Tháng Tư Đen. 30 tháng 4 / 2011. Ba mươi sáu năm sau
Ngày 30 tháng tư 2011, tưởng niệm cuộc đổi đời bi thảm, nhưng các bạn ở bốn phương trời làm sao đến với nhau? Hãy gặp nhau qua CD tháng tư đen.
Xin giới thiệu với quý vị một đĩa CD chứa đựng những âm thanh lịch sử pha với nghệ thuật phản ánh ngày đau thương từ 36 năm qua. Tháng 4 năm nay 2011, Dân Sinh Media sẽ cho phổ biến một CD đặc biệt tựa đề “tháng 4 đen” gồm có 2 phần:
Phần thứ nhất được đặt tên là “30 tháng tư năm xưa bác ở đâu?” và phần thứ hai ghi lại 24 giờ sau cùng của tướng Nguyễn Khoa Nam mà chúng tôi mệnh danh là mặt trời tháng tư.
“30 tháng tư năm xưa bác ở đâu?”
Chúng tôi chọn hình thức CD dùng toàn âm thanh đau thương, phẫn nộ, tang tóc, và chia ly để cùng tất cả các chiến hữu khắp bốn phương tưởng niệm 30 tháng 4 tại góc bể chân trời.
Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, người Việt hải ngoại và người Việt tại quê nhà cũng đều có riêng một ngày 30 tháng 4. Đó là ngày định mệnh thay đổi hoàn cảnh lịch sử của đất nước và con người. Vì vậy trong CD tháng 4 đen thính giả sẽ nghe được tiếng nói của người chiến binh Việt Nam Công Hòa gãy súng. Lời than thở của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong bài diễn văn cuối cùng. Lời trần tình của tổng thống Trần Văn Hương và tổng thống Dương Văn Minh ngập ngừng lên tiếng trong tuần lễ lịch sử sau cùng. Rồi tiếng nói của bác sĩ dân biểu Nguyễn Tuấn Anh. Phóng viên Saigon tường thuật buổi lễ bàn giao giữa cụ Hương và đại tướng Minh vào một buổi trời chiều u ám như hoàn cảnh đất nước.
Sau cùng là lời kêu gọi đầu hàng của miền Nam Việt Nam.
Cũng trong CD này, thính giả sẽ được nghe tâm sự của biệt kích Nhẩy Bắc Nguyễn Hữu Luyện về ngày 30 tháng 4. Ông nhẩy dù xuống miền Bắc vào năm 1966 đến 1975 đã trải qua chín năm tù đầy. Chín năm biệt giam, không thư từ, không liên lạc, nhưng vẫn có một chút hy vọng mong manh. Nhưng tin tức 30 tháng 4 miền Nam thất thủ đưa đến trại tù đã trở thành tin tuyệt vọng. Chúng ta sẽ được nghe đại tá Vũ Thế Quang tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuộc bị bắt làm tù binh trên đường giải tù ra Bắc, ông đã được tin Saigon thất thủ khi đi qua Sơn Tây. Chúng ta sẽ được nghe tâm sự của những người vợ lính, người vợ tù tập trung cải tạo, tâm sự của hạ sĩ quan quân cảnh tại bộ Tổng Tham Mưu, lời chiến sĩ Dù tại mặt trận. Và biết bao nhiêu là tâm sự của mọi người, mọi hoàn cảnh cùng nói về 30 tháng 4.
Một nhân viên Việt Nam năm 1975 đang làm việc cho tổng đài viễn liên tại Oakland – California đã nối đường dây gọi Việt Nam cho hàng ngàn người Việt Nam vào những ngày cuối cùng của đất nước. Câu chuyện 30 tháng 4 với bà Lê Nguyên Vỹ đem 4 con Quang, Minh, Chính, Đại ra đi để người chồng tư lệnh sư đoàn Lai Khê ở lại đi vào lịch sử.
Cũng vào những ngày cuối cùng, kế hoạch rút về tử thủ miền Tây thực sự ra sao. Có hay không và đã diễn tiến như thế nào. Vị nhân chứng sau cùng là tướng Huỳnh văn Lạc tư lệnh Sư đoàn 9 bộ binh đóng tại Mỹ Tho đã kể lại câu chuyện đem quân đi đón chính phủ VNCH rút về miền Tây, nhưng chuyện không thành. Ông là người nhận điện thoại của tướng Trần Văn Hai và tướng Nguyễn Khoa Nam, trước khi các vị này tự sát.
Đó là những ghi nhận tổng hợp của ngày 30 tháng tư năm 1975 và từ ng y đó định mệnh của đất nước và dân tộc đưa chúng ta vào hoàn cảnh hiện nay. Hãy nghe lại những lời nói, tiếng ca và âm thanh của một thời binh lửa để mọi người trong chúng ta tự tìm thấy câu trả lời
Ngày 30 tháng tư năm xưa bác ở đâu?
