WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vài phản biện về bài “Thoát Trung Luận”

Cách đây ít hôm một bài viết có nhan đề “Thoát Trung Luận”  của tác giả Giáp Văn Dương đã được đăng tải trên nhiều trang mạng phi nhà nước. Tác giả Giáp Văn Dương đã đề cập đến một vấn đề không chỉ có tính thời sự mà còn có tính chiến lược cho sự phát triển của đất nước Việt Nam: “Cần thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc!” Như tác giả nhận định, quan điểm vừa nêu phần lớn mới chỉ được nhiều người thể hiện ở mức “trực giác”, chưa có tính “hệ thống” hay “mạch lạc”. Tiếp theo, tác giả trình bày cơ sở lý luận của mình cho quan điểm “Thoát Trung” đó, có thể tóm tắt làm hai ý chính: phần 1: tác giả chứng minh “Thoát Trung” đã là ý muốn của tổ tiên ta từ xa xưa; phần 2: tác giả mô tả sự phụ thuộc, rập khuôn tai hại hiện nay của Việt Nam vào Trung Quốc ở nhiều lĩnh vực và cuối cùng tác giả đưa ra lời kêu gọi “Thoát Trung hay là chết” như tổ tiên đã ra lệnh.

Tuy nhiên toàn bộ bài viết “Thoát Trung Luận” của Giáp Văn Dương vẫn cho thấy tác giả chủ yếu dựa vào sự nhiệt huyết dân tộc và cảm tình với tổ quốc để chứng minh cho một quan điểm hơn là dựa vào các cứ liệu hay tư duy hệ thống. Sau đây là vài điểm minh họa cho nhận định này:

- Giáp Văn Dương viết: “Khi còn nhỏ, tôi đã từng ngạc nhiên khi đọc bài hịch của vua Quang Trung khích lệ tướng sĩ trước khi ra trận: “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để răng đen…”. Tôi đã tự hỏi, vì sao nhà Vua không chọn những biểu tượng lớn lao hơn mà lại chọn những điều nhỏ nhặt như vậy để động viên quân sĩ ? Nhưng càng ngày tôi càng thấm thía : Đó là lòng kiên định của tổ tiên nhằm thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nền văn hóa Trung Hoa, ngay từ những việc nhỏ nhất.”

* Việc chỉ căn cứ vào lời nói của một ông vua trong cả một lịch sử hàng ngàn năm để kết luận đó là “lòng kiên định của tổ tiên” thì đó là một suy diễn quá xa và yếu ớt trong nghiên cứu lịch sử. Hơn nữa một “nền văn hóa” không chỉ thể hiện hay kết tụ ở kiểu tóc hay màu răng. Dĩ nhiên chữ “tóc” và “răng” trong lời hiệu triệu của Quang Trung có thể chỉ có tính biểu tượng nhưng nếu ta quá câu nệ vào đó thì sẽ dễ làm cho chúng ta quên mất cái hệ lụy quan trọng nhất của một sự ảnh hưởng của văn hóa không phải là những thứ hữu hình mà là những giá trị vô hình – cách tư duy.

- Giáp Văn Dương viết tiếp phần trên:  “Ý thức vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa này là thường trực. Tuy nhiều lúc bị chao đảo bởi sự tấn công mạnh mẽ đến từ phương Bắc, nhưng mỗi khi cần đến thì ý thức vùng thoát này lại bùng lên dữ dội.”

* Ở đây tác giả lại tiếp tục suy diễn quá xa theo kiểu khẳng định đồng nhất ý muốn của các triều đại phong kiến Việt Nam. Nhìn vào trường lịch sử của Việt Nam thì đúng ra là mọi triều đại phong kiến Việt Nam chỉ thường trực ý thức cảnh giác với ý đồ xâm lược từ phương Bắc. Và thường mỗi khi bị phương Bắc xâm lược thì các triều đại phong kiến Việt Nam có phản ứng chống lại một bộ phận văn hóa phương Bắc như một biện pháp tuyên truyền để cổ xúy tinh thần chống ngoại xâm hơn là ý thức thoát khỏi ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc một cách cơ bản. Một bằng cớ rõ ràng là Văn Miếu (nơi thờ Khổng Tử – một biểu tượng và là một trong những tác giả lớn của nền văn hóa Trung Quốc) vẫn luôn được bảo vệ và tôn tạo từ đời Lý Thánh Tông trở về sau.

