WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phát biểu của John McCain tại hội thảo về an ninh hàng hải trên biển Đông

Phát biểu của ông  John McCain tại hội thảo về an ninh hàng hải trên biển Đông ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS)

20-06-2011

John McCain

Cảm ơn John [Hamre] về lời giới thiệu hào phóng đó và cảm ơn tình bạn của anh trong nhiều năm qua. Luôn là điều tuyệt vời [để tôi] trở lại CSIS, nơi đã làm nhiều điều với mục đích thông báo suy nghĩ của Mỹ đến với thế giới và sự lãnh đạo của chúng tôi trong đó.

Như quý vị biết, tôi vừa từ Đông Nam Á trở về, và trước khi tôi chuyển qua chủ đề của hội nghị này, tôi muốn cung cấp một số cảm tưởng ngắn gọn về chuyến đi của tôi đến Miến Điện. Đây là lần đầu tiên tôi được phép trở lại đất nước này trong 15 năm, điều đó cho thấy một dấu hiệu về chính phủ dân sự mới này có thể đại diện cho một sự thay đổi so với quá khứ. Một thay đổi đáng chú ý khác là thủ đô mới của Nay Pyi Taw. Các tòa nhà chính phủ lớn, các cung điện chạm đá cẩm thạch, các khách sạn mới toanh, đường cao tốc với 18 làn đường – và điều kỳ lạ là: không có ai ở đó. Chỉ có chúng tôi là những chiếc xe duy nhất trên đường. Các tòa nhà gần như trống rỗng.

Đó là một điều kỳ quặc mà tôi đã trải qua. Và chắc chắn đó là một sự tương phản đáng buồn với sự nghèo đói khốn cùng ở Rangoon. Tôi đến thăm một phòng khám tư nhân [của những người bị bệnh] AIDS, mọi người đông nghẹt, nhiều trẻ em mồ côi, những người cần sự chăm sóc nhiều hơn những người có sẵn để chăm sóc cho họ. Tôi đã đi đến một dịch vụ cung cấp tang lễ miễn phí cho các linh hồn quá cố của những gia đình quá nghèo, để cho những người thân yêu của họ được chôn cất đàng hoàng. Đau lòng lắm, và điều này làm cho các bạn ước muốn, phải chi chính phủ [Miến Điện] cũng dành [sự đầu tư] về sự nhiệt tình và tài nguyên với mức độ tương tự để phát triển đất nước của họ như là việc xây dựng thủ đô.

Tuy nhiên, trong các cuộc họp của tôi với Phó Chủ tịch Thứ nhất, hai người đứng đầu Quốc hội, và những người khác, rõ ràng rằng chính phủ này muốn có quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ. Tôi nhấn mạnh rằng chính phủ của tôi và tôi chia sẻ khát vọng này, và như vậy là điều đó không phải là không thể. Sau cùng, nếu Hoa Kỳ và Việt Nam có thể cải thiện quan hệ, mà tôi biết một hoặc hai điều về vấn đề này, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.

Tuy nhiên, điểm chính tôi đã nhấn mạnh rằng bất kỳ sự cải thiện quan hệ nào cần được xây dựng, không những trên các cuộc nói chuyện vui vẻ, mà còn cần có hành động từ cả hai phía. Hoa Kỳ cần sẵn sàng đặt mọi phương diện chính sách của chúng ta lên trên bàn, và để làm thay đổi những điều cụ thể mà chính phủ Nay Pyi Taw đã hỏi chúng tôi. Nhưng điều này chỉ có thể được thực hiện cùng với các hành động cụ thể về phía họ, đặc biệt là những lời kêu gọi của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc: phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm, cho phép Hội Chữ thập đỏ được tự do vào thăm tất cả các nhà tù, bắt đầu một quá trình hòa giải quốc gia thực sự có liên quan đến các đảng đối lập chính trị và dân tộc, gồm Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, và bảo đảm sự an toàn và tự do đi lại của bà Aung San Suu Kyi.

