WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Ba khâu đột phá của thủ tướng”

Không thể nghi ngờ khả năng sắp đặt nhân sự để thâu tóm quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, nhìn hai trang báo đăng bài “nhậm chức” dày đặc chữ, mới thấy, ông làm Thủ tướng tới nhiệm kỳ thứ hai mà cũng không kiếm được người viết diễn văn biết cách phân biệt sự khác nhau trong ngôn ngữ của một chuyên viên cấp vụ với ngôn ngữ của một chính trị gia ở hàng nguyên thủ.

Định xếp trang báo lại coi như nó chẳng liên can gì tới mình, nhưng anh bạn café cùng bàn thở dài, “sợ đến cuối nhiệm kỳ, tô phở tăng giá lên mấy trăm”! Nhớ cái Tết 2006, mấy tháng trước khi ông nhậm chức, tô phở 15.000 đồng đã bị báo chí la làng. Bây giờ tô phở cùng loại đã là 50.000 đồng. Khi ông lên, ký thịt gà loại thả vườn cũng chỉ mới 28.000 đồng, ký heo nạc mới 38.000 đồng… Như tôi đã từng phân tích, do những chính sách về tài chính, ngân hàng của ông mà khủng khoảng kinh tế của Việt Nam xảy ra từ tháng 3-2008 trong khi, khủng hoảng kinh tế toàn cầu nếu có ảnh hưởng cũng chỉ có thể lan tới Việt Nam sớm nhất là tháng 12-2008.

Đầu năm 1998, sau cuộc phỏng vấn một nhà lãnh đạo, biết ông đang vui, tôi hỏi: “Anh vừa đi Yên Tử về có thấy những cục đá xung quanh chùa Đồng đầy những tên tuổi của Trần Văn Chắt, Nguyễn Thị Tèo…?”. Thấy ông chưa thực sự hiểu câu hỏi của mình, tôi tiếp: “Những kẻ, cho dù thuộc hàng chăn trâu cắt cỏ như Chắt, như Tèo, khi đã leo lên tới đỉnh thì cũng cố đánh dấu cái nơi mình đã đặt chân lên. Cái mà một bậc nguyên thủ quốc gia mưu cầu phải là lưu danh chứ không phải là tiền bạc”. Tất nhiên, để được lịch sử ghi nhận công lao thì khó hơn chia phần trăm và nhận bao thơ.

Trong cái chính thể do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nguyễn Tấn Dũng là vị Thủ tướng có nhiều quyền lực nhất. Thời ông Phạm Văn Đồng, danh sách nội các thường chỉ được bên ông Lê Đức Thọ chuyển sang không lâu trước khi ông đọc trước Quốc hội. Ông Đồng là người trọng chữ nghĩa, nên ông thường yêu cầu bên ông Thọ cho ông thời gian để sửa những câu trong tờ trình bị viết sai chính tả, ngữ pháp. Ông Đồng thừa nhận ông Võ Văn Kiệt là vị Thủ tướng làm được nhiều việc nhất.

Thời ông Kiệt, tuy không có “tam quyền phân lập” nhưng lại có “tam nhân phân quyền”. Ông Kiệt cũng chịu chế ước rất nhiều bởi những người đồng nhiệm như Lê Đức Anh, Đỗ Mười. Khi ông Kiệt đang đẩy nhanh tiến độ công trình đường điện 500 kv, tư lệnh công trình của ông, Bộ trưởng Năng lượng Vũ Ngọc Hải, bị xử tù 3 năm. Năm 1995, ông Kiệt viết thư yêu cầu cải cách chính trị, liền sau đó, ông Nguyễn Trung, trợ lý của ông, người chấp bút “thư gửi Bộ Chính trị” đã bị áp lực tới mức phải ra đi, còn ông Hà Sỹ Phu, người tàng trữ một bản sao bức thư, thì bị bắt.

