WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngô Bảo Châu- hơn một nhà toán học tài năng

Ngô Bảo Châu

Báo An ninh Thế giới Giữa tuần vùa đăng bài “Về sự ngộ nhận của Giáo sư Ngô Bảo Châu”. Cùng ngày, tựa đề của nó được đổi thành  “GS Ngô Bảo Châu quá tùy tiện… khi phát ngôn” để đăng lại trên báo Đất Việt. Hiện tượng đó chứng tỏ rằng người ta muốn xác lập giá trị của bài bút chiến này trên báo Đảng. Kể ra, tầm trí tuệ và văn hóa của bài viết đã tỏ ra có phần hơn một số bài báo đã từng tham gia các chiến dịch hạ nhục, bôi bẩn các nhà bất đồng chính kiến khác, trong đó có cả những bậc tiền bối cách mạng như Nguyễn Hộ, Trần Độ …

Trong bài, tác giả Quý Thanh có những câu khả dĩ có thể tiếp nhận như: “Việt Nam rất cần những anh hùng. Tuy nhiên, những anh hùng của thời hiện đại không thể giống những Hector, Turnus hay Kinh Kha ngày trước. Cả thế giới đang bước vào thời kỳ mà trí thức quyết định phần lớn những tiến bộ trong xã hội. Người anh hùng của hiện tại trước hết phải là những người có trí tuệ, có trái tim, có tầm vóc văn hóa và kỹ năng đối thoại với thế giới” (1).

Đúng vậy, ngày nay không nên có những anh hùng cơ bắp, với cái đầu mụ mị bởi những thứ gọi là “chủ nghĩa” là “Đảng” để hết Cải cách Ruộng đất, phá đình chùa, tiêu diệt công thương … lại dương cao khẩu hiệu “còn Đảng còn mình” sẵn sàng dìm đồng bào mình trong “bể máu Thiên An Môn”.

So với mong ước: “Người anh hùng của hiện tại trước hết phải là những người có trí tuệ, có trái tim, có tầm vóc văn hóa và kỹ năng đối thoại với thế giới” (1), Ngô Bảo Châu và Cù Huy Hà Vũ đều có những yếu tố tương thích.

Để nghiêm túc và chặt chẽ, thiết nghĩ chưa nên xưng tụng họ là những anh hùng, tuy nhiên hiển nhiên rằng họ đã có những biểu hiện anh hùng, có hành động anh hùng.

Trước hết, hãy xem anh hùng đã được định nghĩa là gì? Theo Đào Duy Anh: “Anh là vua loài hoa, hùng là vua loài thú. Anh hùng là người hào kiệt xuất chúng”. Theo Vương Thông: ”Anh là người tự biết mình, hùng là người tự thắng mình”.

Ít ra, cả hai người này đều đã biết tự thắng mình.

Trong lĩnh vực tóan học, Ngô Bảo Châu đã phấn đấu để trở thành “niềm tự hào của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện tại, GS là biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc”(1). Quý Thanh đã đánh giá như vậy, và nhắc nhở rằng: “Cuộc sống thì rộng hơn toán học và mang nhiều những phức tạp trong mỗi toan tính của con người”(1). Vậy mà, sao Ngô Bảo Châu còn dám đa đoan với những vấn đề cuộc sống trong khi làm toán để đạt được mức như Quý Thanh đánh giá tưởng đã phi thường. Chứng tỏ Ngô Bảo Châu đã dám vượt lên chính mình nhiều nhiều lắm, bởi vì riêng toán học đã được xem là vào loại khó nhất trong các môn học.

Hơn thế nữa, Ngô Bảo Châu còn đã cố tự thắng mình. Tự thắng mình mà vượt qua sự sợ hãi. Biết rằng Ngô Bảo Châu rất quan tâm đến điều này, biểu hiện ở chỗ anh đã chọn tiêu đề “Về sự sợ hãi” để đặt tên cho cái mẩu ghi chép về Cù Huy Hà Vũ.

Nhìn nhận “Về sự sợ hãi” như một trọng điểm trong các vấn đề xã hội Việt Nam ngày nay chứng tỏ NBC không chỉ là một nhà tóan học tài năng.

