WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bầu cử Quốc hội và lựa chọn của thanh niên

Như một điều hiển nhiên, con người luôn hướng tới những điều có thể thực sự mang lại lợi ích cho họ, và sẽ chối bỏ những thứ đối ngược với các mục tiêu ấy. Nếu họ bị buộc phải đối diện, sống chung thì những điều ấy không khác gì các bóng ma lạnh lẽo chỉ thỉnh thoảng làm người ta rùng mình, mà trong thực tế thì những bóng ma ấy không có một chút ảnh hưởng gì đến cuộc sống đang ngày càng nhiều biến đổi. Những cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam được tổ chức mỗi năm năm cũng rơi vào trường hợp tượng tự.

Hiến pháp đã trao cho Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam quyền lực tối thượng để rồi sau đó lại đặt Quốc hội vào một cơ chế có khả năng vô hiệu hóa các chức năng và quyền hạn của định chế chính trị quan trọng này. Thật khôi hài khi tưởng tượng một anh khổng lồ được sinh ra vốn to lớn, khỏe mạnh và quyền uy hơn người, được trao cho một thanh kiếm báu, áng ngữ tòa lâu đài chế độ, để rồi sau đó lại bị đặt vào chiếc ghế với xích sắt khóa cả tay chân. Mỗi khi đọc lại giáo trình luật Hiến pháp với dòng chữ “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” thì tôi không khỏi tự đặt dấu hỏi về sự chính danh của Quốc hội hiện nay.

Ở các nước dân chủ tự do, nếu cử tri không quan tâm thì họ có quyền không đi bầu. Nhưng ngược lại, một khi họ đã quan tâm thì sẽ tìm hiểu rất kỹ và tỏ ra rất có trách nhiệm với lá phiếu mình cầm trong tay. Vì họ hiểu rõ rằng quyết định của mình sẽ góp phần thay đổi diện mạo của quốc gia và cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống thường nhật của họ.

Việt Nam là một trong những xứ sở của điều nghịch lý. Đây là cái xã hội mà những kẻ kém tài lại thăng tiến nhanh nhất và đạt được địa vị cao nhất. Tương tự như thế, ở đây bất cứ cái gì “có tiếng” thì không “có miếng”.

Quốc hội là minh chứng sống động nhất. Được trao cho quyền lực tối cao theo Hiến định, Quốc hội được thành lập từ những cuộc bầu cử đại biểu rầm rộ với số lượng cử tri đi bầu gây choáng ngợp: luôn là trên 90%. So với số lượng cử tri đi bầu trong các cuộc bầu cử giữa kỳ ở Hoa Kỳ (bầu toàn bộ Hạ viện và một phần ba Thượng viện), con số 90% là quá sức tưởng tượng. Thế nhưng, Quốc hội 90% số phiếu bầy ấy là chỗ hội họp của những ông nghị chỉ biết gật gù, ngủ gật, và…vâng dạ. Thỉnh thoảng, như các vụ Viniashin hay dự án bauxite, vẫn có một cá nhân dũng cảm đứng lên cất tiếng nói bênh vực lẽ phải thì cuối cùng sự việc cũng “chìm xuồng”.

Trong bất cứ quốc gia nào, việc chỉ có một phần dân số quan tâm đến chính trị, đến hiện tình quốc gia luôn là một thực tế không cần bàn cãi. Vấn đề ở đây không phải là những con số – sự hào nhoáng ngoại biểu của những cuộc bầu cử, mà là chất lượng của nó. Chất lượng ở đây chính là mức độ quan tâm đến các chính sách phát triển quốc gia, mức độ hiểu biết về các quyền chính trị của cử tri và cuối cùng là sự hiệu quả của các hoạt động dân cử.

