WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ra đi tìm đường cứu nhà

Bến Nhà Rồng ngày nay, nơi Nguyễn Tất Thành "đi tìm đường cứu nước"

Ngày 31-5-2011, tại Sài Gòn mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra cuộc Hội thảo với chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Hành trình tìm đường cứu nước”.  Cuộc hội thảo do các cơ quan sau đây đứng ra tổ chức: Thành ủy đảng CSVN TpHCM, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị Hành chánh Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Những cơ quan trong ban tổ chức cuộc hội thảo đều tầm cỡ khá cao trong nước, nên cuộc hội thảo quy tụ nhiều nhân vật quan trọng của CSVN, kể cả cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Phải nói ngay rằng đề tài nầy quá cũ, nhưng được CSVN cố tình đem ra hâm nóng trở lại, may ra để vớt vát lại uy tín cho đảng CSVN đang càng ngày càng tuột dốc. Cứ mỗi lần gặp khó khăn về chính trị, CSVN kiếm cách cầu cứu Hồ Chí Minh để lòe thiên hạ, nhất là giới trẻ tuổi mới lớn lên. Vì vậy, từ ngày 26-5, họp báo giới thiệu cuộc hội thảo, cho đến 139 bài tham luận đưa ra trong cuộc hội thảo, đều là một bản đồng ca ồn ào chói tai giống như ếch nhái đồng ruộng kêu ồm oàm sau một trận mưa lớn (Sài Gòn hiện đang vào mùa mưa), đều đặn đúng như những tài liệu cổ điển của CSVN. Tốt nhất, chúng ta trở lại với những tài liệu nầy.

Đầu tiên là nguyên văn lời trong sách Lịch sử Việt Nam của các tác giả cộng sản viết về sự kiện thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống tàu Amiral Latouche-Tréville ngày 5-6-1911 để ra đi:

Sự thất bại của các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục của cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở các tỉnh Trung Kỳ mà Người [Hồ Chí Minh] từng tham gia khi đang học ở trường Quốc Học Huế, đã thôi thúc Người [HCM] hướng về các nước Tây Âu, mong muốn được đến “tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Sau khi rời Huế vào Phan Thiết … Được ít lâu, lấy tên là Văn Ba, Người [HCM] xin làm phụ bếp trên chiếc tàu thủy Đô đốc La Tusơ Tơrêvin (La Touche Tréville)[Latouche-Tréville], thuộc hãng vận tải hợp nhất của Pháp, để đi ra nước ngoài “xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào…” ( Nguyễn Khánh Toàn và một nhóm tác giả, Lịch sử Việt Nam, tập 2, Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội, 1985, tr. 145).

Sách Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp của nhà xuất bản Sự Thật giải thích sự ra đi của Hồ Chí Minh cũng gần giống như thế: “… Ít lâu sau, Hồ Chủ tịch vào Sài Gòn. Nam Kỳ dưới chế độ thuộc địa cũng chẳng khác gì Trung Kỳ dưới chế độ bảo hộ và Bắc kỳ dưới chế độ nửa thuộc địa, nửa bảo hộ. Ở đâu nhân dân cũng bị áp bức, bóc lột, đồng bào cũng bị đọa đày, khổ nhục. Điều đó càng thôi thúc Hồ Chủ tịch đi sang các nước Âu tây để xem nhân dân các nước ấy làm như thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường, rồi sẽ trở về “giúp đỡ đồng bào” đánh đuổi thực dân Pháp. Ý định ấy của Người [HCM] đã dẫn Người từng bước đi tới tìm một phương hướng mới cho sự nghiệp cứu nước của nhân dân ta.” (Ban Nghiên cứu Lịch sử đảng trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, in lần thứ  tư (có xem lại và bổ sung), Hà Nội: Nxb. Sự Thật, 1975, tr. 15).

Trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, cũng do nhà xuất bản Sự Thật ấn hành, trả lời phỏng vấn của tác giả Trần Dân Tiên, Hồ Chí Minh nói về lý do ra đi như sau: “…Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta…” (Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Hà Nội: Nxb. Sự Thật, 1976, tr. 13).

Trần Dân Tiên chính lại là Hồ Chí Minh. Ông dùng một tên khác viết sách tự ca tụng mình. Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, có nhiều người viết sách về hoạt động của mình, đôi khi để tự khen mình, hoặc để biện hộ cho những việc làm của mình, nhưng họ đều đề tên thật, chịu trách nhiệm về những điều họ viết. Hồ Chí Minh dùng một tên khác tự ca tụng mình là một sáng kiến kỳ lạ chưa một người tự trọng nào dám nghĩ đến một hành động thật quá trơ trẽn.

Như thế, qua các sách của nhà cầm quyền cộng sản và qua chính những lời viết của Hồ Chí Minh, ông ta đi ra nước ngoài nhắm mục đích tìm đường cứu nước. Tuy nhiên nhiều tài liệu cụ thể cho thấy rằng Hồ Chí Minh ra đi không phải để tìm đường cứu nước, mà chỉ vì lý do kinh tế gia đình, ra đi để tìm đường cứu nhà.

