WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tinh thần xã hội và chủ nghĩa xã hội

Tinh thần xã hội là ý thức về xã hội của mỗi cá nhân. Ý thức này có thể một phần do bản năng, hay tập tính tự nhiên, tức bản năng quần tụ, mang tính cách hướng tới bầy đoàn, vốn có bẩm sinh trong nhiều loại sinh vật, mà cụ thể và rõ rệt nhất, là nơi các loài linh trưởng, trong đó có con người. Xã hội loài người là một ví dụ điển hình như thế. Tinh thần xã hội, ngoài ra về mặt nổi, cũng còn đến từ kết quả của sự giáo dục, giáo dục gia đình cũng như giáo dục nhà trường, xã hội. Tinh thần xã hội, nói chung là­ tinh thần vị tha, hướng tới người khác, hướng tới mọi người, hay hướng tới xã hội. Bởi vì mỗi cá nhân như thế hiểu rằng không có mọi người, không có xã hội nói chung, cũng không thể có cá nhân, không có bản thân mình. Trong ý hướng đó, tinh thần xã hội chính là tinh thần cộng đồng, là ý thức về nhân quần, xã hội một cách tự nhiên, vượt lên trên mọi tính chất ích kỷ, riêng tư, để đi đến những lợi ích chung cho mọi người, đi đến các ý nghĩa, lợi ích, giá trị chung cho mọi người, thế thôi. Tuy vậy, khuynh hướng xã hội thực chất cũng còn tùy theo cá tính tự nhiên của cá thể mỗi người, không phải ai ai cũng đều có khuynh hướng cá nhân, cũng không phải mọi người đều có khuynh hướng xã hội. Đó là một thực tế cần phải nhìn nhận, không thể làm biến đổi hay nói khác đi được, dầu cho tùy hoàn cảnh hay phát triển lịch sử mà nó có thể có các sắc thái hay các cách biểu hiện khác nhau.

Trong khi đó, kể từ cuối thế kỷ 19, trên thế giới tinh thần xã hội lại được hiểu theo hai nghĩa khác nhau. Tinh thần xã hội cổ điển, là tinh thần xã hội tự nhiên, giống như được trình bày ở trên. Tinh thần xã hội như thế không khác gì một ý hướng xã hội, một quan điểm xã hội, lấy xã hội làm tiêu chí chung hướng đến, đặt xã hội lên cao hơn cá nhân, nên nếu trong trường hợp bất khả kháng hay bất đắc dĩ, quyền lợi cá nhân, mục đích cá nhân buộc phải hi sinh cho quyền lợi, mục đích cần thiết chung trước nhất cho xã hội. Nhưng dầu sao tinh thần hay ý nghĩa xã hội ở đây chỉ mang chất tự nguyện, tự giác, tự do, nếu cần thì có hệ thống quản lý bằng pháp luật can thiệp, uốn nắn, không lệ thuộc bất kỳ một cá nhân hay nhóm cá nhân nào riêng biệt cả, không ai bị hi sinh vô lý hay ngược lại nguyện vọng của họ cả, không ai bị ép uổng một cách độc tài, độc đoán, và bị cưỡng chế duy chỉ bằng bạo lực một cách máy móc hay thô thiển cả. Tinh thần và ý nghĩa xã hội như thế rõ ràng là tự giác, tự phát, tự do, tự nguyện, nó mang tính chất cá nhân hay tập thể, nhưng chắc chắn không có tính cơ chế máy móc, giả tạo, hoặc phản tự nhiên như thế nào đó của toàn thể xã hội cả. Tinh thần xã hội, như vậy chính là tinh thần xã hội của một xã hội tự do, không khiên cưỡng, không độc đoán, không toàn trị.

Nhưng từ khi xuất hiện học thuyết Mác từ khoảng 1884, rồi Lênin đưa vào áp dụng ở Nga năm 1917, thành lập nên nhà nước Liên Xô thuở ấy, chủ nghĩa xã hội được bắt đầu hiểu theo nghĩa khác. Chủ nghĩa xã hội tức là chủ nghĩa Mác Lênin mà không là gì khác. Có nghĩa theo lý thuyết đó, chủ nghĩa xã hội hay XHCN, chỉ là giai đoạn đầu để đi tới chủ nghĩa cộng sản. Thời kỳ chuyển tiếp giữa hai thực tế xã hội đó được gọi là thời kỳ quá độ. Trước đây có người cho thời kỳ quá độ đó là vài chục năm, vài trăm năm, có người còn hăng hái nói đến cả một ngàn năm hay hơn thế nữa. Bởi xã hội CS theo Mác, đó là xã hội mà con người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Ở đó không còn nhà nước, không còn giai cấp, không còn tiền tệ, không còn mọi cơ chế tổ chức xã hội kiểu cổ điển thông thường, con người được giải phóng hoàn toàn, lao động một cách tự nguyện hoàn toàn. Tất nhiên ai cũng thấy đây là một ảo tưởng, một điều phản lịch sử, phản tự nhiên, phản khách quan, nhưng Mác lại chủ quan tin tưởng tuyệt đối, mà theo ông là xã hội hoàn toàn vô sản, không còn quyền sở hữu cá nhân, chỉ còn quyền sở hữu xã hội. Thực chất, ông tin tưởng như thế vì ông tin tưởng tuyệt đối vào quy luật biện chứng thực tại do nhà triết học Hegel sống trước ông vài thế hệ đưa ra. Ông tự cho rằng mình lật ngược Hegel lại, nên nếu không có Hegel, ông cũng thừa nhận không thể có lý thuyết của ông, tức không thể có chủ nghĩa cộng sản khoa học, vì theo Mác phép biện chứng của Hegel đưa ra chính là nền tảng tuyệt đối cho khoa học. Ông cũng còn nói nguồn gốc của bóc lột là do sự hữu sản, là do giai cấp. Tiến đến vô sản hóa, cũng có nghĩa là xóa hết giai cấp, xóa hết bóc lột.

Bây giờ nói lại chuyện này có thể nhiều người cho là dư thừa, vô bổ. Nhưng thời của các ông Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu, Trường Chinh, Trần Đức Thảo … hoặc nói chung mọi thế hệ được đào tạo ngắn ngày theo những cách khác nhau từ Liên xô khi ấy về, đều cho đó là chân lý tuyệt đối duy nhất đúng, tuyệt đối đúng, của lịch sử xã hội loài người. Nói cách cụ thể hơn, chủ nghĩa xã hội theo Lênin chính là chủ nghĩa tập thể. Tức là nền kinh tế tập thể, và một cơ chế hoạt động xã hội hoàn toàn tập thể. Nền kinh tế tập thể tức nền kinh tế hoàn toàn kế hoạch hóa, chỉ có tư bản nhà nước, không còn tư sản, chỉ được lãnh đạo và quản lý bởi cơ chế nhà nước, và của các công nông trường tập thể, các hợp tác xã tập thể, thế thôi. Thời bấy giờ ở LX đã có bao nhiêu chủ trương, lý thuyết, bao nhiêu biện pháp thực tế khác nhau, nhưng tựu trung cũng để thích nghi, để chỉnh sai, và cũng để chỉ gò vào đó sao cho ăn khớp hay hoàn toàn đúng với quan điểm, chủ trương, và đường lối của học thuyết Mác. Cao trào mạnh mẽ nhất của việc kết hợp kinh tế tập thể và xã hội tập thể, được thực hiện toàn diện nhất là trong thời kỳ Stalin cầm quyền chính, và sau này người ta hiểu một cách toàn diện và rõ rệt ra, đó là kiểu cách một xã hội toàn trị.