Ở Việt Nam, đi bầu cử là một chuyện không thể không làm – dù có muốn hay không. Đơn giản vì chuyện bầu bán ở đây không có gì quan trọng bởi nó hoàn toàn không thay đổi hay ảnh hưởng gì đến bất cứ vấn đề lớn nhỏ nào liên quan đến quốc gia ở tầm vĩ mô, nó cũng chẳng liên quan gì đến đời sống của từng cộng đồng dân cư cụ thể nào.
Thế nhưng khi một cử tri không đi bầu thì một việc chẳng ý nghĩa gì như thế lại có thể trở thành cả một vấn đề. Không đi bỏ phiếu bầu cử đôi lúc lại phải đối mặt với sự khó khăn của chính quyền địa phương: Ai sẽ chứng giấy tờ khai sinh, hộ khẩu, giấy tờ nhà đất, giấy tờ để đi học, đi làm? Mọi công việc thiết thực và quan trọng trong cuộc sống của người dân vì thế sẽ bị gây trở ngại. Vì một chuyện bầu cử không mang lại lợi ích gì mà để bị ảnh hưởng xấu đến đời sống cá nhân và gia đình thì chẳng cử tri nào muốn. Vì thế, dù biết chính mình như một con bù nhìn đi bầu cho những con bù nhìn khác trở thành đại biểu cho một cái Quốc hội cực kỳ bù nhìn thì các cử tri vẫn đi bỏ phiếu đầy đủ. Song, mọi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam đều kết thúc “thành công tốt đẹp” và báo chí trong nước vẫn tiếp tục tuyên truyền rằng thế giới đánh giá cao các cuộc bầu cử ở Việt Nam.

Sự an phận do sợ hãi và thiếu hiểu biết khiến người ta im lặng chấp nhận nghịch lý trong bất cứ lĩnh vực nào cũng là biểu hiện bệnh hoạn, huống chi là trong những vấn đề quốc gia. Những con đường dẫn đến thành công và tiến bộ thường lắm gập ghềnh, gai góc. Người ta đã thay đổi cuộc đời họ hoặc thay đổi thế giới bằng chính sự lựa chọn mạo hiểm, chấp nhận rủi ro một cách tương đối.

Là những thanh niên mang trong mình lý tưởng vượt qua trở ngại để chinh phục, để đạt đến sự canh tân trong cuộc sống cá nhân và cho đất nước, chúng ta phải làm gì đó để tỏ thái độ rõ ràng đối với những sự việc bất công, phí lý.

Im lặng trước nghịch lý chính là đồng ý với sự nghịch lý đang diễn ra và điều ấy là thiếu trách nhiệm với bản thân mình, cũng như thiếu tinh thần xã hội với đất nước. Chúng ta phải lựa chọn cho chính mình một xã hội tiến bộ, trong đó quyền bầu cử, ứng cử phải được diễn ra trong công bằng, dân chủ và tự do đúng nghĩa.

Tam Kỳ ngày 13 tháng 4 năm 2011

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

25 Phản hồi cho “Bầu cử Quốc hội và lựa chọn của thanh niên”

  1. no politic says:

    {Sự an phận do sợ hãi và thiếu hiểu biết khiến người ta im lặng chấp nhận nghịch lý trong bất cứ lĩnh vực nào cũng là biểu hiện bệnh hoạn, )
    Nói kiểu này thì làm sao thuyết phục mọi người theo ý mình được?Sao có quyền phê phán khi chưa rõ người khác nghĩ gì?

  2. Võ Hưng Thanh says:

    BẦU CỬ NÓI CHUNG, THỰC CHẤT VẪN CHỈ LÀ
    VẤN ĐỀ QUAN ĐIỂM CỦA MỌI NGƯỜI ĐỐI VỚI CHÍNH BẢN CHẤT ĐÍCH THỰC CỦA SỰ TỰ DO, DÂN CHỦ

