WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mỹ có e ngại tàu sân bay của Trung Quốc?

Tàu sân bay Varyag của TQ

SGTT.VN – Ngày 29.6, tàu sân bay của Trung Quốc phải hoãn thời gian hạ thuỷ do có vấn đề về linh kiện. Trước đó tạp chí Foreign Policy của Mỹ ngày 27.6 có bài nhận định về ảnh hưởng của tàu sân bay của Trung Quốc với khu vực và thế giới. Xem ra giấc mơ tàu sân bay của Trung Quốc chưa thành hiện thực. SGTT lược dịch bài báo này.

Sáu tháng trước, tướng Liu Huaqing – cha đẻ của hải quân hiện đại của Trung Quốc và chỉ huy hải quân từ 1982 – 1988 đã qua đời. Liu tìm cách xây dựng lực lượng hải quân của Trung Quốc thành một hạm đội hoạt động ở các đại dương xa và muốn có một tàu sân bay. Liu đã thề rằng: “Tôi sẽ chết không nhắm mắt nếu tôi không thấy một tàu sân bay Trung Quốc trước mặt tôi”.

Nay tại xưởng đóng tàu ở quân cảng Đại Liên, phía đông bắc Trung Quốc, tàu sân bay đầu tiên của hải quân Trung Quốc (PLAN) sẽ sớm ra khơi lần đầu tiên. Và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng như Mỹ, lại sôi nổi tranh luận về tác động của chiếc tàu sân bay này.

Đô đốc Robert Willard, tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tháng 4.2011 với hãng tin Bloomberg rằng ông “không quan tâm” về việc chuyến hải hành đầu tiên của chiếc tàu sân bay của Trung Quốc, nhưng cho rằng: “Dựa trên những phản hồi mà chúng tôi nhận được từ các đối tác và đồng minh của chúng tôi trong Thái Bình Dương, tôi nghĩ rằng sự thay đổi trong nhận thức của khu vực sẽ là đáng kể”. Nhật báo Asahi Shimbun của Nhật Bản trích dẫn một nguồn tin quân sự cho biết: “Trung Quốc đang chi tiêu ngân sách quân sự rất lớn để xây dựng tàu sân bay… Với sức mạnh hải quân, Trung Quốc cố gắng để chống lại Hoa Kỳ và có thể dẫn đến xung đột quy mô nhỏ với lực lượng của Mỹ hoặc Nhật”. Tướng Úc John Frewen bình luận: “Các hậu quả ngoài ý muốn của tàu sân bay Trung Quốc đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với sự hài hòa trong khu vực trong những thập kỷ tới”. Còn báo Hindustan Times dẫn lời một sĩ quan hải quân cấp cao Ấn Độ cho rằng Trung Quốc với tàu sân bay đầu tiên sẽ có nhiều lợi thế so với Ấn Độ.

Nhiều dữ liệu cho thấy tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ gần như không có khả năng như tàu của Mỹ. Chiếc tàu sân bay này (Varyag, mua từ Ukraine hồi 1998) có kích thước nhỏ hơn, và đặc biệt là đường băng dốc nên sẽ không thể triển khai máy bay hạng nặng hơn, vốn đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của máy phóng để cất cánh. Có vẻ Varyag chủ yếu sẽ được sử dụng để mở rộng việc bảo đảm không phận từ bờ biển của nó (đối lập với sức mạnh hơn hẳn của các tàu sân bay Mỹ, từ oanh kích trên bộ hoặc tấn công các mục tiêu hải quân).

Ngoài những thiếu sót kỹ thuật của nó, một tàu sân bay duy nhất sẽ có tiện ích quân sự rất hạn chế. Ngay cả lần thử nghiệm nếu được hoàn thành, chiếc tàu này sẽ phải được bảo dưỡng trong vài tháng của năm. Ngoài ra, Trung Quốc đang thiếu các phi công hải quân và thủy thủ có kinh nghiệm cần thiết để điều khiển tàu sân bay thành công và an toàn.

Tuy nhiên, nếu tập trung vào những thiếu sót của tàu sân bay quân sự mới của Trung Quốc mà hoàn toàn bỏ qua các đặc điểm của sự phát triển của nó là không nên. Trên tất cả, Varyag là một biểu tượng của sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Nhiều quan chức Trung Quốc và các học giả khi trả lời phỏng vấn đã miêu tả tàu sân bay là biểu tượng quyền lực lớn của Trung Quốc. Một cựu quan chức PLAN nhấn mạnh: “Tàu sân bay là một hệ thống vũ khí rất phức tạp và chứng minh sức mạnh quốc gia. Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc chưa có tàu sân bay”.