Trong bài “Từ mộng làm quan đến đường cách mạng Hồ Chí Minh và Trường Thuộc Địa”, hai tác giả Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu đã phổ biến ảnh sao (photocopy) hai lá thư của Nguyễn Tất Thành đề ngày 15-9-1911 gởi cho tổng thống Pháp và bộ trưởng bộ Thuộc Địa Pháp, xin hai nhà lãnh đạo Pháp ban ân huệ cho Thành được đặc cách vào học Trường Thuộc Địa Paris, nơi đào tạo quan lại cho các thuộc địa Pháp trong đó có Đông Dương. Phần chính trong nội dung của hai lá thư nầy hoàn toàn giống nhau. Đó là:

Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Địa.  Tôi hiện đang làm công trong công ty Chargeurs Réunis để sinh sống (trên tàu Amiral Latouche-Tréville). Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học hỏi. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được ích lợi của nền học vấn…” (Đặc san Đường Mới, số 1, Paris, tt. 8-25)

Lá đơn Nguyễn Tất Thành xin học trường Thuộc địa Pháp

Hai lá đơn trên đều bị bác, Nguyễn Tất Thành tiếp tục hành nghề trên các tàu biển. Ngày 15-12-1912, từ New York, Hoa Kỳ, Nguyễn Tất Thành gởi đến viên khâm sứ Pháp tại Huế một lá thư rất thống thiết xin một đặc ân là ban cho cha Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Sinh Sắc, một chức việc nhỏ như giáo thụ hay huấn đạo, để ông nầy có điều kiện sinh sống.

Nguyên phụ thân của Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) là Nguyễn Sinh Sắc (còn có tên là Huy) đỗ phó bảng trong kỳ thi Hội và thi Đình năm 1901 tại Thừa Thiên, và được triều đình Huế bổ làm thừa biện bộ Lễ (tại Huế) từ 1902 đến 1909, rồi đi tri huyện Bình Khê (thuộc tỉnh Bình Định) tháng 5 năm đó. Từ thừa biện lên tri huyện là thăng quan chứ không phải xuống chức.

Nguyễn Sinh Sắc vốn nghiện rượu. Trong một cơn say rượu, tri huyện Nguyễn Sinh Sắc cho thuộc hạ dùng roi mây trừng phạt và đánh chết một người tù vào tháng 1-1910. Gia đình người nầy kiện lên cấp trên. Dù tri huyện Nguyễn Sinh Sắc đã chối cãi rằng không phải vì trận đòn của ông mà người kia chết, ông vẫn bị triều đình ra sắc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh 100 trượng.  Hình phạt nầy được chuyển đổi qua hạ bốn cấp quan lại và sa thải. (Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l ‘Indochine au Vietnam [Hồ Chí Minh, từ Đông Dương đến Việt Nam], Paris: Nxb. Gallimard, 1990, tr. 133). Lý do chuyển đổi hình phạt để Nguyễn Sinh Sắc khỏi bị đánh đòn có thể nhắm giữ thể diện của một quan chức triều đình, và nhất là vị nầy lại là người có học vị cao.

Ngày 26-2-1911, Nguyễn Sinh Sắc xuống tàu từ Đà Nẵng vào Sài Gòn. Ông ở lại Sài Gòn một thời gian, rồi đi Lộc Ninh làm giám thị đồn điền. Từ đó, ông không bao giờ trở ra Nghệ An. Ông sống lang thang ở miền Nam bằng nghề đông y, và nghề viết liễn đối cho dân chúng. Gần cuối đời, ông đến định cư tại làng Hội Hòa An, Sa Đéc, và từ trần ngày 29-11-1929.

Trước cảnh nghèo túng của cha, Nguyễn Tất Thành viết thư từ New York cho khâm sứ Pháp tại Huế ngày 15-12-1912, có những đoạn như “… cầu mong Ngài [chỉ khâm sứ Pháp] vui lòng cho cha tôi [cha của Thành tức Nguyễn Sinh Sắc] được nhận một công việc như thừa biện ở các bộ, hoặc huấn đạo, hay giáo thụ để cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quý của Ngài…” ( Thành Tín [tức Bùi Tín], Mặt thật, California: Nxb. Saigon Press, 1993, tt. 95-96).

Đây là một việc làm hiếu đễ đáng khen của thanh niên Nguyễn Tất Thành, nhưng rất tiếc khi gia nhập đảng Cộng Sản, thì Nguyễn Tất Thành từ bỏ luân lý truyền thống dân tộc, chuyển lòng trung hiếu thành lý tưởng phục vụ đảng và chủ nghĩa cộng sản, đến nỗi sau đó chính Nguyễn Sinh Sắc, phụ thân Nguyễn Tất Thành, rất bực mình “không muốn nghe nói đến “đứa con hư” của mình [...] mà các chủ thuyết chẳng những đả phá uy quyền của nhà vua, mà còn đả phá luôn cả uy quyền của người gia trưởng.” (Daniel Hémery, sđd. tr. 134).

