WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng

CWIHP

13-04-1968

Mô tả: Chu Ân Lai thảo luận với Phạm Văn Đồng về việc Việt Nam nên hành động như thế nào khi đối mặt với bất ổn của Mỹ ở trong nước Mỹ và các cuộc đàm phán ở Việt Nam.

Chu Ân Lai: … Theo lập trường trước đó của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt), nếu Mỹ không ngừng ném bom hoàn toàn và vô điều kiện, không thể có bất kỳ cuộc nói chuyện nào (1). Nhưng tuyên bố ngày 3 tháng 4 của Chính phủ Bắc Việt là một bất ngờ không chỉ cho người dân thế giới, mà còn bất ngờ ngay cả với các đối thủ của Johnson. Tuy nhiên, trong tuyên bố của các ông, các ông chỉ sử dụng từ “liên hệ”. Các ông đã có các mối liên hệ bí mật trước khi hạn chế ném bom. Bây giờ với tuyên bố này, các ông đã công khai các mối liên hệ kia. Và, đối với nhân dân thế giới, đó là sự thỏa hiệp của các ông phần nào, và giúp Mỹ giải quyết các khó khăn của họ.

Bộ Chính Trị (Khóa III) quyết định mở chiến dịch tết Mậu Thân. Ảnh minh họa từ Việt Báo

Sau các cuộc tấn công Tết Mậu Thân, Hoa Kỳ đã cố gắng che giấu những khó khăn của họ. Sau khi [tướng Earle] Wheeler đến thăm Sài Gòn, ông ta trở về Washington và nói chuyện với Tổng thống Johnson và [tướng William] Westmoreland. Họ đã phải thừa nhận những khó khăn… Westmoreland lúc đó xin thêm 200.000 quân nhưng Quốc hội Hoa Kỳ và chính phủ từ chối …

Các cuộc bầu cử sơ sơ bộ ở một số tiểu bang cho thấy, số phiếu dành ​​cho Johnson đã giảm chỉ còn 38%. Điều đó đã chứng minh rằng chính sách xâm lược của Johnson là thất bại. Khắp thế giới, mọi người yêu cầu Johnson ngừng đánh bom. Tất cả chúng ta đều biết điều này, ngay cả De Gaulle cũng đã thừa nhận. Và cuộc khủng hoảng đồng đô la cũng đã xảy ra vào thời điểm đó.

Chỉ có một điều chúng ta đã không đoán trước, đó là vụ giết [lãnh đạo dân quyền Martin] Luther King ngày 4 tháng 4, một ngày sau khi các ông đưa ra tuyên bố. Nếu tuyên bố của các ông đưa ra một hoặc hai ngày sau, vụ giết người có thể đã bị dừng lại. Cũng giống như Gandhi của Ấn Độ, Luther King chủ trương chính sách bất bạo động. Ngay cả một người như ông ta còn bị giết chết, nói gì đến những người da đen khác. Điều này giải thích sự phát triển của phong trào người Mỹ da đen, lan rộng đến hơn 100 thành phố. Do đó, Johnson đã phải hủy bỏ chuyến đi đến Honolulu cũng như hoãn việc triển khai thêm 10.000 quân ở miền Nam [Việt Nam] …

Trong tình hình quốc tế này, cuộc khủng hoảng tiền tệ trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến bế tắt. Hồi cuối tháng 3 năm 1968, Mỹ tổ chức cuộc họp ANZUS ở Wellington, [Tân Tây Lan]. Johnson đã dự định đến đó, nhưng ông ta đã không thể đến. Rusk đã đi thế [ông ta]. Ở đó, Mỹ yêu cầu các đồng minh gửi thêm quân đến Việt Nam nhưng đã không giành được sự hỗ trợ của họ. Thậm chí Mỹ còn yêu cầu Tưởng Giới Thạch rút 7 sư đoàn của ông ta từ Jinmen-Mazu [Quemoy-Matsu], và gửi ít nhất 2 sư đoàn đến Việt Nam. Tưởng không chấp nhận và yêu cầu đại sứ của ông ta ở Washington trì hoãn việc thể hiện lập trường. Các đề nghị tăng thêm quân, tăng thuế, và tăng chi tiêu cho cuộc chiến Việt Nam đã không được Quốc hội Hoa Kỳ chấp nhận.