- Tiếp theo Giáp Văn Dương đưa ra thêm một số cứ liệu minh chứng cho tinh thần “Thoát Trung” của tổ tiên chúng ta như vấn đề chữ viết, tên nước:

+ “Nỗ lực xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc như chữ Nôm của cha ông.” (Giáp Văn Dương)

*Thực ra chữ Nôm cũng chỉ là một phó bản kém của chữ Hán. Vấn đề “Thoát Trung” điều quan trọng không phải là từ bỏ một cách manh mún những sản phẩm hay công cụ văn hóa của Trung Quốc mà phải là nhận ra những điểm yếu, lạc hậu, cản trở của nền văn hóa đó đối với sự phát triển và phải xây hoặc tìm lấy được những giá trị văn hóa tiến bộ hơn.

+ “, và gần đây nhất là việc toàn dân đồng loạt chuyển sang sử dụng chữ quốc ngữ, là minh chứng rõ ràng cho sự vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa này.” (Giáp Văn Dương)

*Thực tế đây chỉ là một phản ứng thụ động của sự biến đổi do những người ở phương Tây đem lại và nếu là ý thức chủ động thoát khỏi phương Bắc thì cũng chỉ của một bộ phận nhỏ của sĩ phu đương thời (đã có tiếp cận với văn hóa phương Tây) mà thôi.

+ “Riêng với việc chuyển sang sử dụng chữ quốc ngữ, có thể nói, đây là một cuộc thoát Trung ngoạn mục.” (Giáp Văn Dương)

*Chữ quốc ngữ chỉ là một yếu tố, một điều kiện thuận lợi cho việc rời xa văn hóa Trung Quốc mà thôi. Thực tế đã cho thấy hai Việt Nam (Bắc và Nam từ 1954-1975) cùng sử dụng chữ quốc ngữ nhưng miền Bắc lại gần như hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc.

+ “Thành quả của nó thật đáng nể: Số người biết đọc biết viết tăng lên gấp bội, số lượng văn bản sử dụng chữ quốc ngữ chỉ trong một thời gian ngắn đã tăng lên gấp nhiều lần so với số văn bản chữ Nho của toàn bộ lịch sử nước ta trước đó.” (Giáp Văn Dương)

*Điều này lẽ ra phải ghi nhận cho tính chất dễ sử dụng, dễ truyền bá của chữ quốc ngữ hơn là ý thức thoát Trung của người Việt.

+ “Cũng chính nhờ chữ quốc ngữ mà về mặt hình thức, ngôn ngữ của chúng ta đã thoát khỏi vòng kiềm tỏa của tiếng Hán. Tỷ như đến giờ phút này, nước Việt ta vẫn dùng chữ Nho để viết và giao tiếp với thế giới, thì đối với họ, ta có khác nào một quận huyện của Trung Quốc ? Ta sẽ gặp khó trong việc thuyết phục họ rằng, ta là một quốc gia độc lập, có ngôn ngữ và văn hóa riêng.” (Giáp Văn Dương)

*Nhật bản và Hàn quốc, thậm chí Đài Loan cũng vẫn sử dụng chữ viết tương tự hay đúng như của Trung Quốc nhưng đâu có trở thành quận huyện của Trung Quốc và họ cũng đâu có gặp khó khăn trong việc xác định sự độc lập với Trung Quốc vì vấn đề chữ viết hay văn hóa có nhiều điểm giống Trung Quốc.