Hai lá đơn trên cùng với lá thư gởi năn nỉ viên khâm sứ Pháp tại Huế cho thấy lúc mới ra đi, Nguyễn Tất Thành chỉ nhắm mục đích sinh nhai. Vì sinh kế gia đình, lúc đó Nguyễn Tất Thành sẵn sàng thỏa hiệp với người Pháp để kiếm một chức quan cho cá nhân ông (bằng cách xin vào học Trường Thuộc Địa), hoặc cho phụ thân ông, chứ Nguyễn Tất Thành không chống lại nhà cầm quyền thực dân Pháp.

Giải quyết sinh kế cho gia đình  là chuyện bình thường của đời sống con người. Lớn lên, ai ai cũng phải kiếm cách mưu sinh để tự nuôi sống mình và nuôi sống gia đình. Ngày 5-6-1911 Nguyễn Tất Thành xuống tàu Amiral Latouche-Tréville ra đi không phải để tìm đường cứu nước mà để TÌM ĐƯỜNG CỨU NHÀ. Đơn giản chỉ có thế.

Việc ra đi tìm đường cứu nước chỉ là sản phẩm tưởng tượng sau nầy của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản, nhắm “anh hùng hóa” và làm đẹp cho việc ra đi của họ Hồ để lôi cuốn quần chúng trên đường hoạt động chính trị. Cuộc hội thảo ngày 31-5-2011 vừa qua tại Sài Gòn cũng không ngoài mục đích đó.

(Toronto, 2-6-2011)

© Trần Gia Phụng

© Đàn Chim Việt

 

 

 

 

21 Phản hồi cho “Ra đi tìm đường cứu nhà”

  1. Nguyễn tất Thành says:

    TỪ THÀNH PHỐ NẦY NGƯỜI ĐÃ RA ĐI
    Đơn ca : Từ thành phố nầy thằng chó ra đi .
    Bè phụ họa Sao không đi luôn , sao không đi luôn …
    Đơn ca : Bao năm lết lê nay nó trở về .
    Bè phụ hoạ Về làm chó gì về làm chó gì ?
    Đơn ca : Nó đến từng nhà bóp vú đàn bà rờ mu các em… nó chính là một con chó già
    Bè phụ hoạ Thằng chó Hồ chí Minh , thằng chó Hồ chí Minh ……

  2. vuxuanmoi....rợ..... says:

    Đúng….đúng…… ” Ra đi tìm…..đường…..BÁC ĐI……!!!!!!!!!!!!!!!! ” . Trăm năm….lời nói vẩn còn….!!!!!! . Ngàn năm Bia Miện …..vẩn còn…… Ô DANH……!!!!!!!!!!!!!!!!!! .

  3. NGÀN KHƠI says:

    Ý NGHĨA CỦA SỰ THẬT

    Một đất nước, một dân tộc, một tập thể, hay một cá nhân, đều chỉ luôn có một giá trị duy nhất, đó là sự thật. Sự thật là điều gì có thật, đúng với thực tế, khách quan, bất chấp mọi lời khen hay chê có liên quan đến nó ra sao cũng mặc. Bởi có đúng sự thật thì mọi sự đánh giá, nhận xét của mọi người về sự việc đó mới thật sự có ý nghĩa và giá trị. Nên nếu sự thật bị che giấu đi vì các lẽ nào đó, hay sự thật đó lại được cường điều lên, được tô vẽ ra cũng vì các lý do nào đó, cũng có nghĩa đó là điều phản sự thật, phi sự thật, không còn đúng với ý nghĩa khách quan, thực chất nữa, và tất nhiên nó cũng không còn mang nghĩa lý gì trong thực tế đối với tất cả mọi người nữa. Do vậy, lịch sử nghiêm cách nói chung là phải đi tìm cho ra và chứng minh đầy đủ về các sự thật. Đó là trách nhiệm và yêu cầu của mọi người để nhằm hướng dẫn cho đời sau, để nhằm tạo nên cơ sở chân lý cho mọi đời sau. Thế nên, mọi sự tuyên truyền hay xuyên tạc nhất thời vì các lý do nào đó cũng đều không ổn cả. Không tuyên truyền, không xuyên tạc, sự thật ra sao cần phải bộc bạch, phát biểu đúng mức ra như thế, đó mới thật sự là những con người đề cao lợi ích chung và có trách nhiệm chung đối với mọi người nhất.
    Chân lý khách quan thật sự hết sức quan trọng và cũng có ý nghĩa hết sức lớn lao như thế đó. Nên mọi điều đi ngược lại các yêu cầu đó đều chỉ là những tính cách phi trách nhiệm và tầm thường trong chính các yêu cầu của cuộc sống thực tế nói chung. Tính cách chân thật cũng mang ý nghĩa đạo đức và giá trị khách quan là như vậy. Tất cả mọi điều gì không đúng sự thật, tự nó không còn ý nghĩa và giá trị gì cả, đồng thời mọi cái gì khác do nó đưa lại cũng chỉ mang một tính chất phản ý nghĩa và phản giá trị như thế. Cái mấu chốt của mọi ý nghĩa vấn đề, thực chất chính là như vậy. Tôn trọng con người, dù bất kỳ đó là người nào, thì điều quan trọng trước nhất phải là tôn trọng sự thật. Còn không tôn trọng con người, thì đó lại là điều hoàn toàn ngược lại.