Trong tình hình ấy, Chính phủ ông Kiệt vẫn hoàn thành một khối lượng lớn công việc, xây dựng được những bộ luật làm nền tảng pháp lý cho nền kinh tế thị trường vận hành. Và, đặc biệt, dù bị cản trở rất nhiều, vẫn đưa Việt Nam gia nhập ASEAN, thiết lập quan hệ với EU và với những quốc gia một thời bị coi là kẻ thù như Đại Hàn, như Mỹ… Người kế vị ông, ông Phan Văn Khải nói: “Về bản lĩnh chính trị, tôi không thể nào so sánh với đồng chí Võ Văn Kiệt”.

Khi ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng, người ta sốt ruột bởi nhịp độ cải cách chậm đi so với người tiền nhiệm. Nhưng, như ông Kiệt nhận xét: “Thủ tướng Phan Văn Khải là một nhà kinh tế hàng đầu của đất nước”. Ông Khải không có những tuyên bố làm nức lòng dân bởi ông không phải là một nhà chính trị. Nhưng nhờ là một nhà kỹ trị, ngay từ khi làm phó cho ông Kiệt, ông Khải đã tham gia hình thành chính sách như một kiến trúc sư.

Gần như toàn bộ các thiết chế pháp lý mà nền kinh tế đang vận hành đều được hình thành dưới thời ông Kiệt và được tiếp tục hoàn thiện hơn dưới thời ông Khải. Đặc biệt, chính phủ ông Khải đã có công rất lớn khi ban hành Luật Doanh nghiệp đồng thời bãi bỏ hàng trăm loại giấy phép mẹ, giấy phép con. Chính quyền của Thủ tướng Phan Văn Khải cũng hoàn thành những vòng đàm phán gay go nhất trong tiến trình Việt Nam gia nhập WTO, để lại cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một nền kinh tế đang tăng trưởng trên 8%, lạm phát chỉ hơn 6% và một Việt Nam có vị thế khá cao trên trường quốc tế.

Thật khó để gạch ra vài đầu dòng để nói về đóng góp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nhiệm kỳ đầu nhất là về mặt chính sách. Nhưng, khác với những người tiền nhiệm của mình, Nguyễn Tấn Dũng đang có cả một nhiệm kỳ trước mắt. Đây có thể là cơ hội cuối cùng và cũng có thể là cơ hội bắt đầu để ông tiếp tục nắm quyền với vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước.

Chính trị là “nghệ thuật của những điều có thể”. Có rất nhiều điều chúng ta muốn làm cho đất nước nhưng chúng ta không có quyền. Có rất nhiều điều có thể ông Dũng cũng muốn làm, nhưng thế và lực cũng không cho phép. Với năng lực của cá nhân Thủ tướng và đội ngũ cố vấn hiện thời, Chính phủ chưa nên ban hành chính sách gì mới. Việc đầu tiên, trong phạm vi quyền Hiến định của mình, Chính phủ nên sắp xếp lại các cơ quan chính phủ theo hướng tách bạch chức năng hành pháp chính trị và hành chính công vụ.

Năm 2006, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trong một trạng thái tinh thần lãng mạn, đã lập ra một nhóm nghiên cứu giúp ông Nguyễn Thiện Nhân cải cách giáo dục. Khi đó, tôi đề nghị, ông Nhân thay vì đưa ra chính sách, trước hết phải sắp xếp lại bộ máy của Bộ Giáo dục theo hướng: lập các vụ, chỉ tham mưu chính sách cho bộ trưởng; lập các cục, chỉ thi hành hành chính công vụ. Không thể đòi hỏi các vụ của ông giảm bớt các thủ tục và thôi can thiệp vào công việc của các nhà trường khi chính họ là người hưởng lợi từ việc duy trì những thủ tục không cần thiết ấy. Nhưng, thay vì thao tác như một bộ trưởng ông Nhân đã làm phong trào “hai không” như một cán bộ đoàn.

Khi đã tách bạch hai chức năng này thì chỉ rất ít bộ còn các cục vì chức năng hành chính công vụ sẽ được giao cho địa phương. Bộ trưởng chỉ làm vai trò chủ yếu là hành pháp chính trị. Mỗi bộ có thể sẽ có một ông thứ trưởng chuyên nghiệp, một nhà kỹ trị đúng nghĩa, trông coi phần hành chánh công vụ thuộc ngành mình và chỉ ra tay khi có một cấp nào đó hiểu sai chính sách và chỉ hướng dẫn lại để các địa phương hiểu đúng về thủ tục và chính sách.