Sự sợ hãi đã uy hiếp, đã tàn phá, đã ngăn trở xã hội ta rất đau lòng, song thử hỏi mấy ai mà không sợ hãi cho được. Luật pháp có thể đưa con người vào máy chém hay lên giá treo cổ; nhưng không, ở đây chỉ có chuyên chính vô sản, vậy mà hơn thế, chuyên chính vô sản Trung Quốc đã từng cho tổng bí thư Triệu Tử Dương của họ chết bó chiếu, CCVS Việt Nam thì bắt ông tướng đã làm nên “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu” đi lo việc chị em sinh đẻ có kế hoạch ….

Ngô Bảo Châu thì không sợ hãi những điều khủng khiếp đến thế có thể xẩy ra đối với mình, Nhưng, sẽ còn đâu sự sủng ái mua chuộc gần như tuyệt đỉnh mà người ta đã cho diễn ở đại hội trường Mỹ Đình, trên tivi, trên khắp các trang báo Đảng. Thay vào đó, nhỡn tiền tạm thời là mấy bài báo này đã, rồi ra, cha mẹ, anh em sẽ thế nào?!.

Sự thực là Ngô Bảo Châu không đánh giá cao Cù Huy Hà Vũ, “không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ” (2) vì “Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”(2). Nhưng, NBC đã ví CHHV “Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ” (2) chỉ vì “ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình” (2). NBC cho rằng như thế tức là CHHV đã “thể hiện mình như một con người không tầm thường” (2).

Chữ nghĩa rành rọt, ý tứ chặt chẽ, diễn đạt chừng mực lắm chứ đâu có chuyện “ngộ nhận”, đâu có chuyện “quá tùy tiện… khi phát ngôn” như nhà báo cố tình thóa mạ.
Cái câu: “Dù sức mạnh bạo lực không còn được tôn vinh nhưng giá trị của nhân cách và trí tuệ vẫn là những yếu tố bất biến để tạo nên một anh hùng” (1) của QT chỉ đúng ở nửa sau. Vì sức mạnh bạo lực vẫn còn là định mệnh với những số phận mà CHHV dám công khai đương đầu một cách quyết liệt nên NBC xem đấy là hành động anh hùng, bất kể những dòng sau đây có đúng hay không:

“Nhìn lại cả quá trình, Vũ chưa bao giờ biết hy sinh cho xã hội. Vũ kiên quyết giữ căn nhà 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội như một tài sản cá nhân thay vì chấp nhận để Nhà nước xây dựng một phần thành Bảo tàng Xuân Diệu, một công trình mang tính cộng đồng. Những đơn kiện chẳng giống ai chỉ là những scandal nhằm đánh bóng tên tuổi Vũ. Chỉ khác với giới nghệ sỹ đánh bóng mình trên sân khấu, Vũ đánh bóng mình trên vũ đài chính trị” (1).

Quý Thanh chê trách NBC đã “quá tùy tiện” khi so sánh CHHV với mấy anh hùng trong lịch sử: “So sánh ấy thật sự là một điều đáng tiếc cho hình tượng của Hector, hoàng tử thành Troy, vua Turnus của người Rutuli hay tráng sỹ Kinh Kha người nước Vệ. Những con người ấy trong tất cả những điều kiện tương ứng của thời đại đã đạt tới tầm vóc của anh hùng nhờ vượt lên những cám dỗ tầm thường của cuộc sống. Kể cả ham muốn sống với họ cũng trở thành nhỏ bé khi đi đến cùng những giá trị tinh thần của mình” (1).

Sự thưc, họ không lý tưởng đến thế đâu.

Ban đầu Hector không tán thành cuộc chiến giữa người Hy Lạp và dân thành Troia. Khi thất trận Hector đã cúi mình xin Achilles đừng làm nhục xác mình, mà trao trả cho vua Priam để mong được an táng theo đúng nghi lễ và ngõ hầu được đời sau phúng viếng, nhưng đã bị Achilles từ chối.