    Bầu cử là yêu cầu cần thiết để lựa chọn các cá nhân phù hợp, xứng đáng nhằm cơ cấu vào các cơ quan quyền lực phải có. Nhưng để thực hiện bầu cử như thế, tất nhiên đã có cơ quan nắm quyền lực rồi. Vậy thì, đây là động tác nhằm để cơ quan nắm quyền lực cũ chuyển quyền lực qua cho cơ quan nắm quyền lực mới. Nói chung, có thể có sự chuyển tiếp dứt khoát, hoặc chỉ bằng sự gối đầu. Sự chuyển tiếp chính là sự bàn giao quyền lực của cơ quan nắm quyền cũ cho cơ quan nắm quyền mới. Còn sự gối đầu là sự đổi mới một phần, khi cơ quan nắm quyền lực cũ chuyển thành cơ quan nắm quyền lực mới. Sự chuyển tiếp và sự gối đầu ấy vẫn đều luôn có trong thực tế. Hoặc thuần túy là hình thức này, hoặc thuần túy là hình thức kia, hoặc kể cả sự xen kẻ cả hai. Đó là ý nghĩa quan trọng mà mọi người rất cần nên để ý. Tuy nhiên, dầu sao chăng nữa, ý nghĩa vẫn là vấn đề thực chất. Mà thực chất ở đây chính là những cá nhân con người có liên quan cụ thể. Tức họ là những người đang nắm quyền, và những người sắp được nắm quyền qua bầu cử. Nên nếu quan điểm của những người đang nắm quyền là thật sự muốn dân chủ, muốn có sự tự do bầu cử thật sự, họ sẽ tổ chức bầu cử hoàn toàn dân chủ, tự do một cách thật sự. Nhưng nếu quan điểm của họ vẫn muốn bảo thủ quyền hành vì bất kỳ các lý do chính đáng hay không chính đáng nào đó, tức có hàng trăm ngàn lý lẽ khác nhau, thì sự tổ chức chuyển tiếp quyền hành đó không thể nào hoàn toàn tự do, dân chủ được. Vậy nên, những người được chuẩn bị để tiếp thu quyền hành mới có thực chất của sự tiếp thu hay không, vẫn còn tùy vào những người đang nắm quyền hành cũ có muốn thật sự chuyển giao cho họ một cách khách quan hay không. Có nghĩa, tiêu chuẩn lựa chọn trong bầu cử vừa tùy thuộc vào quan điểm của người đang nắm quyền, cũng như sẽ tùy thuộc vào cả quan điểm của những người được chuyển giao quyền ấy sẽ thực hiện quyền hành đó ra sao khi đến phiên họ được nắm quyền và chuyển quyền sau này. Còn dân là gì ? Dân ở đâu ? Dân có vị thế trong bầu cử ra sao ? Dĩ nhiên sự lựa chọn, sự trao quyền này, theo nguyên tắc là thuộc về cử tri, tức thuộc về nhân dân. Cho nên, mặc dù dân lựa chọn, nhưng thực chất vẫn luôn tùy thuộc vào quan điểm của người đang nắm quyền đó muốn để dân lựa chọn ra sao. Nếu họ thật sự muốn dân lựa chọn tự do, dân chủ đúng nghĩa, dân tất nhiên được có quyền này. Còn nếu họ không muốn như thế, thì tất nhiên sự lựa chọn của dân thực chất cũng chỉ là tương đối, vì vẫn còn phụ thuộc vào chính quan điểm của người đang nắm quyền. Đây luôn vẫn là một thực tế khách quan của xã hội. Nên tóm lại, trung tâm của vấn đề vẫn chỉ là những con người cụ thể. Còn quyền hành nói chung, vẫn đều luôn phụ thuộc vào những con người cụ thể đó. Nói khác đi, xã hội nào cũng vậy, quyền hành luôn luôn