WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Con người Việt Nam

Lời người viết: Sau khi đăng loạt bài nói về những tính tiêu cực còn tồn tại nơi 1 số người Việt, có người nói rằng chúng tôi cố tình bới móc  nói xấu bà con, “đâm sau lưng đồng bào”. Thực ra đây là loạt bài ở phần thứ II của cuốn sách chúng tôi viết về người Việt chúng ta. Phần đầu nóì về những đức tính cao qúy của dân tộc, nhờ đó chúng ta mới không bị người Tàu và người Pháp đồng hóa sau bao nhiêu năm lệ thuộc. Những bài thuộc phần đầu chúng tôi đã đăng trên các trang Web: www.mevietnam.org, www.giaocam.saigonline.com, Cội Nguồn (my.opera.com/khekinhkha) … Nay chúng tôi xin đăng lại 1 trong những số bài kể trên để tránh ngộ nhận.

Học giả Trần trọng Kim cũng như nhà viết sử Phạm văn Sơn đều có nhận xét: Người Việt hình dáng nhỏ hơn người Tàu, dắn chắc chứ không béo, mắt xương, trán cao và rộng. Dáng điệu đi đứng lẹ làng nhưng vững vàng chắc chắn.

Đó là hình dáng, cử chỉ nhưng về tính tình và tư tưởng là những vấn đề rất bao quát, phức tạp cần phải trình bày cặn kẽ hơn.

Sống cạnh Trung Hoa, một dân tộc khổng lồ về dân số và diện tích đất đai lại có sức bành trướng và đồng hoá mạnh mẽ nhưng dân tộc chúng ta vẫn tồn tại là điều thắc mắc của các nhà nghiên cứu trên thế giới từ trước đến nay.

Từ một khu vực nhỏ bé ở phiá tây bắc lưu vực sông Hoàng Hà, người Trung Hoa xâm chiếm và đồng hóa các dân tộc khác như Mãn châu, Mông Cổ, người Kim và những sắc dân  ở phiá Đông, Nam nhưng phải dừng lại ở biên giới nước Việt. Vân Nam mới bị đồng hoá cách đây hai, ba trăm năm, sau Đệ nhị Thế Chiến (1945) là Mãn châu và hiện nay là Tây Tạng. Xin lưu ý quý độc giả : người Trung Hoa kêu các sắc dân không thuộc giống Hán ở phiá nam là Bách Việt. Chữ bách không hẳn là 100 mà là nhiều; chữ Việt là xa, không phải là giống dân Việt như người ta thường hiểu lầm.

Từ xưa đến nay những học giả và sử gia Việt nam  cũng như một số nhà nghiên cứu người Pháp ở Trường Viễn Đông Bác Cổ Hànội  lệ thuộc vào sách vở Trung hoa cổ cho rằng chúng ta thuộc nhóm dân mà người Tàu gọi là Bách Việt sinh sống ở phía nam sông Dương Tử  và cùng với  tất cả người Chàm, Cao Miên, Đài Loan, Phi luật Tân, Nam Dương … Đều xuất phát từ phía bắc sông Hoàng Hà (Trung hoa) tiến về phía đông và nam, như vậy mới đúng với truyền thuyết lập quốc của họ rằng khởi thủy con người được tạo dựng tại lưu vực sông Hoàng  và do một Thiên Tử (con trời ) cai trị muôn dân đóng đô ở Trung Hoa nên tất cả các dân tộc trên thế giới phải qui về mà triều phục. Hai tiếng Trung Quốc hay Trung Hoa là do ý nghĩa đó.

Bác sĩ Trần ngọc Ninh trong bài Xã Hội và Văn Hóa Thái Cổ VN viết năm 1971 cũng theo thuyết ấy  nhưng 30 năm sau, trong quyển Tuyết Xưa xuất bản năm 2002 (trang 190 và 196 ) dựa theo những khám phá mới  về nhân chủng học ông bác bỏ  thuyết cũ  và ghi nhận con người  đã có ở đông Phi Châu từ 2 triệu 500 năm nay.

Nhưng những khám phá mới nhất gần đây cho rằng con người đã hiện diện ở Đông Phi Châu cách nay 3 triệu 600 ngàn năm  rồi từ từ tiến lên miền Trung Đông và phân thành 2 nhánh, một tiến về phía tây thành người Âu châu, một tiến về phía đông tới Nam Á và Trung hoa. Sự khác biệt màu da, vóc giáng là do thổ nhưỡng, khí hậu và thực phẩm  tạo nên.

Tiến sĩ Sử học Lê mạnh Hùng trong cuốn Nhìn Lại Sử Việt  doTổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ in năm 2007 đưa ra những bằng chứng về cổ nhân chủng học, cổ ngôn ngữ và phong tục học cho thấy ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mã liên tục có người ở khoảng 50 ngàn năm trước. Thời kỳ tối cổ này sắc dân da đen Australoid và Melanesian có quan hệ mật thiết với sắc dân Aborigin (thổ dân Úc châu)  sinh sống ở vùng Đông Nam Á.

