WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

WikiLeaks tiết lộ về con lai ở Việt Nam

Tình trạng của các “con lai Mỹ” còn ở lại Việt Nam sau khi Quốc Hội Hoa Kỳ đã đưa ra đạo luật năm 1987 tiếp nhận họ đến Hoa Kỳ với tư cách tị nạn, đã được trình bày qua một bức công điện đề ngày 17 tháng 5 năm 2000 gởi từ tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và vừa được WikiLeaks công bố hôm 28 tháng 4 năm 2011.


Theo trình bày trong công điện này thì sau hơn 10 năm, đời sống xã hội của hầu hết các con lai còn ở lại Việt Nam – khi đó trong lứa tuổi từ 24 đến 38 – đã được cải thiện đáng kể và không còn gặp nhiều khó khăn vì kỳ thị trên bình diện luật pháp cũng như tâm lý nữa.

“Con lai Mỹ,” như xác định trong đạo luật của Quốc Hội Hoa Kỳ với tên gọi “Amerasians,” là “người nước ngoài” sinh ra tại Việt Nam trong thời gian giữa 1 tháng 1 năm 1962 và 1 tháng 1 năm 1976 có bố là một công dân Hoa Kỳ, được thu nhận vào Hoa Kỳ cùng với gia đình họ. Công điện năm 2000 nói rằng không thể biết còn bao nhiêu đối tượng thuộc loại này ở Việt Nam nhưng vào thời điểm đầu năm 2000 mỗi tuần có khoảng 20 đơn xin tái định cư.

Trong quý 1 năm 2000 có hơn 200 đơn xin đi theo diện con lai và 61 hồ sơ được chấp thuận; tuổi trung bình của các đương sự này là 29, 18 còn độc thân, 1 đã ly dị, 1 ly thân, 41 người có gia đình trong đó 34 cặp có ít nhất là 1 con.

Qua phỏng vấn, chỉ có 2 người không có việc làm. 36 người nói rằng trong vòng 10 năm trước đó, họ cảm thấy được đối xử không khác mọi người. Một đương sự, cô Phương Thảo có chồng và một con gái sống tại Sài Gòn, nói rằng từ 1990 mẹ cô đã nhiều lần thúc giục cô xin hộ chiếu đi Mỹ nhưng cô muốn ở lại vì không muốn xa rời họ hàng và bạn bè.

Phương Thảo cho biết thêm là nhớ lại 10 năm trước nữa khi còn bé có thấy bị kỳ thị, bạn bè chế nhạo cô vì có bố Mỹ, không được nhập đoàn viên đoàn thanh thiếu niên Cộng Sản, và có thiệt thòi trong việc đi học cũng như xin việc làm. Nhưng bây giờ thì cô được đối xử bình thường như mọi người Việt khác, và khi cô lấy chồng Việt Nam năm 1993 cô được chấp nhận vào đại gia đình không có vấn đề gì.

Phương Thảo nhìn nhận là cô và chồng muốn xin đi Mỹ theo diện con lai nhưng sau khi ông chồng đã tốt nghiệp ngành nhạc sẽ có thể trở lại sống ở Việt Nam.

Một đối tượng khác, tên Hồng, nhà ở Quy Nhơn, nói rằng khi ông bố Mỹ bỏ mẹ cô thì cô cũng được đưa vào một cô nhi viện và sau đó bố mẹ nuôi xin về. Cô không bao giờ biết mặt bố, tới năm 1986 mới gặp lại mẹ một lần và bà này muốn cô đưa đi Mỹ nhưng cô từ chối vì muốn ở lại với bố mẹ nuôi.

Năm 1995, Hồng nạp đơn đi diện con lai nhưng hồ sơ bị bác vì nhân viên phỏng vấn không thấy Hồng có dáng vẻ Mỹ lai. Theo lời cô, đời sống có khó khăn nhưng không phải vì là con lai trừ ra khi còn nhỏ có lúc bạn bè gọi như vậy. Cô xác định là bây giờ được cư xử bình đẳng trong xã hội. Cô có một chiếc đò chở người ta qua vịnh và chồng cô là một ngư dân, cuộc sống có vất vả nhưng không phải hơn tất cả mọi người.

Bản công điện nói rằng kỳ thị trong công ăn việc làm là mối quan tâm chính của dân Mỹ lai. Qua 10 thăm dò ý kiến phỏng vấn các nhân vật lai, chỉ có một số rất ít nói là ít nhất có một lần không được thuê mướn vì màu da. Một số khác nói rằng họ thiếu trình độ học vấn. Một thanh niên 32 tuổi ở Biên Hòa cho biết chủ nhân đồng ý tuyển dụng anh nhưng chỉ tạm thời vì cho rằng một ngày kia anh sẽ đi Mỹ.

Bản công điện xác định là qua phỏng vấn và thăm dò, mặc dù mới chỉ qua một số ít mẫu, có thể kết luận rằng số phận của “con lai Mỹ” đã khá hơn không như 13 năm trước lúc đạo luật con lai được Quốc Hội đưa ra, cho rằng họ bị “kỳ thị, không tìm ra việc làm, phải đi xin ăn ngoài đường phố, buôn bán đồ lậu hay mãi dâm.” Cũng vào thời gian ấy, người ta nói rằng con lai cũng bị kỳ thị về việc lãnh phiếu thực phẩm, làm việc cho cơ quan chính quyền. Ngày nay (năm 2000) những việc này không còn nữa và phiếu thực phẩm cũng đã hủy bỏ.

Công điện cho rằng không thể phủ nhận vẫn còn một số trường hợp lẻ loi có sự phân biệt đối xử nhưng đó là do yếu tố tâm lý và truyền thống văn hóa Á Châu. Mặt khác hầu hết các con lai không được giáo dục đầy đủ ở tuổi nhỏ đưa đến nhiều vấn đề trong sinh hoạt cộng đồng. Nhưng nói chung, 15 năm sau khi chiến tranh kết thúc, những người có bố Mỹ mẹ Việt đã có thể tìm được điều kiện sống không có gì khác mọi người dân ở Việt Nam.

Nguồn: Người Việt

Phản hồi