Trong xã hội toàn trị như thế đó, tức cả kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đời sống mọi người đều quy vào một mối, là ban lãnh đạo tối cao hay Bộ Chính trị của đảng CS Liên Xô, và nó tạo thành một cơ chế duy nhất tập trung mà không bất cứ một cá nhân nào có thể thoát ly ra được khỏi đó. Tất cả đều phụ thuộc vào Stalin, rồi những người kế tục Stalin lên cầm quyền. Cả một cơ chế toàn trị như thế không thể nào lay chuyển, cho đến khi có Gorbachov xuất hiện, rồi đến Yeltsin, nó mới hoàn toàn sụp đổ và tan rã. Cơ chế toàn trị đó cũng được áp dụng cho toàn khối XHCN trên toàn thế giới, trong đó không loại trừ Trung Quốc và nhiều nước Đông Âu trước kia cũng như nhiều nơi khác. Nhưng hình ảnh toàn trị đến đỉnh điểm cao nhất lại chính là chế độ Khmer đỏ ở Kampuchia mà toàn thế giới trong gần cuối thế kỷ qua đã từng kinh hoàng hay rụng rời vì nó. Nói chung đã là toàn trị thì không ai thoát ra được khỏi nó cả, kể đến những người chóp bu cao nhất cũng đều như thế. Bởi vì nó đã trở thành một có chế xã hội rắn chắc một cách lạnh lùng và khách quan. Nó chuyển động như một cỗ máy mãnh liệt, tàn khốc và nặng nề, thuận theo nó thì sống, ngược lại nó là chết, thế thôi, kể cả người nào đang cầm lái nó cũng như thế. Họ cũng giống như tư thế của những người đã cỡi lên lưng cọp, cứ chễm chệ ra đó thì oai phong, lẫm liệt, huy hoàng, còn chệch ra khỏi đó, hay để bị rớt xuống đất cũng sẽ bị nó ăn mất. Đó là ý nghĩa tại sao nó là một cơ chế tự động, không còn phụ thuộc vào ai cả, chỉ còn phụ thuộc vào một thứ tập thể vô hình, một loại tập thể trong tập thể, và trong đó mọi cá nhân cũng phải thủ lẫn nhau, y như những người đang đấu võ, không ai dám tự tiện để tung chiêu trước, mà luôn phải liếc mắt thăm dò mọi chiêu có thể có tiếp đó của chính đối phương. Thế kẹt của mọi người là như thế, thế kẹt của xã hội, và có khi của toàn thể lịch sử một đất nước, một quốc gia cũng chỉ như thế.

Chính bởi vậy, trong thực tế chủ nghĩa xã hội đã trở thành một thứ chủ nghĩa tập thể vô danh trong thực chất, hay thậm chí nó trở thành như một khía cạnh của cá nhân chủ nghĩa. Bởi vì ai cũng chỉ phải lo phần mình, trong hợp tác xã nói riêng, và trong cả guồng máy quản lý, cầm quyền nói chung cũng vậy. Ai cũng phải làm theo tập thể mà không thể ngược lại. Theo tập thể là sống, ngược lại tập thể là chết. Nhưng tập thể đó chỉ là cái vô hình chung trong thực tế. Nó gần như một cơ chế khốc liệt mà mơ hồ, không cụ thể ở đâu cả. Nó chỉ cụ thể ra như một giáo điều, một lý thuyết, một hệ thống tổ chức đã có của xã hội, thế thôi. Nó được nuôi dưỡng bởi những khẩu hiệu, những danh từ, thậm chí những khẩu hiệu những danh từ luôn luôn chuyển biến và đổi thay theo từng giai đoạn. Nói chung nó phát triển hay biến đổi ra ngoài ý chí của tất cả mọi người. Khi nó chuyển hướng thì có nhiều người nói theo, làm theo, hướng theo, nhưng không biết do đâu nó chuyển hướng, y như những người đi thuyền mà nằm trong khoang kín. Họ không hề thấy được trời đất, trăng sao, không hề quyết định được gì, chỉ xuôi theo dòng chảy của lịch sử khách quan, vậy thôi. Đó là kiểu của làm chủ tập thể mà có thời kỳ người ta bốc lên một cách khoái trá như là một thứ hạnh phúc, một thứ chân lý, một pháp lệnh ở đời. Điều này thật sự từ ngàn xưa, tục ngữ dân gian cũng đã nói, tức kiểu cha chung không ai khóc, có quá nhiều sãi ở chùa cũng chẳng ai lại muốn phải quét lá đa. Chỉ có một chân lý duy nhất là không ai có thể chống đối lại, vì chống đối lại thì ai cũng thấy, và thực sự nó nguy hiểm hoàn toàn. Còn thuận theo nó thì không ai thấy, vì nó hoàn toàn vô danh, giống như một hạt cát chìm sâu trong lòng nước, cứ thế mà được cuốn đi, hay tới lúc những khúc quanh, những xoáy nước nào đó, thì được bốc lên cao, được nằm trên tất cả, chỉ có thế thôi. Đó là quan điểm phải ẩn nhẫn mà chờ thời, một quan điểm hoàn toàn cá nhân chủ nghĩa mà không hề là quan điểm xã hội đúng nghĩa như từ đầu đã thấy. Không ai còn nghĩ đến xã hội, không ai còn nghĩ đến phải làm cách mạng, cho dù mọi người cứ vẫn luôn luôn nói chủ nghĩa xã hội và luôn luôn tung hô, ngợi ca cách mạng.

Thực tế đó là gì, nếu không phải cũng chỉ do nguyên nhân ý thức và bản chất con người. Bản chất con người phần lớn chỉ là bản chất cá nhân. Mỗi cá nhân luôn vẫn là một thực tế độc lập, có quy luật tâm lý bản thân riêng, chịu quy luật tâm lý của xã hội chung mà không là gì khác. Không phải mọi người đều cao cả trên cõi đời này, cũng không phải ai ai cũng tầm thường, thấp kém trên cõi đời này. Đó chính là ý nghĩa của quan niệm xã hội theo đúng nghĩa, ý nghĩa của tinh thần xã hội theo đúng nghĩa, ý nghĩa của quan điểm chủ nghĩa xã hội theo nguyên lý cổ điển theo đúng nghĩa. Chỉ tiếc rằng Các Mác đã đưa ra một quan điểm lập luận chưa từng ai có trong lịch sử. Ông phản đối tư hữu, coi như nguồn gốc của giai cấp và của bóc lột, từ đó để chủ trương vô sản, chủ trương xóa tư hữu. Dựa vào quy luật biện chứng của Hegel đưa ra, ông cho rằng chế độ kinh tế tư bản cuối cũng sẽ tự đào mồ chôn nó, để tiến tới xã hội không giai cấp, không tư hữu, không bóc lột. Niềm tin chắc khừ của Mác chính là như thế. Và sau khi chế độ toàn trị được thiết lập nên, mọi người chỉ có biết nói theo Mác chính là như thế. Không thể ai nói ngược lại. Nói ngược lại, coi như tự thử thách sự tự do, sinh mệnh chính trị, và cả mạng sống của họ. Bởi lẽ đó, nhiều người lại còn luôn ca ngợi chế độ toàn trị là tự do gấp triệu lần, là lương tâm của thời đại, là đỉnh cao của trí tuệ loài người, bởi vì họ chỉ nói theo niềm tin của Mác, nói theo lý tưởng xã hội CS trong tương lai mà Mác đã vạch ra, như thể là một thiên tài, hay chỉ nói theo quyền lợi chính trị và miếng cơm manh áo của họ. Không thể có tư duy hay suy nghĩ độc lập. Mà dầu có cũng không thể nói lên được. Bởi kết quả giáo dục toàn diện ngay từ đầu nó đã mang lại như thế, kết quả của cơ chế xã hội toàn trị nó nhất mực quy định phải như thế.