Sau cùng hãy sống cho xứng đáng với những người đã chết cho 30 tháng tư năm 1975
“24 giờ cuối cùng của tướng Nguyễn Khoa Nam”
Hai mươi bốn giờ cuối cùng của vị tư lệnh Vùng 4 kể từ buổi sáng 30 tháng 4 lúc tướng Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng cho đến sáng ngày 1 tháng 5-1975.
Vào những ngày giờ đó, toàn thể vùng 4 vẫn bình yên. Gần như không có giao tranh. Các đơn vị ta và địch đều nằm chờ. Dinh tư lệnh quân đoàn gần như vắng lặng. Vị tư lệnh hết sức cô đơn trong một ngày thật dài. Ông tiếp phái đoàn cộng sản vào thăm dò hai lần. Không ai biết những thỏa thuận ra sao. Cả 2 lần cộng sản đến rồi đi.
Tư lệnh thỉnh chuông và thắp hương cúng Phật. Những giây phút của một ngày dài 30 tháng tư 1975 bắt đầu. Lệnh từ Sài Gòn yêu cầu chuẩn bị đón chính phủ di tản xuống Cần Thơ đã hủy bỏ. Thay vào đó là lệnh buông súng đầu hàng. Nhưng mặt trận miền Tây vẫn bình yên. Hai trăm ngàn chiến sĩ các cấp sông Tiền sông Hậu vẫn còn chờ lệnh quân đoàn. Tư lệnh đi thăm thương binh tại quân y viện. Trở về tùy viên báo cáo chánh văn phòng đã bỏ đi. Tư lệnh nói, đi làm chi? Dường như ông tự hỏi mình. Chiều xuống dần. Tùy viên lại báo cáo. Tư lệnh phó đã tự tử. Tư lệnh nói, chết để làm gì? Ông lại tự hỏi mình. Rồi qua một đêm không ngủ.
Quang cảnh buổi sáng 1 tháng 5 tại châu thành Cần Thơ với hình ảnh của tướng tư lệnh vùng 4, chỉ huy 200 ngàn quân đứng trên ban công tư dinh nhìn xuống đường phố. Hai trung úy tùy viên đứng hai bên. Tư lệnh bật khóc. Hai anh sĩ quan trẻ khóc theo ông thầy. Ba người lính trong buổi sáng đầu tiên của tháng 5-1975 tại Cần Thơ đã khóc thay cho cả đạo quân. Nước mắt đàn ông thua trận có mầu đỏ như máu.
Gạt nước mắt cuối cùng đi xuống. Tư lệnh thỉnh hồi chuông cuối cùng trên bàn thờ Phật, thắp 3 nén nhang rồi ông quay vào phòng lấy súng tự vẫn.
Trải qua cuộc chiến Nam Bắc Việt Nam, trong hàng ngũ lãnh đạo Quốc Cộng của cả hai miền không ai có thể so sánh với tướng quân Nguyễn Khoa Nam với 24 giờ cuối cùng sống trọn vẹn ngày 30 tháng tư của năm 1975 lịch sự (sử). Vị tướng bại trận đã thể hiện cuộc đời Nhân Trí Dũng vẹn toàn. CD này phát hành để trăm năm sau cuộc chiến, miền Tây Việt Nam sẽ phải có tên đường Nguyễn Khoa Nam, trường học Nguyễn Khoa Nam và viện bảo tàng Nguyễn Khoa Nam ngay tại nơi ông đã sống và chết ở Cần Thơ.
Xin các chiến hữu và bằng hữu của tôi ở 4 phương trời hãy cùng nghe tiếng gọi của hồn nước qua CD này. CD tháng 4 Đen, 36 năm sau sẽ được phát hành gần như tự do khắp thế giới và xin tiếp tay với chúng tôi để gửi về Việt Nam.
CD này là một thông điệp lịch sử cho cả người Việt trong và ngoài nước. CD tháng 4 đen không kêu gào xương máu, không đòi trả nợ oán trù (thù), không tuyên truyền chính trị. Đơn thuần chỉ là những di sản của một cuộc đổi đời được chuyển tải qua âm thanh, thể hiện những nỗi niềm khắc khoải khôn nguôi từ 36 năm qua.
Người dân Việt còn lại trên quê hương thuộc thế hệ tương lai nghe được CD này sẽ biết rõ vào năm 1975 tiền nhân của họ đã ra đi trong hoàn cảnh nào.
Con cháu người Việt hải ngoại sau này có thể không còn đọc được chữ Việt, nhưng vẫn còn hiểu tiếng nước mẹ từ bên vành nôi, sẽ nghe được CD này và cũng biết được cha anh của các cháu đã vì sao lưu lạc đến xứ người.
