WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Thị trường chứng khoáng trồi sụt ở mức kỷ lục trong tuần qua sau khi công ty S&P hạ điểm tín dụng của Hoa Kỳ lần đầu tiên trong lịch sử cùng những hệ lụy của nợ công ở Nam Âu giờ đây lan dần đến Pháp-Ý cho thấy thế giới có nguy cơ rơi vào khủng hoảng lần hai. Dù Trung Quốc hiện tăng trưởng 10% và có trữ lượng ngoại tệ trên 3.000 tỷ USD, nhưng với nền kinh tế lệ thuộc 60% vào xuất khẩu thì những trì trệ tại Âu-Mỹ cũng gây nên nhiều lo ngại sâu xa.

Nếu chỉ đứng riêng trên phương diện tài chánh thì cuộc khủng hoảng có thể tránh khỏi nếu ba khối Hoa-Mỹ-Âu phối hợp bao gồm cả chính sách trong nước và ngoại thương. Bài viết trình bày dưới đây một giải pháp lý thuyết (theoretical solution) – vì thực tế có làm được hay không còn do các toan tính tranh giành quyền lợi giữa những cường quốc, cũng như bởi áp lực phe phái mà mâu thuẫn xã hội trong từng quốc gia.

Tuần qua chỉ nói nhiều đến nợ công của Hoa Kỳ hiện ở mức 14.000 tỷ USD mà không bàn về động cơ chính để vực dậy nền kinh tế trong ngắn hạn là công ăn việc làm và sức mua của dân chúng.

Dân Mỹ trước đây có tâm lý tiêu xài nhờ giá nhà tăng. Giá nhà hiện đã giảm 30%-50% lại không tăng trở lên được vì còn hàng triệu căn tồn đọng bị ngân hàng tịch thu. Một số khác vẫn còn mang nợ địa ốc cao hơn giá trị nhà. Chính quyền Mỹ cần tăng chi để giúp nhà băng và con nợ giải toả các món nợ xấu thì thị trường địa ốc mới phục hồi, dân chúng mới vay mượn ngân hàng mua xe, tivi, tủ lạnh. Nhưng trong hoàn cảnh nợ nần và bất mãn chồng chất hiện giờ thì đề nghị này sẽ bị bóp nghẹt tức khắc bởi dư luận, Quốc Hội và cuộc bầu cử năm 2012.

Lâu dài thì Mỹ phải có đồng thuận để bớt nợ công bằng cách cắt giảm y tế, an sinh xã hội, quốc phòng và tăng thuế. Nhưng nhà nước giờ này hạ chi tiêu trong lúc tỷ lệ thất nghiệp còn quá cao ở mức 9% sẽ khiến thêm nhiều người bị mất việc. Nhưng nếu chỉ tăng chi mà không có biện pháp tạo công ăn việc làm bền vững trong nước chẳng khác gì giúp cho Trung Quốc phát triển vì bán thêm hàng hoá sang Mỹ.

Cần nhiều chính sách dài hạn để tạo công việc như giáo dục, bảo vệ tác quyền và các ngành công nghệ chủ lực nhưng biện pháp gần nhất để cắt giảm chênh lệch mậu dịch là Bắc Kinh phải tăng nhanh giá trị đồng Nhân Dân Tệ.

Tiền lên giá cũng giúp Trung Quốc giải quyết nạn lạm phát hiện trên mức 6.5%, vì hàng hoá họ mua vào kể cả xăng dầu sẽ xuống giá. Các nước như Nam Hàn, Đài Loan, Brazil được bớt áp lực cạnh tranh từ Hoa Lục sẽ cho đồng tiền họ tăng giá (so với đô-la) khiến thị trường hối đoái quốc tế trở lại cân bằng.

Âu-Mỹ-Nhật muốn phục hồi kinh tế phải giảm chi tiêu và tạo ra công ăn việc làm. Nhưng cần thêm một thị trường tiêu thụ mới lấp khoảng hỏng của Tây Phương.