Thật ra, kinh tế tập thể là kinh tế cảm tính, không phải là cơ chế khách quan, khoa học. Kinh tế tập thể đúng ra chỉ là kinh tế ở bình diện xã hội còn lạc hậu, chưa phát triển. Bởi yếu tố con người chỉ luôn tương đối, thun dãn. Chỉ yếu tố kỹ thuật mới hoàn toàn chính xác, hiệu quả, hiệu năng nhất. Yếu tố kỹ thuật thoát ly ra khỏi mọi tính chất con người. Do đó xã hội văn minh, phát triển, vấn đề không phải là tập thể, mà chính là cơ chế kỹ thuật và khoa học nói chung trong mọi lãnh vực. Toàn thể nền kinh tế một nước, cơ chế một tập đoàn, cơ chế một công ty, xí nghiệp, tổ công tác … cũng chỉ như thế. Tập thể chẳng qua chỉ là cách phối hợp công việc cần thiết và hiệu lực theo nhóm nhỏ, tùy theo tính chất các công việc nhất định, không thể trở như nguyên lý tối hậu của xã hội. Đó chính là một quan điểm kinh tế mang tính chất nông cạn của Mác, nhưng Lênin đã đưa ra áp dụng một cách tuyệt đối, trở thành một tín điều, một bài bản thống nhất sau này mà trong cơ chế như thế không ai có thể dám đi ngược lại. Sự ca ngợi chủ nghĩa tập thể, do đó cũng chỉ là sự ngợi ca giả tạo, nó không mang tính chất khách quan hay khoa học. Thật ra trong xã hội, mỗi cá thể đều tùy theo hoàn cảnh riêng của mình mà tồn tại. Điều đó tùy thuộc rất nhiều yếu tố, chủ quan cũng như khách quan, ngẫu nhiên cũng như tất yếu, cá nhân cũng như xã hội, lịch sử cũng như nhất thời, tâm lý cũng như thể lý riêng biệt, cái hữu hình, cụ thể, cũng như cái vô hình, trừu tượng, cái cá tính cũng như ý chí và nỗ lực của mỗi cá nhân một cách độc lập và tự do. Bởi thế, một quan điểm tập thể theo kiểu cào bằng là hoàn toàn giả tạo, phản tự nhiên, phản hiệu quả. Nói khác, đó chỉ là quan điểm chủ quan, cảm tính, ý chí chủ nghĩa, mà không phải là tính khách quan chủ nghĩa một cách thật sự cần thiết và đúng nghĩa.

Nói chung lại, chỉ có nguyên lý khách quan mới mang ý nghĩa tồn tại và phát triển tự nhiên của cá nhân và xã hội. Mọi cái gì chủ quan, nghĩ tưởng là khoa học, thật ra đó chỉ là cảm tính, phi khoa học và phản khoa học. Có nghĩa nền kinh tế của xã hội là một guồng máy tự phát, cần thiết được điều chỉnh, nhưng không bao giờ là một cơ chế hoàn toàn giả tạo hay tự giác. Tính chất tự phát đó là tính chất của lịch sử và của phát triển. Mọi cá nhân sinh ra đời một cách ngẫu nhiên, mọi cá thể phát triển trong cuộc đời là do điều kiện. Mọi điều kiện đó hoàn toàn phức tạp, không thể định trước, không thể chủ quan, vấn đề chính yếu đúng là như vậy. Cho nên chính mọi cá thể trong tất cả các tính chất riêng của mình tạo thành xã hội mà không là gì khác. Xã hội không phải là bài toán cộng hay trừ, mà là một bài toán nhân hay chia, nên mọi sự đều trở nên có tính tổng thể và phức tạp như thế. Chính đầu vào và đầu ra của toàn nền kinh tế là cái quyết định nhất, nhưng không phải mọi bài toán phải được tính toán một cách chủ quan, máy móc trong đó. Kinh tế thị trường, tự do là kinh tế của khuynh hướng đầu. Kinh tế kế hoạch hóa cụ thể, hay toàn trị và bao cấp, là khuynh hướng của quan niệm sau. Và dĩ nhiên thực tại lịch sử trên toàn thế giới ở nhiều nơi đã chứng minh rõ rệt hoàn toàn về điều đó. Một nền kinh tế tư bản tư nhân nhưng có sự điều chỉnh của nhà nước, đó là một nền kinh tế khôn ngoan và có kết quả. Trái lại, một nền kinh tế tập thể kiểu ấu trĩ, hay một nền kinh tế toàn trị kiểu tư bản nhà nước, thực sự chỉ là kiểu giáo điều, máy móc, thiếu thực tế, không khôn ngoan, phi thực chất, phi hiệu quả, và thật sự hoàn toàn vô lý.

Vậy kết luận, thực chất Các Mác không hề là một nhà tư tưởng lớn. Hệ thống tư tưởng của ông ta chỉ mang tính chất vá víu, không có chiều sâu, không có thực tế. Ông chỉ lấy tư tưởng người này, người khác, chắp vá lại và trở thành tư tưởng của ông thế thôi. Tính chất hời hợt, nông cạn, bốc đồng, nhưng lập dị hay quái dị của ông ta, khiến nhiều người vốn trở nên á khẩu, vì bàng hoàng và hốt hoảng, vì mặc cảm tự ti, hay mặc cảm tội lỗi. Nhiều người không thể phê phán ông là do như thế. Nhất là khi xã hội toàn trị đã được lập nên, mọi sự phê phán học thuyết của ông đã trở thành tê liệt, mọi sự nhận thức về ông đã trở thành lú lẫn. Nhiều người ngày nay mới giật mình khi thấy Nghị viện châu Âu ra quyết định công khai phủ nhận học thuyết Mác. Nên họ mới thấy chính đó là ý nghĩa hay yêu cầu của sự phê phán học thuyết đó. Tuy nhiên, những người nào có đầu óc minh mẫn, có trí thông minh cơ bản nhất, có ý thức khách quan, ngay thẳng, đều có thể nhận thức và phê phán lý thuyết của ông ngay từ ban đầu, không phải chờ tới ngày nay mới biết. Sở dĩ rất nhiều người đã bị khiếp phục trước Mác là vì học thuyết của ông nhân danh sự giải phóng nhân loại. Đó là vầng hào quang quá lớn, một lý tưởng quá cao cả, một sự hấp dẫn quá vinh quang về mặt đạo đức, khiến cho người ta không còn khách quan và bình tĩnh. Nhưng thực tế, thì xã hội toàn trị do chính chủ thuyết của ông mang tới đã thật sự cho thấy điều hoàn toàn ngược lại. Nó nhân danh một thứ tự do, dân chủ mới, mà thực sự không hề có bản chất tự nhiên, khách quan, cụ thể, để nhằm tận diệt hay thay thế hẵn cho quan điểm tự do, dân chủ hoàn toàn cần thiết, tự nhiên, khách quan và cụ thể. Đó là do chính Mác cho rằng chỉ có tự do, dân chủ theo hướng vô sản mới thật sự là tự do, dân chủ đúng đắn, lý tưởng nhất. Còn ngược lại, kiểu tự do, dân chủ sau, chỉ nhồi chung vào một giỏ rác khổng lồ theo ông, là tự do, dân chủ theo kiểu tư sản, của bọn tư bản. Đấy, cái lý nguyên thủy của vấn đề cũng chỉ là ý nghĩa của “vô sản” hay “tư sản”. Điều này, nhiều lần tác giả bài này đã nói đến rồi. Nên những người nào đang đấu tranh cho dân chủ, tự do ngày nay ở khắp mọi nơi trên thế giới theo hướng như thế, thực chất cũng đều không ra khỏi, hay cũng chỉ nằm chung trong một phạm trù duy nhất giống như thế mà thôi.