Tách bạch như vậy, chính phủ chỉ còn quan tâm tới việc hình thành những hành lang pháp lý sao cho người dân dễ thở, kinh tế phát triển: sáp nhập Thủ đô thì không nghĩ đến các dự án đất đai của đàn em; bãi bỏ thi cử thì không sợ mất khoản phần trăm từ việc in ấn đề thi… Những người chạy chức bộ trưởng sẽ không dám bỏ tiền triệu ra vì mai mốt không thể bán giấy phép mà thu hồi vốn. Và, Hà Nội đất chật sẽ không còn tấp nập xe cộ vào những khi lễ, tết vì chẳng ai còn có nhu cầu biếu quà.

Việc thứ hai, nhân sửa đổi Hiến pháp, nên áp dụng chế độ đa sở hữu đối với đất đai. Đây là một vấn đề mà khi soạn thảo Hiến pháp 1992, Chính phủ Võ Văn Kiệt đã muốn làm nhưng điều kiện chính trị chưa chín muồi như bây giờ. Chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân chỉ mới được đưa vào Hiến pháp 1980 trong một hoàn cảnh mà ngay chính những người soạn thảo cũng không hiểu hết hệ lụy của nó. Khi trình dự thảo hiến pháp 1980, Chủ tịch Ủy Ban sửa đổi Hiến pháp Trường Chinh đề nghị áp dụng 5 hình thức sở hữu đối với đất đai. Nhưng, khi họp Trung ương, Tổng Bí thư Lê Duẩn có một bài phát biểu riêng về việc lấy tư tưởng “làm chủ tập thể” làm trung tâm. Sau khi phân tích “đạo lý của việc áp dụng phương thức sở hữu toàn dân đối với đất đai”, ông Lê Duẩn cho rằng tinh thần của Hiến pháp 1980 phải dựa trên ba yếu tố: làm chủ tập thể, chuyên chính vô sản và sở hữu toàn dân. Cả chuyên chính vô sản và làm chủ tập thể đã gãy và cái kiềng ba chân ấy chỉ còn cái chân sở hữu toàn dân cà nhắc.

Không chỉ lỗi thời về mặt lý luận, việc không tách bạch các hình thức sở hữu đất công, đất tư đã dẫn đến sự lúng túng trong việc ban hành các chính sách liên quan đến thuế và thu tiền sử dụng đất. Việc các chính quyền địa phương bị thao túng bởi các doanh nghiệp, tiếp tay cho họ cướp đất, đang là mầm mống của những vụ gây bất ổn về chính trị. Có lẽ chính quyền cũng nên biết xấu hổ khi người dân ở các vùng đất chống Mỹ như Bến Tre, Long An… giờ đây khi bị mất đất thay vì cậy đến chính quyền mà họ đã đổ máu để lập nên đã phải khăn gói đến cầu xin trợ giúp trước các cơ quan ngoại giao của Mỹ.

Có một việc mà cả Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải đều chưa làm được là cải cách khu vực kinh tế nhà nước, tiến tới dẹp bỏ kinh tế quốc doanh. Nhu cầu để quốc doanh “chết” xuất hiện từ cuối năm 1989 khi Chính phủ Đỗ Mười chống lạm phát thành công bằng cách áp dụng lãi suất tín dụng theo nguyên tắc kinh tế thị trường và buộc các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh. Chính sách này đã làm cho nền kinh tế mạnh lên nhưng đồng thời đã đặt các doanh nghiệp quốc doanh trước nguy cơ phá sản. Ông Mười bị Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh phê phán đã định quay lại chính sách bao cấp nhưng, trước sự can gián của những nhà cố vấn dũng cảm như Đào Xuân Sâm, Trần Đức Nguyên, Lê Đức Thúy, Nguyễn Văn Nam… ông đã chỉ lùi một bước: ném cái phao tín dụng để cứu quốc doanh. Kinh tế quốc doanh vì thế đã tiếp tục được bú bầu sữa từ độc quyền khai thác tài nguyên, độc quyền các thương quyền, đến được ưu đãi hơn về tín dụng.