Tôi đã có cơ hội gặp Bà [Aung San Suu Kyi] trong chuyến thăm của tôi, và lý do tôi vẫn còn hy vọng cho người dân Miến Điện đó là vì bà. Hôm qua là sinh nhật của bà Aung San Suu Kyi, và bà bày tỏ niềm hy vọng này: ‘Nếu tôi được hỏi điều gì tôi mong muốn trong ngày sinh nhật của tôi, tôi muốn hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho đất nước tôi’. Người phụ nữ tuyệt vời này vẫn còn là nguồn cảm hứng cho những người dân của bà và cho tôi. Và tôi đồng ý với bà rằng, đây không phải là lúc Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Chúng ta cũng nên làm việc để thiết lập một Ủy ban Điều tra Liên hợp quốc, mà điều này không liên quan gì đến sự trừng phạt và tất cả mọi thứ liên quan đến sự thật và công lý cho người dân Miến Điện.

Từ Miến Điện, tôi đã đi đến Singapore tham dự Đối thoại Shangri La, nơi mà một trong những chủ đề chính của cuộc thảo luận là chủ đề của hội nghị này: an ninh hàng hải ở biển Đông. Vấn đề này gây xúc động mãnh liệt giữa các nước tuyên bố chủ quyền trên vùng biển và vùng lãnh thổ. Và các chuyên gia thực sự hiểu những vấn đề phức tạp về lịch sử và pháp lý của những tuyên bố chủ quyền này thì khá nhỏ. Tôi đến từ Arizona, nơi mà chúng ta biết việc tranh đấu sử dụng đất và nước phức tạp như thế nào. Tôi cũng là một cựu lính Hải quân đã dành phần lớn cuộc đời của mình đi đây đó và làm việc về các vấn đề an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Và tôi ngày càng lo ngại, rằng biển Đông đang trở thành một điểm nóng xung đột.

Những năm vừa qua cho thấy sự leo thang nhanh chóng về tình trạng căng thẳng giữa các quốc gia trong khu vực hàng hải đang tranh chấp và hay thay đổi này. Tôi không cần phải nói lại cho các cử tọa ở đây nghe tất cả các sự cố. Dĩ nhiên, điều quan trọng là tất cả các bên thực hiện sự kiềm chế. Và để chắc chắn rằng, các đối tác ASEAN của chúng ta sẽ cần phải thỏa hiệp, đặc biệt là các nước thoả hiệp với nhau, để đạt được một kết quả hòa bình và cùng có lợi, như nhiều nước  trong số các nước này thừa nhận. Điều đó có nghĩa là, tình hình này cần phải nói thẳng một chút: Một trong những lực lượng chính làm cho các căng thẳng trên biển Đông trầm trọng hơn, và làm cho giải pháp hòa bình của các tranh chấp này khó khăn hơn để đạt được, đó là hành vi hung hăng của Trung Quốc và việc đòi chủ quyền lãnh thổ vô căn cứ mà họ tìm cách theo đuổi.

Tôi chẳng vui vẻ gì để nói điều này.Tôi tin rằng một trong những lợi ích quốc gia hàng đầu của Hoa Kỳ là việc duy trì và tăng cường quan hệ nhiều mặt với Trung Quốc. Tôi muốn Trung Quốc thành công và phát triển một cách hòa bình. Và tôi tin rằng không có lực lượng lịch sử nào lên án đất nước chúng ta về xung đột. Thật vậy, phạm vi hợp tác toàn cầu của chúng ta là rộng hơn bao giờ hết, kể cả các vấn đề an ninh hàng hải, rõ ràng để cho mọi người thấy các hoạt động chung của chúng ta ra ngoài khơi Sừng châu Phi (Horn fo Africa).

Điều gây khó khăn cho tôi, và tôi cũng nghĩ rằng nó cũng gây khó khăn cho nhiều quý vị ở đây, đó là các tuyên bố mở rộng mà Trung Quốc tuyên bố trên biển Đông; các lý do căn bản cung cấp cho các tuyên bố này, không có cơ sở luật pháp quốc tế; và những hành động ngày càng quyết đoán mà Trung Quốc đang thực hiện để thực thi các quyền tự nhận của họ, gồm cả ở vùng biển trong vòng 200 hải lý ngoài khơi bờ biển của các nước ASEAN, như là trường hợp gần đây trong các sự cố riêng biệt liên quan đến Việt Nam và Philippines. Bản đồ về cái gọi là chín vạch của Trung Quốc tuyên bố tất cả các đảo trên biển Đông là chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc và tất cả các vùng lãnh hải của nó là vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Hơn nữa, những giải thích cụ thể về luật pháp quốc tế của Trung Quốc sẽ làm xói mòn các nguyên tắc lâu dài về tự do hàng hải – bóp méo khái niệm gồm, mở rộng cho mọi người đi vào, khái niệm loại trừ, sẽ hạn chế đi vào [vùng biển]. Một số người ở Trung Quốc thậm chí còn đề cập đến học thuyết này, như trích dẫn, ‘chiến tranh pháp lý’.