© Võ Hưng Thanh

(06/8/11)

© Đàn Chim Việt

26 Phản hồi cho “Tinh thần xã hội và chủ nghĩa xã hội”

  1. Trong Dat says:

    Ông Võ Hưng Thanh ơi

    Xin ông làm ơn vứt bỏ cái lối nghị luận hỏa mù không ai hiểu nối ấy đi, không ai có thì giờ và kiên nhẫn để đọc những lý luận luộm thuộm của ông vì nó rỗng tuếch chẳng có gì cả. Trình độ độc giả danchimviet không đến nỗi yếu kém để ông hù dọa, người ta cười ông đấy

    Ông chê Phạm Cộng Thiện là gà mờ khó hiểu, ông nói đúng nhưng chính ông đi theo con đường của họ Phạm.

    Xin ông khỏi trả lời, tôi chỉ nói với ông một lần này thôi

    Trong Dat

    • NGÀN KHƠI says:

      NÓI VỀ KHẨU KHÍ CỦA KẺ NGU DỐT

      Đúng là khẩu khí của kẻ tiểu nhân, thiển cận, lại nghĩ mình cao siêu. Sợ hãi không dám nghe trả lời, còn làm như cao thượng. Rõ là một loại mạt hạng mà cứ tưởng mình như cái đinh trong cuộc đời, tưởng mình là hữu ích cho đời. Quả thật giống loại lươn, lại tưởng mình là rồng rắn !

      VHT

  2. Trọng Đạt says:

    Cái ngu nhất của con người ta là không biết mình ngu ở chỗ nào, nhất là những người u mê cuồng tín
    Trọng Đạt

    • Đại Hải says:

      TỰ VACH LƯNG

      Qua câu nói trên, chính bản bản thân Trọng Đạt mới tự chưỡi lại mình, tự vạch áo cho người xem lưng. Quả đúng cái khôn của Trọng Đạt nó chính là như vậy.
      Cho nên ca dao nước nhà mới nói :

      NGƯỜI KHÔN, KHÔN LẶN VÀO TRONG
      CÒN NHƯ NGƯỜI DẠI, DẠI BONG RA NGOÀI !

      Thiện hạ trong khắp nước và hải ngoại có thấy đúng như vậy không nhỉ ?

      ĐẠI NGÀN

  3. Trọng Đạt says:

    Nay nhiều người, kể cả những người sống dưới chế độ Cộng Sản không hiểu rõ thế nào là vô sản, họ lầm tưởng rằng vô sản là những người cu ly cu leo khố rách áo ôm, không một xu dính túi, hoàn toàn sai. Giới vô sản là giai cấp công nhân nghèo, những người làm ra của cải vật chất cho xã hội chủ nghĩa chứ không phải khố rách áo ôm
    Sau 30-4-1975 những anh trộm cắp, tệ đoan xã hội nhiều người không một xu dính túi đã được cách mạng chiếu cố đưa đi tù cải tạo trên rừng thiêng nước độc như Bùi gia mập, chết như rạ.. hỏi ra mới biết cách mạng coi những tên này là vô sản lưu manh (Prolétaire en haillons), kẻ thù số một của xã hội chủ nghĩa, chúng nghèo đói dễ bị bọn phản động mua chuộc, xem như thế đừng tưởng bở, không phải khố rách áo ôm là tự nhận là vô sản
    Từ khi có học thuyết Mác , chỉ có những người khuynh tả và sau này các nươc xã hội chủ nghĩa mới học tập, bên Tây phương từ xưa tới nay người ta coi học thuyết Mác như một mớ rẻ rách không ai rờ tới, tôi có đọc một số sách về Mác hồi còn ở với VC, đọc cho vui thôi
    Trọng Đạt

    • VHT says:

      THẾ NÀO LÀ Ý NGHĨA DÂN CHỦ, TỰ DO ĐÍCH THỰC

      Điều gì mình và một số người nào đó biết là một việc. Điều gì mọi người đều biết là một việc khác. Bởi vì lựa chọn mà không biết, là bị lựa chọn do tuyên truyền mù quáng mà không tự giác. Hay do người khác lựa chọn thay cho mình. Chỉ khi nào có hiểu biết thật sự, có tự giác đúng nghĩa, không bị ai khống chế và bắt buộc, khi đó mới là quyền tự do thật sự. Quyền tự do thật sự trong sự lựa chọn của mỗi người, thì bắt buộc mọi người phải tôn trọng. Khi đó nguyên tắc đa số quyết định, mới thật sự hữu lý, và hoàn toàn đúng nghĩa. Cho nên, tri thức phải đi trước ý chí và ý thức. Không có tri thức, thiếu hiểu biết thật sự, thì ý thức và ý chí chỉ trở thành vô nghĩa. Người có tinh thần xã hội đích thực, là người hướng tới mọi người, muốn mọi người cùng chia sẻ mọi cái như mình. Chỉ người cá nhân chủ nghĩa, hẹp hòi, mới chủ quan, cho rằng mình biết là đủ hết rồi, nên tất cả mọi trường hợp, mọi khuynh hướng, cũng đều phải căn cứ vào tính cách đó. Tự do dân chủ thật sự, thì tôn trọng quyền lựa chọn theo đa số, và theo hiểu biết thật sự của mọi người. Mọi sự độc tài độc đoán, dù theo khuynh hướng nào, cũng đi ngược lại điều này. Sự hiểu biết của người ngoài nước không thể so sánh với sự hiểu biết của nhiều người, hay mọi người trong nước hiện tại. Bởi vậy, đừng nên chủ quan. Phải nên cảm thông và chia sẻ với mọi người khác. Đó là tính cách của dân chủ tự do đúng nghĩa, tức không có màu sắc từ nguyên thủy, không đỏ hay xanh, hay vàng, hay tím … trong một định hướng khống chế nào. Đó mới là ý nghĩa quan điểm xã hội vô tư đích thực, mà không phải chỉ là thứ chủ nghĩa áp đặt, do cá nhân, hay nhóm cá nhân nào cả. Ý nghĩa vô sản của Mác, là ý nghĩa kinh tế học, theo ông ta hiểu. Ý ông ta muốn nói, là cơ chế kinh tế theo kiểu tập thể, không phải kiểu cá thể, thế thôi. Rất tiếc, điều này lại không thực tế. Đi từ khái niệm vô sản ban đầu là không có tài sản riêng, Mác đã đi đến ý nghĩa kinh tế tập thể này. Thế nhưng, trong thực tế, điều này lại chỏi lại hiệu quả kịnh tế trong chính cơ cấu cụ thể, thế thôi. Bởi vậy, mình không nên lấy cái chủ quan do mình hiểu, mà nghĩ là mọi người khác cũng đã hiểu như vậy. Kết luận lại, ý nghĩa tri thức của xã hội là rất quan trọng. Không nghĩ tới yếu tố này, chỉ có thể dìm mãi toàn thể xã hội trong vòng nô lệ vì mù quáng, và mù quáng là do nô lệ vào sự hiểu biết giả tạo, và vào quyền lực điều khiển của người khác. Dân chủ tự do đích thực luôn luôn cần tri thức đi trước, rồi đến chính trị, rồi đến kinh tế. Còn nếu không, thì chỉ có quy trình ngược lại, tức là kinh tế, rồi đến chính trị, và cuối cùng mới đến tri thức. Quy trinh thuận, tức quy trình đầu, có thể nhanh hơn, và hiệu hơn qui trình sau, tức quy trình đi ngược lại.

      NGÀN KHƠI

      • Dao Cong Khai says:

        Đồng ý với VHT là “Dân chủ tự do đích thực luôn luôn cần tri thức đi trước, rồi đến chính trị, rồi đến kinh tế”.

