WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Các vấn đề kinh tế: ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước VN. Ảnh: vietnamtoday.net

Nhà nước VN đang cố thu đô-la và vàng vào các ngân hàng để giúp cho việc xử dụng đồng bạc làm đơn vị tiền tệ duy nhất lưu hành trong nước. Nhân đây người viết xin bàn về một vài khía cạnh thiết thực của ngân hàng trong kinh tế.

Tại sao người ta gởi tiền vào ngân hàng? Trước hết để khỏi bị cướp hay đánh mất tiền mặt. Thêm vào đó có chút lời vì tiền giữ trong tủ sắt nằm chết không sanh lãi.

Nhưng lãi suất cần phải so sánh với lạm phát – tức là tiền mất giá. Thí dụ 1 ký thịt trước đây mua giá 100 ngàn nay tăng lên 120 ngàn tức tiền mất giá hay lạm phát 20%. Lãi suất ngân hàng nếu ở 15% nghe rất cao, nhưng ký thác 100 ngàn khi rút ra chỉ có 115 ngàn (không đủ mua 1 ký thịt) nên bị lỗ! Tiền chết bỏ vào ngân hàng cứ sẽ hao mòn dần nếu không bắt kịp lạm phát.

Vì thế khi tiền mất giá thì người ta thích đầu tư vào nhà đất hay nhu yếu phẩm. Chi tiêu xa xỉ có thể bị cắt bớt nhưng ai cũng cần ăn và ở nên những thứ này thường tăng giá nhanh hơn lạm phát.

Kế đó người ta muốn đổi ra vàng và ngoại tệ. Tiền mất giá vì nhà nước in thêm bạc nhưng vàng và ngoại tệ không tự động sanh ra được. Vì vậy mới có luồng kinh tế không chính thức trao đổi qua vàng và đô-la.

Ngược lại với câu hỏi đầu tiên, tại sao đôi khi người ta không muốn dùng ngân hàng? Có nhiều lý do khác nhau.

Thứ nhất là buôn bán qua trung gian ngân hàng để lại giấy tờ, dấu vết – tức là phải trả thuế. Hình như ít ai muốn trả thuế cho dù là Âu-Mỹ-Việt, nên nếu buôn bán bằng tiền mặt không có sổ sách thì tránh được thuế má!

Thứ nhì dù nhà nước cấm đoán nhưng người bán cứ nhất mực đòi vàng hay đô-la (không phải lỗi của họ vì ai cũng đều sợ tiền mất giá) thì bắt buộc phải trao đổi theo tiền tệ ngoài luồng.

Lạm phát càng cao thì người bán càng dễ gặp khó khăn: lãi suất vay mượn làm ăn tăng vọt, trong khi đó hàng bán ra rồi nhiều khi tiền thu vào không đủ để bù vào nguyên vật liệu đã dùng trong sản xuất. Do đó doanh nghiệp muốn trao đổi bằng ngoại tệ, còn không được thì ngưng sản xuất. Từ đó dẫn đến ảnh hưởng dây chuyền sanh ra thất nghiệp và khiến kinh tế trì trệ.

Lý do thứ ba dân chúng tránh vì sợ ngân hàng sập tiệm! Ngân hàng phá sản do cho vay cẩu thả, cho vay theo chỗ quen biết hay cho vay vì bị các thế lực bên ngoài áp lực phải đầu tư vào những công ty thua lỗ. Khi có tin đồn là ngân hàng không đủ tài khoản thanh toán khiến dân chúng hoảng hốt vội vã rút tiền thì tình trạng càng chóng nguy ngập.

***

Nhưng dù vậy, khi nền kinh tế phát triển trở lại thì dân chúng vẫn phải dùng ngân hàng vì nhiều lý do khác nhau:

Đã nói đến ở phần trên nhưng nhấn mạnh nơi đây, tài sản càng nhiều thì không ai dám giữ bạc mặt (cho dù là ngoại tệ hay vàng) vì sợ cháy nhà hay bị cướp bóc.