+ “Tên gọi của nước ta cũng không phải là một sự ngẫu nhiên. Đằng sau mỗi cái tên đều là một lời nhắn nhủ hoặc một mong đợi sâu thẳm. Ông cha ta đã chọn hai chữ Việt Nam để đặt làm tên nước.” (Giáp Văn Dương)

*Tác giả đã quên mất cứ liệu lịch sử rằng thoạt kỳ thủy vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) đề nghị với vua triều Thanh của Trung Quốc cho nước ta lấy tên là Nam Việt. Nhưng vua Trung Quốc lúc đó vì sợ chữ Nam Việt gợi lại lịch sử trước đây nước Nam Việt (thời Triệu Đà) gồm cả đất Lưỡng Quảng nên chỉ chuẩn thuận cho tên nước ta là Việt Nam.

+ “Việt Nam có nghĩa là tiến về phương Nam. Điều này có nghĩa là gì? Chỉ có thể cắt nghĩa : Tiến về phương Nam để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người phương Bắc. Đó là di lệnh của tổ tiên cho các thế hệ con cháu người Việt Nam mình.” (Giáp Văn Dương)

*Đây lại là một suy diễn quá xa và liều lĩnh.

- Giáp Văn Dương nhận định: “ Nhưng điều không may cho chúng ta là nền văn hóa Trung Hoa có sức ảnh hưởng quá lớn. Nó như một đại nam châm hút các dân tộc xung quanh về phía mình. Nên dù luôn có ý thức vùng thoát khỏi ảnh hưởng của người Trung Quốc, dù đã được cha ông di lệnh kỹ càng, thì lịch sử của Việt Nam luôn là sự giằng xé giữa hai luồng vận động: Vùng thoát khỏi Trung Quốc và chầu về Trung Quốc.”

*Tác giả tiếp tục dường như quên mất Nhật Bản, Hàn Quốc, kể cả Bắc Triều Tiên và Đài Loan cũng là các “dân tộc xung quanh” nhưng gần như tất cả đã không chỉ “Thoát Trung” mà còn vượt hơn cả Trung. Tác giả có lẽ cũng đã quên mất một nửa nước Việt dưới vĩ tuyến 17 từ 1954-1975 đã hoàn toàn thoát khỏi Trung Quốc. Và tác giả dường như cố tình quên yếu tố Đảng Cộng sản Việt Nam/Hồ Chí Minh trong vấn đề phụ thuộc Trung Quốc của Bắc Việt Nam từ 1950-1975 và của toàn Việt Nam gần như toàn bộ giai đoạn tiếp theo từ 1975 đến nay.

- Trong phần 2, Giáp Văn Dương chủ yếu liệt kê và mô tả thực trạng đất nước Việt Nam hiện nay bị thâm nhập, lệ thuộc vào Trung Quốc ở hầu khắp các lĩnh vực (văn hóa, kinh tế, chính trị,…), cùng với thể hiện một cảm xúc chua xót, đau buồn là chính, hơn là phân tích để vạch ra nguyên nhân sâu xa và cơ bản của thực trạng đó. Ví dụ, tác giả viết: “Xin hỏi : Một dân tộc được định hình chính bởi cái gì ? Có phải là bởi đất đai, tài nguyên của dân tộc đó hay không ? Chắc hẳn là không. Người ta phân biệt dân tộc này với dân tộc khác bởi chính văn hóa của nó. Nay văn hóa của ta đang bị áp đảo mà dân ta lại vui vẻ cổ vũ chấp thuận, thì khác nào tay ta đã yếu, mắt ta đã chậm mà ta lại tự mua dây về bịt mắt trói tay mình ?”

*Có lẽ tác giả không nhận thấy hoặc không chỉ ra một nguyên nhân chính của thực trạng này chính là chính sách độc quyền về giáo dục, truyền thông của nhà nước hiện nay.

Hay Giáp Văn Dương nhận định chính xác rằng: “những thói hư tật xấu này đang tác oai tác quái làm suy đồi văn hóa và đạo đức của ta quá thể. Bệnh hình thức hư danh, tật khoe khoang thành tích, thói hành dân, nịnh trên lừa dưới, tệ chạy chức chạy quyền… đã thành phổ biến, nên không còn cách nào khác là phải dứt bỏ để học những giá trị tiến bộ của phương Tây như dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, thực học thực nghiệp… thì mới có thể tiến kịp người.”