    NGÀN KHƠI

  4. vohoan says:

    Xin trích ra đây môt câu chuyện tếu về ” vượt biên ” bỏ nước ra đi ” được người dân kể cho nhau sau năm 1975.
    Hôm nọ người canh lăng bác Hồ bổng thấy xác ướp của bác biến đâu mất, hoảng hốt đi tìm khắp nơi, tìm ở nhà sàn của bác không thấy, về quê hương bác ở Nghệ An củng không thấy, nghỉ rằng bác đi ” tour ” thăm thành phố của bác, liền vào Saigon tìm kiếm. Sau cùng một đêm thấy bác ngồi một mình rầu rỉ ở bến Sáu kho thành phố Hồ chí Minh mới hỏi bác sao lại ngồi đấy. Bác đáp :
    _ Bác không muốn ở nước nầy nửa, muốn qua phương Tây đây, mà tụi công an đòi bác sáu cây. Bác có cây đâu mà nạp cho chúng. Nên bác ở dây chờ gặp dịp đi lậu ” ( trích hồi kí Nguyển Hiến Lê )

  5. nvtncs says:

    Công bằng mà nói, Công Minh là một người dốt ngoại ngữ:

    “Etudiant francais” là “Sinh viên pháp”. Viết như vậy sai. Phải viết “Etudiant en francais”.

    “En attendant votre réponse, que j’espère favorable, agréez, Monsieur le Président, …”
    Ai đợi đây? Cái participe présent “En attendant” nó đi với người viết ( NTThành ). Văn phạm Tây đòi hỏi chúng ta phải viết cho rõ ràng:

    “En attendant votre réponse, que j’espère favorable, je vous prie d’agréer, Monsieur le Président,…”

    Nếu chúng ta bỏ câu đệm “que j’espère favorable” mà chỉ viết:

    “En attendant votre réponse, agréez, Monsieur le Président,…”,

    thì ta sẽ thấy rõ ràng, câu còn lại sai, vì câu này thiếu chủ từ.

    Hơn nữa, câu lễ phép thông thường ( formule de politesse), dù viết cho ai đi nữa, cũng phải là: “Veuillez agréer”, huống chi viết cho tổng thống.
    “agréez” cụt ngủn thế này, là thiếu lễ nghi, vì ít chữ.

    • nguyenha says:

      Hòan tòan dồng ý với Bạn nvtncs. lối viết tiếng Pháp của cụ Hồ là”cách ghép chữ”,do dó nhìn vào người ta dễ nhận ra trình dộ của người viết.Người ta cũng không lạ gì các tác phẩm bằng Pháp ngữ của Nguyễn ái Quốc(lạm dụng tên một nhóm ngưồi) xuất bản tại Pháp dều do LS Phan v Trường hiệu dính cả,có một số bài Cụ Trường viết luôn cho Ông Hồ dứng tên!! Các bạn dừng lạ,khi ra khỏi nước người học trò Nguyễn tất thành vỏn vẹn chỉ có cái mãnh bằng yếu lược Pháp-Việt( bằng nầy học dến lớp 3 là thi,sau dó mới dến bằng tiểu-học primaire,ngang dây thì Văn-phạm mới có thể tạm dược),vì thế Bác nói nghe có vẻ “lưu lóat”nhưng dều là tiếng bồi cả!!

      • hoang Th. says:

        Ông bạn nvtncs va Nguyenha nêu vấn đề thiếu lịch sự khi viết cho một vị tổng thống của một nứớc mà dùng thể sai khiến (mode imperatif) thì quả là yếu Pháp Văn. Phải dùng Subjonctif ‘veuillez agréer ‘ (hi`nh thức đầy đủ là ‘que vous veuillez: có nghĩa ‘cầu mong rằng…’), hoặc conditionnel ‘voudriez vous agréer’ mới đúng phép viết thư.
        Về câu ‘En attendant votre reponse que j’ espère favorable, agréez, Monsieur le President … ‘ tôi nghĩ văn phạm như vậy cũng được. Vì participe présent không cần chủ từ riêng rẻ mà là chủ từ hiểu ngầm của ‘Je’ trong j’espère. Nếu không có ‘que j’espère..’ thì câu viết của họ Hồ thật khập khiểng vì nó sẽ được Ông Tổng Thống là người chờ đợi câu trả lời !!
        Nhưng điều quan trọng hơn trong thư của họ Hồ là cái óc xin xỏ hèn mọn, vụ lợi, than vãn để được lợi lộc y hệt óc quan lại thời bấy giờ. Lại thêm óc tăng công nịnh bợ khi viết ra một cách ô trọc là ‘Je désirerais devenir utile à la France vis-à-vis de mes compatriotes’ (Tôi mong muốn trở nên hữu ích cho nước Pháp trong liên quan với người đồng hương của tôi…).
        Lịch sử nó rõ ràng như vậy và do chính họ Hồ viết thế mà 30 năm sau (1941) đảng CS VN đã thêu dệt thành chuyện họ Hồ ‘ra đi tìm đường cứu nước’.
        Quí Bạn nghĩ xem: nếu thư xin xỏ của họ Hồ lại nằm trong tay nhà nước ‘anh em đồng chí’ Tàu cộng thì chắc chắn Tổ Quốc VN ta đã mất thêm đão nữa rồi ! Vì Tàu cộng đâu có cầm được lòng tham bốc lột vô đáy của chúng. Chúng sẽ lấy tài liệu bí mật đó qua làm ăn tống tiền các đồng chí anh em cs VN thi có cái gi` mà cs VN không đem ra hối lộ để cho lịch sử đảng được toàn vẹn trong lường gạt.

