WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đối xử của cảnh sát Mỹ với những người chống đối

Tác giả Sean Webby
Người dịch: Nguyễn Tường Tâm
Nguồn: San Jose: Critics of police are now chief’s advisory board
Đăng ngày: 17/04/2011 06:30:22 PM PDT

Nhật báo San Jose Mercurynews thuộc thành phố San Jose ngày: 17/04/2011 vừa có bài viết về cách đối xử của Giám đốc cảnh sát thành phố San Jose với những người đã và đang mạnh mẽ chỉ trích ông và ngành cảnh sát. Bài báo nguyên văn như sau:

Giám đốc sở cảnh cát San Jose, Chris Moore (bên trái) và Raj Jayadev

Ông Raj Jayadev, một người hoạt động tích cực cho cộng đồng (activist) và cũng là một trong những người thường chỉ trích Ty Cảnh Sát thành phố San Jose mạnh mẽ nhất, đã từng bị một số người gọi là một tên du thủ du thực (a thug), một kẻ căm ghét cảnh sát và nhiều danh xưng (xấu xa) khác nữa mà không tiện in lên mặt báo.

Nhưng từ tuần tới, cũng có thể gọi ông ta là một cố vấn của Giám đốc cảnh sát Chris Moore. Ông Jayadev là một trong 17 người mà Giám đốc Moore đã chọn làm thành viên tân “Ban cố vấn của Giám đốc cảnh sát về các vấn đề cộng đồng” (community advisory board). Nhiều người trong tân Ban Cố Vấn này trong nhiều năm qua đã cáo buộc ty cảnh sát thành phố có thành kiến chủng tộc và kiểm soát dân chúng quá thô bạo (over-aggressive policing). Ví dụ Ban Cố Vấn này gồm cả các người khác từng nổi tiếng chỉ trích cảnh sát như ông Jeff Moore II và ông Aaron Resendez. Ban Cố Vấn đa dạng này cũng gồm cả một Ủy viên thiếu niên; Amanda, một học sinh năm chót trường trung học Silver Creek; một nhân vật hoạt động cộng đồng là Alofa Talivaa và Luật sư Sylvia Perez-MacDonald, phó phòng luật sư bảo vệ công chúng (Deputy Public Defender).

Giám đốc cảnh sát Moore nói, “Đây là những người không nhất thiết phải đồng ý mọi điều tôi phát biểu…Những vị này cảm thấy bị bịt miệng và tiếng nói của họ không được (cảnh sát) lắng nghe. Ý định của tôi là mời quí vị đó lại để quan điểm của họ được trình bày rõ ràng.”

Giám đốc Moore loan báo việc hình thành Ban Cố Vấn này trong vòng vài phút sau khi ông được chọn vào chức vụ hồi năm ngoái. Đó mà một trong những chiến lược của ông Giám Đốc nhằm xây dựng mối liên lạc tốt đẹp hơn với những cư dân trong thành phố đã công khai không tin tưởng ty cảnh sát.

Ban Cố Vấn mới hình thành này theo lịch trình sẽ họp mỗi tháng một lần, với nghị trình thảo luận do các thành viên trong Ban Cố Vấn thiết lập. Các thành viên có nhiệm kỳ một năm. Cuộc họp lần thứ nhì dự trù sẽ mở ra vào cuối tháng 5 hay đầu tháng 6, và dự trù sẽ được mở công khai cho công chúng tham dự.

Nhiều vị Giám đốc cảnh sát khác cũng đã thành lập các Ban Cố Vấn như thế để bắt mạch cộng đồng. Ban Cố Vấn của Giám đốc Moore dường như kết hợp cả những người không chỉ chỉ-trích Ty cảnh sát mà còn từng tỏ ra thất vọng khi Thành Phố chọn ông Moore làm Giám đốc Ty Cảnh sát thay vì một vị khác cũng nằm trong danh sách tuyển lựa chung kết (finalist) là ông Anthony Batts, đương kim Giám đốc Ty cảnh sát thành phố Oakland. Ông Jayadev, người ủng hộ ông Batts, đã nói rằng cơ hội này quá quan trọng không thể bỏ qua. Ông Jayadev nói, “Khả năng thực sự của sự thay đổi quan trọng mà cộng đồng từng kêu gọi có thể hiện-nay đang lên đến cực điểm, vào lúc bắt đầu ông Moore được chọn làm Giám đốc…Chúng tôi muốn chắc chắn rằng ông Giám đốc sẽ ghi nhận được hình ảnh ngắn và rõ nét về cái nhìn của cộng đồng và những gì cộng đồng đang trải qua đối với Ty cảnh sát dưới sự lãnh đạo của ông.”

Tuy nhiên, cũng có ít nhất một cảnh sát nói rằng ông ta không thấy có ích gì trong việc mang một người như ông Jayadev vào Ban Cố Vấn. Cảnh sát Jim Unland, phó chủ tịch nghiệp đoàn cảnh sát, nói, “Không thể cứ chỉ trích mạnh bạo chúng tôi và rồi hy vọng rằng mối quan hệ với cộng đồng sẽ được cải thiện…Có những người bạn không bao giờ có thể làm hài lòng họ. Có những người sẽ không bao giờ thay đổi thái độ đối với cảnh sát.”