*Nhưng lẽ ra tác giả cần phải đề cập thêm một vấn nạn nguy hiểm là đã có nhiều người đang cố gắng truyền bá, cổ xúy những tư tưởng, giá trị tiến bộ của phương Tây nhưng họ lại có nguy cơ rất cao bị nhà nước hiện nay kết tội là “thù địch”, “phản động”.

Tóm lại, bài viết “Thoát Trung Luận” của Giáp Văn Dương đã nêu ra một vấn đề lớn, quan trọng và thiết thực trong tình hình hiện nay nhưng lập luận của tác giả vẫn chưa thoát khỏi sự chủ quan thường có của những người có tinh thần yêu nước nồng nàn nhưng chủ yếu chỉ dựa trên tinh thần tự tôn dân tộc và chỉ đề cập vấn đề với một tình trạng nửa vời. Cổ xúy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc khi đất nước đang bị đe dọa xâm lăng là điều quí giá và cần thiết nhưng việc cổ xúy không dựa trên một tinh thần khách quan, duy lý, triệt để, thì sự cổ xúy đó vô hình chung lại duy trì hay tiếp tục tạo ra những lối mòn có hại cho một nền văn hóa vốn đã và đang bị ghìm giữ trong lối suy nghĩ cảm tính, thiên vị, cải lương – những đặc tính rất có lợi cho những kẻ cầm quyền mỵ dân, độc tài. Thiết nghĩ, nếu nhìn ở phạm vi ngay trước mắt thì Việt Nam cần phải xa rời Trung Quốc để hướng đến và thắt chặt với phương Tây, nhưng nếu nhìn ở phạm vi dài hạn thì vấn đề không phải là “Thoát Trung” hay không “Thoát Trung” mà vấn đề là đất nước phải có sự sáng suốt, tỉnh táo để nhận ra được cần phải du nhập cái gì, tránh cái gì hay cần phải đồng minh với quốc gia nào, giữ khoảng cách với quốc gia nào trong mọi quan hệ, các mối quan hệ không bao giờ thuần nhất và bất biến, với các quốc gia, dân tộc khác. Mà để có sự sáng suốt, tỉnh táo đó thì dân chúng và đặc biệt là giới trí thức phải có suy nghĩ độc lập, khoa học và có khả năng ảnh hưởng, tham gia vào các quyết định liên quan đến mọi vấn đề của quốc gia, xã hội. Khi đó mọi vấn đề “thoát” hay “nhập” với bất cứ cái gì không còn là vấn đề khó khăn, mông lung hay bế tắc nữa. Dĩ nhiên đây là vấn đề không hề nhỏ hay dễ dàng để một ý kiến có thể đạt được tính đầy đủ và thuyết phục cho mọi góc cạnh. Vì vậy những góp ý trên đây với tác giả Giáp Văn Dương cũng chỉ là một nỗ lực nhỏ nhoi với hy vọng cùng góp thêm vài suy nghĩ nhỏ cho một vấn đề lớn mà tác giả Giáp Văn Dương đã là người nêu rõ ra trong bối cảnh rối bời và nhiều phần rất lâm nguy của đất nước hiện nay.

17/8/2011

© Phạm Hồng Sơn

© Đàn Chim Việt

 

 

14 Phản hồi cho “Vài phản biện về bài “Thoát Trung Luận””

  1. Thích Sự Thật says:

    Để làm sáng tỏ “Lập Luận” của Giáp Văn Dương trong “Thoát Trung Luận”, tôi hình dung, sau 1 đêm, có một phép màu nào đ1o sẽ sảy ra trên đất nước Việt nam:

    1-Tất cả thư tịch, các chùa chiền, đền thờ miếu mạọ, bia cổ… có chữ Tầu (chữ Hán) sẽ Biến khỏi Viêt nam.

