WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Libya và Dầu Hỏa

Thế giới A rập và Hồi giáo tại Trung đông và Bắc Phi đang trải  qua một cuộc cách mạng có thể làm thay đổi bộ mặt của vùng đất này và tạo ra những chấn động chính trị có tầm vóc thay đổi mối quan hệ quốc tế hiện hữu.

Bão nổi từ Tunisia ngày 17/12/2010  thổi qua Yemen, Ai Cập, Quatar, Bahrain, Syria và từ ngày 18/2/2011 cơn gió dân chủ ào ạt thổi đến Libya đe dọa chế độ của nhà độc tài Kadafi.

Ngày 11/2/2011  tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập từ chức, nhường quyền quản lý đất nước cho các tướng lãnh qua sự dàn xếp khéo léo của Hoa Kỳ. Vào những ngày hạ tuần tháng 4 tổng thống Yemen chuẩn bị từ chức. Trong khi đó chính quyền Bahrain, Quatar, Syria tiếp tục dùng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình trước sự bất động của thế giới Tây phương.

Thế giới hình như đang dồn tâm lực tìm một giải pháp cho Libya nghĩ rằng nếu có một giải pháp cho Libya tình hình Trung đông sẽ được ổn định.
Libya đất rộng dân thưa. So với Việt Nam Libya rộng hơn 5 lần, và với 5.8 triệu người, dân số Libya chỉ bằng 1/15 dân số Việt Nam. Nhưng Libya từng là nơi hội tụ của nhiều nền văn minh Hy Lạp, La Mã, A Rập và từ năm 1911 đến nay là trung tâm tranh chấp của các nước Tây phương chính yếu là Ý, Pháp, Anh, Mỹ. Gần đây hơn, dưới chế độ của đại tá Kadafi, Libya còn là trung tâm ve vãn của Trung quốc và Liên bang Nga.

Người Hy Lạp chiếm đóng Libya từ thế kỷ 7 trước Công nguyên . Sáu thế kỷ sau, người La Mã thay người Hy Lạp cho đến thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, người A Rập chiếm đóng Libya. Đến thế kỷ thứ 16 người Thổ Nhĩ Kỳ sát nhập Lybia vào đế quốc Ottoman của họ, lấy Tripoli (nay là thủ đô Libya) làm trung tâm chính trị.

Trước khi đế quốc  Ottoman suy tàn, năm 1911 Libya trở thành thuộc địa của Ý. Năm 1943 trong Thế chiến 2 quân đội đồng minh đánh bại quân đội Ý và chiếm đóng Libya. Sau khi Thế chiến 2 chấm dứt (1945) Libya được đặt dưới sự giám hộ của Liên hiệp quốc và năm 1951 trở thành một Vương quốc độc lập dưới quyền cai trị của vua Idris as-Senussi xuất thân là một trong những tộc trưởng có công tranh đấu cho nền độc lập Libya.
Lịch sử Libya sóng gió kể từ năm 1959 khi các hãng dầu Tây phương tìm thấy dầu tại Libya. Dầu hỏa đã đem lại nhiều quyền lợi cho vương triều Idris nhưng cũng mang đến nhiều tai họa cho nhân dân Libya.

Trong thập niên 1960 phong trào A Rập dâng cao tại Trung đông, trong khi vua Idris bảo thủ không chịu hội nhập với phong trào, thúc đẩy một nhóm  sĩ quan trẻ do Đại úy Kadafi (sau này trở thành Đại Tá) cầm đầu một cuộc đảo chánh lật đổ vua Idris và thành lập Cộng Hòa Hồi giáo Libya năm 1969.
Đại tá Kadafi là một người có tài, chủ trương đất A Rập của người A Rập, thù ghét Tây phương và ông nhanh chóng trở thành một nhà độc tài lập dị. Ông bắt chước trang phục của Cesar, họp hành bàn quốc sự trong lều dựng ngoài trời cho giống dân du mục (TBN: thật ra ông họp trong lều là đế tránh tình báo Tây phương nghe lén).  Ông thuê các thiếu phụ trẻ đẹp người Ukraine làm vệ sĩ và săn sóc sức khỏe cho ông. Năm 1988, ông ra lệnh đặt bom làm nổ một máy bay dân sự của hãng Pan Am của Hoa Kỳ trên không phận Scotland . Ông chi tiền giúp các nhóm khủng bố  tại Palestine,  Phi Luật Tân và nhóm Quân đội Cộng hòa Ái Nhĩ Lan (Irish Republican Army – IRA). Đồng thời Kadafi tiến hành chương trình chế tạo bom nguyên tử .
Sau cuộc khủng bố 911 năm 2001, Hoa Kỳ đánh Afghanistan và tấn công Iraq lật đổ Saddam Hussein. Kadafi biết phận mình ông thay đổi thái độ. Ông giao hai người bỏ bom chiếc chiếc máy bay Pan Am 103 cho tòa án Anh quốc (TBN: sau này Kadafi dùng dầu vận động chính phủ Anh trả tự do cho một trong hai người) và bỏ ra hằng trăm triệu mỹ kim bồi thường cho các gia đình nạn nhân. Quan trọng nhất là tự nguyện hủy bỏ chương trình nguyên tử và đồng ý bảo đảm nguồn dầu hỏa giới hạn của Libya cho Hoa Kỳ, Ý, Pháp, Trung quốc và Liên bang Nga.