Buôn bán ở mức độ nhỏ hay trung bình (“trung bình” ở đây có thể lên đến vài triệu USD!) có thể không qua ngân hàng để khỏi khai báo và tránh thuế, nhưng bù lại cứ phải lo đòi tiền hay sợ bị quịt nợ! Thời giờ thay vì để khuyếch trương doanh vụ hay đi chơi nghỉ hè cứ phải dành cho đòi nợ!

Nếu người mua có sẵn tiền trong trương mục, người bán rút trực tiếp từ ngân hàng thì rất an tâm khỏi lo lắng. Nhất là khi kinh doanh phát triển đến mức buôn bán với người không quen biết ở xa hay cả nước ngoài không thể nào thiếu được ngân hàng.

Tuy nhiên ít ai giữ tiền mặt nằm chết trong trương mục (vì tiền sẽ mất giá) mà đa số lúc nào cũng tìm chỗ đầu tư để sinh lời. Do đó khi mua bán thường mượn tiền qua ngân hàng rồi sẽ trang trải thanh toán sau. Bù lại ngân hàng dựa trên quá trình chi thu để cung cấp điểm tín dụng thay vì bạc mặt. Người bán tuỳ theo điểm tín dụng nếu cao thì ưu đãi khách quý còn thấp thì phải đòi thế chấp hay tăng giá (do rủi ro cao).

Tại các nền kinh tế phát triển, điểm tín dụng quan trọng không kém tiền mặt. Vì thế chính ngân hàng và các công ty thẩm định tín dụng phải có uy tín lâu đời, được độc lập cho dù bị giám sát nghiêm ngặt thì người ta mới tin được. Bên cạnh đó là một nền báo chí tự do giúp phanh phui các yếu kém hay sai phạm.

Ngân hàng cũng giữ vai trò quan trọng cho việc thành hình các công ty lớn, vì không một cổ đông nào có thể đồng ý để tiền của chung lại do một hay vài cá nhân nắm giữ riêng.

Cuối cùng người ta cần mượn tiền ngân hàng. Thí dụ một cặp vợ chồng trẻ có thể chắt chiu dành dụm trong 20 năm để có 100 ngàn USD rồi vay thêm từ gia đình họ hàng để mua căn hộ nhỏ; hay nếu họ có việc làm tốt thì mượn ngân hàng ngay từ đầu để mua nhà rồi sau đó trả góp dần trong 15, 20 năm. Tình cảnh này suy rộng ra cũng giống như các công ty vay mượn vốn để khuyếch trương và qua đó đẩy nền kinh tế phát triển.

Để kết luận: khác với chế độ bao cấp, trong nền kinh tế thị trường mỗi người dân phải tự lo cho miếng ăn và đồng tiền mình làm ra. Nếu chính sách không phù hợp với thực tế thì ai nấy phải tìm mánh khoé để luồn lách, ảnh hưởng đến nền kinh tế bị tổn hại lâu dài.

© Đoàn Hưng Quốc

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Các vấn đề kinh tế: ngân hàng”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    NGÂN HÀNG VÀ TIỀN TỆ