Kinh Kha thì là người nước Vệ, nhưng đã bất mãn rời bỏ quê hương vì không được vua Vệ trọng dụng. Tới nước Yên ông đánh bạn với Cao Tiệm Ly và một người bán thịt chó, cùng nhau uống rượu và ca hát suốt ngày. Đến khi được thái tử Đan nước Yên cử đi ám sát Tần Thuỷ Hoàng, Kinh Kha đã thuyết phục Phàn Ư Kỳ tự sát để không bị Tần Thủy Hoàng lấy đầu. Lấy cớ dâng đầu Phàn Ư Kỳ, Kinh Kha đã có cơ hội tiếp cận và đâm Tần Thuỷ Hoàng. Vì đâm trượt, Kinh Kha bị Tần Thủy Hoàng chém gẫy tay rồi bị lính Tần giết chết.
Trở lại bài viết của NBC. Rất ngắn gọn, NBC chỉ ra rằng CHHV phải đối mặt với số phận vì “Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết” (2). Quả vậy, đối diện với những tình huống, những con người như vậy thì nguy hiểm vô cùng chứ. Bắt người bằng hai bao cao su, xử án bằng “quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng” thì đúng họ là những kẻ cố cùng rồi còn gì, mà dân gian thì đã bảo ”Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân”.

Đối với Quý Thanh, có thể xem là không chính xác và hơi nhảm nhí khi nhà báo lên giọng châm chích, bảo ban: “Trong khi đó hơn một nửa cuộc đời mình GS Ngô Bảo Châu làm việc, học tập và nghiên cứu ở châu Âu. Lĩnh vực chuyên môn và chắc chắn cũng là lĩnh vực GS dành nhiều thời gian nghiên cứu nhất là toán học. …. Phải sống trên chính đất nước của mình, thấu hiểu từng niềm vui, nỗi buồn, từng thành công, khổ cực của con người mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ” (1).

Có phải cứ “Phải sống trên chính đất nước của mình ” thì “mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ” ở đây?. Trong thời đại thông tin, với cái đầu “nobel tóan học” lại đã từng sống nửa quãng đời trên đất mẹ, ai có thể đặt đúng được cái bất đẳng thức về mức “hiểu phần nào thực tại đang diễn ra” giữa NBC và QT. Huống chi, người thì tỉnh táo, khách quan; người thì bị đeo cái lăng kính “Định hướng XHCN”.

Tuy nhiên, có thể khen thêm Quý Thanh về một câu viết rất đúng: “Hệ quả là chính GS (Ngô Bảo Châu) cũng được biến thành một kiểu biểu tượng về trí tuệ uyên bác trên các diễn đàn. Là một tài năng trong lĩnh vực toán học, GS đã được đám đông mặc định như một trí tuệ ở một ngạch khác bao trùm hơn: hình ảnh của GS đã trở thành một cái gì đó hao hao như một nhà triết học, một nhà chính trị học, một nhà xã hội học có khả năng phán xét đúng sai cho mọi vấn đề trong cuộc sống Việt Nam (1).

Hơn một nhà tóan học tài năng, một nhà triết học, một nhà chính trị học, một nhà xã hội học, NBC đã biết công khai thét lên lời của một công dân yêu nước chân chính: “Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này” (2).

Và dõng dạc phán quyết như một lãnh tụ: “Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn. Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”(2).

Hà Nội, 14 tháng 5 năm 2011

© Nguyễn Thanh Giang

© Đàn Chim Việt

——————————————-
Ghi chú:
(1) Quí Thanh -  GS Ngô Bảo Châu quá tùy tiện… khi phát ngôn
(2) Ngô Bảo Châu – Về sự sợ hãi