Trong hoàn cảnh này, Johnson buộc phải đưa ra tuyên bố ngày 31 tháng 3. Đó là một âm mưu độc ác và dối trá. Thực ra, ông ta không muốn từ bỏ cuộc chiến. Tuyên bố chỉ là một phương tiện để họ vượt qua thời điểm khó khăn này. Và Johnson thậm chí còn tuyên bố rằng ông ta không nên tái tranh cử. Đó cũng là cách thức quen thuộc được sử dụng trong lịch sử chiến dịch tranh cử của tổng thống Mỹ … Nhưng hóa ra tuyên bố ngày 3 tháng 4 của các ông giúp giải quyết khó khăn của ông ta. Tình hình đã được thay đổi. Tác động của nó có thể là tạm thời, nhưng bất lợi.

Khang Sinh: Số phiếu dự đoán bầu ​​cho Johnson tăng từ 38% lên 57%.
Chu Ân Lai: (tiếp tục) Vì vậy, nhiều người không hiểu tại sao các đồng chí Việt Nam đã quá vội vã trong việc đưa ra tuyên bố này … Đó là ý kiến ​​của người dân trên thế giới.

Trong mắt của người dân thế giới, các ông đã thỏa hiệp hai lần. Trong tuyên bố của mình, Johnson sử dụng từ “cuộc họp” nhẹ hơn từ “liên hệ”. Ông ta cũng nói rằng, Hoa Kỳ có thể đi đến bất kỳ nơi nào để họp. Ông ta đã chỉ định [Averell] Harriman làm việc này… Sau đó, các ông đề nghị ở Phnom Penh. Đó là một chiến thuật tốt vì các ông có thể giành được cảm tình của Sihanouk và đặt Hoa Kỳ vào tình thế khó khăn. Khi Hoa Kỳ từ chối, một lần nữa các ông thỏa hiệp mà không tranh luận. Dĩ nhiên, rất đúng khi các ông từ chối năm địa điểm ở châu Á mà Hoa Kỳ đề nghị. Sau đó, các ông đề nghị Warsaw. Chúng tôi hiểu rằng đề nghị của các ông dựa trên thực tế các cuộc đàm phán Trung – Mỹ cũng đã được tổ chức ở đó. Các ông đã bổ nhiệm đồng chí Hà Văn Lâu (2) tham dự cuộc họp nhưng một lần nữa Hoa Kỳ lại bác bỏ đề nghị này.

Tình hình cho thấy các đồng chí Việt Nam dễ dàng thỏa hiệp. Không thể ngăn nhân dân thế giới nghĩ rằng các ông đang phải đối mặt với một số khó khăn trong công cuộc đấu tranh của các ông. Các ông đã thay đổi lập trường, đã làm tăng số phiếu dự định bầu ​​cho Johnson, tăng giá cổ phiếu ở New York, và giảm giá vàng ở thị trường tự do … Vì vậy, bây giờ các ông đã tạo điều kiện cho họ sử dụng chính sách hai mang. Trong hoàn cảnh này, họ không bỏ bom toàn bộ lãnh thổ Bắc Việt, nhưng vẫn tiếp tục ném bom phía Bắc (sic: rõ ràng phải là miền Nam) của vĩ tuyến 20 và cùng lúc kéo dài các cuộc đàm phán. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào kinh nghiệm chiến đấu của các ông. Nhưng ở một mức độ nào đó, chúng tôi có nhiều kinh nghiệm hơn các ông khi tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ.

Tôi đã nói nhiều lần hồi năm ngoái và cách đây hai năm, rằng các cuộc đàm phán có thể diễn ra trong chiến tranh. Tại một thời điểm nhất định, các cuộc đàm phán có thể bắt đầu. Đồng chí Mao Trạch Đông cũng nhắc nhở đồng chí Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng về đàm phán, nhưng với một lập trường mạnh mẽ hơn. Nhưng với tuyên bố của các ông, cho thấy rằng lập trường của các ông bây giờ yếu hơn, không phải mạnh hơn. Vì lợi ích mối quan hệ của hai đảng mà chúng tôi sử dụng mọi cơ hội để nhắc nhở các ông về vấn đề này. Và khi chúng tôi nói với các ông điều này, chúng tôi nói cho các ông biết tất cả những điều mà chúng tôi nghĩ.

—————————————————

Ghi chú:

1. Ngày 31 tháng 3, Tổng thống Johnson tuyên bố chấm dứt một phần ném bom của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam và ý định của ông sẽ không tái tranh cử. Bắc Việt đã trả lời vào ngày 3 tháng 4, tuyên bố sẵn sàng mở các mối liên lạc với Mỹ.