Cuối cùng, Varyag rõ ràng là tàu sân bay “khởi động” của Trung Quốc. Trung Quốc đã xây dựng một tàu sân bay thế hệ thứ hai, mà chiếc đầu tiên bộ Quốc phòng Mỹ dự đoán có thể sẵn sàng hoạt động vào đầu năm 2015. Trung Quốc chắc chắn sẽ học được nhiều bài học từ kinh nghiệm của tàu sân bay Varyag và có thích ứng tiếp theo cho phù hợp.

Đối với Mỹ, các tác động quân sự trực tiếp của một tàu sân bay Trung Quốc là khá hạn chế. Hải quân Mỹ là khá chuyên nghiệp trong các mục tiêu tấn công lớn, và một tàu sân bay Trung Quốc sẽ không thể tồn tại trong những giờ đầu của một cuộc xung đột nói chung với Mỹ. Một tàu sân bay cũng sẽ có các tiện ích rất hạn chế trong một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan vấn đề Đài Loan, nơi mà Trung Quốc có ưu thế hơn Đài Loan về không quân với các căn cứ trong nội địa.

Tuy nhiên, ý nghĩa chiến lược của tàu sân bay Trung Quốc là đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và đặc biệt có tiềm năng đáng kể tại Biển Đông, nơi đang có những căng thẳng hơn bao giờ hết. Trung Quốc đã ngày càng hung hăng hơn trong các tranh chấp với Việt Nam và Philippines trên Biển Đông, và tàu sân bay Varyag sẽ làm các nước phải gia tăng đáng kể khả năng quốc phòng để bảo vệ mình khỏi sự tấn công của Trung Quốc trong vùng biển này.

Với Đông Nam Á, những tác động chính trị của một tàu sân bay Trung Quốc là rất căng thẳng. Các nước này có thể sẽ tìm đến Hoa Kỳ như một sự cân bằng, và Washington phải chuẩn bị để đáp lại như cách bảo vệ các lợi ích của mình.

Sẽ là một sai lầm để phóng đại những hậu quả mang tính chiến lược từ chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Nó sẽ không làm thay đổi cân bằng quân sự cơ bản trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng không đe dọa sự thống trị quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, nó là một báo hiệu quan trọng của những điều sắp tới. Khi sức mạnh hải quân của Trung Quốc tiếp tục mở rộng và khi các tàu sân bay Trung Quốc và tàu hộ tống dàn trải trên vùng biển Tây Thái Bình Dương, Biển Đông và Ấn Độ Dương với tần số ngày càng tăng, Washington sẽ buộc phải xem xét lại sức mạnh quân sự ở nền tảng chiến lược lớn của mình. Hiện nay với áp lực cắt giảm ngân sách, tư duy rõ ràng về những lợi ích lâu dài và những thách thức của nước Mỹ là đặc biệt cần thiết. Tương lai bắt đầu từ bây giờ.

H.S (theo Foreign Policy, 27.6.2011)
Nguồn: SGTT

3 Phản hồi cho “Mỹ có e ngại tàu sân bay của Trung Quốc?”

  1. Người Việt Trong Nước says:

    Những người yêu đảng CSVN có cần chửi rủa thách thức người Việt chống cộng bằng cách ca ngợi và mừng đón “tàu sân bay” của “Trung quốc vĩ đại” bây giờ không?

  2. khaymouk says:

    dat nuoc dang lam nguy,la nguoi viet ai cung yeu vietnam tha thiet tat ca con dan viet phai hy sinh va doan ket thi moi mong bao ve duoc su ven toan lanh tho vietnam
    hay de cho dan chon nguoi tai duc lanh dao de doan ket toan dan moi co suc manh de bao ve To Quoc.

  3. Trung Hoàng says:

    ÁP LỰC CHUYỂN HƯỚNG

    Từ Philippinnes đến Hàn Quốc hay Nhật Bản, dù muốn hay không muốn, CSTQ cũng phải có phần nào dè dặt trong mọi hành động xâm lấn vùng đặc quyền lảnh hải cuả các nước nầy. Philippinnes cũng đã có hành động đáp trả, khi CSTQ xâm phạm vùng đặc quyền lảnh hải, qua sự phản ứng khá cứng rắn cuả Phi tất nhiên cũng rất dể hiểu. Philippinnes và Hoa Kỳ là đồng minh từ 1951, giưả hai nước còn có sự ràng buộc bởi hiệp ước an ninh lảnh thổ lảnh hải. Hoa Kỳ không thể nào không hành động theo lời yêu cầu hoàn toàn hợp lý từ Philippinnes.