Truyện thần tiên về Đỗ thị Minh Hạnh
Thơ viết sau khi đọc bài viết “Thương Hạnh lắm” của bác Nguyễn Thanh Giang trên Đàn Chim Việt
…đôi mắt Em rất đẹp
Tâm hồn em sáng trong
Vì bất công tranh đấu
Vì cơm áo công nhân.
Em đứng lên!
Em đứng lên! vượt lên nhà tù
từng cửa ô-từng cửa ô!
hàng song sắt lô nhô
Em đứng lên!
truyện thần tiên mong chờ
cùngViệt Nam
vang khúc hát tự do
Em đứng lên!
Cùng toàn dân dựng cờ
cờ Tự Do
Cờ Hạnh Phúc- Ấm No
Em đứng lên!
thề đập tan nhà tù
Cùng Dân Oan
diệt hết lũ tham ô
Em đứng lên!
Thề đập tan độc tài
Cùng Công Nhân
Ta xây đắp tương lai
Em đứng lên!
về Mỹ Phong luận bàn
lập công đoàn
chống bóc lột công nhân!
Em đứng lên
Vì Khát Vọng Ngàn Đời
Đốt Tim Mình
Làm Ngọn Đuốc sáng soi
Em đứng lên!
Ôi ! khí phách lạ thường
Xứng danh là
Con cháu Triệu Trưng Vương!
Xuân Hương
May, 2011

26 Phản hồi cho “Ngô Bảo Châu- hơn một nhà toán học tài năng”

  1. hồ gươm says:

    Báo chí chính thống tung hô ông Ngô Bảo Châu mà các vị lề trái cũng không thoát khỏi cái bệnh quê mùa vớ vẩn đó. Thử hỏi ông NBC làm được gì để được coi là lãnh tụ, nhà triết học, nhà xã hội học, nhà chính trị học?

    Đối với mọi tiếng nói dân chủ, chúng ta phải có thái độ bình đẳng, không nên tâng bốc những nhân vật nổi tiếng. Có thế mới khuyến khích được những người dân bình thường cùng cất tiếng.

    So với các hành động can trường và sáng tạo của các bạn trẻ Huỳnh Thục Vy hay Nguyễn Anh Tuấn, bài viết “Về sự sợ hãi” của ông NBC ở mức độ vừa phải, thậm chí ông NBC còn muốn bảo vệ chế độ này (thì ông ấy mới khuyên chánh án Nguyễn Hữu Chính không nên dùng sự cẩu thả và sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ). Sau khi viết xong, thì ông NBC cũng đóng luôn blog và không dám ký cả vào kiến nghị đòi thả ông Cù Huy Hà Vũ do nhóm bauxit chủ trương.

    Nên công tâm với tất cả mọi người. Không nên ca ngợi thái quá. Ca ngợi người này thái quá là vô tình hạ thấp kẻ khác. Chẳng phải bình đẳng là mục đích chính của dân chủ hay sao?

    • Võ Hưng Thanh says:

      Hình như cách viết kiểu thế này vẫn còn chưa chín và vẫn còn nhiều cảm tính.
      VHT

  2. nvtncs says:

    Xi đề nghị ĐCV đăng thên thật nhiều, càng nhiều càng tốt, bài về GS Ngô Bảo Châu, phân tích từng chữ nhà thiên tài toán tuyên bố, về mọi chủ đề như chính trị, kinh tế, vật lý, hóa học, y khoa, vv…
    Rất có thể, GS Châu sẽ đạt giải Nobel về mấy môn trên luôn trong tương lai.

    Điều đăng bài về ông Châu chắc không khó; chỉ cần in lại những bài báo trong nước đã viết về ông Châu.

  3. Đất nước rất cần những con người tài giỏi như GS Ngô Bảo Châu,ngoài lĩnh vực chuyên môn GS hãy bằng lương tâm và lý tưởng trong sáng và cao cả đồng hành cùng dân tộc cứu nước thoát khỏi thể chế độc tài hiện hành tại Việt Nam (Âu Lạc)…..
    Chúng ta hãy dùng thuyết tương đối để giải bài toán chống độc tài bất công tại Việt Nam……
    “Đảng Cộng Sản độc tài Việt Nam muôn năm” là một thuyết( tuyệt đối) trái với quy luật tự nhiên ? GS hãy giải bài toán làm thế nào để Việt Nam Quê Hương tôi có được một chính quyền thực sự
    (do Dân và vì Dân);chú ý ( gian lận và thủ đoạn) là sở trường mà con người thường hay sử dụng triệt để nhất là trong chính trị ?
    Chúc GS mạnh khỏe và vượt qua tường lửa để cứu Nước cứu dân…..
    Mong thay
    Việt Nam (Âu Lạc)