Việt Nam, xét về bản chất, không còn là một quốc gia cộng sản mà chỉ là quốc gia độc đảng. Trong thâm sâu, những người đồng nhiệm của ông Dũng không còn coi ý thức hệ là kim chỉ nam cho dù độc đảng vẫn là lẽ sinh tồn của họ. Nếu ông Dũng đòi xét lại định hướng xã hội chủ nghĩa, ông cũng sẽ bị tiêu diệt. Các đối thủ của ông sẽ chống ông không vì niềm tin mà vì đấy là công cụ tấn công mà không ai dám cãi. Nhưng, với tư cách Thủ tướng, ông Dũng có thể thuyết phục các đồng chí của mình: Giữ định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng thay vì lấy quốc doanh là chủ đạo thì phải chọn hiệu quả của nền kinh tế làm chủ đạo.

Năm 2005, năm trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, khu vực quốc doanh tuy nắm 54,9% tổng số vốn sản xuất kinh doanh, 51% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn nhưng chỉ tạo ra 38,8% doanh thu; Trong khi khu vực tư nhân chỉ chiếm 25% vốn sản xuất kinh doanh, 20,6% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chánh dài hạn nhưng đã tạo ra mức doanh thu chiếm 39,5%. Thế nhưng, năm 2006, thành phần kinh doanh kém hiệu quả này vẫn được ưu tiên, doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ 75% tài sản cố định quốc gia, 20% vốn đầu tư xã hội, gần 50% vốn đầu tư của nhà nước và 60% tín dụng ngân hàng trong nước và 70% vốn vay từ nước ngoài. Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, chưa bao giờ khu vực kinh tế quốc doanh được coi là một khu vực kinh doanh hiệu quả. Không thể có cái gọi là chủ nghĩa xã hội như đức tin của một số người nếu những anh nắm nhiều nhất tài nguyên và vốn liếng quốc gia lại làm ra tiền ít nhất.

Tất nhiên, nếu ông Dũng muốn, việc thực hiện những điều tối thiểu này cũng không phải dễ dàng. Một nội các mà một số thành viên của nó đã phải chi phí rất nhiều để ngồi vào không thể sẵn sàng chia tay với quyền cấp từng tờ giấy phép. Nhưng, cũng như “Trần Văn Chắt, Nguyễn Thị Tèo”, đã lên tới đó thì đừng nghĩ tới mục tiêu kiếm chác. Thủ tướng cũng cần có sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình. Đối với một dòng họ có một người ngồi trên ghế Thủ tướng tới hai nhiệm kỳ thì điều đáng tự hào là những gì người đó đã làm chứ không phải là lượng đất đai, cổ phiếu mà các thành viên trong gia đình nắm được.

Viết đến đây thì nhận được tin tòa y án đối với Cù Huy Hà Vũ. Như vậy, không chỉ những người giúp việc viết diễn văn, các cố vấn chính trị của Thủ tướng cũng vẫn mang những tư duy rất cũ. Tiểu khí vẫn bị đánh thức. Thay vì, sau những nỗ lực sinh tử để thâu tóm quyền hành, bậc anh hùng phải bắt đầu nhiệm kỳ bằng cách mở lòng đại xá. Hy vọng, sau khi Quốc hội phê chuẩn nội các, Thủ tướng sẽ có những người giúp việc hiểu được vai trò lịch sử của ông hơn.

2/8/2011

H.Đ

Nguồn: Facebook Huy Đức

11 Phản hồi cho ““Ba khâu đột phá của thủ tướng””

  1. Trung Kiên says:

    Với cái tựa đề “Ba khâu đột phá của thủ tướng” của tác giả Huy Đức… nghe “kêu” quá! Nhưng khi đọc nội dung thì tôi không tìm ra được điểm đột phá nào..mà chỉ thấy ĐỘT QUỴ!