Năm 2004 Hoa Kỳ hủy bỏ lệnh cấm vận Libya.  Không còn bị liệt vào thành phần bất hảo, Đại Tá Kadafi  đã được đón tiếp tại dinh thủ trướng Anh số 10 Downing Street London, được ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đến thăm tại Tripoli, và được bầu làm chủ tịch khối các quốc gia Phi châu trong một nhiệm kỳ.

Tuy nhiên chỉ là một “cuộc tình duyên” đồng sàng dị mộng, nên khi dân Libya theo chân Tunisia, Ai Cập xuống đường, các nước Tây phương tuy có lúng túng trước tình hình mới cũng nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để nhổ cái gai Kadafi nhường chỗ cho một chế độ dân chủ thân Tây phương.
Ngày 17/3/2011 Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua Nghị quyết 1973 cho phép Liên hiệp quốc áp đặt vùng cấm máy bay của Kadafi bay trên không phận Libya (no-fly zone) để – với lý do – ngăn không cho Kadafi dùng Không quân bỏ bom và bắn giết những người biểu tình đòi dân chủ. Người  ta ngạc nhiên vì Trung quốc và Liên bang Nga đã không phủ quyết mà chỉ bỏ phiếu trắng để cho 10 phiếu thuận của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc trở thành Nghị quyết quốc tế.

Hoa Kỳ đã nhanh chóng hành động. Hàng trăm hỏa tiễn đã được Hải  quân Hoa Kỳ bắn vào các cơ sở quân sự của Kadafi . Nhưng tổng thống Obama rút kinh nghiệm hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan  chỉ can thiệp cấp thời để cứu các lực lượng “dân chủ” chống Kadafi khỏi tan rã rồi giao lại nhiệm vụ thi hành nghị quyết “cấm bay” cho NATO. Hoa Kỳ tuyên bố không có ý định lật đổ Kadafi, và sẽ không bao giờ đưa quân đến Libya. Tuy nhiên tổng thống Obama  nghĩ rằng nghị quyết của Hội đồng Bảo an có thể tạo ra sức bật cần thiết để nhân dân Libya đứng lên  hòan thành cuộc cách mạng dân chủ. Ông mạnh dạn tuyên bố “Kadafi phải ra đi!”

Nhưng sự việc đã không xẩy ra như dự kiến của tổng thống Obama. Sau khi giao trách nhiệm áp đặt No-fly zone cho NATO, cuộc chiến nhì nhằng. Kadafi tiến qua (về phía Đông), phe đối lập đánh lại (về phía Tây)  tùy theo mức độ can thiệp của Không quân NATO.

Hai bên tiến quân qua lại theo xa lộ dài hàng trăm cây số dọc theo bờ biển Địa trung Hải. Lời tuyên bố bảo vệ dân Libya của NATO mỗi lần bỏ bom chận đà Kadafi tiến quân trở thành buồn cười vì hai bên (phe ủng hộ và phe chống Kadafi) bắn nhau và dân chúng đều bị tổn thất bởi súng đạn cả hai bên, ngay cả các cuộc bỏ bom của NATO cũng  gây tổn thất nhân mạng cho dân chúng. Trong khung cảnh đó, cuộc chiến tại Libya trở thành một cái gì khác thường.

Cái làm cho cuộc chiến tại Libya khác thường có thể là dầu hỏa và đặc biệt là vai trò của Trung quốc.

Khi khí thế dân nổi dậy đòi dân chủ bùng nổ tại Bắc phi, Trung quốc và Liên bang Nga đều biết nó là một hiện tượng không kềm chế được một cách đơn giản và chọn thái độ như Tây phương là hành xử cách nào để duy trì quyền lợi của mình.