    • Nguyen V N says:

      Bạn Âu lạc hơi thơ ngây nhé.
      NBCđâu cần vượt tường lữả tường lữa đó là những là nhũng người bảo lãnh , che chở ,quảng cáo thái quá cho NBC. NBC dư điều kiện đì đì về về Hà nôi Paris thì tường lữa nào cản nỗỉ chỏ nào cũng có biệt thự tráng lệ mà không cầ kéo cày 50 chục năm cũng chưa mua đươc như đông bào ta.
      Thân mến
      Nguyen V N

  4. nguyenha says:

    k/g Ô Nguyễn thanh Giang,
    Chúng ta không nên có nhận xét”thái quá”về GS NBC,khi nói Ông hơn nhà tóan học tài năng,nhà triết-
    học…Hãy dể Ô NBC ở trong vị trí Tóan học ,mà Ông yêu thích.Những lời tán-tụng không dâu, có khi
    vô-tình dẩy Ông Châu sang một lãnh vực khác,mà Ông không có chuyên-môn.Lịch sử nhân-loại vẩn còn dó nhà khoa học Lavoisier của Pháp,dã bị tử-hình sau cách-mạng 1789,chỉ vì trước dó Ông
    làm Giám dốc Sở Thuế. Cái “tầm thường”da số của người Việt chúng ta Là “thấy sang bắt quàng
    làm họ”!! Tiếng nói của Ô NBC ở những lãnh vực khác,chưa chắc có tác dụng bằng tiếng than-khóc
    của Lương-dân dưới chế-dộ CS,mà cụ thể là dân oan ở Cồn-Dầu(DN).Hình ảnh Ô NBC chìa tay nhận
    “ngôi nhà tình nghĩa”từ nhà-nước, dã cho phép chúng ta thẩm-dịnh lại thế nào là Lòng Tự Trọng??
    Dây có phải là thái dộ mà Ông gọi là “hơn cả nhà tóan học tài năng,nhà triết học…”không?Riêng
    cá nhân tôi rất”ngờ vực”,mặc dầu chúng ta không thể so sánh Ô Quý Thanh,vô danh tiểu tốt với GS Châu dược.

    • Builan says:

      Có nghiã là tôi trân trong,
      hay thân thiện hơn là: Tôi đồng tình với NGUYENHÀ :
      “Cái “tầm thường”da số của người Việt chúng ta Là “thấy sang bắt quàng
      làm họ”!! Tiếng nói của Ô NBC ở những lãnh vực khác,chưa chắc có tác dụng bằng tiếng than-khóc
      của Lương-dân dưới chế-dộ CS,mà cụ thể là dân oan ở Cồn-Dầu(DN).Hình ảnh Ô NBC chìa tay nhận “ngôi nhà tình nghĩa”từ nhà-nước, dã cho phép chúng ta thẩm-dịnh lại thế nào là Lòng Tự Trọng?? …..Riêng cá nhân tôi rất”ngờ vực”,mặc dầu chúng ta không thể so sánh Ô Quý Thanh,vô danh tiểu tốt với GS Châu dược. ” (thôi trich)

      Tôi cũng vậy ! Chê GS Ngô Baỏ Châu . Không dám mô !
      Tuy nhiên, đã là đông tình với NguyenHa nên tôi tự tin, và nghĩ rằng: “Một anh chăn trâu,ngồi ngất ngương thôỉ sáo trên mình trâu , cũng có thể chê anh Nhạc sĩ danh tiếng không biết thổi saó chứ bộ !”
      Vì vậy, tôi thất vọng, tương chừng như GS Châu không là gì cả từ khi anh và gia đình anh “CHIÀ TAY” !!!!! Ngưòi đáng trách hơn hết là ông bà cụ nhà anh đã vì lòng tham mà không giúp gì cho con mình – Một nhân tài còn non dạ !!! Tôi kính trọng nhân tài .nhưng tôi chê hành đông ….