Tại sao điều này quan trọng đối với Hoa Kỳ? Đây là câu hỏi mà nhiều người Mỹ sẽ hỏi, đặc biệt là khi chúng tôi liên quan đến ba cuộc xung đột đã xãy ra, và khi nợ quốc gia của chúng tôi thực sự trở nên không bền vững. Tại sao Mỹ nên quan tâm đến tranh chấp lãnh hải của các nước bên cách xa nửa vòng trái đất?

Chắc chắn có lý do kinh tế để tham gia. Khu vực biển Đông là nguồn quan trọng về công việc làm và tài nguyên thiên nhiên có lợi cho nhiều người Mỹ. Tuy nhiên, có lẽ xét rộng hơn là yếu tố chiến lược. Trung tâm địa chính trị thế giới hấp dẫn đang chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương – một khu vực, trong đó nhiều nước đang trỗi dậy cùng một lúc về sự giàu có và sức mạnh. Điều này tạo ra sự va chạm giữa các quốc gia, nơi các tranh chấp cũ vẫn chưa được giải quyết. Hoa Kỳ có một lợi ích an ninh quốc gia trong việc duy trì một sự cân bằng chiến lược thuận lợi trong khu vực quan trọng này. Và trọng tâm đó là để bảo vệ sự tự do phổ quát trong việc đi lại và đi vào các vùng biển như một nguyên tắc căn bản của trật tự quốc tế.

Những nỗ lực phủ nhận tự do hàng hải trên biển Đông đặt ra một thách thức nghiêm trọng đến trật tự quốc tế, dựa trên luật lệ, rằng Hoa Kỳ và đồng minh của chúng tôi đã duy trì trong nhiều thập kỷ. Nếu những nỗ lực này thành công – sẽ liên tục bắt nạt, cho phép một nước áp đặt tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình bằng vũ lực và biến biển Đông thành một khu vực không cho các tàu thương mại và quân sự của các quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ, đi vào – hậu quả sẽ là thảm khốc. Điều đó có thể thiết lập một tiền lệ nguy hiểm để làm suy yếu luật pháp quốc tế, theo cách mà những người có ý định bệnh hoạn, không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ áp dụng ở nơi khác. Điều đó có thể tạo ra sự khuyến khích gia tăng quyền lực gây phiền hà khắp mọi nơi để sử dụng vũ lực, điều mà các phương tiện pháp lý và hoà bình không thể bảo đảm cho họ. Và nó sẽ đưa chúng ta đến gần hơn vào một ngày, khi hải quân Mỹ thấy rằng không thể đi vào và hoạt động một cách an toàn ở Tây Thái Bình Dương.

“Vậy thì Hoa Kỳ nên làm những gì? Để tôi cung cấp một vài đề nghị để kết thúc.

“Thứ  nhất, về lập trường của Mỹ trên biển Đông, chúng ta nhận thấy rằng, nếu có thể, một chính sách rõ ràng có thể ổn định hơn so với một chính sách không rõ ràng. Tôi hoan nghênh Ngoại trưởng Clinton khi tuyên bố rằng các bên tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán đa phương, và chúng ta sẽ tìm cách tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán. Đa số các nước châu Á hoan nghênh tuyên bố đó. Trên hết, đây là mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng, không phải giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, rất hữu ích cho chúng ta tiếp tục nói rõ quan điểm của Mỹ, để các nước khác có thể biết, Hoa Kỳ chấp nhận những yêu sách nào, yêu sách nào chúng ta không chấp nhận, và những hành động nào chúng ta chuẩn bị để hỗ trợ các chính sách và các đối tác của chúng ta, đặc biệt là Philippines, một nước đồng minh có ký hiệp ước.

“Thứ hai, Hoa Kỳ nên hỗ trợ các đối tác ASEAN của chúng ta trong việc giải quyết tranh chấp của họ trên biển Đông, như một phương tiện cổ vũ ASEAN đoàn kết hơn để đối mặt với Trung Quốc. Trung Quốc tìm cách khai thác sự chia rẽ giữa các thành viên ASEAN – làm cho họ chống đối nhau, để phục vụ cho kế hoạch riêng của Trung Quốc. Giải quyết các tranh chấp trên biển giữa các nước ASEAN, như Malaysia và Brunei gần đây đã thực hiện, sẽ cho phép các đối tác của chúng ta thiết lập một mặt trận thống nhất hơn.