      • CHỊ BA says:

        GỮI CÁC ANH NVTNCS,NGUYÊNHA,HOANG TH…,
        Cơn mê hoăc về cái huyền thoại “đuờng cưú nuớc” và ” Bác Hồ thông thạo nhiều ngôn ngữ ” đã khiến nhiều thế hệ Việt nam trả giá quá đắt.
        Lịch sử thế giới và Việt nam chưa hề có ai qua mặt đuợc ông Hồ Chí Minh về mặt gian hùng.
        Công việc tham gia mổ xẻ văn phạm Pháp văn về ông Hồ cuả các anh nvtncs , Nguyenha,và Hoang Th. thật là cần thiết . Cám ơn các anh .

        Bà Thụy Khuê thuộc RFI có phát hiện nhiều bằng chứng tiếm đoạt tên tuổi , công trình văn học cuả các nguời khác , nhất là cuả Nguyễn Thế Truyền …
        Riêng về Anh ngữ cuả ông Hồ , mình có sưu tầm đuợc tư liệu này góp với các anh và công chúng :
        Trong sách viết cho thanh niên Hoa kỳ với tên “THE VIETNAM War: A HISTORY IN DOCUMENTS ” xuất bản khoãng 2010 , ba nhà giáo và sử gia Marilyn Young, John Fitzgerald, A Tom Grunfeld có cho biết :

        ” Although Ho spoke some English, he was not fluent, and the text here is an exact reproduction of what he wrote, mistake and all.”(page29)

    • Hoang Thai says:

      Ông bạn nvtncs nêu vấn đề thiếu lịch sự khi viết cho một vị tổng thống của một nứớc mà dùng thể sai khiến (mode imperatif) thì quả là yếu Pháp Văn. Phải dùng Subjonctif ‘veuillez agréer ‘ (hi`nh thức đầy đủ là ‘que vous veuillez: có nghĩa ‘cầu mong rằng…’), hoặc conditionnel ‘voudriez vous agréer’ mới đúng phép viết thư.
      Về câu ‘En attendant votre reponse que j’ espère favorable, agréez, Monsieur le President … ‘ tôi nghĩ văn phạm như vậy cũng được. Vì participe présent không cần chủ từ riêng rẻ mà là chủ từ hiểu ngầm của ‘Je’ trong j’espère. Nếu không có ‘que j’espère..’ thì câu viết của họ Hồ thật khập khiểng vì nó sẽ được Ông Tổng Thống là người chờ đợi câu trả lời !!
      Nhưng điều quan trọng hơn trong thư của họ Hồ là cái óc xin xỏ hèn mọn, vụ lợi, than vãn để được lợi lộc y hệt óc quan lại thời bấy giờ. Lại thêm óc tăng công nịnh bợ khi viết ra một cách ô trọc là ‘Je désirerais devenir utile à la France vis-à-vis de mes compatriotes’ (Tôi mong muốn trở nên hữu ích cho nước Pháp trong liên quan với người đồng hương của tôi…).
      Lịch sử nó rõ ràng như vậy và do chính họ Hồ viết thế mà 30 năm sau (1941) đảng CS VN đã thêu dệt thành chuyện họ Hồ ‘ra đi tìm đường cứu nước’.
      Quí Bạn nghĩ xem: nếu thư xin xỏ của họ Hồ lại nằm trong tay nhà nước ‘anh em đồng chí’ Tàu cộng thì chắc chắn Tổ Quốc VN ta đã mất thêm đão nữa rồi ! Vì Tàu cộng đâu có cầm được lòng tham bốc lột vô đáy của chúng. Chúng sẽ lấy tài liệu bí mật đó qua làm ăn tống tiền các đồng chí anh em cs VN thi có cái gi` mà cs VN không đem ra hối lộ để cho lịch sử đảng được toàn vẹn trong lường gạt.

  6. Cháu ngoan bác Hồ says:

    Bác tìm đường cứu đói mà thành ra cứu nước
    Cha bị đuổi việc vì say rượu đánh chết người
    Bác lêu bêu không biết đi đâu
    Xuống tàu Tây xin làm bồi độ nhật
    Quá trình từ gã tìm đường kiếm ăn đến nhà cứu tinh “kách mệnh”
    Thế nào ra sao, hư thực
    Ai cũng biết mà cóc dám tin

  7. Bin Nguyen says:

    September Eleven: (Sept-1911)
    Mộc xưa còn đỏ dấu son. Tên Nguyễn Tất Thành gắn liền với chủ nghĩa khủng bố.