    2- Tất cả những người sống tại Viêt nam mang dòng họ Tầu như: La, Lâm, Tưởng, Lý (kể cả dòng dõi Lý Thái Tổ), Từ, Quan, Khương…. biến khỏi Việt nam. Chỉ còn lại dòng họ Nguyễn, Hỗ, Lê…

    3-Tất cả các công trình do Tầu xây dựng, tất cả các khu phố cổ do người Tầu xây dựng cũng sụp đổ hoặc biến khỏi Việt nam.

    4-Tất cả hàng hoá do Tầu sản xuất bán trong siêu thị, người Việt đang dùng cũng biến luôn.

    5-Những ai còn đậm dòng máu Giao Chỉ (ngón chân Giao Chỉ- Ngón Cái toẽo ra) và răng đen tóc dài đề nghị làm chủ tịch nước, thủ tướng….

    Chúng ta Hoàn Toàn Thực Hiện được “ný nuận” Thoàt trung Luận” của Giáp Văn Dương !

    Mẹ kiếp “ný nuận” như thế mà cũng nói lấy được!

  2. Lê Thiện Ý says:

    Bài viết “thoát trung luận” cuả Giáp Văn Dương cho ta có thiện cảm với tác giả – qua niềm tự hào dân tộc, tính độc lập, tự chủ cần có trước hoạ̣ bành trướng cuả Bắc triều – trước thực tế đáng buồn hiện nay. B/S Phạm Hồng Sơn BỔ TÚC CHO RÕ RÀNG HƠN, minh bạch “hoạ̣ Hán-hoá ” để mọi người thêm cảnh giác; cùng nhau quyết tâm, nỗ lực cho phong trào chung : YÊU NƯỚC !
    Vâng, chúng ta cùng nhau “thoát-trung-tiện” nhé, thoát nó để bảo vệ quê hương, nòi giống .

  3. D.Nhật Lê says:

    Nói tổng quát,bài TTL.khá hay nhưng đi vào chi tiết cần phải xét lại vì có một số điểm sai như PHS.phân tích.
    Hình như tác giả lấy cảm hứng hay ít ý tưởng từ một tác giả Nhật bản “Thoát Á Luận”.Ts.Vũ Minh Khương từng có bài viết tương tự “Chặt cầu để tiến lên”.
    Đồng ý với tác giả,thế nhưng cái câp bách và cốt lõi nhất là thoát ra khỏi con đường XHCN.mà Tàu đang đi như tôi đã từng góp ý nhiều lần rằng biết nó là kẻ thù mà cứ ngu dại đi kè kè với nó thì phải là người điên hay đã mất hết lý trí ! Còn không thì bọn phản quốc không hơn không kém !

  4. “Thoát Trung Luận”

    đầu tiên CỤ THỂ là đào chôn sâu cái hòm kính xác rữa thôi trong LĂNG HCM TRẦN DÂN TIÊN và kết thúc cái BÙA xuống hố cả nút XHCN có dán 16 chữ vàng + 4 DỐT là xong ngay ….

  5. Cứ nhìn bác HỒ Trần Dân Tiên

    mặc áo ĐẠI CÁN,

    mô hình tư tưởng MAO(“đã có bác MAO nghĩ hộ giồi !!”)

    cũng giống bác MAO XẾNH XÁNG đạp mái lia thia (nhưng MAO thì thìa ra HỒ dấu vào !!)

    CHO ĐẾN NAY các bác ĐẠI NGU TRUNG ở Vịt Nôm VẪN CÒN CHích nời dzàng ngọc của bác HỒ Trần Dân Tiên THÌ CÒN LÂU mới THÓAT TRUNG được !!!