    • Võ Hưng Thanh says:

      Nhìn vào cái chung thì mọi người dễ gần nhau. Nhìn vào cái riêng thì mọi người dễ xa nhau. Nên thông cảm lẫn nhau về những cái riêng nêu nó có cơ sở khách quan cần thiết nào đó mà đừng nên câu móc.
      VHT

  5. Minh says:

    Tôi đồng tình với quan điểm của Võ Thế Hưng.
    Không đồng tình với quan điểm của một số nhận xét xem nhẹ hay nặng về tính triết lý của câu nói mà GS Châu đưa ra. Vì thực tế thì GS Châu chỉ nói thật thôi chứ có gì đâu mà phải bàn luận nhiều – cái này thể hiện tính Toán học trong con người GS.
    Chú ý thế này: Sống ở đâu (nước nào) đi chăng nữa thì sự thật luôn luôn là sự thật!

  6. Võ Hưng Thanh says:

    NÓI THÊM VỀ NGÔ BẢO CHÂU

    Ngô Bảo Châu là một chuyên gia toán học thật sự ưu việt, xuất sắc của VN hiện nay. Tầm vóc của NBC là tầm vóc quốc tế có dạng khá đặc biệt trong chuyên ngành toán học, đó là điều rất đáng trân trọng và rất đáng mừng từ xưa đến nay. Nhưng Châu hoàn toàn không chỉ biết sống trong tháp ngà tri thức thuần túy. Châu còn luôn để ý đến cả các khía cạnh thực tiển của cuộc đời. Qua một số các bài viết thật sự cần thiết của chính anh đã cho thấy điều đó. Đó chính là điều đáng trân trọng hơn nữa. Riêng trong bài phê phán về Cù Huy Hà Vũ, Châu đã biết một cách thẳng thắn, không binh ai hay là có ý bỏ ai. Tất nhiên, Châu chỉ viết theo cảm xúc chân thực của mình. Châu có khía cạnh chê Vũ, mà cũng có khía cạnh khen vũ. Tất nhiên, quyền nhận xét về Châu ra sao, vẫn còn tùy theo ý kiến riêng của nhiều người khác nữa. Nhưng điều đáng quý nhất của Châu, là chê Vũ mà không sợ qua đó bị người khác chê mình, khen Vũ mà cũng không sợ qua đó khiến người khác đả kích mình. Đây đúng là thái độ trí thức thật sự rất đáng khen của Châu. Hẳn nhiên mọi sự khen chê ở đời đều tương đối. Nó cũng còn có thể biến đổi mỗi lúc tùy theo sự chuyển biến của đối tượng. Cũng như tùy theo cả sự chuyển biến về tâm lý nào đó về sau của người khen hoặc chê nữa. Nhưng nói cho cùng, thái độ trí thức chân chính vẫn luôn là thái độ thẳng thắn, chân thành, cởi mở, không e ngại, không dụ nịnh, và khen hay chê điều gì đó, cũng chỉ nằm trong ý hướng vì ích lợi chung, không phải chỉ thuần túy do mục đích riêng tư nào đó của mình. Còn xét về tính khách quan của điều đó có hay không, cũng còn tùy theo cả người thứ ba nữa, là liệu họ có thật khách quan khi phán đoán về tính khách quan hay chủ quan dó của người khác đã phát biểu có liên quan đến đối tượng được nói đến không nữa. Nên nói tóm lại, thái độ đúng đắn, trí thức, có chừng mực mà người trí thức quan niệm, nếu có, hay bắt buộc phải có của họ, vẫn luôn quan trọng hơn cả mọi điều gì họ chính họ đã có dịp phát biểu. Ngô Bảo Châu quả là người có tầm sâu về lý thuyết, mà cũng là người không hề xa lánh thực tế. Và điều đáng khen nhất ở Châu chính là như thế.

    VHT

    • hien nguyen says:

      Ông Võ Hưng Thanh có thể giải thích vì lý do gì mà ông khẳng định: ông Ngô Bảo Châu “chê Vũ mà không sợ bị người khách chê mình, khen Vũ mà cũng không sợ bị người khác đả kích mình”. Nhân tiện cũng giải thích luôn lý do tại sao ông Ngô Bảo Châu đầu tiên thì đóng phần comment, sau đó đóng hẳn blog Thích Học Toán?