Cách nay khoảng 7 ngàn năm, qua khoa khảo cổ nhân chủng học,  ngườt ta thấy ở miền Bắc Việt Nam có sắc dân gốc Nam Đảo ( Austronesian)  xuất hiện   và sau đó, ít nhất cũng hơn 4 ngàn năm,  người ta tìm thấy một chủng tộc mới  sinh sống trải dài từ Vịnh Bangal Ấn Độ tới vịnh Bắc Việt, tức từ vùng Assam Ấn Độ qua Bangladesh, Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Camputia, Lào và Việt Nam.

Người ta gọi chủng tộc này là Nam Á, đó là tổ tiên gần nhất của chúng ta.  Ngôn ngữ của chúng ta phát xuất từ ngôn ngữ cổ Nam Á; tín ngưỡng, phong tục tập quán giống như các nước Đông Nam Á:  ” …  tục thờ vật tổ (rồng tiên) (totemism) , phiếm thần (animism); về phong tục như nhuộm răng đen, ăn trầu, tục xâm mình. Ngay cả những nghi thức về hôn nhân, tang tế cũng như những ngày lễ hội (hội nước). Điều này cho thấy dân tộc Việt Nam hồi đó nằm chung trong một quần thể dân tộc Đông Nam Á. Ngay cả huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ  trong truyền thuyết dựng nước của Việt Nam cũng có những nét tương tự như truyền thuyết dựng nước  của Phù Nam với chàng Kaundinya từ biển đến và lấy nàng công chúa Liễu Diệp  để dựng lên đất nước Phù Nam”. ( Lê Mạnh Hùng , Nhìn Lại Sử Việt trang 61).

Với khoa di truyền học ( Gène hay DNA ) phát triển, chỉ ít lâu nữa người ta sẽ xác định rõ ràng vấn đề chủng tộc của tất cả các sắc dân sống trên thế giới.

Chúng ta trải qua sự đô hộ hơn một ngàn năm ( 111 trước Tây lịch đến 939 sau TL. ) của người phương bắc với những chính sách đồng hoá tinh vi về văn hoá như truyền bá đạo Khổng, đạo Lão hoặc  cứng rắn, thô bạo  như thu hết sách vở của người Việt, bắt bím tóc, bắt ăn mặc như người Tàu … và bao nhiêu những chính sách tàn bạo  như chém giết, tù đày, bắt xuống biển mò ngọc trai, lên rừng săn tê giác cho thú dữ ăn thịt  để diệt chủng nhưng dân tộc chúng ta vẫn tồn tại, vẫn giữ được nền văn hoá riêng của mình  và vươn lên mở rộng bờ cõi về phương Nam.

Nhiều người rất thắc mắc không hiểu vì lý do nào một dân tộc nhỏ bé lại chặn đứng được vó ngựa của đoàn quân Hung Nô đã từng tung hoành từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây.  Đế quốc Mông Cổ  thời ấy thâu gồm từ Nga bên bờ Bắc Băng Đương tới các nước Âu Châu bên bờ Đại tây Dương; Á châu gồm Trung Hoa, Ấn Độ, Ba Tư  (Iran )…

Tại sao  người Việt không bị người Tàu đồng hoá như người  Kim, người Mông, người Đột xưa kia và người Mãn Châu mới đây ?

Chưa có câu trả lời nào thoả mãn câu hỏi đó. Sau đây chúng tôi chỉ xin đưa ra những ưu điểm của người Việt.  Những ưu điểm này theo thiển nghĩ là những yếu tố  giúp cho dân tộc chúng ta đủ khả năng tự đề kháng và tồn tại trước những âm mưu đồng hoá của Trung Hoa và sau này là của Pháp .

Tình thương yêu và bảo vệ nòi giống của người Việt rất cao, họ coi tất cả mọi người là anh em như cùng một cha mẹ sinh ra. Huyền thoại con Rồng cháu Tiên làm người Việt tự hào về dòng dõi cao quí của mình  và câu chuyện một mẹ sinh trăm con cho người ta biết tất cả mọi người trong nước là anh em ruột thịt, cùng một dòng giống nên phải thương yêu nhau, đùm bọc, bảo vệ  nhau. Từ  tinh thần ấy, người Việt gọi nhau là Đồng Bào, có nghĩa là cùng trong một bọc do cùng một mẹ sinh ra.

Nên ngay từ buổi đầu dân tộc chúng ta đã sớm có những câu tục ngữ, ca dao là những lời kêu gọi, nhắc nhở lòng yêu nước, nhắc nhở bổn phận đối với giống nòi còn lưu truyền tới ngày nay:

- Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một già .

Hay :

- Giọt máu đào hơn ao nước lã.
- Máu chảy ruột mềm.
- Chị ngã em nâng.

Lúc bình thường những câu ca dao kể trên là những lời khuyên bảo, dạy dỗ, nhắc nhở  lòng yêu nước Nhưng trong cơn nguy biến, giống nòi bị tai họa xâm lăng, những câu ấy trở nên những lời hiệu triệu lòng yêu nước hay những bản hịch xuất quân.