    Nếu không lầm thì ông Dũng đã từng tuyên bố rằng, nếu ông không làm tròn phận sự thì sẽ “từ chức”, và ông là người “thích nghe và nói những điều thật”?

    Thế nhưng sau một nhiệm kỳ 5 năm làm thủ tướng của ông thì tham nhũng vẫn không hề suy giảm, lạm phát vẫn tăng, đạo đức của cán bộ bị suy đồi đã làm cho hàng trăm ngàn tỷ DVN không cánh mà bay…khiến baó chí la toáng lên:

    - Dân Trí: Thủ tướng chưa dùng hết quyền xử lý sai phạm – Xã hội
    - Dân Trí: Không để dư luận hiểu lầm vụ Vinashin là “đầu voi, đuôi chuột …
    - Tuổi Trẻ Online: Thủ tướng chưa dùng hết quyền… tình hình tham … lớn nhưng Thủ tướng đã không dùng hết quyền này để xử lý cấp dưới sai phạm…

    Nói cho cùng, trách ông Dũng cũng tội nghiệp, vì trong chế độ csvn thì “quyền hạn của thủ tướng” cũng chỉ được đóng khung như cái lồng chim! Tất cả đã có BCT đảng quyết định! Ngay như ông Võ Văn Kiệt trong thời kỳ làm thủ tướng cũng chẳng dám hé môi, chỉ khi về hưu rồi và vào lúc cuối đời mới thốt ra được câu nói để đời;..”Mỗi năm cứ đến ngày 30/4 nước ta có triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn”! Chắc là khi nói ra câu này ông Kiệt cũng chẳng vui gì?

    –> Lời thú tội của thủ tướng Dũng: “Việt Nam vẫn là nước nghèo”

    Đồng ý với tác giả…”Việt Nam, xét về bản chất, không còn là một quốc gia cộng sản mà chỉ là quốc gia độc đảng“… Thế nhưng csvn vẫn dựa vào cái xác không hồn (CS) để thao túng và lường gạt nhân dân qua cái…”Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa“!

    Thiển nghĩ, nhà nước csvn không lấy “Quốc doanh” làm chủ đạo, mà thực ra nó là “bầu sữa” để nuôi dưỡng cán bộ đảng viên hầu níu kéo lòng “trung thành” của họ với đảng! Phá bỏ Quốc doanh thì sức hút cũng sẽ mất và đảng viên sẽ ra rời như ong lìa tồ!

  2. DO NGHE says:

    Vô ĐỘC bất Trượng PHU
    Sát NHẤT Miêu THĂNG Vạn THỬ

    Ngài Thủ TƯỚNG xuất thân Lính TRẺ
    Đến Hôm NAY đệ nhất Quyền UY
    Trượng PHU bởi một chử VÌ
    Bởi dụng ĐỘC Sát MIÊU Duy VẠN THỬ

    Trượng PHU hay Thất PHU Lưu ĐỂ
    Hương DANH hay Xù UẾ Ngàn SAU
    Hương DANH Dân NGUYỆN Cúi ĐẦU
    Còn Loài XÚ UẾ Giặc TÀU Tru DI

    Thủ Tướng DŨNG quyền uy Nhất NƯỚC
    Nguyện CÔNG BỘC sau trước Thủy CHUNG
    Dân đang Gặp Lúc CỐ CÙNG
    Xin NGÀI CÔNG BỘC chia chung LỢI QUYỀN

  3. Vũ duy Giang says:

    Phân tích của tác giả HĐ về”thành quả”của.NT.Dũng làm thủ tướng trong nhiệm kỳ đầu(sau 9 năm làm Phó tt.cho Phan văn Khải!)cho thấy Dũng là”kẻ thất bại”(looser,nên đổi tên Nguyễn”thất”Dũng),
    nên ông này cũng luôn xử dụng,và thậm chí phong chức cao hơn cho nhiều bộ trưởng cũng thất bại(loosers)như ông. Thí dụ:

    1) Big looser:Cựu Phó Nguyên sinh Hùng(nổi tiếng khi tuyên bố”chặt chém các các bộ tham nhũng,thì lấy ai làm việc?!”) được phong làm CT.quốc hội(1 trong”tứ trụ Đảng Triều”),mặc dầu đã bị 15 lão thành cách mạng và 6 tướng VC gửi thư ngày 30/6/2011 khuyến cáo QH khóa 13 đừng”bầu bán” NSH làm CT,vì 6 lỗi nghề nghiệp(đã vạch ra trên diễn đàn ĐCV)khi NSH còn làm Phó.