Thứ ba, Hoa Kỳ cần giúp đỡ các đối tác ASEAN của chúng ta tăng cường sự phòng thủ trên biển và khả năng phát hiện – để phát triển và triển khai các hệ thống cơ bản như radar cảnh báo sớm và các tàu an ninh ven biển. Bù đắp sự thiếu thốn này, và tăng cường tập trận chung với chúng ta, sẽ cung cấp một hình ảnh hoạt động phổ biến hơn ở biển Đông và khả năng đối phó tốt hơn với các mối đe dọa.

Thứ tư, Thượng viện Mỹ cần quan tâm hơn đến Công ước LHQ về Luật Biển. Tôi biết điều này không phổ biến ở một số người bảo thủ. Tôi có nghi ngờ về chính bản thân mình. Nhưng thực tế là, chính phủ các nhiệm kỳ kế tiếp của cả hai đảng đã tôn trọng những nhận xét cơ bản của Công ước, mặc dù không cần phải ký. Trong khi đó, các nước như Trung Quốc đã ký công ước mà không thực hiện đúng, nhắm tới việc từ chối [không cho các nước] đi vào vùng biển quốc tế. Điều này làm cho Hoa Kỳ dựa vào ân huệ của các nước ngoài cũng như dựa vào sức mạnh lớn hơn của chính mình để bảo đảm quyền đi lại của Mỹ. Nhưng những điều này là đặc ân, không thể được xem như lúc nào cũng có sẵn, đó là lý do Hải quân Mỹ hỗ trợ mạnh mẽ Công ước [LHQ về Luật Biển] và tính pháp lý của nó, để bảo đảm nó phục vụ cho các hoạt động hải quân của chúng ta. Do đó, vì lý do an ninh quốc gia, Thượng viện cần phải quyết định, đã đến lúc phê chuẩn Hiệp ước Luật Biển.

Thứ năm, chúng ta cần phải chuyển sức mạnh của lực lượng Mỹ, chú trọng nhiều hơn vào những khu vực cạnh tranh mới trỗi dậy, đặc biệt là Ấn Độ Dương và Biển Đông. Tôi đã tham gia với các đồng nghiệp của tôi ở Hội đồng Quân sự Thượng viện, Thượng nghị sĩ Carl Levin và Jim Webb, để kêu gọi cho thêm thời gian đánh giá lại kế hoạch về các căn cứ của chúng ta ở Nhật Bản và Guam. Và tôi đã làm như thế để Mỹ không phải rút khỏi châu Á, mà là tăng cường cam kết của chúng ta đối với an ninh trong khu vực.

Không phải là Quốc hội có ý kiến về các thỏa thuận căn cứ trong khu vực, mà thực tế tình hình mới và chi phí vượt quá mức, đã đặt vấn đề về các kế hoạch hiện tại của chúng ta, Quốc hội phải đặt những câu hỏi khó. Mục tiêu của chúng ta nên chuyển tới nơi có vị thế địa lý hơn, đưa quân đội rải rác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, như Bộ trưởng Quốc phòng Gates đã mô tả, và trung tâm của nỗ lực đó sẽ luôn luôn là những cam kết căn cứ của chúng ta với các đồng minh lịch sử như Nhật Bản và Nam Hàn.

Cuối cùng, Hoa Kỳ phải tiếp tục các khoản đầu tư cần thiết vào khả năng phòng thủ của chúng ta, đặc biệt là lực lượng hải quân, để duy trì sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới. Chúng ta đang phải đối mặt với áp lực rất lớn trong nước để cắt giảm chi tiêu, gồm cả chi tiêu quốc phòng, và một số cắt giảm chắc chắn cần thiết. Những người có lý có thể không đồng ý về việc cắt giảm này, nên cắt thêm bao nhiêu. Nhưng gần đây, khi Tổng thống cam kết cắt giảm 400 tỷ đô la về chi tiêu quốc phòng trong thời gian 12 năm – không có cơ sở chiến lược hợp lý về lý do tại sao con số này đã được lựa chọn hoặc những gì rủi ro gì nó sẽ gây ra, và Bộ trưởng Quốc phòng chỉ được nói về điều đó một ngày trước khi sự việc xảy ra – tôi nghĩ rằng những người có lý lẽ cũng có thể đồng ý rằng, điều này không có cách nào để lên kế hoạch quốc phòng của chúng ta. Chúng ta phải [lên kế hoạch] dựa vào chiến lược hướng dẫn, không thể [dựa vào] những con số tùy tiện.