        Ở VN thì họ lại muốn quy trình ngược lại là vì làm như thế giai cấp thống trị khỏi phải mất công từ bỏ quyền lực, mà vẫn xử dụng hệ thống chính trị XHCN để “làm chủ tập thể” tất cả mọi lợi ích do tự do kinh tế mang lại. Có tự do kinh tế mà không có tự do chính trị tức là you được thoải mái làm ra sản phẩm không bị cấm đoán, nhưng you bị cấm đoán trong việc hưởng thụ những gì you đã làm ra, nói trắng ra sản phẩm của you sẽ được giai cấp thống trị hưởng thụ chứ you không có quyền hưởng thụ. Giai cấp thống trị VN họ đi theo con đường đó là vì họ cần đến kinh tế tư bản, nhưng họ muốn tước đoạt những sản phẩm của tập thể nên họ không chịu thay đổi chính trị. Cho tự do sản xuất mà không cho tự do hưởng thụ thì cũng như không, cho tự do đầu tư, xây cất, nhưng ĐẤT ĐAI LÀ CỦA NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ, ĐẢNG THÌ VẪN LÃNH ĐẠO, CẢ VỀ LUẬT LỆ… Thì dân cũng chỉ là nô lệ cho giai cấp phong kiến kiểu mới hiện nay mà thôi.

        Nhưng ý kiến này của VHT “Sự hiểu biết của người ngoài nước không thể so sánh với sự hiểu biết của nhiều người, hay mọi người trong nước hiện tại. Bởi vậy, đừng nên chủ quan. Phải nên cảm thông và chia sẻ với mọi người khác…” thì tôi không đồng ý.

        Dân chủ đến từ Tây Phương, VN không hề phát minh ra dân chủ. Nếu không có những văn minh từ ngoài du nhập vào thì phần lớn các sắc dân trên thế giới chỉ sống như những bộ lạc vui vẻ và tin yêu chế độ nô lệ của địa phương mình. Nếu nói ý kiến của đa số cần phải tuân theo thì trong một lớp học, chỉ có một ông thầy là có hiểu biết hơn những người học trò, nếu mang hiểu biết của các học trò trong lớp để bắt ông thầy tuân theo thì làm sao dạy dỗ được học trò? Cho nên ý kiến của số đông chưa chắc đã đúng đắn, vì có những số đông quy tụ toàn những dân lạc hâu, vô giáo dục và … BẦN CỐ NÔNG, và nếu có những người trí thức trong đó thì lại là những trí thức gian manh quỷ quyệt, trí thức mê tín hoặc không tưởng, trí thức bịa ra những anh hùng tưởng tượng như Lê Văn Tám để lường gạt bọn bần cố nông ra đi chiến đấu làm bia đỡ đạn cho giai cấp thống trị; vậy thì cái đám đông như thế có gì là bảo đảm (dân chủ).

        Sĩ quan VNCH khi đi bị đưa ra Bắc cải tạo, phải đi bộ từng đoàn qua những làng quê ở miền Bắc, bị nhiều người dân ở đó họ ném đá và nguyền rủa… Nhưng rồi một ngày nào đó cũng chính người cầm đá ném đó họ cũng bị vu khống và bắt đi cải tạo, họ so sánh những người tù “địa phương” của họ với những người tù cải tạo, thì lúc đó họ mới thực sự ý thức rằng ai đáng bị ném đá.

        Phải nói rằng dân miền Bắc hầu hết tin rằng Bác Hồ rất yêu họ, tin rằng Bác Hồ không có vợ và quyết tâm hy sinh “cái đó” cho tổ quốc. Như vậy ý kiến và sự hiểu biết (hồi chiến tranh) của họ về HCM là đúng đắn sao? Có vô số tập thể với đa số dân trong đó hiểu biết không đúng sự thật. Nếu không có ánh sáng văn minh bên ngoài chiểu rọi vào họ thì xã hội sẽ vô cùng khủng bố. Hiện nay, các nước Hồi Giáo đang sống trong xã hội kiểu đó.

        Thời Nguyễn Trường Tộ, xã hội VN sống trong kiểu đó. Nếu Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh cũng theo quan niệm bài ngoại (sự hiểu biết bên ngoài không đáng so sánh với ý kiến của đa số dân trong nước) thì hỏng hết. Những thức giả như Phan Bội Châu lúc đó rất đơn độc và bị bao vây bởi phong tục tập quán, và luân lý lạc hậu của cả một đất nước đã bị nhồi sọ bởi văn hoá Tàu từ ngàn năm trước. Mới trước đó Nguyễn Trường Tộ suýt bị chém đầu vì đã ca ngợi văn minh Tây Phương, việc làm của Phan Bôi Châu và Phan Chu Trinh có lẽ thành công được là nhờ lúc đó đã có sự hiện diện của thực dân Pháp trên đất nước, tôi nghĩ chắc chắn như vậy, nếu không thì 2 ông đó sẽ bị triều đình chém đầu và dân trong nước, ngay cả chúng ta, cũng chỉ biết danh 2 ông đó như những kẻ phản loạn.

        (thử nghĩ coi, nếu không có thực dân Pháp sang đô hộ chúng ta, không có giáo sĩ công giáo Tây Phương sang giảng đạo, không có bất cứ một liên hệ gì với thế giới bên ngoài thì dân VN hôm nay ra sao? Ngay cả luân lý, nề nếp gia giáo cũng nhờ Tàu sang đô hộ VN mà truyền bá sang, nhờ Nho Giáo thì VN mới có ý thức tổ quốc; nếu không thì dân VN cũng chỉ là những bộ lạc mọi)

    • ĐẠI NGÀN says:

      Trọng Đạt thú nhận mới học lóm được chút đỉnh về CNCS đã cứ tưởng mình hiểu hết CNCS, lên mặt dạy đời. Đúng là thứ ấu trĩ mà tỏ vẻ ta đây xem thường thiên hạ.
      (BBT cắt)

      NGÀN KHƠI

  4. quang dinh says:

    KHÚC CẢM THÁN
    *
    Tôi nghe nhiều tiếng khóc
    Công nhân “xuất khẩu lao động”
    Nức nở trong giấc mộng
    Bao nỗi nhọc nhằn của người VIỆT xa xứ
    “Lửa thử vàng gian nan thử sức”
    Trái tim họ tấm tức
    Sự cực nhọc đổi lấy những đồng tiền
    Phần bái quỷ phần cúng tổ tiên
    *
    Còn lại những tờ bạc rách
    Cho bầy con và thân thích
    Đang vất vưỡng tại quê nhà
    Dưới chính thể ác ma
    *
    Một đồng không phải chia ba
    Một đồng xé ra làm bảy
    Có những thằng to hàm
    Có những con lớn chức
    Ăn hớt trên định mức
    *
    Chúng ăn như ăn cứt
    Chúng chực như chó chực ngoài sân
    Liếm láp một vài phân
    Khẩu phần công nhân xuất khẩu lao động
    *
    Tôi thấy trong giấc mộng
    Bóng kỹ nữ o sin
    Vẫn lầm lủi đi tìm
    Những đồng tiền đói rách
    *
    Họ không hề oán trách
    “Thà làm tớ đứa khôn
    Hơn làm thầy lũ dại”
    Đội hại tại quê nhà
    *
    TÂM THANH

  5. ThuHuyen says:

    Sai.Triet hoc Mark rat hay .Cong lao cua Mark la o cho Ong la nguoi dau tien he thong hoa tat ca nhung van de Xa hoi,Kinh te thanh nhung van de Khoa hoc ,voi cach Phan tich bien chung khach quan .Sai lam cua Mark la o cho vao thoi diem do nhung kien thuc cua Loai nguoi ve Xa hoi va Kinh te con it.Ong khong du suc de dua ra nhung ket luan hoan toan chinh xac vahoan toan khach quan

  6. BUILAN says:

    Thưa ông tác giả.
    Tôi kiên trì ngôì đọc cho hết baì cuả ông,. Cuối cùng thì tôi cũng chả “nắm bất ” được gì ! Noí chung vì nó loản quá ! Dài quá ,mông lung quá,,,
    Tôi mạn phép đem một mâũ người naò đó thưộc chế độ BÁC HÀN hiện tại là có thể làm nền cho cả bài viết của ông ! Gần guỉ hơn là những người bà con ruột thịt ” BẮC KỲ” cuả chùng mình trước 75 ! (Nếu như không may mắn được MIỀN NAM giải phóng thì số phận cuả họ đến nay củng chả khác gì Bắc Hàn)! Thảm hại hơn nưã, một bộ phận không ít người MN có ăn học cũng từng bị mê lầm !!?