    2) Looser: Cựu BT.Tài chính Vũ văn Ninh đã góp phần(từ bộ TC)vào tình trạng tồi tệ của nền KT ở VN hiên nay,thì được phong lên làm Phó tt cho Dũng.

    3) Big looser Nguyễn văn Giầu, cựu Thống đốc NHNN,là người đã mở cửa cho lạm phát vào VN trước đây hơn 4 năm,vì ông này đã không kiểm soát được(vì khi đó còn làm bí thứ tỉnh ủy miền thượng du Bắc Việt,kiêm thống đốc NHNN,đi về quá mệt,theo lý luận của ông!) thuộc hạ là Trương văn Phước(trường phòng quản lý ngoại tệ của Ngân Hàng Nhà nước)đã làm mất nhiều chục triệu USD của NHNN,khi đầu cơ ngoại tệ trên thị trường nước ngoài(TVP không bị phạt,mà chuyển làm trường phòng”quan hệ quốc tế”,rồi ít lâu sau mới bị”trả lại”Ngân Hành thương mại xuất nhập khẩu” =Eximbank VN,để làm lại chức Tổng giám đốc!). Bây giờ thì looser Nguyển văn Giầu được phong làm chủ nhiệm UB.Kinh tế QH(ngang hàng bộ trưởng)để tiếp tục làm…giầu cho đất nước,sau khi đã làm cho NHNN..”nghèo”đi !

    Còn nhiều thí dụ về những loosers của tập đòan Nguyễn Thất(looser) Dũng nắm quyền ở VN,đúng như ngạn ngữ Pháp “ceux qui ressemblent,s’assemblent”(những người giống nhau,hội lại với nhau)

  4. Muốn lật đổ chế độ VC, chỉ có hai phương pháp hữu hiệu là Tàu phát hỏa đánh VC, hay chúng ta làm bất cứ điều gì để nề kinh tế VC suy thoái và làm sao lạm phát phi mã, có như thế người dân trong nước mới có cơ hội nỗi dậy, chống phá chính quyền, thành lập cơ chế dân chủ ,đưa nước nhà đến giai đoạn ổn định về kinh tế.

    Khi tôi nghe nhiều người bán tán NTDũng sẽ giử thêm nhiệm kỳ năm năm tới, trong lòng tôi mừng vì tính tình ương ngạnh và bè phải của y sẽ lôi kéo ngày suy tàn cho chế độ. Theo báo mạng trong nước, tên này là tên tham lam vô độ, y chỉ biết tiền và tham lam quyền lực, muốn tất cả mọi quyền bính vào tay mình. Cho nên tiền và danh vọng sẽ dẫn đế tình trạng là chúng sẽ loại tất cả mọi người để có cơ hội thâu tóm mọi quyền lực.

    Trong 3 người làm thủ tướng, ông Kiệt, ông Khải, Dũng là người tham nhũng có tiếng nhưng lúc nào cũng lớn tiếng chống tham nhũng. Nhìn cái nhà thờ mà Dũng xây thì đủ biết đời sống tên này là đời sống đế vương, nhưng theo phong thuỷ, cách trang trí trong nhà thì tên này sẻ gặp nhiều điều không may, cuối đời sẽ bị nguyền rủa, NTDũng dùng xương máu nhân dân để xây cơ đồ nhưng miệng mồm thì bảo là nguyện làm “nô bộc” cho dân. Dũng tiếp tục làm nô bộc cho dân thì dân chỉ còn xương bọc da, suốt đời làm trâu ngựa làm việc quần quật để cung phụng cho một số người chỉ sống trong danh lợi và tham lam.