nằm trong tay những người đang có quyền, cho dầu thực chất họ có được gọi tên là gì. Nhưng vì theo nguyên tắc, không ai cứ được cầm quyền hoài, nên cần phải có sự bầu cử mới, theo nhiệm kỳ. Nhưng sự bầu cử mới theo nhiệm kỳ như thế, vẫn nhất thiết cứ phụ thuộc vào chính cung cách xử sự và quan điểm của những người đang nắm quyền đó, có muốn chuyển giao, hay muốn có muốn đổi mới quyền lực đó ra sao. Dân chủ, thật sự tuy là ý nghĩa nghiêm túc, tuy không phải là trò chơi, nhưng nếu quan điểm của những người liên quan không đúng đắn, nó vẫn cứ có thể dễ dàng biến thành một thứ hình thức trò chơi. Thật sự, quyền hành trong những xã hội cách mạng, vẫn là sự giành quyền. Còn quyền hành trong các xã hội có chiến tranh, là sự chuyển quyền mang tính cách đặc biệt. Nhưng ngược lại, ở những xã hội dân chủ trong thời bình, đó mới là sự chuyển giao quyền, sự chuyển quyền tự nhiên và thật sự theo nguyên tắc bầu cử dân chủ hoàn toàn đúng nghĩa. Nhưng nếu có những người đang nắm quyền mà vẫn còn có các ý do riêng nào đó chưa muốn chuyển quyền theo ý nghĩa dân chủ khách quan thật sự, thì việc chuyển quyền đó qua bầu cử thật ra cũng chỉ có tính cách hình thức. Nên nói rút lại, vấn đề quan trọng vẫn chính là quan điểm của những người đang nắm quyền, cho dù đó là bất cứ ai hiện đang có quyền quyết định thực sự. Nếu những người này có quan điểm dân chủ đúng nghĩa, người dân cũng sẽ thể hiện được quyền lựa chọn đại biểu của mình một cách thật sự đúng đắn. Quyền hành được chuyển giao đó cũng sẽ hoàn toàn thực chất. Còn nếu ngược lại, những người đang thực chất nắm quyền vẫn chưa có quan điểm chuyển biến, tất nhiên quyền hành cũ vẫn không thay đổi, và chẳng qua cũng chỉ là quyền hành cũ được chuyển biến ra thành một hình thức mới mà thôi. Vậy nói chung lại, bầu cử ứng cử là quan trọng, nhưng cái quan trọng hơn cả vẫn chính là quan điểm của người đang nắm quyền, của người chờ được chuyển quyền tức của người sẽ tiếp nhận quyền, và của người bắt buộc phải thực hiện hình thức chuyển tiếp này trong thực tế, đó tức là những cử tri hay những người dân đi bầu, lựa chọn người mình bầu. Tất cả mọi ý nghĩa trên, mới chính là thực chất của vấn đề. Nên vấn đề nào cũng vậy, cốt yếu chỉ là thật sự nó có thực chất hay không. Vì nếu không thực chất, đó vẫn chỉ là hình thức, hay chỉ có hội đủ mặt hình thức mà thôi. Vậy nên, cái quyết định dân chủ trong bầu cử, và sự dân chủ thực chất trong quyền hành xã hội, vẫn không gì khác hơn là thực chất trong quan điểm của những người đang nắm quyền cũ, những sẽ người nắm quyền mới, và những người có quyền quyết định, hay được quyền quyết định theo nguyên tắc, cho chính sự chuyển quyền này. Tức mọi người thật sự đều hành động theo thực chất, hay thật sự cũng chỉ hành động theo hình thức.