Trung quốc đang mua và vẫn cần mua dầu hỏa của Libya nên Trung quốc có nhu cầu duy trì thiện cảm với một chính quyền mới tại Libya, nên Trung quốc không bỏ phiếu phủ quyết Nghị quyết 1973. Trung quốc biết dù không có Nghị quyết 1973 của Liên hiệp quốc vẫn không ngăn cản Hoa Kỳ, Pháp, Ý hành động (như Hoa Kỳ từng hành động tại Iraq) và Trung quốc sẽ mất cả chì lẫn chài. Nhưng Trung quốc cũng không thể bỏ phiếu thuận, vì nếu Kadafi tồn tại Trung quốc sẽ có khó khăn về sau chẳng những với Libya mà còn khó khăn với các nước Phi châu vốn có cảm tình với Kadafi. Trung quốc nhập cảng 35% dầu dùng trong nước từ Phi châu. Phiếu trắng là lựa chọn tốt nhất của Trung quốc (và Liên bang Nga).

Hành động nửa vời của Hoa Kỳ “vừa đánh vừa run” và cách sử dụng vũ lực của NATO khi đánh khi không để hai bên không bên nào diệt được bên nào phải chăng là một thỏa thuận giữa 5 Ủy viên Thường trực của Hội đồng Bảo an để Trung quốc và Liên bang Nga bỏ phiếu  trắng?

Và cục diện Libya sẽ như thế nào? Libya bị chia đôi; Kadafi, – hay ít nhất con trai ông ta – còn đó; Al Quada bị kềm chế; Anh, Pháp, Mỹ, Liên bang Nga, Trung quốc, Ý không ai mất phần dầu.

Phải chăng đó sẽ là giải pháp cho cuộc nổi dậy tại Libya?

Thời thế thế giới “thế thời phải thế”. Các thế lực trên thế giới đều hành xử theo quyền lợi của mình. Những gì còn lại đều là chiêu bài.

April  25, 2011

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

3 Phản hồi cho “Libya và Dầu Hỏa”

  1. Công lý says:

    Mỹ vì dầu lửa ư ?…Luận điệu này nghe quen thuộc lắm !
    À..hình như từ Đài phát thanh Hà nội…Ông Trần bình Nam trở thành “phát thanh viên” của bọn Việt gian Hà nội từ bao giờ vậy?.
    Ông thử nghĩ lại đi nếu thế giới này không có Mỹ thì sẽ ra sao ?
    Cứ bình tâm mà nghĩ ,không cần để cho thái độ chính trị ,chính em gì chi phối nó quẩn trí lắm ông ạ!

  2. Nguyen Tam Bao says:

    Ngoài lý do dầu hoả mà tác giả đã nêu, còn có hai lý do quan trọng khác mà Nato và EU phải kiểm soát bằng được Libya, phải thiết lập ở đó một chế độ bất kể dân chủ hay độc tài miễn là thân thiện với phương Tây, đó là:

    - lý do tài chính, tiền tệ. Tất cả 14 nước Trung Phi và Tây Phi đều sử dụng đồng Franc bảo trợ bởi Bộ Ngân Khố Pháp, do đó ngân hàng trung ương ở các nước này hoàn toàn bị chi phối bởi Ngân Hàng Châu Âu. Trong thời đại Toàn Cầu Hoá về Thương Mại, bất cứ nước nào bị mất chủ quyền về Tiền Tệ thì cũng mất chủ quyền về Kinh Tế và không có cách gì để công nghiệp hoá và phát triển đất nước. Các quốc gia phi châu vì vậy sẽ vĩnh viễn trở thành những nước ngoại vi cung ứng nhiên liệu và tài nguyên cho châu Âu, đồng thời cũng là thị trường tiêu dùng cho các đại công ty Âu-Mỹ và Trung Quốc.

    Gaddafi hiểu rõ điều này nên ông ta đã duy trì được sự độc lập về tiền tệ của Libya, đồng thời đã luôn kêu gọi các nước châu Phi đoàn kết thành Liên Bang Phi Châu, sử dụng đồng tiền riêng, hoàn toàn độc lập về tài chính và tiền tệ. Đó là cái gai đối với giới Tài Phiệt phương Tây.

    - lo sợ về làn sóng di cư từ phi Châu tràn sang châu Âu. Libya từ xưa đến nay vẫn là cửa ngõ từ Phi Châu sang Âu Châu. Mỗi năm hàng trăm ngàn người phi Châu muốn tìm cách vượt qua sa mạc để rồi bơi qua Địa Trung Hải sang Ý, Hy Lạp, rồi từ đó mà đi sang Pháp, sang Anh, và Đức.