2. Hà Văn Lâu: đại tá QĐND Việt Nam, thành viên của phái đoàn Việt Nam đến Hội nghị Geneva năm 1954. Dẫn đầu phái đoàn Liên lạc QĐND VN đến Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám sát ở Việt Nam 1954-1973. Đại diện Bắc Việt tại Tòa án tội phạm chiến tranh quốc tế Russell ở Copenhagen năm 1967 và là thành viên của phái đoàn Bắc Việt tại các cuộc đàm phán hòa bình Paris 1968-1970. Sau tiếp tục phục vụ như đại sứ ở Cuba, Liên Hiệp Quốc, Pháp, và như Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Ngọc Thu dịch từ: http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034CCB4-96B6-175C-9714D9C4E8278C7F&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29

 

1 Phản hồi cho “Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    CÁI GÌ TẠO RA LỊCH SỬ

    Trong thực tế, một giai đoạn lịch sử nào đó cũng có thể do một con người tạo ra, do vài con người tạo ra, do một số người nào đó tạo ra, do hoàn cảnh khách quan bên ngoài tạo ra, hay do chính toàn dân tạo ra. Mỗi giai đoạn lịch sử như vậy, nhiều khi cũng giống như một cái xoáy nước. Nó có thể tự vận động được, và lôi cuốn mọi cái cùng đi theo nó. Nó cũng có thể nó gặp bế tắt, không phát triển được, và bị nuốt vào các dòng chảy sự kiện khác. Nhưng nó cũng có thể nó lớn mãi, và cuối cùng tạo nên được một khúc quanh cho dòng chảy mới. Vậy thì lịch sử chỉ là ngẫu nhiên hay tất yếu ? Có nhiều nhà lý thuyết đưa ra các quan điểm khác nhau nhằm để giải thích. Có giải thích mang tính huyền hoặc, siêu hình, khó tin, có giải thích hoàn toàn thực tế, cụ thể, khách quan, tin được. Nhưng nói cho cùng, lịch sử thảy đều do những con người cụ thể tạo ra. Khi ý thức của mọi người bị hướng vào một mục tiêu nào đó nhất định, bằng mọi lý do khách quan hay chủ quan khác nhau, khi đó nó có đủ sức mạnh để thắng được các tác nhân khác, và nó làm nên chính giai đoạn lịch sử đó. Nhưng khi nó không có đủ sức mạnh để thắng, thì chính cái gì không phải là nó mới thật sự làm nên lịch sử đó. Ý nghĩa của nó khi ấy chỉ là ý nghĩa xúc tác hay góp phần. Vậy nên lịch sử tạo ra được kết quả là do sự tổng hợp giữa mọi cái chủ quan và mọi cái khách quan. Nên không thể nói được chính giai đoạn lịch sử nào đó là hoàn toàn có ý nghĩa, hay hoàn toàn không có ý nghĩa. Nó không thể chỉ được đánh giá bằng cách xét đơn lẻ theo từng giai đoạn. Ngược lại, cần phải xét gộp chung nó trong chính kết quả toàn thể, tức là lịch sử tổng quan của cả một dân tộc. Nói khác đi, sự đánh giá lịch sử đúng nghĩa không thể chỉ chủ quan theo từng giai đoạn, bởi giai đoạn nào cũng là sự kế thừa của giai đoạn trước nó, và cũng bị giai đoạn theo sau đó chi phối ý nghĩa của nó một cách chính yếu. Bởi vậy, người dân phải có quyền biết sử dân tộc mình qua các giai đoạn một cách khách quan nhất. Nên nếu người dân mà bị mất quyền này, tức cũng là mất luôn cả quyền làm dân một cách chính đáng của họ. Vì thế, người viết sử trung thực là rất quan trọng. Và người viết sử có yêu nước, yêu dân tộc mình hay không, cũng chính là ở đây. Nhưng chính họ cũng tự biết họ hơn tất cả mọi người khác về ý nghĩa viết sử của họ, trừ phi chính ý thức của họ cũng vì lý do nào đó mà bị lệch đi. Vậy nên, cung cấp cho toàn dân ý nghĩa của từng giai đoạn lịch sử một cách chính xác cũng là nghĩa vụ của mọi nhà cầm quyền ở khắp nơi trên thế giới. Còn nếu không làm đúng nghĩa vụ này vì bất kỳ lý do nào đó, thì đó là lỗi của nhà cầm quyền nói chung, và cũng là chính của những nhà viết sử trong giai đoạn đó nói riêng. Bởi nếu họ đều làm đúng, thì khỏi mất công cho các giai đoạn sau phải chỉnh lại. Còn nếu họ làm sai hay không đúng, thì cho đến khi thế hệ hiện tại đã qua đi, mà thực sự họ vẫn chưa hề được đọc giai đoạn lịch sử đó thực chất là như thế nào đối với họ cả.

    VHT

Phản hồi