    VHT

  3. Thanh tam says:

    Neu thanh nien thieu nu vn ai cung can dam nhu co gai tam ky HuynhThuc Vy thivan menh nuoc VN co the se doi khac.. Xin gui mot doa hoa hong cho Thuc Vy

  4. bữa no bữa đói says:

    Cảm ơn Huỳnh Thục Vi đã viết về một vấn đề dù không mới nhưng rất nhiều người không cần thậm chí không chịu hiểu biết một cách đầy đủ.Tư duy về chính trị ở xứ sở này nó quá dễ dãi,quá hời hợt vì vậy nói đến bầu cử thì dù đi bầu hoặc không thì cũng chẳng phản ánh thái độ chính trị của cử tri với cái gọi là “quyền lợi và nghĩa vụ”.Cái giá phải trả cho sự dốt nát là khủng khiếp.

  5. D.Nhật Lệ says:

    Tôi mơ một ngày toàn dân VN.ta đồng lòng KHÔNG đi bầu thì VC.sẽ phải thức tỉnh giấc ngủ dài (từ
    thế kỷ trước) nhưng xem ra ước mơ này qúa to lớn để có thể trở thành hiện thực !
    Giấc ngủ dài đang làm họ không còn biết mình đang đứng ở đâu giữa thế giới này,vào đầu thế kỷ 21 ? Do đó,lâu ngày họ lẫn lộn mọi thứ không còn biết gì cả,độc tài họ tưởng là dân chủ mà lại còn to mồm khoác lác “chế độ ta dân chủ gấp triệu lần tư bản” ra cái điều hãnh diện nhưng tiếc thay đó là cái tự hào kệch cỡm vì NGU DẠI.Nói ngu dại ở đây là vì họ chỉ biết khôn cho mình,cho gia đình mình mà bỏ mặc tổ quốc VN.hứng chịu vô số THIỆT HẠI,ngay cả họ không còn biết phải kết bạn đồng minh với ai để tránh sự CHIẾM ĐOẠT từng bước âm thầm của kẻ thù đối với ngôi nhà mà tổ
    tiên để lại cho con cháu.Có ai trên đời ĐIÊN đến mức bám lấy kẻ thù mình mà xin được BẢO KÊ
    để thống trị hay không ? Bất chấp quyền lợi tối thượng của đất nước và cả dân tộc.Liệu nước mất
    thì họ sẽ chạy đi đâu hay chết như…chó chết ở 1,2 nước “anh em” giả hiệu ?
    Tất cả những kịch bản mà nhà nước VC.đã và đang trình diễn đều là giả dối và là bằng chứng một
    tập đoàn phản động KHINH THƯỜNG nhân dân của mình rất trâng tráo và đê tiện như KẺ CƯỚP !
    Hãy tỉnh giấc “đè đầu cỡi cổ” dân đen đi vì thế kỷ này không nhà nước nào có thể tiếp tục thực hiện chính sách NGU DÂN bưng bít được như trước kia đâu.Lừa gạt một lần thì được,người dân có thể không biết mà tha cho,chứ ngày nay thì vô phương !

    • Pú Trọng says:

      Tại sao lại là ko đi bầu. Ta cứ đi “bầu” chứ, nhưng chịu khó tìm ra bản mặt của mấy tên trùm sò rồi gạch nó đi. Nếu tất cả (hoặc số đông) cùng làm được như vậy, tôi nghĩ sẽ có thay đổi (có thể là ko ngay tắp lự, mà nó sẽ thay đổi mau lẹ)

  6. Lê văn Công says:

    Tôi sống ở Saigon từ trước 1975 đến nay, chưa khi nào tôi đi bầu khi đến ngày bầu cử. Đơn giãn, vì bầu cử dưới chế độ cs thối nát chỉ là bầu cử trá hình. Chỉ những con cừu non mới ngây thơ đi bầu. Tôi cũng chưa bao giờ treo lá cờ đỏ sao vàng, vì đó là lá cờ thắm máu dân tôi. Lá cờ của tàn ác và của quỹ dữ. Tôi chỉ có một lá cờ duy nhất trong tâm tôi, đó là lá cờ Vàng Ba Sọc đỏ, lá cờ của Tự Do – Nhân Quyền.

    Cảm ơn bài viết của cháu Thục Vy, cháu còn trẻ mà biết nghĩ đến quê hương đang phải đau khổ dưới sự điều hành ngu dốt của bộ chính trị. Tôi xin cảm ơn cụ thân sinh ra cháu đã dạy dỗ cháu nên người hướng thiện, biết yêu quê hương tổ quốc.

    NGƯỜI SAIGON

  7. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Dear Huỳnh Thục Vy,

    Chả cần dài dòng, chúng ta nên đi ngay vào điểm cốt lõi. Đó là bản hiến pháp giết chết dân chủ và ngạo nghễ công nhận độc tài, qua điều 7 (4?, chả cần nhớ chính xác làm gì) khẳng định, đảng CS là lực lượng chính trị duy nhất cầm quyền ở VN.

    Mất dân chủ ngay từ trong trứng nước.