    Với Đường Lưỡi Bò Trung Quốc tự biên tự diễn, phải nhìn nhận trung thực là sự việc đó đã xâm phạm hoàn toàn, xâm lấn chủ quyền đất nước cực kỳ nghiêm trọng gần như toàn bộ cuả Việt Nam. Hướng mở rộng về vùng biển phiá Nam Trung Hoa, chính là nơi mà mũi dùi tiến công cuả CSTQ có nhiều thuận lợi dễ dàng nhất đối với họ. Sự xụp đổ cuả Liên Xô và Đông Âu, bắt buộc ĐCSVN chỉ còn cách ôm theo chân đảng đàn anh là ĐCSTQ, đành buộc phải chấp nhận bao sự nhân nhượng, ký kết một phần lảnh hải lảnh thổ như một cống phẩm, cho sự tồn tại thống trị cuả ĐCSVN trên đất nước không hơn không kém. Đó là điều chắc chắn phải có, và đã phải xảy ra, mà không còn có sự nghi ngờ gì nưã.

    Một hướng mà CSTQ đã có được sự ứng trợ khá hữu hiệu từ một đảng đàn em, đó chính là ĐCSVN, đã bao thời nhận lảnh sự hổ trợ không hạn định từ ĐCSTQ, tích cực hổ trợ mọi phương tiện chiến tranh, giúp Miền Bắc Cộng Sản ồ ạt xua quân vào Nam, tạo cảnh huynh đệ tàn sát lẫn nhau, kẻ hưởng lợi lại chính là CSTQ ngày hôm nay. Gieo mầm giống Mác Lê Cộng Sản trên đất nước Việt Nam, khởi điểm đó di hại cho cả dân tộc và đất nước, lỗi lầm tai ác đã được tỏ rõ trước nguy cơ đồng hoá và mất đất biển, khó có thể giử nguyên vẹn theo ý mong muốn cuả toàn dân Việt. Sự sai lầm từ khởi điểm đó, không còn có cách sưả đổi lại gì được nưã.

    Một chính thể dân chủ đa nguyên, ít nhất cũng phải có hai chính đảng trọng yếu làm đối tác để kềm chế lẩn nhau, thích ứng được cho một nền ngoại giao mở rộng, sẽ nhiều thuyết phục có lợi hơn là chỉ duy nhất một đảng cầm quyền. Tổng Bí Thư ĐCSVN là ngôi vị tối cao chỉ riêng cho ĐCS, nó không có vị thế tương xứng với các lảnh đạo các nước tự do trên thế giới. Một chính quyền cồng kềnh từ trung ương đến điạ phương, lại phải gánh thêm bao nhiêu là chi bộ đảng được mang danh là để định hướng chỉ đạo. Người dân Việt phải chiụ oằn vai nặng gánh, với nạn tham ô móc ngoặc mua quyền bán chức, đã không có lợi cho dân mà xét thấy cũng không được hữư ích gì cho đất nước.

    Trong khi chức vụ Chủ Tịch Nước cuả Việt Nam, cũng như quyền hạn cuả Thủ Tướng, không ít thì nhiều đều phải bị sự chi phối mạnh mẻ từ TBT cũng như Bộ Chính Trị. Với tư cách một TBT, chỉ có thể viếng thăm Trung Quốc, hoặc Campuchia Lào hay Cuba mà thôi. Đối với số đông các nước tự do dân chủ, vị TBT cuả một đảng thực ra chẳng có quyền hạn vì trong nước đó cả. Đó chính là một vấn đề trở ngại lớn lao không thể nào hoà nhịp theo ý mong muốn, trong nền ngoại giao mở rộng đòi hỏi cấp thiết đúng mức cho Việt Nam hôm nay. Hoàn toàn thiếu sự đồng bộ tương xứng thiết yếu, trong bang giao mở rộng toàn cầu theo như mong muốn mà Việt Nam cần phải có.