Những sự kiện hiện đang xảy ra trên biển Đông sẽ đóng một vai trò quyết định trong việc định hình sự phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ này. Và Hoa Kỳ phải tiếp tục tham gia tích cực vào quá trình đó. Về vấn đề này, tôi gặp rắc rối do các báo cáo gần đây của một số đồng nghiệp của tôi trong Quốc hội và một số ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng hòa, cho thấy mong muốn rút khỏi thế giới và giảm các cam kết của chúng tôi ở nước ngoài. Hoa Kỳ đã mắc phải sai lầm đó trước đây, và chúng ta nên học bài học lịch sử này, không để nó lặp lại. Cuối cùng, lịch sử cho chúng ta thấy rằng, chính Mỹ được hưởng lợi lớn nhất nhờ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, đó là duy trì bởi quyền lực và sự lãnh đạo của Mỹ. Chúng ta từ bỏ vai trò đó là nguy hiểm cho thế giới và cho chính chúng ta.

Nếu các bạn đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chỉ để mang một thông điệp về nhà với các bạn, thông điệp đó sẽ là: Luôn có xu hướng cô lập ở Mỹ, nhưng người Mỹ đã bác bỏ nó trước đây, và tôi tin rằng bây giờ người Mỹ sẽ bác bỏ nó một lần nữa. Sẽ luôn có một cơ sở vững chắc của Mỹ hỗ trợ cho một chính sách quốc tế mạnh mẽ ở nước ngoài. Chính sách đó sẽ không thay đổi, kể cả ở Mỹ. Chúng tôi sẽ không rút khỏi hoặc bị đẩy ra khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ ở lại đó, [thực hiện] cam kết với bạn bè và đồng minh của chúng tôi, và chúng ta sẽ cùng nhau thành công.

Nguồn: http://www.ustream.tv/recorded/15514848

© Ngọc Thu (Bản tiếng Việt)

 

 

16 Phản hồi cho “Phát biểu của John McCain tại hội thảo về an ninh hàng hải trên biển Đông”

  1. con cò says:

    @VONG QUOC NHJAN:

    Mình có cảm tưởng bạn là người của Trung Cộng!

    @ĐènHoa kỳ: I totally agree with you!

  2. Vo Duc says:

    Thua ong nguyen tan Trung theo toi nghi My co toi ban nuoc VN trong do co mot so TUONG ta bat tai cua MNVN.Neu my khong hai 2 Ong Diem Nhu hoi 63 thi su viec da khac va MN kg bi bon vc sat hai 100000 can bo SI Quang trong trai tu va gan 300000 nguoi tren bien va trong rung Mien Lao va Thai Lan .Dam tuong lanh an tren ngoi troc o Mien Nam da ngoi ben va trong van phong voi bon CS ma kg hay biet thi do la mot toi do ban nuoc VN cung voi MY. My phai giup dan VN lat do che do tham tan cong sang bay gio duoc thi moi goi la co cong con kg thi My co toi voi mien Nam

  3. khaymouk says:

    manh gao bao tien vi quyen loi dat nuoc cua moi quoc gia thi quoc gia nao cung hanh dong vi quyen loi do.
    vietnam nen to chuc tot hon cac hoc gia luat gia va cac nha ngoai giao that tot de kiem them ban tren the gioi
    va xac nhan quan diem chu quyen cua vietnam,neu vietnam lam tot chuyen nay thi trung quoc se nghi lai cac hanh dong cua ho vi khong ai muon co lap tren the gioi vi thoi nay la toan cau hoa
    cho du trung quoc co nhieu muu do hay gioi xuyen tac nhung su that va chinh nghia se thang.

  4. khaymouk says:

    manh gao bao tien vi quyen loi dat nuoc cua moi quoc gia thi quoc gia nao cung hanh dong vi quyen loi do.
    vietnam nen to chuc tot hon cac hoc gia luat gia va cac nha ngoai giao that tot de kiem them ban tren the gioi
    va xac nhan quan diem chu quyen cua vietnam,neu vietnam lam tot chuyen nay thi trung quoc se nghi lai cac hanh dong cua ho vi khong ai muon co lap tren the gioi vi thoi nay la toan cau hoa
    cho du trung quoc co nhieu muu do hay gioi xuyen tac nhung thu that va chinh nghia se thang.