    Hệ quả tất yếu là phải nặn ra cơ chế quái đản ĐẢNG CỬ DÂN BẦU !
    Và dĩ nhiên đẻ ra quái thai là cái quốc hội bù nhìn, chuyên làm tay sai cho CS.

    Nói tóm tắt, đảng CS là một tập hợp chính trị ngồi trên nhà nước CS, chỉ đạo toàn diện, nên trong đảng có các tổ chức lo về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự … Bởi thế người ta đã nói, một hình thức chính phủ trong chính phủ, Đảng CS là thứ siêu chính phủ, siêu chính đảng !

    Nhớ lại trong quá khứ không xa, CS cho phép hiện diện hai đảng cũ là Dân Chủ và Xã Hội để làm vật trang trí, bởi ngoại trừ ở thượng tầng cấu trúc có vài ba nhân vật của chính đảng này, còn kỳ dư là người của đảng viên CS giả dạng chen vào. Rồi khi cần thiết cho dẹp bỏ với lý do, đã hoàn tất nhiệm vụ lịch sử. Chả khác gì tờ báo Tia Sáng là nhật báo tư nhân đầu tiên sau 1975 ở trong Nam của Ngô Công Đức, sau một thời gian phải dẹp tiệm với lý do như trên.

    Một mai gọi là có dân chủ hóa, tạm cởi trói cho đa đảng, thì vẫn chưa có dân chủ, bởi mọi cái nằm dưới sự sắp đặt và điều động của CS.

    Đảng CS là biểu tượng sắc nét nhất của độc tài.
    Đó là hòn đá tảng ngăn cản mọi tiến trình dân chủ hóa đất nước.

    Kết luận:

    CS LÀ HIỆN THÂN CỦA PHẢN TIẾN BỘ, NGOAN CỐ VÀ PHẢN ĐỘNG NHẤT THẾ GIỚI
    PHẢI THỦ TIÊU CS BẰNG MỌI GIÁ TRONG THỜI GIAN NHANH NHẤT.
    VỚI CS KHÔNG CÓ ĐỐI THOẠI, MÀ BẰNG BẠO LỰC CÁCH MẠNG DÂN SINH VÀ DÂN CHỦ !

    Amsterdam, 02 tháng năm 2011

    Lại Mạnh Cường

  8. hoa nhai says:

    nguong mo em

  9. Cứu nước thóat khỏi chế độ độc tài cộng sản hiện hành tại Việt Nam là bổn phận và chách nhiệm của mỗi chúng ta….
    Đại biểu Quốc Hội nước CHXHCNVN hãy thức tỉnh từ bỏ chức danh ông nghị bù nhìn gật gù như con dối gỗ ,từ bỏ chiếc nghế thằng mõ thời hiện đại ngồi chờ bổng lộc từ đồng thuế sương máu của nhân dân .Cả nhân lọai tiến bộ đang theo dõi cách ăn bẩn của các ông đấy? hãy mở mắt ra mà học thiên hạ ,hãy nhìn sự tiến bộ của tác giả Huỳnh Thục Vi .
    Ông Nguyễn Phú Trọng ,ông Nguyễn Tấn Dũng ,ông Nguyễn Sinh Hùng,ông Lê Hồng Anh và các ngài
    cơ hội trong chính phủ bất hợp pháp độc tài XHCNVN hiện hành phải chịu chách nhiệm trước nhân dân và lịch sử về những chính sách phi đạo lý, mất nhân tính mà chế độ độc tài CSVN đã áp đặt tại Việt Nam .

  10. Lê Nguyen says:

    Rất cảm phục tinh thần cuả cụ ông thân sinh tác gỉa bài viết trên.
    Đã đến lúc nhân dân cần trả lời thẳng vào mặt họ rằng không đi bầu cũng là một quyền mà nhờ ơn “đảng ta” mới có đuợc, ai cũng biết sự thật là các ông không cần ai bầu thì các ông vẫn cầm quyền, Nhân dân còn bận kiếm sống, không có thì giờ rỗi để các ông giật giây như con rối mua vui cho các ông đâu!

Leave a Reply to Thanh tam