  8. Khải Hoàn says:

    Cuộc đời của Hồ chí Minh là cuộc đời đầy “huyền xạo” và nó được tái tạo lại dưới các ngòi bút của các nhà văn,nhà báo,nhà sử học,chính trị gia,tướng lãnh bị bản chất của cộng sản là dối trá nhập vào viết lên thành huyền thoại.Hãy lấy ví dụ,một thanh niên như Hồ không có học vấn (xin vào trường Pháp nhưng không được,chắc do viết sai ngữ pháp quá nhiều) bằng cấp,nghề nghiệp rõ ràng,không có tiền bạc đi lang thang vào Nam đụng gì làm nấy để kiếm sống và sau cùng đành phải xuống tàu làm phụ bếp và do vậy đi theo con tàu…vậy mà sau này ,sau khi ổn định dám viết thành “tìm đường cứu nước”(!?).Ở đây là chưa kể Hồ chưa hẳn là tác giả đích thực Nguyễn ái Quốc(Phan văn Hùm,Tạ thu Thâu,…) bởi trình độ tiếng Pháp của Hồ không học qua trường lớp ,chỉ là học bồi ngoài đời và tiếng Pháp rất khó về ngữ pháp,nhất là văn chính luận.Nguyễn ái Quốc là bút hiệu của nhiều người Việt yêu nước tại Pháp và thỉnh thoảng Hồ viết rồi đưa cho các người khác chỉnh sửa(chắc nhiều lắm !)rồi mới đăng.Khi đảng cộng sản quốc tế được thành lập,do để truyền bá và khuếch trương,Liên Xô lúc bấy giờ chủ trương tuyển dụng rộng rãi mọi thành phần và tùy gốc dân ,sau khi được đào tạo ngắn hạn tại Liên Xô,được phái về nước gốc để khuếch trương .Do Việt Nam lúc bấy giờ vẫn bị Pháp đô hộ,nên Hồ (tức Nguyễn tất Thành)sống lẩn khuất khi thì Nam Trung Quốc,lúc thì các vùng núi giáp ranh biên giới Việt Trung(Cao Bằng).Tại đây các nhà nghiên cứu lịch sử trung dung chợt đánh dấu hỏi về nhân thân thật của Nguyễn tất Thành(Nguyễn ái Quốc).Nếu là một lãnh tụ Việt Nam thật sự ,tại sao Quốc lại chuyển sang chọn một cái tên rặt Tàu là Hồ chí Minh(một họ khá phổ biến tại Tàu) và từ đó về sau ăn mặc rặt giống cán bộ Tàu(kiểu quần áo đại cán của Mao Trạch Đông)kể cả sau này tại các buổi họp với nước ngoài(Nguyễn tất Thành lúc còn ở Pháp khi đi dự họp đều mặc complet,thắt cà vạt).Điều này càng dấy lên điều hoài nghi khi có nguồn tin Nguyễn ái Quốc(tức Nguyễn tất Thành) đã chết vì bệnh lao trong tù bởi thời đó bệnh lao là nan y và cộng sản quốc tế chọn một người Tàu biết tiếng Việt và cả tiếng Pháp giống ông Quốc là Hồ chí Minh để thế vai và để cho tròn vai thì phải viết, dựng tạo ra những tình huống liền lạc tưởng chừng như logic.Do có phải gốc Tàu nên Hồ rất thích và ưu đãi những gì về Tàu ,cải cách ruộng đất đẩm máu cũng bắt chước theo Tàu cũng như các mô hình nhà nước khác ,bằng chứng nữa là khi chết (1969)Hồ thích nghe một bài ca Tàu và khi cần thì ký hiệp ước dâng biển cho Tàu(1958,Hồ ra lệnh,Phạm văn Đồng ký) ?
    Hãy trở lại giả thuyết Hồ chí Minh là Nguyễn ái Quốc thật.Thế Hồ và đảng cộng sản do Hồ dựng đã đem lại được gì cho dân Việt Nam ngày nay.Ở đây là không nói các mảng tối trong đời tư của ông.Theo nguyên tắc thì Việt Nam đã được thống nhất về mặt địa lý tuy không còn địa lý lịch sử như xưa nữa bởi đã cắt khá nhiều đất(ải Nam Quan,biển vùng vịnh Bắc bộ,…) cho Tàu (!).Tuy nhiên điều thực tế là lòng dân không thống nhất ,còn chia rẽ hơn trước 1975 bởi cách cai trị phân biệt gốc gác lý lịch,tôn giáo của đảng và chính quyền cộng sản.Trước 1975,một số dân miền Nam ít để ý gốc gác của ông Thiệu(Ninh Thuận ,Nam Trung bộ),ông Kỳ(người Bắc),ông Diệm(Trung),…nhưng sau 1975,do cách phân biệt gốc gác lý lịch của chính quyền cộng sản,người miền Nam bắt đầu nghe các từ lạ tai như gia đình cách mạng,gia đình liệt sĩ,gia đình ngụy,tư sản mại bản,tư sản dân tộc,địa chủ,bần cố nông,trí thức tiểu tư sản,…cho đến việc phân loại Bắc năm 54,75 !Dĩ nhiên về mặt kinh tế ,các đợt “đánh tư sản” ,đổi tiền ( tự mình đốt tiền,tài sản mình)ngược đãi khinh khi trí thức,nhân tài bỏ đi (chết cũng khá nhiều trên đường vượt biển),…đã khiến Việt Nam tụt hậu,tự nghèo đi rất nhiều.
    Giả sử ông Hồ là một người có gốc gác gia giáo(có học) và ba ông đừng hay say rượu,đánh chữi con cái thì ông không phải lang thang khắp nơi để kiếm sống để sau cùng rước một thứ chủ nghĩa “không tưởng” ( chính nước lập ra là Liên Xô đã phải ăn năn,dứt khoát từ bỏ) vào Việt Nam mà ngay cả chính trung tướng cộng sản là Trần Độ(một trong các sĩ quan đánh Điện Biên Phủ) sau này cũng đã nói “chế độ này còn tệ hơn thời thực dân Pháp nhiều !” thì chắc chắn Việt Nam không có tệ, hổ lốn và có nguy cơ mất vào tay Tàu như ngày nay.Thôi thì cứ để số phận nước Việt do trời định !