Bắc Kinh phải mở cửa thị trường trong nước bằng cách tăng chi về y tế và xã hội thay vì tích trữ tiền mặt trên 3.000 tỷ USD. Dân chúng Hoa Lục nếu được an tâm về tương lai thì sẽ rộng tay tiêu xài thoải mái.

Nhưng nỗi khổ của Bắc Kinh – nhất là qua bài học của gói kích cầu trên 500 tỷ USD vào năm 2008 – là tiền chi trong nước không đến tay dân chúng mà rơi rớt nơi nào mất hết vì chính nhà nước giờ này cũng không biết nợ xấu cho các địa phương và doanh nghiệp nhà nước vay là 40%, 60% hay 90% GDP! Bóng địa ốc hiện đã căng phồng mà bỏ thêm tiền lại càng không kiểm soát nổi nữa. Vì thế hàng trăm triệu dân trong nước đói nghèo mà tiền phải gởi ra nước ngoài để ít nhất trên sổ sách còn biết giữ được bao nhiêu.

Tình hình khu vực đồng Euro cũng không kém nan giải. Mới năm trước Âu châu chê trách Đức là keo kiệt, sau thế chiến thứ hai được viện trợ để hồi phục còn giờ này lại đòi hỏi nhiều điều kiện ngặt nghèo khi các láng giềng Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha gặp nạn. Nhưng giờ đây khủng hoảng bắt đầu lây lan sang Ý và Pháp, người ta bắt đầu lo rằng quá nhiều nước cần cứu vớt sẽ kéo luôn cả Đức chìm xuồng.

Vấn đề nơi đây là một số lớn tiền nợ của Nam Âu do các ngân hàng Pháp-Đức cho vay. Chính quyền hai nước này hứa bảo đảm nợ chẳng qua để giúp cho hệ thống ngân hàng của họ khỏi bị sập tiệm. Dù vậy tuần qua đã bắt đầu có những tin đồn rằng các ngân hàng Pháp bị thua lỗ sẽ kéo theo nước Pháp bị hạ điểm tín dụng.

Trong khung cảnh toàn cầu hoá thì nhà băng và quỹ đầu tư của Đức-Pháp-Mỹ-Nhật-Trung Quốc v.v… đều có liên hê. Có người ước đoán trong hoàn cảnh tệ hại nhất Pháp và Ý bị vạ lây thì cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu sẽ là 30 ngàn tỷ USD (so với 2 ngàn tỷ USD năm 2007 tại Mỹ).

Cái khổ là cần giải pháp toàn bộ trong lúc mỗi quốc gia, mỗi khối lợi ích lại chỉ lo đến mình; hoặc sợ mình giúp người khác rồi tới phiên mình bị hụt hơi. Thị trường chứng khoáng trong hai tháng tới đây sẽ là chỉ số của nền kinh tế thế giới trong 3-5 năm tới đây!

© Đoàn Hưng Quốc

© Đàn Chim Việt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Phản hồi cho “Giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu”