    Tôi tỏ thiện chí một chút với công lao cuả ông TG chứ tôi không dám tranh luận vơí ông đâu ! Một tay ham vui, tập gõ mà đấu lý với một ông thầy cãi chính hiệu thì chỉ có từ chết tới bị thương !

    Công bình mà thưa, ông rất là thuộc bài . Trả bài rất là lưu loát !
    Thuộc bài cở ấy trách sao không bị “lậm !” ? Mừng cho ông đã có được nhưng lý luận phân tich rất là giá trị ! Tiếc thay caí giá trị đó laị hơi thứa vơí những người quá biết – tự do đọc! Còn nhưng người cần đọc thì laị không được phép ! !!! Có trễ quá và phí quá không thưa ông TG ?

    Có lẽ nào ông biết như thế , hiểu như thế … rồi thì bỏ lưng đó !
    Không có được một kết luận, một phương hương, một đóng góp…. thay d6ỉ dổi nào ????

    Không biết quê ông có nghề tằm tơ không nhĩ ? Con tằm ăn dâu, còn biết nhã tơ

    Cảm ơn những “caí kén ” tìm dược nơi ông sẽ được kéo thành tơ và dệt nên những giaĩ lụa – Chuẫn bị cho những ANH HÙNG DÂN TỘC dám TREO CỖ khi thành mất, nước mất vào tay giặc Tàu !!!!!

    • VHT says:

      Gửi ông Kỳ Lân,
      Có những vấn đề cần phải được giải quyết tận gốc, giải quyết một lần và có thể cho cả vạn lần. Giải quyết một lần rồi thôi, đó chính là để mong đi đến kết quả. Và giải quyết đó là để cho nhiều người, nhiều phương vị, quyền lực hay vị trí xã hội hiện tại khác nhau. Ấy ý mong là như thế. Ông chỉ là con Kỳ lân nếu nói được như thế trong con số trên 85 triệu con kỳ lân của cả nước. Đó là đưa con người vượt lên ngưỡng cảm tính để đến ngưỡng khoa học, ngưỡng lý tính. Thế giới tiến bộ, các nước khác tiến bộ là nhờ dân họ phần lớn đạt đến ngưỡng lý tính. Tức không dừng lại ở sự tuyên truyền hay các khẩu hiệu tầm thường rồi dừng lại ở đó để làm khổ cho nhau cả gần một thế kỷ không giống ai. Tiếc thay, đáng lẽ ông cũng phải là một con kỳ lân như tên ông gọi. Tôi và nhiều người chắc thấy ông lại chỉ giống một con cù lần, tức chỉ có thấy mình mà không thấy người khác, chỉ coi mình là cái rốn, nếu mình không cần, không hiểu ra ý nghĩa thì, chắc ai cũng vậy. Tâm lý của ông quả là tâm lý “lãnh tụ”, chính tâm lý ức đoán đó là tâm lý chế đoán toàn xã hội. Tiếc rằng ông không phải là “lãnh tụ” dù thứ dỏm hay thứ thiệt, nhưng ông chỉ giống như con cù lần hơn là con kỳ lân ông ạ.
      Mong rằng chất giọng của tôi không đến nổi như chất giọng kiểu ông. Ông nên tự rèn giữa cái cảm tính của ông hơn lên, bởi xã hội VN cũng nhờ những thứ cảm tính như thế mới có cuộc chiến gần nửa thế, kỷ tưởng là rất xôm tụ, rồi bây giờ cũng còn tiếp tục chữi nhau như cơm bửa đấy ông à!
      VHT

    • Đại Ngàn says:

      ÔI

      Ôi tâm lý một ‘dân đen’ có khác
      Biết bao giờ nở mặt với năm Châu
      Nghĩ tủn mủn kiểu gà cồ ăn quẩn
      Có làm sao thấy chuyện lớn ở đời
      Xã hội đổi khi lòng người thay đổi
      Việc tự nhiên chỉ có thế mà thôi
      Ta buồn lòng vì những lời u trệ
      Nhưng may sao còn thiên hạ trên đời !

      VHT

    • Dao Cong Khai says:

      “(Nếu như không may mắn được MIỀN NAM giải phóng thì số phận cuả họ đến nay củng chả khác gì Bắc Hàn)! Thảm hại hơn nưã, một bộ phận không ít người MN có ăn học cũng từng bị mê lầm !!?”

      Xin có chút ý kiến với ông Kỳ Lân.

      Tôi nghĩ tác giả bài này là một người sống, chiến đấu và học tập trong XHCN ở miền Bắc ngoài đó; bởi vì qua giọng văn và cách lý luận thì đó là những ngôn từ và kiểu nói ở ngoài đó, hoặc ít nhất là ông ta lớn lên trong XHCN ở VN. Cái cách hành văn và ngôn từ của tác giả không phải là những ngôn từ của những NGƯỜI MIỀN NAM (muốn giải phóng miền Bắc) đâu.

      Nhưng bài viết chứng tỏ tác giả hiểu rõ bản chất và lý thuyết Chủ Nghĩa Xã Hội hơn những người XHCN khác. Nhưng ông ta lại là người biết tỉnh thức để nhìn rõ cái bức màn sắt mà mình đã bị giam hãm để nói lên những tư tưởng không còn bị giam hãm nữa khi nhìn lại chính bức màn sắt CNXH đó.

      Mời ông Kỳ Lân đọc mấy bài của nhà văn XHCN Lữ Phương, ông ta nói rằng cả Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng chẳng hiểu chủ nghĩa Cộng Sản là cái gì. Khi ông Kỳ Lân nói bài viết lòng vòng khó hiểu thì tôi cũng cố gắng đọc lại (trước đó tôi chỉ đọc phớt qua) và thấy nó lòng vòng thiệt -kiểu lòng vòng thường thấy trong XHCN. Nhưng nó nói rất đúng lý thuyết và phê bình rất đúng cái XHCN đó.

      • BUILAN says:

        Cảm ơn anh ĐCK đã quan tâm đúng mức

        “(Nếu như không may mắn được MIỀN NAM giải phóng thì số phận cuả họ đến nay củng chả khác gì Bắc Hàn)! Thảm hại hơn nưã, một bộ phận không ít người MN có ăn học cũng từng bị mê lầm !!?”

        Thưa anh , như anh thấy : ông tác giả đã gần như phát điên, lồng lộn đến mất khôn ! Nhạo tên BUILAN thành Kỳ Lân rồi Cù Lần. ! Tôi cười khoái chí !
        Tôi đoán “không nhầm” ông TG ” quá thuộc bài”
        Bị chạm nọc vì caí BOLD ở trên !

        Tôi cũng đồng ý về nhưng nhận định phân tich va phê bình…rất đùng – như anh!
        Tôi hiễu rõ TG nên cho đó là nhưng ” Caí Kén”! ( Tôi thận trong không muốn noí thêm :”36 năm sau con tằm mới biết nhã tơ !!!”) vậy mà cũng bị ” Bức xúc theo cảm tính !”. Thế mới biết caí bản chất cuả những anh chàng bị “lậm” !!!