    • Tân Trào says:

      Ông Hồ dùng rất nhiều Bút hiệu hay chôm của người khác làm của mình?

      Hồ Chí Minh: Từ tháng 8 năm 1942 đến 2 tháng 9 năm 1969
      C.M.Hồ: Dùng tại 3 tài liệu viết từ tháng 7 năm 1945 đến tháng 8 năm 1945.
      H.C.M.: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1946 đến tháng 12 năm 1966.
      Nguyễn Ái Quốc: Từ năm 1914 đến tháng 8 năm 1942.
      N.A.Q.: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng tháng 6 năm 1922 đến tháng 9 năm 1930.
      N. ÁI QUỐC: Dùng 1 lần ngày 16 tháng 12 năm 1927.
      NG.A.Q: Dùng 1 lần ngày 1 tháng 8 năm 1922.
      NGUYỄN.A.Q: Dùng tại 2 tài liệu ngày 14 tháng 10 năm 1921 và ngày 1 tháng 8 năm 1922.

      Bác Hồ: Dùng tại 119 tài liệu viết từ 27 tháng 10 năm 1946 đến 21 tháng 7 năm 1969.
      Chú Nguyễn: Dùng 1 lần tháng 3 năm 1923.
      A.G.: Dùng tại 7 tài liệu viết từ tháng 6 năm 1947 đến tháng 1 năm 1950
      A.P.: Dùng 1 lần trong bài “Văn minh Pháp ở Đông Dương” – tạp chí Inpekorr.Tiếng Đức. số 17. 1927.
      Bình Sơn: Dùng tại 10 tài liệu viết từ tháng 11 năm 1940 đến tháng 12 năm 1940.
      C.B.: Dùng tại 147 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 3 tháng 1957 (trên báo Nhân Dân)
      C.K.: Dùng tại 9 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1960 đến tháng 3 năm 1960.
      Chiến Thắng: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 10 năm 1945.
      Chiến Sĩ: Dùng tại 128 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1945 đến tháng 7 năm 1971.
      Din: Dùng tại 3 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1952 đến tháng 7 năm 1953.
      Đ.X.: Dùng tại 51 tài liệu viết từ tháng 6 năm 1951 đến tháng 7 năm 1954, (trong chuyên mục “Thường thức chính trị” trên báo Cứu quốc)
      H.B: Dùng một lần tại bài “Có phê bình phải có tự phê bình” – Báo Nhân Dân số 488 ngày 4 tháng 7 năm 1955.
      HOWANG T.S.: Dùng 1 lần tại Báo cáo trong Đại hội công nhân và nông dân ngày 2 tháng 5 năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc).
      Hồ:Dùng tại 7 tài liệu từ tháng 5 năm 1945 đến tháng 2 năm 1947.
      H.T.: Dùng 1 lần tại bài “Bà Trưng Trắc” đăng trên báo Thanh Niên, số 72 ngày 12 tháng 12 năm 1926.
      La Lập: Dùng 1 lần tại báo Nhân Dân số 4530 ngày 1 tháng 9 năm 1966.
      Lê Ba: Dùng 1 lần tại bài “Trả lời ông Menxphin thượng nghị sĩ Mỹ” ngày 20 tháng 4 năm 1966 (báo Nhân dân số 4407).
      Lê Nhân: Dùng 1 lần tại bài “Thất bại và thành công” – báo Nhân Dân số 117 ngày 19 tháng 8 năm 1949.
      Lin: Dùng tại 5 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1935 đến tháng 9 năm 1939.
      L.T.: Dùng tại 4 tài liệu viết từ tháng 4 năm 1925 đến tháng 5 năm 1954.
      Lý Thụy: Dùng tại 2 tài liệu từ ngày 18 tháng 12 năm 1924 đến ngày 6 tháng 1 năm 1926.
      N.: Dùng tại 5 tài liệu từ tháng 2 năm 1922 đến tháng 1 năm 1924.
      N.A.K.: Dùng 1 lần tại “Thư gửi Quốc tế nông dân” ngày 3 tháng 2 năm 1928.
      N.K.: Dùng một lần tại bài “Sự thống trị của đế quóc Pháp tại Đông Dương”-Tạp chí Inprekorr. bản tiếng Pháp. ngày 15 tháng 10 năm 1927.
      Nguyễn: Dùng tại 2 tài liệu từ tháng 4 năm 1924 đến tháng 8 năm 1928.
      Nilốpki: Dùng tại 6 tài liệu từ tháng 10 năm 1925 đến tháng 3 năm 1926.
      P.C.Lin: Dùng tại 8 tài liệu từ tháng 12 năm 1938 đến tháng 7 năm 1939.
      Pôn: Dùng 1 lần ngày 27 tháng 2 năm 1930.
      Q.T.: Dùng tại 10 tài liệu từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946.
      Q.TH.: Dùng tại 14 tài liệu từ tháng 12 năm 1945 đến tháng 10 năm 1946.
      T.L.: Dùng tại 80 tài liệu từ tháng 4 nam 1950 đến tháng 6 năm 1969.
      T.Lan: Dùng 1 lần viết cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện
      Tân Sinh: Dùng 1 lần tháng 1 năm 1948.
      Tân Trào:
      Thanh Lan:
      Thu Giang:
      Trần Dân Tiên: Dùng 1 lần viết sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch năm 1948.
      Trần Lực: Dùng tại 25 tài liệu từ tháng 3 năm 1949 đến tháng 1 năm 1961.
      Trần Thắng Lợi: Dùng 1 lần ngày 18 tháng 1 năm 1949.
      V.: Dùng tại 2 tài liệu đều trong tháng 2 năm 1931.
      V.K.: Dùng 1 lần trong bài “Kiều bào ta ở Thái Lan luôn hướng về Tổ Quốc” ngày 3 tháng 1 năm 1960.
      VICHTO: Dùng tại 5 tài liệu từ tháng 9 năm 1930 đến tháng 4 năm 1935.
      WANG: Dùng tại 6 tài liệu từ tháng 9 năm 1927 đến tháng 6 năm 1928.
      X: Dùng tại 7 tài liệu từ tháng 12 năm 1926 đến tháng 3 năm 1927.
      X.Y.Z.: Dùng tại 10 tài liệu từ tháng 10 năm 1947 đến tháng 9 năm 1950.