  5. Lê Hưng Quốc, says:

    Đọc phản hồi của Ông Nguyễn Tấn Trung, tôi thôn cảm cho việc ông ca ngợi Hoa Kỳ, nhưng tiếc là ông không hiểu gì về cái bẩn thỉu của chính trị cả. Tại sao ông không nhìn vào 2 sự kiện I-Rắc và A Phú Hản hiện nay để mà hiểu được thế nào là “dồng minh Mỹ”.
    Và theo ông VNCH phải làm gì trong thời điểm đó để tự cứu mình? Khi Bắc Việt đang là tay sai đác lục của khối Cộng Sản, được hổ trở mạnh mẽ bởi Liên Xô, Trung Cộng, và các nước “XHCN anh em” trong mưu đồ nhuộm đỏ Đông Dương?
    Tuy nhiên VN bây giờ phải cần theo Mỹ, mới có khả năng chống lại “đàn anh Trung Quốc vĩ đại” của mình. Mỹ đang mong chờ điều này, như một “ngư ông đắc lợi”, vì không những Biển Đông là quyền lợi lớn của Mỹ, mà có một thằng đàn em “môi hở răng lạnh”của kẻ thù bao nhiêu năm, bây giờ bỗng dưng chạy theo mình để chống lại “đàn anh vĩ đại”, thì còn gì “sướng” cho bằng?
    Làm đồng minh của Hoa Kỳ, chỉ là một điều bắt buộc. Không có đồng minh nào của Mỹ có thể tin tưởng và ca ngợi Mỹ.

  6. Nguyễn Tấn Trung says:

    Trái với một số khá nhiều người chưởi Mỹ là thứ thực dụng đã bỏ rơi Việt nam Cộng hòa, Nhưng Tôi thì cảm ơn Mỹ từ tấm lòng chân thật của tôi và tôi không hề trách Mỹ đã bỏ rơi VNCH ,
    Tôi cảm ơn Mỹ Vì nhờ có Mỹ mà nhiều nước trên thế giới được sống trong hoà bình tự do và sung túc, vì nhờ có Mỹ mà Cộng sản độc tài sắt máu không lnhộm đỏ khắp năm châu , nhân loại không trở thành trâu bò cho một nhón cán bộ lãnh thụ Cộng sản đầy sắt máu v.v. Tôi cũng không trách Mỹ bỏ rơi VNCH vì đó là cái thế của Mỹ phải làm vậy, Bất cứ nước nào ở hoàn cảnh đó cũng phải làm như Mỹ và có thể làm tệ hơn Mỹ rất nhiều, Mỹ bỏ VNCH một phần cũng bởi tại VNCH mất khả năng tự cứu mình, nếu VNCH mạnh như Đài loan, Nam hàn, Nhật bản, Tây đức v.v. thì chắc chắc Mỹ không bỏ rơi.
    Tôi xin quý vị nào trách Mỹ thì nên tự hỏi mình đã làm gì cho VNCH đứng vững và đã làm gì có lợi cho Mỹ và biết ơn Mỹ, Cá nhân tôi, Tôi rất cảm phục lòng can đảm và lương tâm trong sáng của Ông John McCain , Tôi rất cảm ơn ý kiến và tình cảm của Ông McCain dành cho Việt nam .

    • Trung Kiên says:

      Tôi chỉ có thể đồng tình với Bạn 1 điểm mà thôi, đó là:

      Mỹ bỏ rơi VNCH vì đó là cái thế của Mỹ phải làm vậy“! Bỏ con tép để bắt con “cá kình” thì không chỉ Mỹ mà tôi cũng sẽ làm như thế!

      a) Nếu không bỏ rơi VNCH thì… Mỹ sẽ không thể bắt tay được với Bắc Kinh năm 1972.
      b) Nếu VNCH không lọt vào tay cộng sản ngày 30/4/1975 thì Nga-Hoa vẫn là “thành đồng” bảo vệ CNCS.
      c) Và sẽ không có cuộc chiến tháng 2/1979 giữa VN-TQ! Khối CS Đông Âu và Liên-Xô cũng sẽ KHÔNG bị sụp đổ vào năm 1989-1991, đúng không?

