khi bắt đầu.
Tôi chỉ xin được đặt một câu hỏi, hay đúng hơn là nêu lên một lời yêu cầu:
“Xin các ông CS hãy nhìn thẳng vào tình trạng hiện tại nước Việt Nam dưới sự điều chỉnh của các ông 36 năm “thống nhất, thái bình” vừa qua, so sánh với tình trạng những nước láng giềng.”
Đừng chê trách người khác không có văn hoá tranh luận. Chỉ nên trách mình chưa đủ bản lĩnh đã đòi chường mặt trên diễn đàn.
Kẻ sĩ có dũng khí can gián quân vương, mà lại chỉ vì những lời lăng mạ của bọn tiểu nhân đã vội đóng cửa trốn vào chùa, thì làm sao mà noi gương họ Chu được đây?
Thôi thì đóng cửa chùa làm một nhà Chuyên Môn thật giỏi, thì vẫn cống hiến được cho Nhân Loại, vẫn làm nở mày nở mặt cho dân tộc, có điều như vậy thì lại không phải là Kẻ Sĩ vừa ăn lộc Vua mà vẫn dám mắng Chúa làm càn làm bậy.
Có một số kẻ cầm bút viết văn, thích khoác tấm áo choàng văn hoá của bọn hủ nho, nhưng mang đầy cái tự ti của bọn vác cán cờ nhỏ, thành ra cứ động tý là đem Tây ra so với Ta, thở dài thở ngắn là sao Tây nó lịch sự thế mà Ta thì hay chửi bậy thế.
Đờ má cái bọn đạo đức rởm. Sống giữa cái xã hội nhìn đâu cũng thum thủm mà không chửi bậy thì ức chế đến hoá điên à?
Chửi bậy chính là một cách giải toả ẩn ức tâm lý rất tốt, mặc dù chưa tối ưu. Chửi bậy làm người ta bớt làm bậy đi. Mấy thằng mở miệng ra nói văn hoá, thường bụng dạ bẩn thỉu và ti tiện, hay dùng ngòi bút đâm sau lưng bạn bè lắm.
Bọn trẻ con ở Mỹ đứa nào hay bị bố mẹ ức chế không cho nói tục, thường nổi điên vác súng vào trường bắn bừa bãi.
Người Việt quá nhiều ức chế tâm lý, nên càng phải tích cực mà chửi bậy. Chửi độc tài, chửi bọn đạo đức giả, chửi những thằng cầm bút hèn hạ, chửi chống cộng ngu xuẩn, … chưa đủ thì chửi lẫn nhau. Có như vậy hoạ chăng cái tâm của người Việt mới được giải toả mà phát triển lành mạnh.
Hãy tích cực mà chửi nhau đi thôi.
Về cái văn hoá của Tây thì kẻ này có câu chuyện thế này.
Ngày mới sang Canada được mấy thằng bạn rủ chơi Poker. Mới biết chơi nên toàn thua. Ngạc nhiên nhất là cứ mỗi lần hết ván bài, trong khi kẻ thắng đang hả hê vơ tiền, thì mấy thằng còn lại đồng loạt chửi “fuck you”. Toàn là dân có học cả đấy.
Sau đó thấy Poker cũng dễ chơi, lại có kinh nghiệm đánh phỏm và tá lả từ thời sinh viên ở Việt Nam, áp dụng thêm nghệ thuật chiến tranh của cụ Võ nhà mình, thành ra cũng gỡ lại được mấy ván, cũng ăn chửi “fuck you” mấy lần.
Đến lần sau khi bị thua, mới buột miệng chửi bằng tiếng Việt “Đù Má mày”. Bọn nó ngạc nhiên hỏi mày chửi vậy nghĩa là gì. Trả lời là nếu dịch sang tiếng Anh thì có nghĩa là “fuck your Mother”. Tụi nó cười khoái trá, rồi một thằng bảo: “go ahead, hope my mother will like it, as long as you don’t fuck me, I’m fine”. So I said, oh yeah, that’s what you guys call … individualism.
Tây đã đạt đến 10 thành hoả hầu về đạo đức giả, nên tuỳ nơi tuỳ lúc mà chúng nó sống cho phù hợp. Trong cộng đồng chúng là gentlements, nhưng sang các nước nghèo kém như Việt Nam, thì cũng chửi bậy dễ dàng. Có thế chúng nó mới tiếp tục cưỡi trên đầu nhân loại chứ.
Tin hay không là tùy anh. Người bắc ngày xưa khác với người bắc dưới chế độ cộng sản rất nhiều về phong cách. Người Saigòn ngày trước lễ phép nhã nhặn, lịch sự văn minh khác với người tự gọi là Saigòn trưởng thành sau 1975. Cái gây ra sự xáo trộn đi xuống đó là vì hoàn cảnh bắt buộc bản năng làm chủ ý thức để tránh hại cho mình bất kể đúng sai. Đó là một trong những điều mà chủ nghĩa cộng sản mang lại.
Tôi còn nhớ năm học lớp 11 tại Úc, cô giáo dạy Anh Văn cho học sinh di dân chưa thạo Anh Ngữ (ESL – English as second language) đã dạy cả lớp viết văn nghị luận (argumentative essay) như sau: cô lựa một đề tài thời sự gây tranh cãi, và bảo mỗi học sinh cho biết ủng hộ phía nào. Sau đó cô bảo mỗi người viết ra tất cả lý do tại sao ủng hộ. Chưa hết, xong phần một qua phần hai, cô lại bắt mỗi học sinh tự đặt mình vào phía đối lập và lại viết ra tất cả những lý do ủng hộ phía đó. Lúc ấy cả bọn học sinh chúng tôi làm phần 1 thì dễ, nhưng phần 2 thì bí rị, cứ … gãi đầu xoa cằm vì khó suy nghĩ cho “bên kia” quá! Cuối giờ, cô giáo giải thích đây là bài tập tạo cách suy nghĩ khách quan không bị thiên vị vì cảm tính. Một bài văn nghị luận có tính thuyết phục không những bao gồm nêu ra lập luận và lý do chính mình ủng hộ, mà còn đưa ra phần phản biện khách quan đối với những lập luận của phía đối lập. Tôi chỉ lấy được điểm trung bình cho phần này nhưng tôi học được bài học rất hay về sự cần thiết có cách nhìn khách quan khi tranh luận.
Chỉ có cô Huỳnh Thục Vy làm được điều này trong bài viết phản biện của cô về bài blog của ông Ngô Bảo Châu. Cô khai triển xoay quanh những gì ông Châu viết, cô không nhắm vào chi tiết cá nhân của ông (được thủ tướng Việt o bế, nhận nhà thủ tướng cho, hoặc hiện tại đang làm việc ở đâu).
Bài viết của Hiệu Minh “HAY” lắm.
Mong rằng các “đầy tớ nhân dân” đọc và áp dụng, để VN may ra có thể ” vương” ra biển lớn!
Nhưng tớ biết là không dễ dàng gì, vì vốn xuất thân từ ’3 đời bần cố nông” thì cũng phải chờ đến “7 kiếp người” nữa mới rửa sạch được!
“Ông chủ” -nhân dân VN- còn phải chịu khổ nhục đến mấy kiếp nữa!