      • tạ tuyên says:

        Trùm khủng bố Osama Binladin dù trốn tránh cả chục năm cũng không có nhiều biệt hiệu như Hồ Chí Minh.
        HCM là những chữ viết tắt của:
        Hại Chính Mình,
        Hại Con Mình
        Hại Cháu Mình
        Hại Chắt Mình
        Hại Chít Mình
        Hại Chút Mình

  9. Trung Kiên says:

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: (Trích bài chủ) “Vững bước trên con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (toàn văn đăng trên số báo hôm nay)… Dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong suốt hơn 80 năm qua, cách mạng Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử

    Đồng ý với thủ tướng Dũng, “bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước” (?) để;

    Đưa đất nước Việt Nam “XUỐNG HỐ CẢ NƯỚC”,
    Biến cán bộ lãnh đạo đảng thành “TƯ BẢN ĐỎ”
    Nhân dân….”XUỐNG HÀNG CHO NGỰA”!

    Kính thưa 139 tham dự viên “Hội thảo khoa học “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Hành trình tìm đường cứu nước” và các Bạn trên DCV…

    Tôi xin phép được góp ý “tham luận cho buổi hội thảo” hôm nay như sau:

    —> Hành trình tìm đường cứu nước của Hồ chủ tịch!

    Kính mời các vị “đại biểu” và các Bạn bình tĩnh theo dõi…rồi cho biết ý kiến thảo luận!

    Thân chào đoàn kết!

  10. Công Minh says:

    Công bằng mà nói thì Nguyễn Tất Thành cũng là một trí thức, giỏi ngoại ngữ, chữ viết rất đẹp, phóng khoáng.

    • Ngụy Quân Tử - Hồ Bất Quần says:

      Cám ơn đồng chí đã quá khen, thực ra là Bác đã nhờ người khác viết giùm Bác lá đơn này (xin đọc lại lịch sử của Bác) vì Bác trình độ lớp 7 nên tiếng Pháp chỉ đáng làm bồi bếp, còn chữ viết của Bác thì xin so sánh với bản di chúc của Bác còn để lại do Đảng CSVN công bố thì rõ ngay. Bác mà đích thân viết đơn thì Tây nó quẳng thùng rác hay có thêm tờ giấy đi cầu rất lẹ. Khả năng viết Tiếng Việt của Bác rất tệ, xin các cháu đừng bắt chước.

    • 3t says:

      Đây cũng công bằng mà nói Đãng Cọng Sản sợ nhân loại nhìn lầm HCM là KHỈ
      nên phải nhắc nhở mọi người rằng HCM = NGƯỜI.

      Ví dụ như câu dưới đây trong sách Lịch sử Việt Nam của các tác giả cộng sản viết về HCM xuống tàu Amiral Latouche-Tréville ngày 5-6-1911 để ra đi:

      “Sự thất bại của các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục của cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở các tỉnh Trung Kỳ mà Người [Hồ Chí Minh] từng tham gia khi đang học ở trường Quốc Học Huế, đã thôi thúc Người [HCM] hướng về các nước Tây Âu, mong muốn được đến “tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. (trích)

Phản hồi