  7. Tien Pham says:

    “Tám năm sau đó”

    Phải là “mười tám năm sau đó”. Xin lỗi. Tôi tính nhẩm trong óc, thành ra tính sai!

  8. Tien Pham says:

    Tôi hoàn toàn đồng ý với ông NTG khi ông cho rằng kô hẳn “cứ ‘[p]hải sống trên chính đất nước của mình’” thì “‘mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ’ ở đây”. Hơn thế, tôi cũng chiêm nghiệm ra được rằng, có ra ngoài nước mới thấy được nước “của mình” lạc hậu như thế nào, mới hiểu được tại sao lại như vậy. Mà tôi cũng nghe nói rằng ông NBC qua Âu Châu du học vào năm 1992, vào lúc ông được khoảng 20 tuổi. Tám năm sau đó, ông nhận giải thưởng Fields, vào năm 2010. Thành ra khi nói “hơn một nửa cuộc đời mình GS Ngô Bảo Châu làm việc, học tập và nghiên cứu ở châu Âu” là sai. Tôi thiết nghĩ, là 1 người thông minh, khi xuất dương du học, có nhiều cơ hội để đối chiếu những hoàn cảnh xã hội ở VN và các nước trên thế giới như thế nào, thì ông NBC mới có thời gian để nghiệm, để “‘hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ’ ở đây”. Tôi thấy ai có đầu óc cũng sẽ phải nghĩ như vậy.

  9. Trần Hữu Cách says:

    Về những người hâm mộ tài năng toán học của Ngô Bảo Châu, tôi chia sẻ niềm hâm mộ của họ.

    Tuy nhiên, tôi thấy mọi người đã đi quá trớn khi xem ông Châu như một nhà tư tưởng hoặc một lãnh tụ — như tác giả bài viết trên đây. Nhất là khi hầu hết chúng ta tiếp cận với ông lần gần đây nhất là qua một trang blog mà ông gọi là “chùa”, nơi ông dùng bút hiệu có chữ “Thích” trong tên của các nhà sư.

    Thành thực mà nói, tôi đọc bài cuối trong trang blog của blogger Thích Học Toán xong, thấy nó bình thường kiểu như những bình luận sắc và dí dỏm của một số người nổi tiếng nước ngoài.

    Nếu chỉ xem đó là lời bình luận trên một khía cạnh nhỏ của cả câu chuyện, kiểu như các danh hài vẫn hay làm, thì đó là một đoạn blog lý thú, cho thấy vấn đề dưới ánh sáng khác. Quan trọng là phải đọc dưới ánh sáng khác, một thứ ánh sáng gì như sự chế diễu, châm biếm, đầy nước đôi lấp lửng.

    Điều đáng tiếc là người ta đón nhận mọi ý kiến của ông Châu như những định lý (hoặc tệ hơn, như chân lý), cho nên họ không thưởng thức được cái nụ cười liếc nghiêng của lời bình luận.

    Một điều khiến tôi cho rằng Ngô Bảo Châu còn phải học hỏi nhiều, đó là sự thiếu sót của ông khi đề cập đến Cù Huy Hà Vũ. Sự đánh giá của ông Châu về ông Vũ còn đứng trên căn bản đồng ý hay không đồng ý với nội dung những luận cứ của ông Vũ. Về lãnh vực này, ông còn chưa bằng được Nguyễn Anh Tuấn, người sinh viên nhìn thấy được tầm mức di sản của ông Vũ để lại cho nền công lý Việt Nam. Nghĩa là: bất kể điều ông Vũ chủ trương và biện luận có đúng hay không — những điều này nên được đánh giá ở một tòa án đúng nghĩa — các cuộc đấu tranh của ông lớn lao ở chỗ nó làm cho mọi người ý thức được là chuyện đúng sai ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được thiết lập qua một tiến trình pháp lý, mà vẫn chỉ do thế lực đương quyền định đoạt. Mà thế lực đương quyền vẫn ở ngoài vòng luật pháp, hay nói cách khác là luật pháp chưa được thượng tôn ở Việt Nam.