  1. NGÀN KHƠI says:

    NÓI VỀ MỘT NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU

    Cuộc sống nhân loại như một cái cây. Kinh tế là sự lưu hoạt dòng nhựa cây của cái cây đó.
    Trước kia Mác nhìn vào các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới để cho rằng nguồn gốc đó là chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ông muốn đẳn gốc nó đi để thay vào đó cái cây mới, cái cây kinh tế tập thể hóa XHCN tức là nền kinh tế kiểu CS. Hoc thuyết Mác từng một thời nhiều người hưởng ứng và nhiều người khác thì chạy theo để chia phần về nhiều mặt. Ngày nay ý niệm kinh tế tập thể kiểu Mác và Lênin trước đây không còn nữa, không thể trụ lại và miễn cưỡng tồn tại nữa. Nó đã bị mai một để nhường cho một nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay. Đó là điều hoàn toàn khách quan. Không thể lý giải theo cách nào khác. Bởi cái khách quan luôn thắng cái chủ quan, cho dầu có khi nó phải trầy trụi như thế nào đó. Lý thuyết kinh tế của Mác tự cho là khoa học, và nhiều người tin theo như thế. Cũng nhiều người hùa theo một cách cóc cần như thế trong quá khứ. Giờ thì mọi điều chủ quan đó cũng qua rồi. Cái chủ quan của Mác đi theo với cái chủ quan của Mao và tất cả cũng đều đã hoàn toàn biến mất hay biến mất từ từ những phần còn lại trên thế giới. Thế nhưng hiện giờ sự khủng hoản tài chánh toàn cầu hiện có phải được giải quyết ra sao ? Đó chỉ là sự giải quyết theo ký thuật kinh tế tài chánh, kỹ thuật của kinh tế khách quan của xã hội mà không phải là hướng nào khác. Tài chánh khủng hoảng là do cơ chế toàn cầu của nó còn nhiều điểm yếu hay còn nhiều chỗ bế. Nền sản xuất nói chung cũng vậy. Đây là căn bệnh chưa chữa khỏi mà không phải là bản chất. Bởi kinh tế thị trường, kinh tế tự do có điều hợp, điều phối là lẽ đương nhiên khách quan mà không là gì khác. Nói cách khác bản chất của tư bản chủ nghĩa chưa hoàn hảo phải đi đến bản chất hoàn hảo, không thể lùi lại, giữ nguyên, hay rẽ sang cách khác. Sự chữa trị này chỉ là yếu tố kỹ thuật, giống như người ta chữa một chương trình máy tính, chữa một bệnh tật thân thể, hay chữa một bệnh tật xã hội thế thôi. Sự chữa trị này là sự chữa trị toàn cầu, kết hợp với sự chữa trị nơi mỗi quôc gia. Chữa trị song song cả hai đầu, không thể chỉ một đầu nào là duy nhất. Nói khác đi, sự toàn cầu hóa chính là một hình thức chủ nghĩa xã hội phi mác xít. Một nền kinh tế toàn cầu lành mạnh, nhưng lâu lâu có khủng hoảng tự nhiên, cũng là điều không thể tránh khỏi. Bản thân kinh tế thị trường và tự do là sự khách quan, hợp lý, và là sự tiết kiệm nói chung về mọi mặt. Bởi vì nguyên lý của khoa học, của tính khách quan, của yêu cầu kỹ thuật, vẫn luôn luôn là nguyên lý tiết kiệm. Chỉ những gì đi ngược lại mới là chủ quan, là phung phí, là kém năng suất. Một nền kinh tế toàn cầu theo hướng đó nhưng hiệu quả, phát triển theo hướng xã hội hóa dần dần, chính là khuynh hướng tất yếu tự nhiên của lịch sử nhân loại, nhưng không phải là những sự tưởng tượng kiểu không tưởng và phi lý mà ông Mác đã có trước kia. Cuộc sống của nhân loại giống như một thân cây, nó luôn luôn phát triển và tự thích ứng, theo với đà phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật, và nhất là sự phát triển của tiến bộ nơi ý thức xã hội, hay yếu tố văn minh, văn hóa của con người. Chỗ nào cái cây còn chưa hoàn thiện, phải cần được làm hoàn thiện bởi ý thức lành mạnh, và bởi sự tự thích ứng khách quan, đó là ý nghĩa có tính xã hội trong phương pháp luận tự nhiên của khoa học lý thuyết và của kỹ thuật thực tiển. Hiệu suất, hiệu quả, kết quả, đó luôn luôn là những yếu tố quyết định và gắn bó nhau trong tất cả mọi điều gì như trên đã nói.

    Võ Hưng Thanh
    (17/8/11)

Leave a Reply to NGÀN KHƠI