  6. Phu mỗ tôi chưa đọc đầy đủ Thoát Trung Luận của Giáp Văn Dương mà chỉ vừa đọc qua Phản biện của PHS, tôi xin thô thiển một vài ý nhỏ : Thoát Trung Luận của GVD suy luận, lý giải, nhận xét rất hay, rất hay mà Phản biện, góp ý của PHS cũng chẳng kém phần hay ho. Tôi xin cám ơn hai vị đã cho tôi thêm kiến thức. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng người nêu ra một vấn đề cao siêu như Thoát Trung Luận mới khó và rất mới mẻ, rất hợp thời. Thôi thì dù gì chúng ta cũng đang cùng nắm tay nhau với 90 triệu đồng bào VN đưa đất nước này thoát khỏi gông cùm cs, trong anh em chiến hữu mà phải có một đôi ý phản biện để xây dựng cho nhau cũng hợp tình hợp lý, đó mới là người có thực học. Và còn tuỳ bạn đọc. Cám ơn.

  7. ĐẠI HẢI says:

    TỰ CƯỜNG LUẬN

    Tôi thì không nói Thoát Trung luận, mà chỉ nói Tự cường luận. Tự cường luận quả thật còn cao hơn cả Tự chủ luận nữa. Bởi nếu không tự cường, thì cũng không thể chủ, và chủ mà không cường có lấy gì để vẽ vang hay lâu bền và tiến xa được. Cường là sự lớn mạnh lên tự nhiên, khách quan, không ai có thể phủ nhận được. Như nước Mỹ, nước Nhật, nước Đức, nước Anh, Hàn quốc, và một số có tiếng khác từ lâu nay, sở dĩ được như thế, là vì họ luôn mạnh, luôn vươn lên, cho dù gặp phải bất cứ tình huống nào. Đó cũng chính là nhờ họ cluôn có tinh thần Tự cường luận. Tinh thần tự cường luận, chính là tinh thần độc lập, tự chủ, tự tin, tự tiến tới. Có nghĩa, mình phải chủ động lấy mình, không lệ thuộc, không đi theo kiểu điếu đóm bất kỳ nước nào, không đi theo bất kỳ một chủ thuyết ngoại lai, giả tạo nào. Cha ông ta ngày xưa, cũng vẫn là đi theo cách Tự cường luận đối với TQ. Không phải tới ngày nay, con cháu thức mới tỉnh, rồi mới nói đến Thoát Trung luận. Đương nhiên, nước chúng ta nhỏ, ở sát nách một đất nước lớn gấp cả trăm lần như TQ, mà không theo Tự cường luận, thì chỉ có thể từ bị thương đến chết mất. Hoặc chỉ có thể nô lệ, hay mất nước. Có nghĩa, bình thường chúng ta hòa hoãn, có tính hữu nghị, mà trong thời phong kiến điều này thấy rõ, nhưng bên trong, thực chất cha ông chúng ta vẫn luôn luôn tự chủ, tự cường. Đó là cái lẽ sống còn tự nhiên của dân tộc, quốc gia, đất nước. Đó là thời kỳ chưa từng xảy ra chuyện về Ý thức hệ trên thế giới. Không may, sau này lại đã kinh qua thời kỳ ý thức hệ trên toàn cầu, để cuối cùng VN như đã trở thành “phe ta” với TQ. Nhưng chuyện đời có đâu suông sẻ, hay hoàn toàn đơn giản như vậy. Cho nên, sau nhiều lần va chạm hiểm nghèo, ngày nay nhiều người mới thật sự giật mình hoảng hốt thấy được ra quan điểm, hay lý thuyết Thoát Trung luận. Bởi vì đó chính là yêu cầu hay điều khẩn trương, cần thiết, và có lý nhất hiện giờ. Nhưng nói như thế, cũng mới vẫn còn là thụ động, tức còn là sự chữa cháy, và còn đầy tính cách mường tượng. Có nghĩa, cái chính yếu hiện nay, là Tự cường luận, mà không phải chỉ là Thoát Trung luận. Tự cường luận đặt ra nhiều vấn đề chính yếu, tiên quyết nhất, mà đầu tiên chính là Thoát Trung luận. Tự cương luận, trước tiên hết chính là phải cương quyết và mạnh mẽ độc lập về mặt ý thức, mặt thực tế, mặt ý hệ, thì mới có thể Tự cường luận được. Nhưng cách nào để tạo nên được mọi sự độc lập đó ? Trước tiên, là phải là xây dựng cho được một quan điểm, một học thuyết dân tộc mới, hay một lập trường quốc gia mới thật sự. Có nghĩa, phải xây dựng nên được một ý thức hệ dân tộc mới, đúng nghĩa hiện đại thật sự, một ý hệ tự cường, tự chủ thật sự, ném đi hết mọi ý thức hệ cũ, vô bổ, lỗi thời về cho quá khứ. Phải từ hiện tại để đi lên, một cách Tự cường về mọi mặt, từ mặt tinh thần tới vật chất, từ mặt ý thức đến tình cảm, từ mặt thực tiển đến lịch sử, từ mặt kinh tế đến xã hội, từ mặt binh bị đến ngoại giao v.v… chẳng hạn. Tạo nên một học thuyết mới cho Tự cường luận, tạo nên một ý hệ mới cho dân tộc, tạo nên một thực lực mới cho quốc gia, tạo nên một sinh khí mới cho xã hội … Đó quả thật là những tiên đề cần thiết nhất cần và buộc phải nghĩ đến trước tiên hiện nay, của quan điểm Tự cường luận như trên đây đã nói, và đó cũng chính là cánh cửa sẽ được mở rộng ra, nhằm để cho con đường đi lên của toàn dân sau cả một thời kỳ dài đắm đuối.