    Với lòng tham không đáy không thể ngừng lại, trước một đảng đàn em đang bị ở thế bắt buộc phải nương tưạ để tồn tại, ĐCSTQ luôn tạo sức ép liên tục lên ĐCSVN, bằng vào các mưu sách tinh vi khéo léo, bất chấp xử dụng mọi thủ đoạn. Sự lấn chiếm lảnh hải không ngừng, qua hải tuần hải giám đe doạ tới tấp trên Biển Đông Việt Nam, ĐCSVN không còn cách gì khác hơn, là luôn luôn nhân nhượng để xoa dịu người anh khó tính nầy. Chính sách nước đôi cuả CSVN trên mặt ngoại giao hiện nay, cho thấy nhà cầm quyền chưa đủ sức, hay không muốn nói là không có sức, để có thể thực sự cứng rắn trước CSTQ. Thực trạng yếu kém cuả chính quyền Việt Nam về quốc phòng, kẻ tham nhũng rút bòn công lợi đã góp phần tích cực, vào việc làm lũng đoạn tiềm năng tiềm lực đề kháng dân tộc. Phải được xem như là kẻ nội tặc trong giai đoạn nầy, nếu không muốn nói là tiếp tay cho ngoại xâm với tội PHẢN QUỐC tương xứng.

    Việc có Tàu Sân Bay đối với Trung Quốc chỉ còn là thời gian, trước mắt đối với Hoa Kỳ chưa phải là sự đe doạ đáng quan ngại, nhưng đối với các nước yếu kém trong khu vực Biển Đông Á, thì đó lại là sự thách thách nghiêm trọng luôn đe doạ về an ninh quốc gia. Với Cái Lưỡi Bò Trung Quốc, thì chủ quyền Việt Nam sẽ phải bị xâm phạm gần như toàn bộ trên mặt biển, kể cả vùng đặc quyền lảnh hải cũng không được CSTQ buông tha, việc hai lần phá rối và cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam là một minh chứng. Khi mà Trung Quốc có được Tàu Sân Bay, Việt Nam xem như bị bó rọ không còn cách gì ló ra biển lớn được với Trung Quốc. Chẳng những không thể nào giử lại được Hoàng Sa, mà cả Trướng Sa sẽ luôn ở thế “Chỉ mành treo chuông” trước hàm cá mập miệng luôn mở rộng. Chính quyền Việt Nam bên trong phải động trong tỉnh, và lấy tỉnh trong động ngoại giao bên ngoài. Động là chuyển hoá để lọc, tỉnh là ổn định để chuẩn bị đối mặt với biến.

    Nhật Nga Úc Ấn trước hay sau gì rồi cũng sẽ vào cuộc dự phần, Âu Châu Pháp Anh Đức cũng vẫn luôn sát cánh với Hoa Kỳ. Sự lên án chủ nghiã Mác Lê Cộng Sản cuả Âu Châu là dấu hiệu khả tín minh chứng rõ ràng nhất. Nền ngoại giao với quyền lực mềm Trung Quốc sẽ yếu dần theo thời gian. Lượng tiêu thụ hàng hoá Trung Quốc giảm sút trên thế giới, kinh tế nội điạ khó khăn, bất ổn xã hội tất nhiên sẽ phải xảy ra. Chỉ một Việt Nam hay Bắc Hàn chuyển hướng xoay cờ đúng lúc, hiệu ứng dây chuyền sẽ đến trong lục điạ, đó là điều không thể tránh khỏi. Áp lực nặng ngàn cân đó đối với nhà cầm quyền CSTQ, luôn luôn là môt ác mộng theo từng giấc ngủ bất an cuả họ.

    Đứng trước sự trổi dậy quá mạnh mẻ cuả CSTQ hiện nay, người Việt yêu nước trong ngoài phải biết kết hợp lại, những luận điểm phân hoá, không ít thì nhiều cuả kẻ dấu mặt là Bàn Tay Lạ. Luôn luôn núp sau lưng cộng đồng để khêu khích gây chia rẽ dân Việt, để làm giảm hoàn toàn sức đề kháng cuả dân Việt, tạo dễ dàng cho mưu sách đồng hoá cuả CSTQ, mãi mãi nhắm vào cả dân tộc Việt Nam.

    Chính quyền CSVN trước hay sau gì cũng khó mà tồn tại với thời gian, trong lộ trình CHỐNG BÀNH TRƯỚNG thì đoàn kết và ổn định toàn dân là điểm hệ trọng, THEO GIÓ XOAY CỜ chắc chắn là điều khó tránh đối với nhà cầm quyền hiện nay.

    Việt Nam tự do muôn năm !!!

    Xin trân trọng.

Phản hồi