    Gaddafi đã từng tuyên bố sẽ nhuộm đen châu Âu, mở cửa biên giới để biến Libya thành thông lộ từ sub-Sahara sang châu Âu. Với tính khí mạnh mẽ dám nói dám làm, thì việc này hoàn toàn có thể. Châu Âu đã phải hối lộ Gaddafi với những hợp đồng hàng chục tỷ để ông ta đóng cửa và canh gác biên giới chặt hơn. Nhưng với tính khí thất thường, thì châu Âu vẫn thích có một chế độ thân thiện dễ bảo hơn là Gaddafi.

    • Timsuthat says:

      Xin có vài ý kiến về comments của ông Bao:

      - Đoạn 1: “… phải thiết lập ở đó một chế độ bất kể dân chủ hay độc tài miễn là thân thiện với phương Tây” ==> Ngày xưa, khi mới qua Mỹ và thấy những chính sách ngoại giao của Mỹ như thế này, tôi thường cảm thấy chính phủ Mỹ như là những kẻ đạo đức giả và thất vọng, nhưng sau này khi được học và đọc nhiều để hiểu về các chính thể Tây phương, tôi hiểu rằng – đây là một sự thực tiễn về tự do kinh tế và chính trị, không giáo điều tư tưởng, và thực sự tôn trọng tự do của các nước khác thôi. Nên điều này ông Bao nói là đúng; các nước Tây phương không thể ép buộc nhân dân một nước khác (như Libya) vào một chính thể nào tuy họ mong có dân chủ hơn, nhưng quan trọng nhất là có sự hòa bình với nước đó, nhất là láng giềng. Nếu chẳng may sau này chế độ bị dân lật đổ vì chế độ độc tài (như Egypt), thì cách họ đối xử sẽ tùy theo hoàn cảnh, khả năng của họ, vị trí của quốc gia đó mà áp dụng.

      - Đoạn 2: Điều này ông nêu ra không đúng hoàn toàn sự thật và có phần hiểu sai.

      Trung Phi và Tây Phi dùng tiền tệ của hai vùng riêng, có căn bản là bảo trợ bởi Ngân Khố Pháp có nghĩa là nó có thể đổi với tiền Franc (cũ) và Euro (mới) bất cứ lúc nào và ở đâu qua Ngân Khố Pháp; nước Pháp do đó có khả năng lỗ nếu tiền Trung Phi và Tây Phi bị phá giá (vì họ có dự trữ) hoặc ngược lại, và ổn định nếu đối hóa cố định (như hiện thời).

      Nếu có lệ thuộc thì các nước này lệ thuộc vào sự tồn tại của chính thể và nước Pháp (chứ không phải tiền tệ) vì Ngân Khố Pháp bảo đảm tiền của họ (the insured depends on the insurer to be around). Đương nhiên, có ngân khố bảo đảm riêng vẫn tốt hơn trong đường dài nhưng không phải là yếu tố cần thiết nhất cho phát triển.

      Nền kinh tế của hai khối này thì có phần giống như European Union (với Central Bank of the West African States của Trung Phi – tên Pháp tắt là BCEAO, và West African Economic and Monetary Union của Tây phi – tên Pháp tắt là UEMOA). Họ có hoàn toàn chủ quyền về sinh hoạt kinh tế trong vùng. Khả năng phát triển là trong tay của chính quyền và nhân dân trong vùng đó, không lệ thuộc như ông tả.

      Libya có hệ thống tiền tệ riêng, nhưng chẳng phải vì thế mà Libya phát triển tốt và chẳng phải vì vậy mà là gai với phương Tây, chỉ vì Libya là một gã khùng đã dùng khủng bố với họ. Dân Libya dù đã giàu hơn các nước lân cận và phát triển hơn nhờ dầu hỏa sau những năm cấm vận, vẫn không thể chịu được chế độ độc tài, kỳ thị, gian ác nên mới có ngày hôm nay.

      - Đoạn 3: các nước Nam Âu Châu mong các nước Phi Châu (cũng như Trung Đông) được ổn định về kinh tế và chính thể để họ không phải đối phó với vấn đề này. Nghèo hay giàu là tùy họ thôi, nhưng ổn định vẫn tốt hơn vì vấn đề tị nạn và di dân lớn sẽ gây thêm nhiều vấn nạn cho Âu Châu hơn là lợi. Và vì thế, xin con lại đoạn 1 trên.

Phản hồi