Ban cố vấn của Giám đốc Moore cũng gồm cả những người ủng hộ cảnh sát hay lại còn có sự hiểu biết trong ngành, như là ông Juan Reyes, một cảnh sát mới về hưu.

Bà LaDoris Cordell, một kiểm tra viên độc lập đối với cảnh sát (Independent Police Auditor), người mới hình thành một Ban Cố Vấn thanh niên trong cơ quan giám sát cảnh sát của bà (cop-watching agency), đã nói rằng sự chọn lựa thành viên Ban Cố Vấn của ông Giám đốc Moore “cho tôi thấy rằng ông Giám đốc thực sự nghiêm chỉnh trong việc lắng nghe và đáp ứng những quan tâm và sáng kiến của cộng đồng.”

Bà Cordell cũng nói, “Bằng cách hình thành Ban Cố Vấn các vấn đề cộng đồng cho Giám đốc cảnh sát, Giám đốc Moore đã công nhận rằng ông ấy không thể có mặt ở mọi nơi trong thành phố San Jose để biết những gì cộng đồng quan tâm về lực lượng cảnh sát thành phố…Bằng cách bao gồm cả những người có quan điểm khác nhau đối với cảnh sát, ông ấy đang gởi thông điệp cho thấy Ban Cố Vấn này không phải chỉ là một nhóm bù nhìn (rubber stamp) hay là giúp vui (cheerleaders).

Kèm theo bài báo là toàn bộ danh sách ban cố vấn cho Giám Đốc Cảnh Sát Thành Phố.

Muốn liên lạc với tác giả Sean Webby xin gọi số: 408-920-5003 hay email về: swebby@mercurynews.com

Đọc tới đây người dịch tự hỏi tại sao một việc giản dị thế này có thể làm thay đổi mối quan hệ giữa cảnh sát với dân chúng mà cảnh sát Việt Nam không biết thực hiện để tới nỗi cứ vài ba tuần lại có tin một người dân vô tội bị cảnh sát đánh chết một cách vô tội vạ và người dân khinh ghét cảnh sát tới nỗi thay vì gọi là “công an nhân dân” thì người ta gọi là “công an hại dân”!

© Nguyễn Tường Tâm (Bản tiếng Việt)

© Đàn Chim Việt

4 Phản hồi cho “Đối xử của cảnh sát Mỹ với những người chống đối”

  1. Danny Khanh says:

    Bai dich cua Anh Ng. T. Tam, neu CA mang cua CSVN doc thi chac 100% chung no phai vang tuc la “d…bo cai thang dich lao” lam gi co chuyen dem mot nguoi dam chi trich su xau xa, tho bao, hanh hung, khiem nha cua nganh canh sat My tai San Jose ma vao trong ban “co van”, Thua quy anh CA VN hay khoan “d…” da, chuyen day la co thuc 100%, vi Canh Sat My no coi dan song trong cong dong cua no la “BAN”, con CACSVN coi dan song trong cong dong cua ho la “KE THU”, neu mo “MIENG” la phan dong, lat do chinh quyen, pha roi trat tu nen can phai “DANH” va “GIET” cho den chet.

  2. truong to linh says:

    2 thể chế khác nhau , 1 bên Dân cử đảng bầu. họ biết họ là dân.1 bên Đảng cử dân bầu. họ biết họ là quan, kẻ tôi tớ chỉ xứng đáng làm nô lệ cho đảng ,như đàn cừu gặm cỏ bền Lề Phải.Ý ĐẢNG LÒNG DÂN.

  3. tui đó says:

    Cảnh sát Mỹ mà so với công an Việt nam thì đúng là một trời một vực. Nhưng tui vẫn thấy có điều không hợp lý :

    (1) “Ông Jayadev là một trong 17 người mà Giám đốc Moore đã chọn làm thành viên …” Giám đốc cảnh sát mà được quyền chọn thành viên của community advisory board !!!

    (2) “Nhiều vị Giám đốc cảnh sát khác cũng đã thành lập các Ban Cố Vấn như thế để bắt mạch cộng đồng …”

    Như vậy tui nghi là community advisory board kiểu này không có quyền sa thải police chief, củng không có thực quyền, có lẽ chỉ là “advisory”.

    Thực ra, nếu để lổng, cảnh sát ở đâu cũng có thể lạm dụng quyền hành của mình mà đánh, bắt hoặc ngay cả giết người nữa. Nhưng tụi tư bản giãy hoài không chết này thì có phân quyền, độc lập kiềm chế lẫn nhau; còn ở Việt nam thì quả thực “còn đảng còn mình”, công an và đảng ngồi chồm hổm trên đầu nhân dân.

  4. Tạ Tuyên says:

    Thưa ông Nguyễn Tường Tâm, ở San Jose, California,nói riêng hay ở Mỹ nói chung cảnh sát có nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự cho dân chúng; còn ở Việt Nam, công an là công cụ của Đảng, bởi vậy mới có bảng pano trong có có hình công an và chữ : “CÒN ĐẢNG, CÒN MÌNH”

Leave a Reply to tui đó