      Bỏ VNCH (1/2 nước VN) để rồi Mỹ sẽ trở lại góp phần “xây dựng cả nước VN”, coi VN như một đồng minh, một điểm đứng rất quan trọng ở Đông Dương và ASEAN để chận đứng sự bành trướng của Tầu (như một Israel ở giữa Trung Đông)…Một chiến lược, quá cao cờ?

      Bây giờ mà còn ngồi “than thở, trách móc” việc Mỹ bỏ rơi VNCH thì quả là quá ấu trĩ!

      Thế nhưng, liệu những người lãnh đạo Việt Nam có biết dụng “cơ hội” để đoàn kết dân tộc, tạo cho mình một nội lực để tự túc, tự cường hay không, lại là chuyện khác!

      Ở thời điểm này khác hẳn 1954-1975, lúc đó Mỹ tham chiến để bảo vệ VNCH, nhưng đã “bị” hiểu lầm là “xâm lược” do tuyên truyền của nhà nước csvn!

      Ngày nay, nhà nước VN nên lật ngửa con bài để sự hợp tác hai nước được đưa lên bàn mổ xẻ trong sự thành thật, tôn trọng chủ quyền và tương kính và bảo vệ quyền lợi lâu dài của nhau!

      Nếu không có Mỹ, thì “cái lưỡi bò” của TQ sẽ liếm hết biển của VN, và còn có thể “liếm” luôn biên giới đất liền bằng 16 chữ vàng (dẻo) và 4 Tốt (đểu chết người) !

  7. Trường Giang QT72 says:

    Việt Nam hãy là một “Isrsael Châu Á”

  8. NAN says:

    Nươc Việt đang trên con đường “hết thời” từ từ!!! vì tôi dự đoán trường sa trươc sau gì cũng sẽ mất vào tay trung quốc!!! kiểu chơi của CSVN có “thân” Mỹ rồi mỹ cung sẽ bỏ mà thôi!!! Mỹ là loại thực dụng miển sao có lợi cho đất nươc nó thì nó làm. Tương lai Mỹ sẽ làm ngơ để TQ lấy nốt trường sa như vậy Mỹ&TQ đôi bên đều có lợi CSVN quá yếu 35 năm cầm quyền,thấy vị trí địa lý của đất nước mình như thế mà không lo hiện đại hóa quân sự giừ để nước đến chân mới nhảy!làm sao kịp! nguồn lợi vô biên từ thiên nhiên của nghìn năm sau ớ “biển bạc” không lo gìn giử. chỉ lo tranh giành cắn xé nhau nhất thời được gì?! TQ lấy trường sa Việt nam thành nước thuộc địa của TQ về mọi mặt điều đó trẻ con củng thấy!

    • haile says:

      Dân-Tộc Việt-Nam cứ khuất-phục chấp nhận Việt cọng lãnh đạo Quốc-gia thì dất nước sẽ bị Tàu cọng đô-hộ. Nước Việt-Nam còn Việt cọng thì Nước sẻ nhập chung một thể chế, một chủ quyền do Trung cọng bảo vệ. Muốn không mất nước toàn dân phải hy-sinh chiến-đấu với bất cứ mọi hy-sinh để giành cho bằng dược quyền làm chủ của Nhân-Dân, và bắt Việt cọng phải làm đúng cương vị đầy tớ như Hồ-chí-Minh tuyên bố “Đảng viên cọng sản là đầy tớ của nhân-dân” Cọngsản còn Đất nước mất- Cọngsản mất Đất nước còn” Nhân-dân ViệtNam chon lấy. Mỹ sẽ hổ trợ và giúp, hay phớt-lờ tùy theo sự chọn lựa của Đồng bào cả nước. Nước mất hay còn là do Nhân-dân ViệtNam quyết-định. Do-dự, chần-chừ, Lừng-khừng, Tránh-né, Ngũ-dòm (chờ người ta làm) thì Nước sẽ mất, mất tất cả không một ai tránh khỏi. Chỉ Việt cong thân Tàu cọng làm giàu mà thôi./.