    Võ Hưng Thanh
    (17/8/11)

  8. khaymouk says:

    vi vietnam khong co dot pha phat minh duoc mot van hoa rieng dac trung viet
    ma vong ngoai thi van hoa se bi le thuoc suot doi
    van hoa le thuoc ,tu duy le thuoc ,phong tuc tap quan le thuoc ,kinh te chinh tri le thuoc
    thi rat de bi dong hoa va mat doc lap.

    • kien le says:

      Ca’i dda(.c thu` cu?a mo^.t da^n to^.c la` ne^`n Va(n Ho’a. Nhu+ng tu+` khi ngu+o+`i Co^.ng sa?n da`nh du+o+.c chi’nh quye^`n thi` ho. chi? co`n bie^’t ca’i va(n ho’a “Chuye^n chi’nh vo^ sa?n” cu?a ho. va da^.p na’t ta^’t ca? nhu+~ng truye^`n tho^’ng ca’c cua? da^n to^.c.
      Quan tro.ng nha^’t la` ca’i dda?ng chu+’ kho^ng pha?i da^n to^.c va` dda^’t nu+o+’c. Theo ai (Nga hay Ta^`u) cu~ng ddu+o+.c, mie^~n la` ca’i dda?ng va` ca’i ghe^’ (no’i ca’ch kha’c la` ddo^`ng Dollar !!!) ddu+o+.c dda?m ba?o tho^i.
      Nga`y ho^m nay ai cu~ng dda~ tha^’y ro~, dda.i dda so^’ ngu+o+`i vo^ sa?n va^~n vo^ sa?n va` ddo’i kho^? tie^’p, chi? bi. mo^.t so^’ goi. la` dda.i die^.n cho ngu+o+`i vo^ sa?n lo+.i du.ng tho^i. Va` Ma’c nga`y xu+a dda~ a?o tu+o+?ng va`kho^ng nhi`n tha^’y la` ngu+o+`i vo^ sa?n mo^.t mi`nh kho^ng the^? na`o ddu? kha? na(ng dde^? xa^y du+.ng mo^.t xa~ ho^.i va(n minh va` hu`ng ma.nh ddu+o+.c ! A?O TU+O+?NG va` MO+ MO^.NG HA~O !!!

      • Bần-Nông says:

        Bạn có thể vào đây: http://www.angeltech.us/viet-anywhere/ để gỏ chữ Việt rồi “drag & drop” comment của bạn.

      • Thích Đủ Thứ says:

        Tay kien le viết chữ Kampuchia hay chữ Taolaochikhuon, y đâu có biết viết chữ Việt, y biết đọc là May Phước lắm rồi.