Sau khi nghe xong, xin tùy nghi gửi tiền về yểm trợ cho Dân Sinh Media và Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose. Gửi về IRCC địa chỉ 1445 Koll Circle, #110 San Jose CA 95112.
Và điện thoại: (408) 392-9923. Điện thư: giaochisanjose@sbcglobal.net
Kể từ nay hàng tháng chúng tôi sẽ sản xuất các CD.
CD tháng 4 Đen và tháng 5 là CD Tình yêu thời chinh chiến, tháng 6 là về các vị niên trưởng vân vân. Độc giả nhận email này xin cho biết địa chỉ, ban phát hành IRCC, Inc. sẽ gửi CD đến quí vị.
© Giao Chỉ
© Đàn Chim Việt
Tôi tinh cơ vào trang web này, thấy rất nhiều bài viết có nội dung rất đa dạng, hinh thức quảng cáo rất chuyên nghiệp, tôi đọc một mạch, quả thật nhiều thông tin rất hữu ích, nhưng không biết nguồn lấy ở cửa hàng nào. Nhưng đọc xong và suy ngẫm thấy rất nặng mùi. thấy đa số bài viết tinh thần ý chí kém, cho dù đứng trên mặt trận nào cũng không chấp nhận được. Phần nhiều viết bài với cái đầu nóng không cần thiết và cũng không hiểu thấu đáo cái mình đang viết. Nếu đa số những chiến sỹ đấu tranh cho dân chủ tự do đang là thành viên của web này thì hết hy vọng thật rồi. Buồn ! và không bao giờ ghé nữa.
Cái đau đớn nhất, cay đắng nhất, không phải là dân Bắc, một dân tộc suy đồi từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, đã thắng năm 1975.
Không, cái đau đớn nhất là sự ngu xuân của dân Bắc, đáng nhẽ ôm Mỹ thì lại ôm Tầu, và ôm Hồ Chí Minh.
Tây, Mỹ, Tầu, nước nào cũng đểu cả, ( Việt Nam cũng đểu xấp xỉ Tầu, hãy hỏi người Cao Mên thì biết )
Nhưng tương đối thì Tầu thâm hiểm và đểu nhất. Hơn nữa, Tây, Mỹ, không sớm thì muộn, rồi cũng ra đi. Nhưng Tầu thì sẽ ở với ta cho đến ngày tận thế.
Không tin ư? hãy đợi ngày nào Tầu là đệ nhất siêu cường quốc, xem họ đối xử có “tử tế” bằng Mỹ không. Nên nhớ dân Tầu là dân vô thần.
1000 năm đô hộ mà vẫn chưa học được bài học căn bản, sơ đẳng.
VN sắp rất có thể giống Tây Tạng. Tầu đã dần dần mở mang Cao Mên, Lào và quần đảo trên “Nam Hải”.
Dù sao chăng nữa, Mỹ là nơi sơ khởi của hệ thống chính trị dân chủ, tự do. Còn Tầu?
Bác VÕ THÁI BÌNH , HAI TÈO và TƯ ĐẺN … Thương Phế Binh VNCH … chỉ được cái NÓI ĐÚNG mà thôi .
Giá như Kissinger , Mc Manara và Mỹ , dám dũng cảm từ sớm nhận ra sai lầm khi gây bao thảm họa chiến tranh ở VN , thì bao người thân của gia đình tôi , của đồng bào tôi đâu phải thành Thương phế binh bị chính Tổng Thống Thiệu và đám người VNCH hèn nhát để chạy thoát thân đang to mồm kia bỏ rơi ?
Bị bỏ rơi , mà vẫn còn sống đàng hoàng được ngay giữa lòng CSVN như bao người dân VN khác , được tự do phát triển , được lo cho con cháu -như chúng tôi du học thành tài bằng chính bàn tay lao động và học bổng hỗ trợ của Nhà Nước VN .
Đó là thực tế trả lời rõ nhất của Ai đúng , Ai Sai ? Ai tổt – Ai Xấu và hèn nhát mà vẫn to mồm ?
Cái gì chứng tỏ họ là phế binh ?? vát miệng loa nhận là phế binh thì người ta tin được sao ? Tôi chỉ thấy sau ngày 30/4, tấc cả phế binh vết thương còn máu, băng bó khắp người đang điều trị trong quân y viện bị CSBV vất ra đường không thương tiếc !! Tại đường Nguyễn Kiệm,quận Gò Vấp, 2. 3 giờ đêm vẫn còn 1 phế binh VNCH 2 chân cụt tới bẹn, ngồi dưới cột điện chờ người thân đến chở sau 1 ngày …ăn xin ! một phế binh vết thương lở lóet đến gần …36 năm, vừa mới chết !
Xin lỗi, phế binh CỤ HỒ có trợ cấp còn đói bỏ mẹ đừng nói đến phế binh VNCH … có con đi…. RU HỌC !!!