    • Bac Pham says:

      Xin được đồng ý hoàn toàn với nhận xét của ông. Ông đã nói lên được điều tôi nghĩ chỉ qua vài câu văn ngắn và gọn. Cảm phục ông; hãy sáng suốt để đánh giá nhận định từ mọi người, nhất là trên mạng, nổi tiếng hay không…

  10. …. Phải sống trên chính đất nước của mình, thấu hiểu từng niềm vui, nỗi buồn, từng thành công, khổ cực của con người mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ”

    Nếu GS Ngô Bảo Châu còn sống ở VN, chắc chắn sẽ thành người chăn trâu ngêu ngao hát bài ca Phạm Duy ” ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ…nhưng ông có trí khôn là nhờ những người đi trước như GS Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường và gần đây nhất là Thầy Nhất Hạnh, anh Trần Trường cho nên GS Châu quyết định bỏ thiên đường VC mà VC dành nhiều cảm tình khó hiểu cho GS Châu và ông biết không trước hay sau kẻ trí thức sẽ bị VC bắt chanh bỏ vỏ. GS Châu sinh ở VN và ông học dưới mái Trường VC nên Quý Thanh viết giòng trên, mọi người cảm thấy thừa.GS Châu hiểu VC hơn quý Thanh nhiều, đó là điều không thể chối cải. Nếu GS Châu không hiểu VC thì ông đã sống bám trong ngôi nhà mà VC tặng và ở lại miền đất tủi nhục mà chỉ có kẻ bợ đít như Quý thanh mới che mặt, trơ trẻn sống chết với đảng bằng châm ngôn còn đảng còn mình.

    Quý Thanh là người ngồi đáy giếng, đứa bé còn nằm trong cái nôi VC, được ru bằng lời ca, điệu hò có tính cách tuyên truyền, uống giòng sửa Karl Marx Lénin, nên đầu óc đầy tưởng tương, chưa hiểu những biến chuyển của thế giới trên miệng giếng nên luận chữ anh hùng thiếu tầm nhìn rộng và sâu. Sống với VC là sống với bốn bức tường sắc, bị bưng bít thông tin, nữa chữ cũng làm thầy mà một chử cũng muốn làm thầy nên thích dạy đời cho nên VN ta có câu ca dao bất hủ.
    Chừng nào giấy bạc xài xu
    Thằng khôn đi học thằng ngu day đời.

    Tốt nhất Quý Thanh xin đảng sang tây phương du học để mở mang kiến thức, sống trong nước chỉ lập đi lập lại cái giọng Kách mệnh nửa mùa,chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Ngay người dân VN sống trong nước chỉ luẩn quẩn trong khu vực của mình, đi đâu cũng bị tóm cổ. Đời sống gò bó như vậy đủ thấy VC văn minh như thế nào.Chúng tôi xin trích dẫn bài thơ nhân quyền của Tú Kêu để chứng minh cho điều ấy.

    Việt Nam quyền con người
    Người được quyền đi lại
    Quanh quẩn trong vùng thôi
    Ra ngoài bị tóm cổ

    Việt Nam quyền con người
    Người được quyền cư trú
    Nơi chỉ định mà thôi
    Ra ngoài cũng tóm cổ

    Việt Nam quyền con người
    Người được quyền phát biểu
    Ca tụng đảng mà thôi
    Ngoài ra bắt tự kiểm

    Việt Nam quyền con người
    Người được quyền đau khổ
    Ðược quyền khóc trước cười
    Ðược quyền chui xuống mộ
    Quý Thanh là con người ấy và rất đúng với bốn câu thơ của Tú Kêu
    Người được quyền phát biểu
    Ca tụng đảng mà thôi
    Ngoài ra bắt tự kiểm
    Đầu óc Quý Thanh là như thế, con người mù quáng lý tưởngn VC, có đúng với thực tế của câu thơ trên không?

    • Le Ba says:

      Tôi rất yêu qúy công an Qúy Thanh trong lúc này, vì anh ngu dại hơn là ngành công an cho phép.

Leave a Reply to Võ Hưng Thanh