    Công cụ quan trọng duy nhất của nền kinh tế (kinh tế thị trường hay kinh tế nào cũng vậy) không gì khác hơn chính là tiền tệ. Tiền tệ nói nôm na cũng chẳng khác gì xăng nhớt để làm cho chạy máy. Còn ngân hàng chỉ là các mạch chính điều hòa cho hệ thống tiền tệ đó hoạt động một cách hiệu lực nhất. Thế thì mọi hoạt động trong thực tế đều theo quy luật và theo các nguyên lý khách quan. Do vậy, chính sách kinh tế trong nhiều khía cạnh nào đó cũng chính là các chính sách tiền tệ và ngân hàng. Đây chính là đầu vào cho tất cả mọi hoạt động khác nhau khác. Và đầu ra cho các hệ thống khác nhau kia lại cũng chính là đầu vào đã nói và cứ tiếp tục như vậy. Vậy thì điều khiển hay quản lý một nền kinh tế không gì khác hơn là các nguyên lý khoa học, kỹ thuật khách quan để điều hòa một cách hiệu lực và kết quả của chính nền kinh tế đó. Ở đây rõ ràng thấy được hai khái niệm “khoa học” và “kỹ thuật” vẫn nổi lên chính yếu nhất. Điều này cũng có nghĩa mọi yếu tố ngoại lai, không cần thiết xen vào, tức là ngoài ý nghĩa khoa học và kỹ thuật, thì thực chất chỉ làm dềnh dàng, kém hiệu quả, nhiều khi khiến tắc tị, nhiễu loạn nền kinh tế, nếu quả thật nếu nó đi đến chỗ vượt quá ngưỡng cho phép chịu đựng của chính bản thân nền kinh tế, hay chính nó tạo nên các tác động mang tính khống chế nền kinh tế một cách hoàn toàn không cần thiết. Tất nhiên, khía cạnh đối nội hay nội tại của nền kinh tế và khía cạnh đối ngoại hay ngoại tại của nền kinh tế cũng còn là những yếu tố tương hỗ khá đáng quan tâm. Tuy vậy, thật sự nó cũng không thể đi ra ngoài hai khái niệm “khoa học” và “kỹ thuật” như đã nói đến trong các sự phối hợp chung. Tức thực chất đó cũng chẳng phải là điều gì khác ngoài những ý nghĩa hoàn toàn thuần túy khách quan như đã nói.

    VHT

  2. eddie mai says:

    kinh tế không thể phát triển lành mạnh khi hệ thống chính trị quản lý tùy tiện.
    tại sao việt nam bao nhiêu năm không chiến tranh mà kinh tế vẫn nghèo nàn lạc hậu .có rất nhiều lý do thảo luận nhưng cái chính là cái đảng cs làm cản trở sự phát triễn. ai ai cũng nói việt nam thay đổi lắm rồi nhất là mấy ông bà việt kiều ,đúng là thay đổi ,mỗi ngày điều khác nhau là lẻ thường .nhưng nếu nhìn kỹ một chút thì thấy đau buồn cho caí sự phát triễn của cs,chỉ có đảng giàu còn dân phồn vinh bất hạnh.
    nếu ai có tiền về việt nam làm ăn nhỏ như nhà hàng khách sạn khi làm ăn được thì công an nữa đêm đến kiểm tra hộ khẩu làm khách hàng sẻ không bao giờ trờ lại nữa vì mấy ông cán này cũng có nhà hàng ,khánh sạn như quí vị. như ông Trịnh vĩnh Bình Hoà Lan .
    thứ nữa việt nam có cái luật nếu tập trung từ năm người trở lên ca có quyền bắt bỏ tù .
    việt nam chưa có tiền chỉ dùng giấy thay cho tiền, thì nước nào cũng vậy lấy giấy in ra tiền phài không,vâng phài nhưng cái lầm lẫn là tiền các nước có bảo chứng còn tiền việt thì chính sách của đảng , đảng muốn in bao nhiêu thì tuỳ ý đảng không cần thông qua quốc hội việt nam là nghị gật. đảng bán đất nghị gật gù không hay . tại sao cs giàu quá .việt nam có hai hệ tiền ,tiền việt gọi là ĐÔNG cho dân dùng trong nước còn đảng dùng Đollar để ban giao,cs lập kinh tài ở nước ngoài,khuyến khích việt kiều gởi tiền dollar giữ lại ở nước ngoài rồi giao giấy tiền đồng cho thân nhân ở việt nam có gì khác không .vâng không thay đổi giá trị lắm cho người nhận nhưng làm giàu cho cs tự in tiền giấy không bảo chứng ,không kiễm soát ,không ai biết rồi đổi lấy dollar đó là chính sách của đảng ta .

Phản hồi