    Người ta tặng danh hiệu ông Nguyễn Phú Trọng là Trọng lú, người ta có lý. Chức chủ tịch nhà nước ông Trương Tấn Sang chỉ có tính cách nghi lễ và chức tổng bí thư đang trở thành loại tế lễ cô hồn như chức chủ tịch nhà nước.

  5. Lưu Xú Vạn Niên says:

    Nhìn hình bà tân thủ tướng nước Thái Lan trông thông minh làm sao ( bà nầy tốt nghiệp đại học ở Mỹ ) , còn nhìn thằng thủ tướng nước VN ta thấy cái mặt trông vô cùng đần độn , nham hiểm và độc ác

  6. 1/86 tr. con chim says:

    Tay này và Nguyến Sinh Hùng còn đang cay cú dự án tầu siêu tốc lần trước chưa ăn được. Đây sẽ là một trong những đột phá của chúng!
    Lần này sắp xếp NSH cho làm chủ tịch QH để thông qua dự án này đây.

    • Dân nghèo Đà nẵng says:

      Riêng khoản ăn đút lót , ăn hối lộ thì Hùng rất ông nội , thua Dũng thôi . Trọng lú thì ngớ ngớ nên ăn ít.
      Cú Cầu Thuận Phước Đà nẵng phát sinh thêm 1000 tỷ . Hùng vào đồng ý thì Thanh vua chung 100 tỷ lập tức .
      Giang hồ , lưu manh , quan tham .. rất kính phục Hùng ở điểm này .

  7. Lê Thiện Ý says:

    Đột phá để thêm THAM NHŨNG với ô dù bao che, đột phá hơn để MẤT CHỦ QUYỀN đất đai,biển đảo, tài nguyên & tự lập về kinh tế, đột phá nốt để chỉ còn duy nhất ” TẬP-ĐOÀN-MAFIA- NGUYỄN-TẤN-DŨNG ” Ba khâu đột phá ấy làm nên THỜI ĐẠI XHCN TỒI TỆ NHẤT LỊCH SỬ!
    HÚY KỴ DÂN CHỦ, ĐÀN ÁP NGƯỜI YÊU NƯỚC, BÓC LỘT DÂN NGHÈO cũng chỉ làm rõ thêm ba khâu đột phá nêu trên . Hắn dốt, đâu hiểu thế nào là “GIẤC KÊ VÀNG” ?

    • vinh says:

      Phen nay “Dot Pha” nua thi TQ no chiem luon nuoc. Chac cha ai ma them di bieu tinh chong TQ. Co chong thi Chong cai Nha nuoc XHCN truoc. Phai chong cai bon Mafia nay truoc neu khong thi mat nuoc.

  8. quang dinh says:

    NGÀI TƯỞNG THÚ
    *
    Ngài tưởng thú mưu thâm kế hiểm
    Chú phỉnh ra đội hại bù nhìn
    Vở chèo nội các nín thinh
    Vinashin bauxit thối ình dưới đuôi
    *
    Một nhiệm kì thi nhì kì nhiệm
    Lũ thổ phỉ đạp mặt lẫn nhau
    Mười năm không kỷ luật đâu
    Yên tâm đồng chí lá dâu sâu tằm
    *
    Mặc quần chúng hờn căm lên tiếng
    Mặc bốn phương thế giới quan tâm
    CÙ HUY HÀ VŨ vì dân
    BA ĐÌNH thái thú đội mâm thiên triều
    *
    Luật sơn lâm thú rừng lên lớp
    Bao cao su chẳng chụp đầu ai
    Ngoài thằng thủ lãnh tác oai
    Đòn thù đảng trị độc tài dã tâm
    *
    TÂM THANH

  9. vinh says:

    Đột phá Vinasin , đột phá Polyme, đột phá Boxit cuả Nguyen Tan Dũng. Đột phá nưã là đàn áp Dân chủ.

Leave a Reply to Dân nghèo Đà nẵng