  9. Trần Xuân Bách says:

    “Chính sách đó sẽ không thay đổi, kể cả ở Mỹ. Chúng tôi sẽ không rút khỏi hoặc bị đẩy ra khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ ở lại đó, [thực hiện] cam kết với bạn bè và đồng minh của chúng tôi, và chúng ta sẽ cùng nhau thành công”
    Câu nói này của Mc Cain, vào những năm đấu thập niện 70, Tổng Thống Nixon , chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ đã từng nói nhiều lần với chính phủ VNCH, với ông Nguyễn văn Thiệu. Và cuối cùng Mỹ đã bỏ rơi đồng minh VNCH ra sao? Bất cứ người VN nào cũng đã biết và cả thế giới đã biết.
    Khi từ chối lời mời “lưu vong”của ông Đại Sứ Mỹ tại Cambốt, và sẵn sàng ở lại để bị giết cùng cả gia đình, cố Thủ Tướng Sirik Matak đã từ chối. Trong điện văn từ chối có câu :” …Biết là ở lại là tôi sẽ bị giết. Nhưng dù sao tôi cũng được chết cho quê hương tôi. Điều duy nhất tôi ân hận là đã tin vào quí ông ( Mỹ)”!

  10. VONG QUOC NHJAN says:

    Dù chúng tôi đã ở trên xứ Mỹ,và đã làm việc với Mỹ; là người DÂN bằng trên giấy tờ của Mỹ. Nhưng chúng tôi vẫn TÂM BẤT PHỤC về cái gọi là ĐỒNG MINH của Mỹ; vì sao ?
    Qua nhiều Kinh nghiệm của nhiều cuộc chiến: từ Việt-Nam của thể chế VNCH; người Mỹ là Đồng Minh số một của VNCH. Sau khi Mỹ tìm cách lật đổ cựu TT NĐD đệ I Cộng-Hòa; để cho Mý được rảnh rang đem vào miền Nam Việt-Nam cả triệu binh lính gồm có thuỷ; lục; không quân, và có tỡi hàng vạn cố vấn Quân-Sự lẫn chính trị. chẳng những thế mà người Mý lại mang vào miền nam Việtnam có tới hàng chục đồng minh để chỉ chiến đấu cho một QUÂN ĐỘI CHUỘT NHẮC là bọn VC do HCM giả danh MTGPMN lén đưa vào miền NAM.
    Nói là giúp đỡ VNCH đánh lại quân Cộng-Sản miền Bắc; nhưng Mỹ lại kiểm soát; điều khiển luôn cả QUÂN;DÂN;CÁN; CHÍNH của VNCH khiến họ không còn cái QUYỀN lãnh Đạo.
    Giống như VNCH; thì Iraq…. rồi tới Afghanistan cũng thế; người lãnh Đạo của họ như những kẻ BÙ NHÌN chỉ biết nghe lời mọi giải quyết của Mỹ. còn ngược lại…. chỉ là một mai.
    Cái thế của CSVN bị Mỹ cài vào để hợp tác với Mỹ… cũng chẳng đặng ĐỪNG; vì nếu CSVN theo TÀU là mất nước như các nước mà TÀU đã chiếm: Tây Tạng; Tân Cương, và nội Mông etc…thì VIET NAM phải lãnh cái hậu quả MẤT NƯỚC.
    Nếu như CSVN là những người lãnh Đạo TÀI GIỎI thì tránh được ĐÒN HỢP TÁC mà Mỹ đã đề nghị. Nhưng CSVN cũng chỉ là kẻ BỊNH HOẠN sau chiến tranh VN; chúng tỏ ra ngu đầng và chậm tiến; nhưng lại là những kẻ tham lam; gian ác. Khiến cho lòng DÂN SÔI SỤC; nhất là giới TRÍ THỨC bị bạc đãi; hoặc tù đày vì dám đứng lên chống lại một chế độ ĐỘC TÀI,và ĐỘC ĐẢNG.
    John McCain là một con CÒ MỒI thuộc loại DIỀU HÂU; nếu lời tuyên bố của Ông ta thành sự thật; thì CSVN đã vào vòng KIM CÔ của MỸ và đang phải chịu áp lực của Mỹ cho muôn thuở… đến khi Mỹ nhả ra; thì giống như VNCH không hơn; không kém.

    • ĐènHoaKỳ says:

      Ông cha ta có câu: “Gần mực “Tàu” thì đen, gần đèn “Hoa Kỳ” thì sáng” !!!
      Gần Tàu cộng mãi, xã hội VN càng ngày càng đen tối, bất công, thối nát. Bọn chúng lại còn lăm le xâm chiếm biển, đảo, tài nguyên đất nước. Họa mất nước như bóng ma thấp thoáng hiện về.
      Đi với Mỹ rồi sẽ có Ánh sáng Dân chủ. Đó là là mệnh lệnh của Thời đại !

Phản hồi