        Vậy có lời nhắn nhủ Kien Le, khi nao đọc thông viết thạo chữ Việt hãy tham gia diễn đàn.

  9. Thiến Heo says:

    Nói ngay, tui chưa biết mặt mũi “Thoát Trung Luận” như thế nào, nhưng trong thời điểm hiện tại , luận cứ nào nhằm “thoát khỏi sự kềm toả của Tàu cộng” cũng đều đúng thời và đúng hướng . Tui ủng hộ Thoát Trung Luận theo nghĩa đó .

    Đọc hết “phản biện” của PHS , tui cũng không thấy điểm nào “thuyết phục” cả . Tg chỉ phê phán người khác cách chung chung và máy móc , kiểu : suy diễn, thiếu khoa học, cảm tính bla bla bla …(ai nói cũng được) . Làm như, suy cận , khoa học và lý tính mới là chân lý hay sao ? Chân lý có hợp thời không ? Lúc dầu sôi lữa bỏng , hoạ diệt vong gần kề thì cần một bầu máu nóng một cánh tay cứng hay cần một hội nghị bàn thảo khoa học ? Mà khoa học là gì ? Tiếng kẽng của con chó Pavlov có phải là khoa học không ? Giúp được gì lúc này?

    PHS viết :
    * Việc chỉ căn cứ vào lời nói của một ông vua trong cả một lịch sử hàng ngàn năm để kết luận đó là “lòng kiên định của tổ tiên” thì đó là một suy diễn quá xa và yếu ớt trong nghiên cứu lịch sử. Hơn nữa một “nền văn hóa” không chỉ thể hiện hay kết tụ ở kiểu tóc hay màu răng. Dĩ nhiên chữ “tóc” và “răng” trong lời hiệu triệu của Quang Trung có thể chỉ có tính biểu tượng nhưng nếu ta quá câu nệ vào đó thì sẽ dễ làm cho chúng ta quên mất cái hệ lụy quan trọng nhất của một sự ảnh hưởng của văn hóa không phải là những thứ hữu hình mà là những giá trị vô hình – cách tư duy.

    Ý kiến của tui :
    Người Việt có câu : “Cái răng cái tóc là gốc con người” Do đó răng và tóc ở đây là bản gốc của dân Việt . Răng đen dài tóc là để đối chọi lại răng trắng và tóc thắt bím của quân Mãn Thanh . Tại sao không nói cái môi cái mũi mà bảo cái răng cái tóc ? Có khoa học không ? Thưa có ạ ! Khoa học nhân văn đấy ạ !

    Tóc thề đã chấm ngang vai
    Nào lời thệ ước nào lời sắt son
    Sắn bìm chút phận con con
    Khuôn thiên biết có vuông tròn hay chăng
    (Kiều)

    Nàng về nàng nhớ anh chăng
    Anh về anh anh nhớ hàm răng nàng cười
    Trăm quan mua lấy miệng cười
    ngàn quan ai dễ mua người tình chung
    (Ca dao)

    Cái răng cái tóc với tổ tiên Việt Nam quan trọng là thế . Khoa học nữa chứ ! Rụng răng rụng tóc trước hết là triệu chứng suy giảm sức khoẻ trầm trọng.

    Đánh cho để dài tóc
    Đánh cho để đen răng
    Đánh cho nó chích luân bất phản
    Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
    Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hửu chủ
    (Chiếu Xuất Quân – Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ)

    Tui chưa đọc Thoát Trung Luận của GVD, nhưng dẫu có thiếu sót hay thế nào, thì trong lúc này, mỗi người một tay đắp bồi cho đầy đủ . Có hay hơn không .
    Tui hy vọng sẽ đọc được phần đóng góp tích cực của PHS nào đó xem sao .

    Ps
    Thoát Trung Luận 脫中論 = Luận về sự thoát khỏi sự kềm toả của Trung Quốc

  10. maison says:

    Mọi sự thay đổi theo Tây phương tại Việt Nam đều do miễn cưỡng hơn là thấy hay mà học theo.

Phản hồi