Có người cho rằng câu ca dao” Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng” xuất hiện vào thời Hai Bà Trưng. Đó là lời kêu gọi phát ra từ dân chúng hay đó là lời hiệu triệu của hai vị nữ anh hùng dân tộc? Chúng ta nhớ lại vì quan quân nhà Hán  cai trị tàn bạo nên khi ngọn cờ  đào  được Hai Bà phất lên thì từ khắp nơi 60.000 anh hùng hào kiệt tự nguyện tụ về và chỉ trong vài tháng muôn dặm nước non Hồng Lạc thu hồi độc lập. Thời ấy dân tộc ta dân số có khoảng 900 ngàn người mà có tới 60 ngàn nghĩa sĩ qui về trong khoảnh khắc thì lòng yêu nước cao tới nức nào. Cũng vì lòng yêu nước, yêu nòi giống mà TướngTrần bình Trọng:” Thà làm qủi nước Nam không thèm làm vua nước Bắc”, anh hùng Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông biết trước cuộc khởi nghĩa chống Pháp thất bại nhưng vẫn làm,  hàng trăm người hiên ngang chọn lấy cái chết để nêu gương và chuyển tiếp lòng ái quốc cho  các thế hệ sau.

Đọc lịch sử Việt trong thời bắc thuộc dân tộc ta có biết bao cuộc nổi dậy chống xâm lăng, người này thất bại người khác đứng lên.

Sách vở thường  chỉ ghi lại những cuộc nổi dậy chống ngoại xâm  của bà Trưng, bà Triệu, Lý Nam Đế,Triệu Quang Phục, Phùng Hưng… mà không ghi những cuộc nổi dậy nhỏ khác  không đạt  được kết quả lớn lao nhưng chứng tỏ người Việt không bao giờ chịu khuất phục trước trước kẻ thù.

Chúng ta hãy xem kể từ năm 100 sau  Công Nguyên đến năm 184, trong  84 năm ấy có  tất cả 6 cuộc khởi nghĩa,trung bình 14 năm  một lần làm cho kẻ thù phương bắc khó lòng đồng hoá  nổi  người Việt. Đặc biệt cuộc khởi  nghĩa năm  136 bắt đầu ở Huyện Tượng Lâm rồi bùng lên ở Giao Chỉ, Cửu Chân  chấn động kinh đô Lạc Dương bên Tàu. Nhà Hán định cử 40 ngàn quân đi đánh dẹp nhưng thấy khó thắng đành phải hòa giải ( Lê Mạnh Hùng: Nhìn lại Sử Việt , trang 130 ) .

Trong 80 năm Pháp đô hộ (1864-1945)  cũng vậy, những cuộc khởi nghĩa liên tục xẩy ra nào Nguyễn trung Trực, Thiên hộ Dương, Hàm Nghi, Duy Tân, Phan đình Phùng, Nguyễn thiện Thuật, Đề Thám, Tăng bạt Hổ, Trần qúy Cáp, Lương ngọc Quyến, Nguyễn Thái Học… làm người Pháp không mấy khi được yên ổn để bóc lột dân bản xứ.

Sử sách Tàu thời xa xưa ghi lại rằng khi quân xâm lược đến, người Việt chạy tản mát vào rừng rồi từ từ họ tổ chức đánh trả. Và dù có phải tạm sống dưới sự cai trị của kẻ xâm lăng  người ta cũng không bao giờ chịu  khuất phục. Họ luôn luôn tìm cách chế nhạo và chống đối ngấm ngầm.

Thời bắc thuộc có rất nhiều câu ca dao phản kháng, chống đối còn để lại tới ngày nay  :

- Băm bầu, băm bí, băm chị thằng Ngô, băm cô cái  ả .

Đó là lời nguyền rủa quan quân nhà Ngô thời Tam quốc sang cai trị nước ta. Cái  ả đây là những cô gái ham tiền, ham lợi đi lấy chồng Tàu :

- Thằng Ngô con đĩ,
- Tham giàu lấy phải thằng Ngô,
- Đêm nằm như thể cành khô chọc vào.

Thời Pháp thuộc cũng vậy:

- Anh đấng làm trai nam nhơn chí khí ,
- Em đấng làm gái em chẳng biết suy:
Lấy Tây, lấy Chệt làm gì?
So bề nhân ngãi ai bì An Nam .

Chẳng những kẻ đi lấy kẻ thù của dân tộc bị  chửi rủa mà cha mẹ, họ hàng cũng bị đồng bào chê bai, khinh ghét. Tình thần bảo tồn nòi giống rất mạnh đã có từ ngàn xưa rồi. Nhờ vậy mà chúng ta vẫn giữ được giòng máu Việt, tiếng Việt, Văn Hoá Việt dù trong hoàn cảnh khó khăn nào.

© www.danchimviet.com 2009

Phản hồi