        Hy vọng ĐCK và quý bạn đọc thân quy, hiêu ra sự việc ! Xin ông tg cũng chớ có nên cao ngạo – dễ làm mất lòng nhau ! Ham vui vậy mà …

      • NON NGÀN says:

        HOAN HÔ

        Hoan hô một phát ông Đào
        Biết lui biết tới, biết vào biết ra
        Biết nhiều trong cõi người ta
        Nhưng điều ông biết hóa ra cũng thừa
        Công khai ông biết đã chưa !
        Còn bao nhiêu chuyện vượt ngoài trí ông
        Vậy ông chớ nghĩ lòng vòng
        Hoan hô một phát để ông nhớ đời !

        THƯỢNG NGÀN

    • BUILAN says:

      Gơỉ ngaì Võ Hưng Thanh

      Mừng anh mi, sớm BẢN LAI DIỆN MỤC
      THẦY CAĨ chi chưa caĩ đã thấy THUA
      Hãy bình tinh, có chi mô LỒNG LỘN
      “Đối thoi” Kỳ LÂN, “Đối thọi” Cù Lần !!!
      Ôi tâm lý một ‘dân den’ có khác ( VHT)
      Hỏi anh mi, còn “dân TRẮNG” thì sao ??
      Naò “CẢM TÌNH” naò “BẢN LAI DIỆN MỤC”
      “No mất ngon…” ta xin vẫy tay chào !
      Thứa TIẾN SĨ, bình thân nghe TỚ gọi
      “Nắng lên rồi, mau tinh giấc chiêm bao ? “

      • ĐẠI HẢI says:

        TỪ KỲ LÂN ĐẾN CON LÂN

        Kỳ lân hơn hẵn Cù lần
        Cù lần hơn hẵn con lân một trời
        Con lân chỉ thứ tre phơi
        Đem vào phất giấy hóa đời con lân !

        VHT

      • BUILAN says:

        KỲ LẪN VỜN PHAÓ

        Khều nhau một chút mua vui
        Đọc mi, QUA nhận biết ” người anh em”
        “THUỘC BAÌ” – Đâu dễ gì quên
        Đaị Đồng, “ĐAỊ HÃI” sao nên nỗi nầy ?

        - Tôị tinh con, cháu… đời sau
        “Nô lệ thuộc Tàu” thêm mấy ngàn năm ????!
        Ba Đình , Mai Dịch , Thăng Long
        ‘BẢN LAI DIỆN MỤC’, biết nằm nơi mô ?
        THƯỢNG NGÀN chui dưới thây Hồ
        Mac Lê – ‘CẢM TÌNH’ tung hô rú rừng
        MAO HỒ lậm nặng VÕ HƯNG
        THANH y , Thanh lọc, Thanh trừng, Thanh lâu .
        ‘Thanh la’ bể tiếng từ lâu
        KỲ LÂN VỜN PHÀO …” Cháy râu Bác Hồ”
        Non Ngàn thức tỉnh chưa nào ?
        Chia tay
        Nghĩa tận
        Lấp mồ cùng Qua !!!

        Dân Đen, dân Đỏ.. chung nhà
        Muốn làm ‘Thầy Caĩ” hay là “Sai Nha”?????
        Kha..kha..kha !kha !

      • Đại Ngàn says:

        Chống Cộng kiểu múa lân

        CHỐNG CỘNG KIỂU CON LÂN
        CHỐNG CỘNG KIỂU CÙ LẦN
        CHỐNG LUI VÀ CHỐNG TỚI
        CHỐNG MÃI VÃI ĐẦY SÂN !
        CÀNG VÃI CÀNG CỨ THỐI
        CHỈ CHƯỠI BỚI LẦN QUẦN
        THÁNG NĂM CHẲNG GÌ MỚI
        NON NƯỚC ĐÂU CÓ CẦN !

        Ngàn Khơi

  7. NON NGÀN says:

    BẢN LAI DIỆN MỤC

    Tôi muốn nói điều bản lai diện mục
    Điều nguyên sơ nơi bản chất con người
    Nó tươm tất như một tờ giấy trắng
    Chỉ con người làm bẩn nó mà thôi !

    Tờ giấy trắng nhưng mỗi người mỗi khác
    Đó là vì bản chất chẳng như nhau
    Do truyền thống hay còn do cá tính
    Nhưng nguyên sơ thì nó vẫn vậy hoài !

    Chỉ cuộc đời khiến nó thành nham nhở
    Lỗi tại ai ? Chính lỗi tại cuộc đời
    Giáo dục tốt tất nhiên nên kẻ tốt
    Giáo dục tồi thành kẻ xấu thế thôi !

    Nên cuộc đời nói chung hai nẽo chính
    Cái thiện luôn, bên cái ác cận kề
    Cuộc đấu tranh, chỉ hai màu thiện ác
    Mọi trò gì, đều cũng chỉ nhân danh !

    Bởi cái ác, nó thiên hình vạn trạng
    Giống sợi lông nơi chú khỉ Tề thiên
    Hô một cái, biến nhanh theo ngàn cách
    Nó biến thiên, vây cái thiện thường xuyên !

    Bởi cái ác, thường nhân danh đủ thứ
    Cái thiện thôi, riêng giữ mãi một màu
    Làm người thiện, là bản lai diện mục
    Làm ác thì, như mục súc tranh công !

    Con người tốt đâu dễ gì để sống
    Với bản lai diện mục, hàng ngày
    Bởi cái ác, như rừng gai phủ bọc
    Nói chi nhiều, chân diện mục khó thay !

    Đời là vậy, như biển đời sôi nổi
    Rác rến luôn quanh biển rộng, lềnh bềnh
    Làm điều thiện, để ngăn dòng ác lại
    Bởi vì không, đời chỉ có buồn tênh !

    Cuộc đấu tranh diễn hoài qua năm tháng
    Có chi đâu mà để phải bực mình
    Có chi đâu để mê lầm khẩu hiệu
    Hãy trở về chân diện mục tinh anh !

    Võ Hưng Thanh
    (09/8/11)

  8. Dao Cong Khai says:

    Không riêng gì CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, ngay cả Tổ Quốc, Dân Tộc, … cũng đã từng trở thành và có thể hiện hữu như những giáo điều mà thực tế no’ chỉ để trang trí cho những hệ thống quyền lực độc ác và độc đoán.

    Bởi vì nó chỉ là những vật trang trí, nên màu sắc của nó được thay đổi tuỳ theo cặp mắt của từng loại người được nó lôi cuốn tới. Có lúc nó được thuyết minh một cách chuyên chính vô sản, vô tôn giáo, vô tổ quốc (chống cường hào, diệt phong kiến, diệt tư sản, tôn giáo là thuốc phiện (HCM)). Nhưng khi thời thế không còn thuận lợi và thích hợp với lớp áo vô sản chuyên chính đó nữa thì nó có thể đổi màu trái ngược lại với chính nó. Trước kia nó được trang trí bằng khẩu hiệu diệt cường hào, nhưng chính nó lại trở nên một thứ cường hào mới thay thế và mạnh hơn loại cường hào cũ. Nó hô hào đứng lên diệt phong kiến nhưng rồi chẳng bao lâu nó lại xây dựng Học Viện Khổng Tử. Mới gây ra những chiến dịch chống tư sản, tư bản, nhưng nay lại rước tư sản mại bản ngoai bang vào để bóc lột người dân lao động. Mới triệt phá tất cả mọi đình chùa, bây giờ lại lập ra những đình miếu khắp nơi để thu tiền khách du lịch, lập ra tôn giáo quốc doanh để giành lại sự ủng hộ của những tín đồ các tôn giáo lớn trong nước. Mới hô hào thế giới đại đồng, thì bây giờ lại trang trí hệ thống bạo lực bằng màu sắc mới, TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC.

    Chẳng có gì ý nghĩa và có thể tin tưởng trong xã hội bạo lực như thế cả. Lớp sơn Chủ Nghĩa Xã Hội dù sao cũng đã phai mờ và người ta đã xử dụng màu sắc đối nghịch với cách trang trí đó là KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. Tô sơn màu xanh theo định hướng của màu đỏ, theo cách giải thích của những người thay đổi màu sắc. Còn mấy cái màu Thiên Đường CS đã sớm phai tàn cùng lịch sử nhân loại thì người ta cũng đã có màu sơn chắc chắn hơn để thay thế nó từ lâu rồi:TỔ QUỐC VÀ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC. Những màu sắc này vẫn luôn còn hấp dẫn những người trẻ tuổi, ấu trĩ; và ngay cả những kẻ đã có 2 thứ tóc trên đầu và đã từng trải qua nhiều điêu linh, chua chát trong cái mà họ ví như “CHÙM KHẾ NGỌT” đó!

    Từ khi người VN vững mạnh và mở mang lãnh thổ xuyên suốt tới phương Nam, chúng ta bắt đầu chia rẽ và nội chiến. Từ khi VN được ánh sáng văn minh Tây Phương chiếu rọi, người VN nói chung bắt đầu phân hoá, giai cấp thống trị người VN là thành phần tạo nên những chia rẽ đó. Nó xuất hiện từ nội bộ triết lý và nên tảng luân lý cũ của VN được du nhập từ ngoại bang phương Bắc: Nho Giáo. Chính nó là nền tảng của bất công xã hội và chứa sẵn những mâu thuẫn và chia rẽ để chờ cơ hội để bộc phát khi mức độ văn minh và ý thức nhân quyền và công bằng của con người bắt đầu phát triển; đó là lúc những tia sáng văn minh đầu tiên bắt đầu rọi đến từ phía phương Tây.

    Chính giai cấp thống trị VN đã chia rẽ người dân vào những mộng bá vương của các giòng họ, cuối cùng là họ tạo nên thù địch sâu sắc nhất trong quần chúng VN, đó là chia rẽ tôn giáo; bằng nội dung tự do tôn giáo là phản quốc. Hệ luận cuối cùng của tổ quốc trong nền tảng chính trị đó nghĩa là TÔN GIÁO ĐỐI KHÁNG VỚI TỔ QUỐC. Theo đạo là phản quốc! Cho nên có những luận điệu khích động chia rẽ tôn giáo và nhằm mỉa mai niềm tin của những người theo một tôn giáo đang nhản nhản trên các diễn đàn chính trị người VN ở khắp nơi hôm nay là: “thà bỏ nước chứ không bỏ Chúa…, Đức Mẹ đã đi vào Nam…” Có thể cũng có những câu nói đó thực sự từ một số người theo tôn giáo đó. Nhưng chúng ta thử suy nghĩ coi?

    “TỔ QUỐC” có đáng cho người ta tin tưởng bằng những tôn giáo người ta đang theo không? Xét về phương diện duy tâm, thì cả 2 niềm tin đó đều có giá trị như nhau, cả 2 đều mang tính chất duy tâm. Tôn giáo rõ ràng là một niềm tin linh thiêng và có thể nói là bất diệt, còn tổ quốc cũng không là gì khác hơn một niềm tin, và cũng chỉ là niềm tin thôi. Không có niềm tin đó thì không bao giờ có tổ quốc, tổ quốc không bao giờ tồn tại nơi những người không có niềm tin vào nó. Tổ quốc cũng rất linh thiêng như những tôn giáo nếu người ta đặt nó vào đúng chỗ linh thiêng của nó.

    Nhưng nếu đặt tổ quốc vào tâm hồn những người theo chủ nghĩa duy vật thì gía trị của tổ quốc là như thế nào?

    Khi quyết định phải rời bỏ cố hương, trước đó tôi phải đặt tổ quốc vào khuôn khổ duy vật. Phải sống với tổ quốc bằng chủ nghĩa duy vật đó thì người ta mới tránh khỏi những ảo tưởng, mê tín, lường gạt, dụ dỗ, ngây thơ, ấu trĩ đối với xã hội chung quanh. Chắc chắn, không phải riêng tôi, đa số người ta cũng xử dụng câu hỏi. CHỈ CÓ THỂ “TỔ QUỐC” ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI, CHỨ ĐỪNG HÒNG TÔI SẼ LÀM GÌ CHO “TỔ QUỐC”. Xin quý vị lưu ý, chữ “tổ quốc” tôi để trong ngoặc kép.

    Tôi mới nói lên những tư tưởng, chắc chắn đó là những điều mà nhiều người VN đã làm như thế rồi, tôi chỉ dựa vào hành động của họ để xác định những điều tôi nói là đúng. Họ nói một đàng, làm một nẻo; ngược lại tôi nói xong rồi tôi mới có thể làm những điều tôi suy nghĩ. Nếu tôi duy tâm và yêu nước thì tôi đã chấp nhận sống với VC để được sống và chết nơi cố hương của mình rồi. Do đó, mấy người công giáo họ thà bỏ nước còn hơn bỏ Chúa, điều đó rất hợp lý. Mấy ông vô tôn giáo còn dám bỏ nước chuồn qua Mỹ mà, trách chi những người hữu thần?

  9. CHÍNH NGHĨA says:

    Nói dễ hiểu : Học thuyết QUÁI THAI tự cho mình là siêu nhân , kiêu ngạo cho rằng sự dạy dỗ của cổ nhân đều là lạc hậu , ấu trĩ , lỗi thời , đạp đổ giá trị đạo đức , ca ngợi chiến thắng nhất thời , áp đặt chính sách ngu dân , không được bày tỏ quan điểm câm họng trước mọi hành động xấu xa

  10. ke luu vong says:

    Chủ nghĩa xã hội hay cộng sản do Karl Mark , Angel đề xướng chỉ trên giấy nhưng những nhà trí thức tiểu tư sản lợi dụng những ước mơ cũng như tâm lý của quần chúng nghèo khổ sống dưới sự bóc lột của những ông chủ , thực dân để tranh thủ sự ủng hộ của giai cấp công nông hầu thực hiện ý đồ riêng của nhóm hay đảng . Những người lãnh đạo các phong trào đấu tranh toàn là trí thức tiểu tư sản(theo cách gọi của CS) nhưng khi nắm chính quyền thì giai cấp gọi là tiên phong (công-nông) bị bóc lột 1 cách tàn tệ hơn và xuất hiện 1 giai cấp mới tư bản đỏ .

    • SÓNG THẦN says:

      CHỊU ÔNG NÀY

      Ông này mới thật khôn ngoan
      Hiểu đâu ra đó hơn chàng Kỳ lân
      Kỳ lân do quá cù lần
      Cuối cùng phải hóa con lân rõ ràng !

      ĐẠI HẢI

      • BUILAN says:

        CHỊU CHÚ MI

        Nghề BƠM cũng lắm công phu
        Lưu vong LUẬN đúng !

        - CHÚ Mi BƠM liều
        “Đại Đồng – ĐẠI HẢI…”_ khó tiêu
        Mac, Mao, Hồ Tặc.. ễnh xiều, râu xanh
        ĐẠI NGÀN – Đại Bịp… loanh quanh
        Láo lừa mong kiến chut “Fund” muôi mình
        Tình ơi chan chứa là tình
        “CHỮ VÀNG 16 – quang vinh Mao Hồ”
        Ngàn Khơi ! Chừ tính làm sao ???
        Tin đưa : “Tàu Cộng đã vào Miền Tây ”
        Vì AI nông nỗi thế nầy ???
        Cú Mi đừng có “quấy rầy” nữa nghe !

Leave a Reply to Dao Cong Khai